"CẢ KINH THÁNH LÀ BỞI ĐỨC CHÚA TRỜI SOI DẪN ... HẦU CHO NGƯỜI THUỘC VỀ ĐỨC CHÚA TRỜI ĐƯỢC TRỌN VẸN VÀ SẮM SẴN ĐỂ LÀM MỌI VIỆC LÀNH"
II Timothy 3:16a, 17
  

HỘI TRUYỀN GIÁO PHÚC ÂM VIỆT NAM
(Vietnamese Full Gospel Missions)
TRƯỜNG KINH THÁNH TẠI GIA
(Home Bible School) www.HomeBibleSchoolVietnam.com

Học Báo:
"SỨ GIẢ TÌNH YÊU"

(The Love Ambassadors)
P.O.Box 565, Westminster, CA 92684-USA
Email: VNFGMissions@Yahoo.com

TIẾNG NÓI CHÂN LÝ
(The Voice of Truth)
www.TiengNoiChanLy.com
HỘI THÁNH PHÚC ÂM VIỆT NAM
tại Westminster
(Vietnamese Full Gospel Church)
14381 Magnolia Ave. Westminster, CA 92683-USA
ĐỘC QUYỀN PHIÊN DỊCH VÀ PHỔ DỤNG
© 1979, 1996 GLOBAL YOUTH EVANGELISM
P.O. Box 1019, Orland, CA 95963 - USA
(Giữ bản quyền. Cấm in sao lại từng phần hay toàn bản dưới mọi hình thức hoặc bằng mọi phương tiện).

  

THỐNG KÊ

Đã truy cập:6841048
Đang truy cập:1

SỰ CẦU NGUYỆN LÀ GÌ?

 

 Cầu nguyện là hành động rất kỳ diệu trong lãnh vực thuộc linh; nó cũng là sự việc rất huyền nhiệm.
                                                                                                                                    Cầu nguyện là một huyền nhiệm. Sau khi chúng ta giới thiệu một ít câu hỏi về sự cầu nguyện, ta sẽ thấy thế nào cầu nguyện là huyền nhiệm. Các câu hỏi này khó trả lời. Nhưng điều này không có nghĩa sự mầu nhiệm của sự cầu nguyện không thể hiểu được hay các câu hỏi về cầu nguyện không thể trả lời được. Chỉ có nghĩa những ai có được câu trả lời thì rất hiếm. Vì chính lý do này, rất ít người có thể hoàn thành các công tác cho Đức Chúa Trời trong sự cầu nguyện. Đây không phải là việc ta cầu nguyện nhiều như thế nào, nhưng là việc ta cầu nguyện đúng theo nguyên tắc của sự cầu nguyện nhiều như thế nào. Chỉ những lời cầu nguyện mà đã cầu nguyện đúng theo nguyên tắc của sự cầu nguyện mới đáng giá.

Câu hỏi thứ nhất ta hỏi là: Tại sao ta phải cầu nguyện? Ích lợi của sự cầu nguyện là gì? Đức Chúa Trời toàn tri và toàn năng. Tại sao Ngài chỉ làm việc sau khi ta cầu nguyện? Vì Ngài biết mọi sự, tại sao ta phải thưa với Ngài điều gì đó (Phi-lip 4: 6)? Vì Ngài toàn năng, tại sao Ngài không tự mình làm điều gì đó? Tại sao Ngài cần ta cầu nguyện? Tại sao chỉ những ai cầu nguyện mới nhận lãnh, những ai tìm kiếm mới gặp, và những ai gõ cửa mới được bước vào (Math 7: 7)? Tại sao Ngài nói, “anh em không có gì là vì không cầu xin” (Gia 4: 4)?
Sau khi hỏi các câu hỏi trên, ta cũng muốn hỏi: sự cầu nguyện có trái ngược với ý muốn Đức Chúa Trời không? Mối liên hệ giữa sự cầu nguyện và công lý là gì?
Ta biết rằng Đức Chúa Trời không làm bất cứ điều gì trái ngược ý muốn của Ngài. Nếu ý muốn Ngài là mở cửa, tại sao Ngài phải chờ đợi đến khi ta gõ cửa thì Ngài mới mở cửa? Tại sao Ngài không mở cửa cho chúng ta theo ý muốn của Ngài, nếu chúng ta không gõ cửa? Nếu Ngài biết rằng ta cần một cánh cửa mở, tại sao Ngài chờ đợi cho đến khi ta gõ cửa rồi Ngài mới mở? Nếu cánh cửa cần được mở ra, nếu ý muốn của Đức Chúa Trời là cần có cánh cửa mở, tại sao Ngài không mở? Tại sao ta phải gõ cửa? Đức Chúa Trời được thuận lợi gì khi chúng ta gõ cửa?

