"CẢ KINH THÁNH LÀ BỞI ĐỨC CHÚA TRỜI SOI DẪN ... HẦU CHO NGƯỜI THUỘC VỀ ĐỨC CHÚA TRỜI ĐƯỢC TRỌN VẸN VÀ SẮM SẴN ĐỂ LÀM MỌI VIỆC LÀNH"
II Timothy 3:16a, 17
  

HỘI TRUYỀN GIÁO PHÚC ÂM VIỆT NAM
(Vietnamese Full Gospel Missions)
TRƯỜNG KINH THÁNH TẠI GIA
(Home Bible School) www.HomeBibleSchoolVietnam.com

Học Báo:
"SỨ GIẢ TÌNH YÊU"

(The Love Ambassadors)
P.O.Box 565, Westminster, CA 92684-USA
Email: VNFGMissions@Yahoo.com

TIẾNG NÓI CHÂN LÝ
(The Voice of Truth)
www.TiengNoiChanLy.com
HỘI THÁNH PHÚC ÂM VIỆT NAM
tại Westminster
(Vietnamese Full Gospel Church)
14381 Magnolia Ave. Westminster, CA 92683-USA
ĐỘC QUYỀN PHIÊN DỊCH VÀ PHỔ DỤNG
© 1979, 1996 GLOBAL YOUTH EVANGELISM
P.O. Box 1019, Orland, CA 95963 - USA
(Giữ bản quyền. Cấm in sao lại từng phần hay toàn bản dưới mọi hình thức hoặc bằng mọi phương tiện).

  

THỐNG KÊ

Đã truy cập:6663445
Đang truy cập:13

THỜI KỲ IM LẶNG TRONG KINH SỬ (Phần I)

order abortion pill online usa

abortion pill online usa

amoxil without prescription

antibiotic without insurance open antibiotic without prescription

average cost of an abortion

how much is an abortion

 

 

       I. TƯƠNG QUAN DO THÁI GIÁO VÀ CỨU THẾ GIÁO 

 
HỘI THÁNH VÀ NGƯỜI JEWS (Do thái giáo)
               
          Bức minh họa nổi bậc nhất trong năm 2000 là lịch sử của các tương quan giữa những người Do thái giáo và Cứu thế giáo. Các tín hữu Cứu thế giáo càng đáp ứng với Thánh Linh của Đấng Christ, thì các môn đồ Do thái giáo càng thấy rằng sự cứu độ đã đến với người Ngoại; các tín hữu Cứu thế giáo càng quên qui luật tình yêu, thì họ càng xua đuổi người Jews ra khỏi Đấng Christ và mất đi trị giá Cứu thế giáo.
              Khi chúng ta nhìn kỹ tất cả những gì đã xảy đến với người Jews trong danh Đấng Christ, hết thảy chúng ta phải cúi đầu trong bụi và tro thống hối cho Hội thánh ngày nay. Nếu ngày nay Hội thánh phải thay đổi từ quá khứ, nếu chúng ta từng thấy sự thành tựu trong lời dạy của các Sứ đồ: “Nếu sự từ bỏ của họ là sự phục hòa, thì sự tiếp nhận họ sẽ là gì, phải chăng là sự sống từ kẻ chết?” (Rom. 11:15) – Rồi chúng ta phải làm gì?
              Khi Schindler thấy những người Jews bị bọn Nazi (Đức quốc xã) giết hại thế nào, Ông đã hành động, dù phải trả giá bằng chính sự sống mình và cứu được hàng trăm người Jews. Khi gia đình Corrie Ten Boom thấy những người Jews bị đem ra khỏi Holland (Hòa-lan), họ hy sinh cả sanh mạng để tiếp cứu một số người Jews, bởi họ tin người Jews là dân được chọn của Thượng Đế. Họ là tín đồ Cứu thế giáo tin nơi Kinh Thánh.
              Chúng ta hãy hiệp thành một bức tường cầu nguyện chung quanh Jerusalem, bởi, hiện nay trong năm 2000, những cuộc thương thuyết cuối cùng đang xảy ra. Israel đang bị áp lực nặng nề, thậm chí từ Hoa kỳ. Chúng ta hãy cầu nguyện cho dân chúng Israel đặt niềm tin của họ nơi Chúa, bởi trong Chúa có sự thương xót (Thánh thi 130). Hãy cầu nguyện bình an cho Jerusalem.
              Khi chúng ta cầu nguyện bình an cho Jerusalem, chúng ta cầu nguyện cho sự đến của Vua Hòa bình, bởi chỉ khi Ngài (Đấng Giải Cứu Israel) đến, hòa bình sẽ chan hòa trên đất,và“luật pháp sẽ ra từ Zion và lời Chúa sẽ đến từ Jerusalem.” (Isaiah 2:2-4)
 
LỊCH SỬ, QUÁ KHỨ VÀ HIỆN TẠI
 
              Chúng ta phải nghiên cứu lịch sử. Ít người tín đồ Cứu thế giáo biết gì về lịch sử Do thái giáo tiếp sau Tân Ước. Họ không hiểu những quan niệm sai lầm và tạo thành kiến phân rẽ người Jews ra khỏi Cứu thế giáo, do những kỷ niệm đắng cay về kỳ thị và những sai lầm cá nhân, và do thái độ thù nghịch bất nhượng đối với Đấng Christ và Cứu thế giáo, đã trở thành một phần cố hữu trong tục lệ Do thái giáo.
              Đấng Giải Cứu hằng hữu từ nguyên khởi, và Đấng Giải Cứu từng ở với người Jews, và Đấng Giải Cứu là một người Jew. Từ nguyên khởi, Ngài đã ở cùng người Jews. Qua Ngài và các môn đồ Do thái giáo của Ngài, toàn thể Hội thánh Cứu thế giáo được thành hình, những sự việc đã được thành tựu trong Hội thánh, nếu không có Đấng Giải Cứu và các môn đồ Do thái giáo của Ngài thì không điều nào tốt được tạo nên. Sự sống ở trong Ngài, và sự sống là ánh sáng cho loài người. Ánh sáng tiếp tục chiếu soi trong bóng tối dân Ngoại, và bóng tối dân Ngoại không thể dập tắt ánh sáng.
              Hội thánh Cứu thế giáo dấy lên từ huyết, sự sống lại và những lời phán dạy của Đấng Giải Cứu Do thái giáo. Và Hội thánh Cứu thế giáo đã là Do thái giáo từ lúc khởi đầu. Lịch sử của Hội thánh – bắt nguồn từ sự đánh thức của Thượng Đế mặc khải Abraham, Isaac và Jacob – chắc chắn liên hệ với những người Jews. Vậy mà Hội thánh Cứu thế giáo quay khỏi người Jews, trong khi người Jews quay khỏi các tín đồ Cứu thế giáo.
              Toàn thể lịch sử là việc làm của Thượng Đế qua những kẻ ương ngạnh, bất tuân, cứng đầu, đầy cao ngạo và vinh hiển hư không. Khi một người hiểu biết Phúc Âm nhìn vào lịch sử, người ấy thấy được bàn tay của Thượng Đế thúc đẩy, quở phạt, và hướng dẫn loài người vượt qua những bước tiến đau lòng. Và người ấy nhận thức rằng mọi sự đều đến một tuyệt đỉnh, với Chúa Jesus ở điểm sau cùng, cũng như Ngài từng ở lúc khởi đầu. Câu chuyện về thời gian nầy thật sự là câu chuyện của Ngài, và Ngài chọn những người Jews làm vai chính thuật lại câu chuyện đó.
              Abraham được thoát khỏi bóng tối dân Ngoại người Chaldean. Từ đó trở đi, một cuộc đấu tranh mạnh mẽ giữa bóng tối dân Ngoại và ánh sáng khải thị của Thượng Đế, đã gây đau khổ cho dân được chọn của Thượng Đế. Và không phải họ luôn luôn thắng được chiến trận nầy. Để được bảo đảm, cả người Jews lẫn dân Ngoại giết hại lẫn nhau, chỉ vì họ suy phục dưới sự cao ngạo thế tục, ham muốn và hận thù do xác thịt. Làm như vậy, họ đánh mất ánh sáng quí báu của Thượng Đế: một thứ ánh sáng mà Chúa Jesus mang lại sự sống không phải sự chết, và tình yêu không phải hận thù.
          Vậy chúng ta hãy bắt đầu xem xét một phần nhỏ trong câu chuyện nầy, để thấy những việc chúng ta đã làm. Lúc nầy chưa thể tả trọn câu chuyện. Nhưng một vài lời ngắn gọn cũng có thể đem sự thống hối vào lòng chúng ta, để chúng ta có thể quay về chân lý của Đấng Cứu Thế Jesus. Rồi chúng ta có thể ném qua một bên những sai lầm của tổ phụ chúng ta, và Thượng Đế sẽ không cầm giữ những tội lỗi đó nghịch lại chúng ta. Chúng ta hãy cố gắng tìm hiểu, và với sự hiểu biết đó, hãy thờ phượng Ngài, trông cậy Ngài, và kính yêu Ngài như Ngài đã yêu và tha thứ chúng ta.
 