Ta cũng phải hỏi: vì ý muốn của Đức Chúa Trời là phải mở cửa và ý muốn của Đức Chúa Trời là phải có cánh cửa mở, Đức Chúa Trời sẽ không mở cửa nếu ta không gõ cửa phải không? Ngài sẽ cho phép ý muốn Ngài và công lý Ngài chậm trễ và không hoàn thành chỉ vì cớ chờ đợi ta cầu nguyện phải không? Ngài sẽ cho phép ý muốn Ngài về sự mở cửa bị hạn chế bởi việc chúng ta không gõ cửa phải không?
Nếu điều này là như vậy, khi ấy ý muốn của Đức Chúa Trời bị chúng ta giới hạn. Đức Chúa Trời thực sự toàn năng không? Nếu Ngài toàn năng, tại sao Ngài không mở cửa cách độc lập đối với chúng ta? Tại sao Ngài phải chờ đợi ta gõ cửa rồi Ngài mới mở cửa? Đức Chúa Trời thực sự muốn hoàn thành ý muốn của Ngài chăng? Nếu Ngài muốn, tại sao sự mở cửa (ý muốn Ngài) phải bị việc gõ cửa của chúng ta (sự cầu nguyện) kiểm chế?

Sau khi chúng ta hỏi các câu hỏi này, ta sẽ thấy sự cầu nguyện đích thực là một huyền nhiệm. Tại đây chúng ta có thể thấy một nguyên tắc về công việc của Đức Chúa Trời. Nguyên tắc này là dân của Đức Chúa Trời phải cầu nguyện trước khi Đức Chúa Trời sẽ dấy lên làm việc. Ý muốn của Đức Chúa Trời sẽ được hoàn thành bởi sự cầu nguyện của những ai thuộc về Ngài. Sự cầu nguyện của các tín đồ hoàn thành ý muốn Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời sẽ không hoàn thành ý muốn Ngài một mình; Ngài sẽ chỉ hoàn thành ý muốn Ngài khi dân Ngài đồng cảm với Ngài trong sự cầu nguyện.

Nếu sự việc là như vậy, sự cầu nguyện không gì khác hơn là hành động của các tín đồ đồng công với Đức Chúa Trời. Sự cầu nguyện là sự liên hiệp ý muốn của tín đồ với ý muốn của Đức Chúa Trời. Sự cầu nguyện của các tín đồ trên trái đất là sự phát biểu ý muốn của Đức Chúa Trời trên trời. Sự cầu nguyện không phải là lời phát biểu các mong ước của ta, một lời yêu cầu Đức Chúa Trời nhượng bộ tiếng kêu la của chúng ta và làm tròn các sự mong ước của chúng ta. Cầu nguyện không phải là bắt buộc Đức Chúa Trời thay đổi ý muốn Ngài bằng cách ép buộc và cầu xin Ngài làm những gì Ngài không muốn làm. Cầu nguyện là sự phát biểu của các tín đồ về ý muốn của Đức Chúa Trời qua môi miệng của họ; đó là sự thỉnh cầu của các tín đồ trước mặt Đức Chúa Trời hoàn thành chính ý muốn của Ngài.