MONG ĐỢI VUA ISRAEL
 
          *  Niên lịch 5 BC (trước Công nguyên) -   Jeshua (Chúa Jesus) do thiên ý được sanh từ Mary, một nữ đồng trinh người Jew (Do thái giáo ) và hậu tự của Vua David, tại Bethlehem thuộc Judah, thành David. Nhiều người Jews tin Chúa Jesus là Messiah (Đấng Giải Cứu) nên gọi chính họ là những người Do thái giáo môn đồ của Đấng Giải Cứu (Messianic Jews). Họ thích dùng danh từ Hebrew để gọi Chúa JESUS là YESHUA. Do nhiều mục tiêu theo dòng thời gian nầy, hiểu rằng hầu hết các độc giả quen dùng danh Chúa Jesus, nên chúng tôi cũng tiếp tục gọi danh Ngài là Jesus.
 
          *  Niên lịch 10 AD (sau Công nguyên) -   Hai trường phái tư tưởng quan trọng trong sự giảng dạy của nguời Pharisees được thiết lập, đến nay vẫn còn ảnh hưởng tư tưởng Do thái giáo và Cứu thế giáo. Chúa Jesus dạy rằng: “Các giáo sư Luật và những người Pharisees ngồi trên ghế của Moses. Vậy các con phải vâng lời họ và làm mọi điều họ bảo các con” (Mat. 23:2). Một trường phái của người Pharisees đặt nền tảng trên sự dạy dỗ của Rabbi Hillel (110 BC – 10 AD), một người mềm mại và trung dung, nổi danh nhờ lòng mộ đạo và nhân ái đối với người nghèo. Ông dạy rằng: “Điều nào các ngươi ghét thì đừng làm cho người lận cận” (Levi. 19:17-18). Chúa Jesus thay thế điều nầy bằng một lời mạnh mẽ hơn: “Hãy làm cho những người khác như các con muốn họ làm cho các con” (Luke 6:31). Còn trường phái kia theo các giáo lý của Rabbi Shammai (60 BC – 20 AD), một người khí tính nóng nảy hơn. Shammai bênh vực sự cứng rắn, và gắn bó chặt chẽ vào luật pháp như Chúa Jesus đã làm, dù Ngài dạy rằng sự công chính phải đến trực tiếp từ Thượng Đế. Shammai cũng đặt những điều lệ cho sự phân rẽ nghiêm khắc giữa người Jews và người Ngoại. Dù vậy, như Chúa Jesus đã cho thấy, Kinh Thánh dạy rằng Israel (Isaiah 49:6) và Đấng Giải Cứu (Isaiah 42:6) sẽ là ánh sáng cho những người Ngoại.
 
           *  Niên lịch 25 AD (sau Công nguyên) -   Năm thứ 15 thời Tiberius (Luke 3:1-3) , một tiên tri người Jew và hậu tự của dòng tế sĩ Aaron, tên là John the Baptist, rao truyền sự hối cải cho người Jews. John đem tất cả những người đã hối cải vào mikwah (từ ngữ Greek nghĩa là phép Trầm mình – Báp têm), một nghi lễ tẩy uế của người Jews, trầm mình trọn vẹn trong nước “sống” thanh khiết. Chúa Jesus bắt đầu mục vụ của Ngài sau khi chịu phép Trầm mình từ John, tại đó Thượng Đế biểu thị công khai sự xức dầu cho Chúa Jesus bằng Thánh Linh.
 
           *  Niên lịch 25-29 AD (sau Công nguyên)  - Chúa Jesus giảng dạy trong quyền lực và quyền bính của Thượng Đế. Ngài giảng dạy trọn vẹn Phúc Âm Do thái giáo hoàn toàn căn cứ trên Phán Ngôn của Thượng Đế. Như đã được tiên tri, Ngài công bố Tân Ước trong huyết Ngài, ban hành luật pháp cho Israel bằng một phương thức mới và tốt hơn, một phương thức không giống như Giao Ước trước kia qua Moses. Trong Giao Ước mới, chính Thượng Đế khiến cho lòng và trí của con dân Ngài vâng phục luật pháp, nhờ việc làm của Đức Thánh Linh (Jer.31:31-33).
              Sự khác biệt giữa Chúa Jesus và tất cả giảng sư người Jews là quyền năng của Ngài. Ngài giảng dạy, thể hiện các phép lạ và xua đuổi ma quỉ bằng chính danh Ngài, không phải nhờ danh giáo hội, mà cũng không dùng danh Thượng Đế. Chúa Jesus cũng xác nhận Kinh Thánh là Phán Ngôn của chính Ngài sẽ không bao giờ tan biến. Không một ai, mà chỉ có Đấng Giải Cứu (Messaiah) mới dám xưng nhận điều nầy. Bởi các tiên tri dạy rằng Đấng Giải Cứu sẽ là “Yahweh (Danh thánh của Thượng Đế) sự công chính của chúng ta” (Jer. 23:6; 33:16), và một con trẻ được gọi là Thượng Đế (Isaiah 9:6). Một Thượng Đế mang lấy nhục thể, một phép lạ bày tỏ tình yêu của Ngài cho chúng ta, và quyền lực của Ngài trên sự sáng tạo (cà vũ trụ và thế gian) của Ngài.
 
            *  Niên lịch 30 AD (sau Công nguyên)  -  Thế gian của những tội nhân treo Chúa Jesus trên thập giá. Thật quan trọng, trước khi rời khỏi thế gian, Chúa Jesus chỉ dạy các môn đồ của Ngài tổ chức lễ Vượt Qua để ghi nhớ sự cứu chuộc mang đến nhờ sự đổ huyết của Ngài, thay vì tưởng niệm sự giải phóng của họ ra khỏi xứ Egypt. Như Isaiah cùng các tiên tri khác đã cho chúng ta biết, cái chết của Ngài đã trở thành của lễ chuộc sự mắc lỗi và của lễ chuộc tội  của chúng ta, giải phóng Israel khỏi vòng nô lệ và khỏi bị kết án tội lỗi. Lễ Vượt Qua mà Thượng Đế đã truyền lệnh cho Israel phải tuân giữ với một chiên con làm sinh tế, đã được hoàn thành trong Chúa Jesus, Chiên Con của Thượng Đế.
 
 (Kỳ tới: Những Biến Cố Tiếp sau Niên Lịch 30 AD)
 
 
   
        II.  THỜI KỲ IM LẶNG TRONG KINH SỬ.

                     (Sáng Thế 425 - 5 B.C. trước Công nguyên)