Cầu nguyện không thay đổi những gì Đức Chúa Trời đã an định. Sự cầu nguyện không bao giờ thay đổi điều gì. Cầu nguyện chỉ hoàn thành những gì Đức Chúa Trời đã an định. Ngược lại, thiếu hụt sự cầu nguyện và vắng mặt sự cầu nguyện thay đổi nhiều điều. Khi dân của Đức Chúa Trời không đồng công với Đức Chúa Trời, Ngài sẽ cho phép nhiều điều mà đã được Ngài an định bị chậm trễ và không hoàn thành. “Quả thật ta nói cùng các ngươi, hễ điều gì các ngươi buộc ở dưới đất thì cũng được buộc ở trên trời, và điều gì các ngươi mở ở dưới đất thì cũng được mở ở trên trời” (Math 18: 18). Chúng ta rất quen thuộc hai câu này. Nhưng chúng ám chỉ đến sự cầu nguyện. Đây là tại sao tiếp theo điều này, kinh thánh chép, “Ta lại nói cùng các ngươi, nếu hai người trong các ngươi đồng tâm hiệp ý ở dưới đất mà cầu xin không cứ việc chi, thì Cha ta ở trên trời sẽ làm việc đó cho họ” (câu 19).

Khúc kinh thánh này giải thích cách rõ ràng rằng mối liên hệ giữa sự cầu nguyện và công việc của Đức Chúa Trời. Ở trên trời, Đức Chúa Trời chỉ buộc và mở những gì con cái Ngài trên đất đã buộc và mở. Nhiều điều Đức Chúa Trời muốn buộc, Ngài sẽ không buộc lại một mình; thay vào đó Ngài muốn con cái Ngài buộc chúng trước trên đất, và sau đó Ngài buộc chúng lại ở trên trời. Nhiều điều cần được mở ra, Đức Chúa Trời sẽ không mở chúng một mình; thay vào đó Ngài phải chờ đợi dân Ngài mở chúng ra trên đất trước khi Ngài sẽ mở chúng y như vậy trên trời. Mọi hành động trên trời được chỉ đạo từ trên đất! Mọi chuyển động trên trời được giới hạn từ trên đất! Đức Chúa Trời đang sẵn sàng và hạnh phúc để cho mọi công việc Ngài được dân Ngài quản lý. (Tôi không đang nói những lời như vậy cho những người xác thịt, vì họ không đủ tư cách nghe những lời như vậy. Chúng ta nên lắng nghe cách cẩn thận, kẻo xác thịt bước vào, và chúng ta vấp phạm Đức Chúa Trời nhiều hơn). Trong sách Ê-sai có một khúc nói cùng một điều như vậy: “Đức Giê-hô-va, Đấng Thánh của Y-sơ-ra-ên, tức là Đấng đã làm ra Y-sơ-ra-ên, phán như vầy: các ngươi hãy hỏi Ta về những sự sẽ đến … và về công việc của tay Ta, hãy truyền lịnh Ta (bảo Ta)” (Ê-sai 45: 11). Khi ta đọc câu này ta nên run sợ và đừng cho phép xác thịt bước vào. Đức Chúa Trời muốn chúng ta – những con người thấp hèn – truyền lịnh Ngài! Công việc Ngài được thực hiện qua việc truyền lịnh của chúng ta. Hoặc nó được buộc lại hay mở ra, mọi công việc của Đức Chúa Trời ở trên trời được thi hành theo lệnh truyền của chúng ta ở dưới đất.

Điều đó phải được buộc lại trước trên đất trước khi trời sẽ buộc lại.Phải mở ra trên đất trước khi trời mở ra. Đức Chúa Trời sẽ không làm bất cứ điều gì trái ngược ý muốn Ngài. Không có nghĩa rằng khi điều gì đó được buộc lại trên đất, Đức Chúa Trời sẽ bị ép buộc buộc lại những gì Ngài không muốn buộc. Đức Chúa Trời trên trời đang buộc lại những gì đã buộc rồi trên đất vì cớ Ngài đã định ý buộc những gì mà đã được buộc trên đất trước. Ngài luôn luôn chờ đợi. Khi dân Ngài trên đất buộc những gì trên trời Ngài định ý buộc, Ngài sẽ theo lịnh truyền của họ và buộc theo các sự đòi hỏi của họ. Sự kiện Đức Chúa Trời đang sẵn sàng theo lịnh truyền của dân Ngài buộc lại những gì họ đang buộc bày tỏ rằng điều đã được buộc đó là ý muốn của Đức Chúa Trời ngay từ đầu – là điều đời đời – có các điều như vậy được buộc lại.

Rồi tại sao Đức Chúa Trời không buộc lại những điều như vậy sớm hơn? Vì buộc lại là ý muốn của Ngài, và ý muốn Ngài là đời đời, tại sao Ngài không buộc những gì nên buộc từ lâu theo ý muốn của Ngài? Tại sao Ngải phải chờ đợi cho đến khi chúng được buộc lại trên đất trước khi Ngài sẽ buộc trên trời? Nó có nghĩa Ngài sẽ không buộc trên trời nếu điều đó không được buộc dưới đất phải không? Có nghĩa khi việc buộc lại trên đất bị chậm trễ Ngài cũng sẽ chậm trễ việc buộc lại trên trời phải không? Tại sao những gì Đức Chúa Trời đã khao khát buộc lại trải thời gian dài sẽ chỉ được buộc lại khi nó được buộc trên đất?

Nếu một tín đồ có thể đáp các câu hỏi này, anh ta sẽ càng hữu dụng trong tay của Đức Chúa Trời. Chúng ta biết rằng Đức Chúa Trời đã sáng tạo con người vì mục đích là con người sẽ hiệp một với Ngài để tiêu diệt Sa-tan và các công việc của hắn. Con người có một ý muốn tự do, và chủ tâm của Đức Chúa Trời là con người sẽ liên kết ý muốn anh ta với Đức Chúa Trời chống lại ý muốn của Sa-tan. Đây là mục đích của sự sáng tạo và cũng là mục đích của sự cứu chuộc. Đời sống của Chúa Jesus minh chứng cho điều này. Dầu chúng ta không biết lý do, chúng ta biết rằng Đức Chúa Trời không hành động cách độc lập. Nếu dân Đức Chúa Trời không muốn có thiện cảm với Ngài, nếu họ không muốn thuận phục ý muốn của họ, nếu họ không muốn bày tỏ sự hiệp một của họ với Đức Chúa Trời trong sự cầu nguyện của họ, Đức Chúa Trời thà chậm trễ và lùi lại hơn là làm bất cứ điều gì một mình. Đức Chúa Trời đã bày tỏ sự tôn trọng lớn lao đối với dân Ngài, là cho phép họ đồng công với Ngài. Dầu Ngài toàn năng. Ngài yêu thích được con cái Ngài giới hạn Ngài. Dầu Ngài sốt sắng vì ý muốn của mình, Ngài thà để cho các âm mưu độc ác của Sa-tan vận hành cách hung hăng, nếu khi dân Ngài chễnh mãng ý muốn Ngài, không thiện cảm với Ngài hay đồng công Ngài. Ô! Nếu con cái Đức Chúa Trời sẽ không lạnh lẽo như họ đang có hiện giờ, nếu họ sẵn sàng ngừng chính mình lại, thuận phục ý muốn Đức Chúa Trời, quan tâm vinh qang của Đức Chúa Trời, giữ gìn lời Ngài hơn nữa, mục đích đời đời  của Đức Chúa Trời liên quan những gì Ngài định ý hoàn thành trong thời đại này, sẽ được làm trọn sớm hơn nhiều, Hội thánh cũng đã không ở trong sự xáo trộn quá nhiều, các tội nhân không quá ương ngạnh, Chúa Jesus tái lâm sớm hơn, vương quốc thiên đàng giáng xuống sớm hơn, Sa-tan và các cơ binh của hắn sẽ bị ném vào vực sâu sớm hơn, tri thức về Đức Giê-hô-va sẽ lan tràn trên trái đất sớm hơn. Vì các tín đồ chú tâm quá nhiều đến chính họ, không đồng công với Đức Chúa Trời đến nỗi quá nhiều kẻ thù và quá nhiều sự bất pháp cứ chưa được buộc lại, và rất nhiều tội nhân và nhiều ân điển chưa được mở ra. Ô, trời đã bị loài người trên đất hạn chế quá nhiều! Đức Chúa Trời đã giao thác quá nhiều cho chúng ta. Chúng ta có phó thác cho Đức Chúa Trời theo cùng cách như vậy chăng?