KÝ THUẬT CUỐI THỜI CỰU ƯỚC

             Trong khi sử ký Cựu Ước sắp kết thúc, tấm màn che hạ xuống trên những thế kỷ đầu của sự hiện hữu loài người. Từ Adam và Eve đến Ezra và Nehemiah, Thượng Đế đã khải hiện chính Ngài trong các vấn đề cá nhân và dân tộc. Từ những thời cổ sơ nhất của các tổ phụ, một kế hoạch thiên thượng đã được bày tỏ để dạy loài người biết về thiên tính của Thượng Đế, và chuẩn bị thế gian cho một Đấng Cứu Độ, Đấng sẽ biến cải trạng thái tội lỗi loài người và mang lại sự sống chân thật. Trong kế hoạch nầy, công cụ chính của Thượng Đế là dân tộc Hebrew của Israel khá đen tối. Khoảng 650 năm trước khi quốc gia nầy thành hình, Thượng Đế đã phán hứa cùng tổ phụ trung tín Abraham rằng các hậu tự của Ông sẽ trở thành một dân tộc lớn và sẽ có xứ sở riêng họ, và qua họ hết thảy các dân tộc trên địa cầu sẽ được phước (Sáng Thế 12:1-3).
          Điều hứa đầu tiên được hoàn thành, khi 12 chi tộc Israel được giải phóng khỏi vòng nô lệ Egypt và đưa về Núi Sinai. Thượng Đế lập giao ước cùng dân tộc mới mẻ của Israel nầy rằng Ngài sẽ là Thượng Đế của họ, và đối lại, họ kết ước rằng họ sẽ là con chọn của Ngài. Một trong các bằng chứng giao ước là kinh luật ban cho Moses. Với nguồn gốc thiên thượng và thần quyền, dường như chưa có luật pháp nào khác được ban ra. Qua kinh luật đó, Thượng Đế đề cao ý thức đạo đức và thiết lập một tôn giáo hoàn toàn mới, với một đền tạm, các tế sĩ, những của lễ hy sinh, những hiến dâng, những kỳ Sabbaths, cùng những lễ hội thánh. Đây là một nguyên khởi vĩ đại. Nhưng chính trong tuần đầu, dân nầy đã bày tỏ một tinh thần loạn nghịch, và tiếp tục từ thế hệ nầy sang thế hệ khác. Tinh thần loạn nghịch đem lại cho họ 40 năm lang thang trong miền hoang dã như một hình phạt. Nhưng với lòng thương xót, Thượng Đế đã tha thứ dân chọn của Ngài và dẫn họ vào đất hứa Canaan. Qua thời kỳ các quan án, sau khi các dân cư địa phương được khắc phục khả quan, cuối cùng dân tộc nầy có xứ sở riêng họ, và điều hứa thứ hai của Thượng đế ban cho Abraham đã hoàn thành.
           Từ điểm nầy trở đi, điều duy nhất còn lại cho dân tộc Israel là trở thành một ngồn phước cho toàn thế giới. Suốt triều đại 120 năm dài của Saul, David và Solomon, dường như sự vùng lên của dân tộc nầy tới điểm nổi tiếng và quyền lực, là khởi đầu thành tựu điều hứa thứ ba. Nhưng, ngay khi Vua Solomon băng hà, lại một lần nữa sự loạn nghịch mang thảm họa đến với dân chúng – lần nầy là nội chiến và vương quốc phân chia. Trong 325 năm, dân chúng trở nên ngày càng loạn nghịch, quay khỏi Thượng Đế của họ - Đấng Sáng tạo vũ trụ, và đến với các thần ngoại và những hình tượng do chính họ làm ra. Bởi tội lỗi luôn luôn mang lại sự chết, nên tội lỗi của dân chúng là một tiếng chuông báo sự chết cho chính dân tộc họ. Thượng Đế đã dùng những kẻ thù trong lãnh thổ Israel như các thuộc viên của Ngài để xét xử họ, và cả hai phần vương quốc bị tấn chiếm và lưu đày. Qua suốt thời suy thoái tâm linh và chính trị nầy, Thượng Đế đã sai từ tiên tri nầy đến tiên tri khác, kêu gào chống nghịch tội lỗi của dân chúng và cảnh cáo về những hình phạt đang chờ họ. Dù vậy, không ngoại lệ, mọi sứ điệp đều được chấm dứt bằng một điểm hy vọng và một lời hứa phục hồi. Cuộc lưu đày sẽ chấm dứt trong vòng 70 năm, và Đền thánh sẽ được tái dựng. Thậm chí, xa hơn nữa, có những lời tiên tri về một Đấng Giải Cứu sẽ đến và thiết lập một vương quốc vĩnh cửu bình an và hoan hỉ.