Làm sao chúng ta buộc lại những gì Đức Chúa Trời định ý buộc? Làm sao ta mở ra những gì Đức Chúa Trời định ý mở ra? Câu trả lời của Đức Chúa Trời là phải cầu xin “trong sự đồng tâm hiệp ý”. Đây là ý nghĩa của sự cầu nguyện và đây là sự cầu nguyện của Thân thể. Điểm cao nhất trong việc chúng ta đồng công với Đức Chúa Trời là phải cầu xin trong sự đồng lòng hiệp ý để Đức Chúa Trời hoàn thành những gì Ngài định ý hoàn thành. Ý nghĩa chân thật của sự cầu nguyện là người cầu nguyện tìm kiếm sự hoàn thành ý muốn của Đấng mà anh ta cầu nguyện đến. Cầu nguyện chỉ dẫn rằng ta muốn ý muốn của Đức Chúa Trời. Tức là nói rằng ý muốn của ta đứng chung phía với Đức Chúa Trời. Không có loại cầu nguyện này không có sự cầu nguyện thiết thực.

Có bao nhiêu lời cầu nguyện ngày nay bày tỏ ý muốn của Đức Chúa Trời? Có bao nhiêu lời cầu nguyện là sự loại bỏ chính mình và tìm kiếm sự hoàn thành ý muốn Đức Chúa Trời? Có bao nhiêu tín đồ thật sự đồng công với Đức Chúa Trời trong sự cầu nguyện? Có bao nhiêu tín đồ dội lại cùng Đức Chúa Trời khát vọng của lòng Ngài hằng ngày trước mặt Ngài và làm trống không lòng mình để tìm kiếm Đức Chúa Trời và cầu xin Đức Chúa Trời hoàn thành những gì họ hiểu là ý muốn của Ngài? Chúng ta phải nhận thức rằng tấm lòng ích kỷ không kém nổi bật trong sự cầu nguyện hơn các điều khác! Biết bao nhiêu lời yêu cầu của chúng ta đứng trong đường lối này! Các ý muốn của ta, các khát vọng của ta, các kế hoạch của ta, các sự thèm khát của ta nhiều biết là dường nào! Có quá nhiều điều của riêng ta, nên khó trông mong ta quên về chính mình cách hoàn toàn trong sự cầu nguyện và chỉ tìm kiếm ý muốn của Đức Chúa Trời. Dĩ nhiên, một người có thể từ chối bản ngã trong mọi sự và từ chối bản ngã trong sự cầu nguyện thì cũng quan trọng như từ chối bản ngã trong bước đi của ta. Ta biết rằng là nhưng người được cứu, ta nên sống cho Chúa, Đấng đã chết và phục sinh vì chúng ta. Vì vậy, từ nay ta nên sống cách hoàn toàn cho Ngài, không dành lại bất cứ điều gì cho chính mình. Giữa vòng mọi điều trong đời sống dâng mình của chúng ta, sự cầu nguyện cũng là một chi tiết được hiến dâng. Một lỗi lầm lớn lao và thông thường trong tư tưởng của ta, là coi sự cầu nguyện là phương tiện bày tỏ các nhu cầu của ta, và sự cầu nguyện chỉ là tiếng kêu la của ta xin Đức Chúa Trời giúp đỡ. Ít khi ta nhận thức rằng sự cầu nguyện là cầu xin Đức Chúa Trời thực hiện nhu cầu của Ngài. Ta phải thấy rằng Đức Chúa Trời không định ý các tín đồ hoàn thành ý muốn của họ qua sự cầu nguyện. Chủ tâm của Đức Chúa Trời là hoàn thành ý muốn riêng của Ngài qua sự cầu nguyện của tín đồ. Điều này không có nghĩa các tín đồ không nên cầu xin Đức chúa Trời đáp ứng các nhu cầu của họ. Điều này có nghĩa trước hết các tín đồ nên hiểu ý nghĩa và nguyên tắc của sự cầu nguyện.

Mỗi lần các tín đồ có sự thiếu hụt, trước hết họ nên hỏi hoặc sự thiếu hụt như vậy sẽ ảnh hưởng đến Đức Chúa Trời hay không? Hay có phải ý muốn của Đức Chúa Trời là họ sẽ được cung cấp? Chỉ sau khi một người đã thấy rằng ý muốn của Đức Chúa Trời là các nhu cầu của họ được đáp ứng, họ nên cầu nguyện để Đức Chúa Trời hoàn thành ý muốn Ngài (liên quan việc đáp ứng nhu cầu của họ). Chỉ sau khi một người hiểu ý muốn Đức Chúa Trời, anh ta mới cầu nguyện cho ý muốn Đức Chúa Trời mà anh ta đã hiểu và cầu xin ý muốn Đức Chúa Trời được hoàn thành. Vấn đề ngày nay thì không phải là hoặc anh em có sự thiếu hụt hay không, hay anh em cần được cung cấp. Vấn đề bây giờ là hoặc ý muốn Đức Chúa Trời sẽ được hoàn thành hay không. Dầu sự cầu nguyện của anh em y như trước, sự chú ý của anh em được xoay qua sự hoàn thành ý muốn của Đức Chúa Trời trong các sự việc như vậy và không vì sự thực hiện các nhu cầu của anh em. Đây là lỗi lầm của nhiều người. Các tín đồ nghĩ rằng các nhu cầu của họ là việc ưu tiên. Thậm chí sau khi họ đã hiểu rằng ý muốn của Đức Chúa Tời là cung cấp nhu cầu của họ, họ vẫn cầu nguyện cách kiên trì cho các nhu cầu của họ. Họ đừng bao giờ nên cầu nguyện cho các nhu cầu của mình. Chỉ có một sự cầu nguyện hợp pháp trong cả vũ trụ - chỉ một sự cầu nguyện hài lòng Đức Chúa Trời – sự cầu nguyện xin hoàn thành ý muốn của Ngài. Các nhu cầu của chúng ta phải được tiêu mất trong ý muốn của Đức Chúa Trời. Bất cứ khi nào chúng ta thấy ý muốn của Đức Chúa Trời liên quan nhu cầu chúng ta, chúng ta phải buông rơi nhu cầu của mình ngay để tìm kiếm sự hoàn thành ý muốn của Đức Chúa Trời. Một lời cầu nguyện trực tiếp để hoàn thành các nhu cầu (bất luận là nhu cầu đó có thể là gì) thì không bao giờ là lời cầu nguyện cao quí nhất. Mọi sự cầu nguyện về các nhu cầu cá nhân chỉ được thực hiện cách gián tiếp trong khi người đó đang tìm kiếm sự hoàn thành ý muốn Đức Chúa Trời. Đây là bí quyết sự cầu nguyện và là bí quyết để đắc thắng trong sự cầu nguyện.

Mục tiêu của Đức Chúa Trời là chúng ta đầy dẫy ý muốn của Đức Chúa Trời đến mức độ ta quên mối quan tâm riêng của ta. Ngài muốn ta đồng công với Ngài hoàn thành ý muốn Ngài. Đường lối đồng công với Ngài là cầu nguyện. Vì lý do này Ngài muốn ta ở trong Ngài học tập ý muốn Ngài trong các sự việc khác nhau và sau đó cầu xin theo đúng ý muốn Ngài. Sự cầu nguyện chân thật là công tác thiết thực. Các sự cầu nguyện theo đúng ý muốn Đức Chúa Trời và cầu xin ý muốn của Đức Chúa Trời sẽ được thực hiện, đó là một công việc giết chết bản ngã. Ta phải được dứt sữa khỏi bản ngã cách hoàn toàn, tức là, ta không có một chút tự lưu tâm nào đến mình. Ta phải sống hoàn toàn cho Đức Chúa Trời và tìm kiếm vinh quang Ngài. Rồi ta sẽ thích những gì Ngài thích, theo đuổi những gì Ngài theo đuổi, cầu nguyện những gì Ngài muốn chúng ta cầu nguyện. Thật khó để không lưu tâm về mình khi hoạt động cho Đức Chúa Trời. Thậm chí còn khó khăn hơn nữa khi không lưu tâm đến mình khi cầu nguyện cho ý muốn của Đức Chúa Trời. Người muốn sống hoàn toàn cho Đức Chúa Trời phải như vậy.