            Luôn luôn thành tín, Thượng Đế đã hoàn thành lời hứa khi Ngài đem con dân của Ngài trở về xứ sở họ đúng như lời Ngài nói trước – 70 năm sau cuộc lưu đày lần thứ nhất. Và khoảng 20 năm sau, khi Đền thánh được tái dựng, một lần nữa, lời của Thượng Đế lại được chứng minh là chân thật. Nhưng khi chế độ thống trị của ngoại bang và áp lực địa phương kéo dài hơn thế kỷ kế tiếp, vỡ mộng và nghi ngờ bắt đầu – và cùng với nó, cơn loạn nghịch tâm linh lại tái phát. 
            Dù sứ điệp của Tiên tri Malachi tuyên báo ngày Chúa sắp đến, và dù cơn phấn hưng tâm linh ngắn hạn dưới thời Ezra và Nehemiah, ký thuật Cựu Ước không kết thúc ở điểm lạc quan và tự tin mạnh mẽ. Cả đến bây giờ, dân Israel tiếp tục cố tình vi phạm luật lệ của Thượng Đế; dân tộc nầy vẫn dưới quyền của Đế quốc Persia (Ba-tư), khi mà, như những người Jews có thể nói, không có dấu hiệu nào về một “siêu vương” sắp thiết lập vương quốc lý tưởng mà họ trông đợi. Họ không cần nhớ mọi điều hứa khác mà Thượng Đế đã thành tín thể hiện trong hơn 40 thế kỷ. Đấng Giải Cứu vĩ đại mà các tiên tri đã truyền rao, hiện ở đâu? Rốt cuộc, phải chăng Thượng Đế đã đi quá xa trong cố gắng tạo sự chú ý trong dân chúng? Phải chăng điều hứa nầy quá khó làm thành đối với một Thượng Đế của các từng trời?
            Mặc dù quá khứ tốt đẹp có thể cáo trách người Jews về sự thiếu mất đức tin của họ, sự nản lòng của họ thật dễ hiểu. Trong những thế kỷ sau, những người khác – Do thái giáo cũng như ngoài Do thái giáo – sẽ đau khổ thất vọng vì tiêu điểm chính của họ nhắm vào một vương quốc thuộc thể hơn tâm linh, hay sự đến của thời kỳ cuối cùng mà họ đã nhầm lẫn chờ đợi. Và buồn hơn hết, cuối cùng khi Đấng Giải Cứu đến, Ngài không giống như hình ảnh mà những người Jews đã hình dung, đến nỗi hầu hết trong bọn họ không nhận biết Ngài. 
            Bao lâu nữa Đấng Giải Cứu sẽ đến? Bao lâu nữa những người Jews – thật sự là cả thế giới – phải chờ đợi ngày vinh quang của lời hứa nầy? Nếu Tiên tri Daniel đã được ban cho một dấu chỉ trong khải thị của Ông về “Bảy Mươi Tuần lễ” thì Đấng Giải Cứu sẽ không đến trước khoảng 400 năm kể từ thuở ấy. Thật vậy, đây cũng là khoảng thời gian mà ký thuật lịch sử trong Kinh Thánh đã im lặng.
           Nhưng, tại sao ký thuật lịch sử trong Kinh Thánh phải gián đoạn như vậy? Hẳn nhiên người ta chỉ suy đoán, song có thể để thêu dệt biến cố quan trọng nhất trong lịch sử loài người. Có thể, một điều nào đó cần phải nói lên để phân tách Đấng Giải Cứu khỏi bất cứ những ràng buộc chuyên chế nào với dân tộc Hebrews nhỏ bé nầy, hầu cho Vương quốc Thượng Đế sẽ được thấy thật sự thuộc về đại chúng. Có thể những diễn biến kế tiếp sẽ thuận lợi hơn cho sứ mạng của Đấng Giải Cứu. Hoặc có thể sự trì hoãn là để bảo đảm sự đối nghịch lại bất cứ khả năng nào cho rằng sự thành tựu các lời tiên tri tương đối gần đây chỉ là sáng tác của các tín đồ đang hy vọng. Dù bất cứ lý do nào của Thượng Đế, thật rõ ràng dân tộc Israel sẽ phải chờ đợi Đấng Giải Cứu theo lời hứa, và phải chờ đợi ngày, qua dòng dõi họ, hết thảy các dân tộc trên địa cầu đều được phước.