Trong các thế hệ qua, Đức Chúa Trời đã có thể làm nhiều điều, thực ra, Ngài thích làm nhiều điều, nhưng vì cớ con cái Ngài đã không đồng công với Ngài, Ngài đã không thực hiện được. Đức Chúa Trời đã không lỗi lầm, nhưng dân Ngài. Nếu ta xem lại cả cuộc đời cá nhân của mình, ta sẽ thấy cùng câu chuyện như vậy. Nếu ta đã có đức tin lớn hơn và cầu nguyện nhiều hơn, cuộc đời chúng ta đã không như vậy. Ngày nay Đức Chúa Trời đang tìm kiếm để con cái Ngài sẽ sẵn sàng làm một với ý muốn Ngài và qua sự cầu nguyện tuyên bố sự liên hiệp này. Không có người tín đồ nào đã từng kinh ngiệm tính cách lớn lao của việc hiệp một cách đầy đủ với ý muốn của Đức Chúa Trời.

Một lần kia, một đầy tớ của Chúa nói cách tốt đẹp rằng “sự cầu nguyện là đường rày cho tàu hỏa của công tác Đức Chúa Trời”. Những gì đường rày dành cho tàu hỏa, sự cầu nguyện dành cho ý muốn Đức Chúa Trời. Đầu máy tàu hỏa có năng lực và khả năng lớn lao; nó có thể chạy hàng ngàn dặm một ngày. Nhưng nếu không có đường rày, đầu máy không thể di chuyển một phân. Nếu nó nỗ lực di chuyển một phân, nó sẽ lún xuống bùn. Nó có thể chạy mọi nơi, ngoại trừ nơi nào không có đường rày do con người sắp đặt. Đây là mối liên hệ giữa sự cầu nguyện và công tác Đức Chúa Trời. Ta không cần giải thích cách chi tiết. Ý nghĩa minh họa này hiển nhiên trước mắt mọi người. Thực vậy, Đức Chúa Trời thì toàn năng. Không ai có thể chống đối công tác của Ngài. Tuy nhiên, nếu anh em và tôi không đồng công với Ngài trong sự cầu nguyện hay chuẩn bị con đường cho ý muốn của Ngài qua sự cầu nguyện hay bởi phương tiện của mọi sự cầu nguyện cho phép Ngài có khả năng chuyển động trong nhiều hướng, Ngài sẽ không làm được và không thể hoạt động được. Ngày nay (1928) các đầu máy tàu hỏa không thể vượt qua nhiều địa điểm ở Trung Hoa nội địa. Không phải vì đầu máy không có năng lực, nhưng vì cớ không có đường ray để nó chạy qua. Đức Chúa Trời mong muốn, mong ước và ham thích làm nhiều điều. Như vì cớ con cái Ngài không bày tỏ sự cảm thông của họ với Ngài hay cầu nguyện mở con đường cho Ngài, Ngài sẽ bị hạn chế. Tất cả chúng ta là những người đã dâng mình cho Đức Chúa Trời nên suy nghĩ xem chúng ta có đang giới hạn Ngài hàng ngày chăng.

Do đó, công việc rất quan trọng của chúng ta là mở đường cho Đức Chúa Trời. Không có công việc nào khác quan trọng hơn công việc này. Đức Chúa Trời có nhiều khả năng. Nhưng chúng ta không mở đường cho Ngài, nên mọi sự sẽ trở nên không có thể. Vì vậy các sự cầu nguyện của chúng ta trong sự đồng lòng hiệp ý với Đức Chúa Trời nên gia tăng hơn bao giờ hết. Ta hãy cầu nguyện thấu suốt – ta hãy cầu nguyện mọi phương diện – đến nỗi ý muốn Đức Chúa Trời có thể đụng chạm đến mọi hướng. Chắc chắn các hoạt động của chúng ta giữa loài người thì quan trọng. Như trước mắt Đức Chúa Trời, đồng công với Ngài bằng sự cầu nguyện thậm chí còn quan trọng hơn.
Cầu nguyện không có nghĩa là thay đổi tâm trí của thiên đàng. Nghĩ rằng Đức Chúa Trời khó khăn và cứng rắn là một lỗi lầm lớn lao, nên ta phải dùng sự cầu nguyện đánh trận với Ngài cho đến khi Ngài qui hàng chúng ta và thay đổi những gì Ngài đã tiền định. Thực vậy, bất cứ sự cầu nguyện nào không theo ý muốn Đức Chúa Trời thì vô dụng. Vì cớ ý muốn Đức Chúa Trời đã chịu đựng một sự ngăn trở hoặc từ loài người hay từ các quỉ, ta đến trước mặt Đức Chúa Trời (như ta vật lộn với Ngài), cầu xin Ngài thi hành ý muốn của Ngài và ý muốn (tiền định) của Ngài không chịu đựng thiệt hại qua các sự ngăn trở đối với “ý muốn cho phép” của Ngài. Nếu ta thật sự khao khát ý muốn tiền định của Đức Chúa Trời và nếu ta có sự cầu nguyện như vậy, sự vật lộn như vậy với Đức Chúa Trời, và sự chống lại như vậy đối với bất cứ sự ngăn trở nào chống ý muốn Ngài, điều đó sẽ khiến Ngài thi hành ý muốn tiền định của Ngài, không cho phép bất cứ điều nào của loài người hay các quỉ (tạm thời) bước vào con đường. Thật sự có vẻ ta vật lộn với Đức Chúa Trời. Thực ra, đây là hoàn thành ý muốn Ngài. Không phải ta có ý tưởng nào đó và đang nỗ lực thay đổi ý muốn Ngài. Vì lý do này, trừ khi ta thực sự biết ý muốn Đức Chúa Trời là gì, ta sẽ không có khả năng đồng công với Đức Chúa Trời trong sự cầu nguyện.

Các anh em thân mến, một khi chúng ta biết ý nghĩa của sự cầu nguyện, ta phải cẩn thận không cho phép xác thịt nói năng điều gì. Anh em thân mến ơi, nếu Đức Chúa Trời muốn sai các công nhân bởi Ngài, Chúa đã không bảo chúng ta cầu xin Chúa của mùa gặt sai các công nhân bước ra! Nếu Danh Ngài tự động được tôn thánh, nếu vương quốc Ngài sẽ đến mà không cần sự hợp tác của chúng ta, và nếu Ngài sẽ khiến ý muốn Ngài được thi hành trên đất bởi chính Ngài, Ngài đã không dạy chúng ta cầu nguyện theo cách này. Nếu Ngài tái lâm mà không cần sự thiên cảm của Hội thánh, Linh Ngài sẽ không phải cảm thúc vị sứ đồ Giăng cầu xin Ngài trở lại cách nhanh chóng. Nếu Đức Chúa Trời là Cha tự động khiến các tín đồ hiệp một, sẽ không cần Chúa cầu nguyện một lời cầu nguyện như vậy. Nếu sự hợp tác của Đức Chúa Trời với con người không quan trọng, Chúa Jesus tiếp tục cầu thay trên trời hôm nay là gì? Anh em yêu dấu ơi, cầu nguyện trong sự thiên cảm với Đức Chúa Trời thì quan trọng hơn làm bất cứ điều gì khác. Ngài chỉ có thể hành động trên các sự việc mà trong đó các con cái Ngài thiện cảm với Ngài. Ngài không sẵn sàng hành động nơi nào mà không có sự cầu nguyện, nơi Ngài không có được ý muốn của dân Ngài trong sự liên hiệp với Ngài. Sự liên hiệp này của hai ý muốn là sự cầu nguyện thiết thực. Nắm bắt được câu trả lời cho sự cầu nguyện không phải là mục tiêu cao nhất của sự cầu nguyện. Mục đích của sự cầu nguyện là chúng ta hiệp một với ý muốn của Đức Chúa Trời đến nỗi Đức Chúa Trời có thể hành động. Khi ý muốn của ta hiệp một với Đức Chúa Trời, thậm chí dầu lắm lúc, chúng ta có thể cầu xin sai trật và sự cầu nguyện của chúng ta không được trả lời, Đức Chúa Trời vẫn tiếp nhận lợi ích vì cớ Ngài có khả năng hành động như  là kết quả của lòng thiện cảm của chúng ta với Ngài. ( Watchman Nee).

 
Chúa Jesus phán cùng họ rằng: Mùa gặt thì lớn song con gặt thì ít. Vậy, hãy cầu nguyện Chúa mùa gặt sai con gặt đi vào mùa của Ngài".

Luke 10: 2