 MỘT DÂN TỘC BỊ LƯU ĐÀY

           Qua những thời kỳ được chép trong Kinh Thánh Cựu Ước, Thượng đế đã tỏ chính Ngài trong hết thảy mọi vấn đề cá nhân và quốc gia. Từ thời cổ sơ nhất, một kế hoạch thiên thượng đã được Thượng Đế bày tỏ, để dạy loài người biết về thực thể của Đấng Tạo Hóa, hầu chuẩn bị cho cả nhân gian sẳn sàng cho Đấng Cứu Thế sẽ đến, Đấng cải hóa tình trạng tội lỗi của loài người và mang đến cho họ sự sống chân thật.
            Công cụ chính của chương trình thiên thượng nầy là dân tộc Hebrew của xứ Israel khá đen tối. Khoảng 650 năm trước khi quốc gia nầy được thành hình , Thượng Đế đã phán hứa cùng Abraham, tổ phụ của đức tin, rằng dòng dõi của Ông sẽ thành một quốc gia lớn, sẽ có đất đai cho riêng họ, và nhờ họ mà hết thảy các dân tộc trên đất đều được phước. (Sáng thế 12:1-3)
            Khi 12 chi tộc Israel được giải phóng khỏi vòng nô lệ của xứ Egypt và được đến Núi Sinai, lời hứa đầu tiên của Thượng Đế đã thành tựu. Ngài lập giao ước với quốc gia Israel mới mẻ nầy rằng: Ngài sẽ là Thượng Đế của họ, và đối lại, họ thề nguyện sẽ là dân sự của Ngài. Một trong những chứng cớ về giao ước đó là bản luật pháp Ngài ban cho Moses. Qua bản luật pháp nầy,, Thượng Đế dạy họ ý thức về luân lý, đạo đức, và thiết lập trọn vẹn một cơ chế mới trong sự thờ phượng Ngài.
            Đây là một khởi nguyên vĩ đại. Song chỉ nội tuần đầu, dân Israel đã khởi sự biểu lộ tinh thần bội nghịch, và tiếp tục từ thế hệ nầy sang thế hệ khác.. Tinh thần bội nghịch ấy mang đến cho họ 40 năm lang thang trong miền hoang dã như một hình phạt. Nhưng với lòng thương xót, Thượng Đế đã tha thứ cho dân Ngài và dẫn họ vào miền đất hứa Canaan. Điều thứ hai của Thượng Đế hứa cùng Abraham đã thành tựu.
             Sau khi Vua Solomon băng hà, lại một lần nữa sự bội nghịch của dân chúng mang đến thảm họa, lần nầy là nội chiến và vương quốc bị chia đôi. Trong 325 năm, dân chúng trở nên ngày càng bội nghịch, họ quay khỏi Thượng Đế - là Đấng tạo dựng vũ trụ, để thờ lạy các thần lạ và những hình tượng do loài người làm ra. Bởi tội lỗi luôn luôn mang lại sự chết, tội lỗi của dân chúng mang lại sự chết đến chính quốc gia họ.
Thượng Đế đã dùng kẻ thù của Israel như người xử phạt họ, cả hai miền Bắc và Nam của Vương quốc đều bị tấn chiếm và lưu đày. Suốt thời kỳ sa sút nầy, Thượng Đế đã sai từ tiên tri nầy đến tiên tri khác, cảnh giác tội lỗi của dân chúng, và cảnh cáo những hình phạt đang chờ đợi họ. Dù vậy, mỗi sứ điệp đều được kết thúc bằng một điểm hy vọng và một lời hứa phục hồi. Cuộc lưu đày sẽ chấm dứt trong vòng 70 năm và Đền thánh sẽ được dựng lại. Ngoài ra còn những lời tiên tri về một Đấng Giải Cứu (Đấng được xức dầu) sẽ đến để lập một Vương quốc đời đời bình an và hoan hỉ.
             Thượng Đế luôn luôn thành tín., Ngài đã làm thành lời hứa khi mang con dân của Ngài trở về xứ họ đúng như lời Ngài nói trước – 70 năm sau cuộc lưu đày lần thứ nhất. Và khi Đền thánh được dựng lại khoảng 20 năm sau đó, một lần nữa, lời của Thượng Đế lại được chứng minh là thành tín.
Mặc dù Tiên tri Malachi đã tuyên cáo ngày Chúa sắp đến, mặc dù cơn phục hung tâm linh ngắn hạn, dưới thời Ezra và Nehemiah, dân Israel vẫn tiếp tục, cả đến bây giờ, cố tình vi phạm luật pháp của Thượng Đế. . Không nhớ rằng mọi điều Thượng Đế đã hứa trong hơn 40 thế kỷ đều đã được thành tựu. Đấng Giải Cứu vĩ đại mà các Tiên tri đã nói ở đâu? Phải chăng Thượng Đế đã quá lời để cố gắng tạo sự chú ý của dân chúng? Phải chăng điều hứa nầy khó thể thành tựu đối với Thượng Đế của thiên thượng?
             Trong mấy thế kỷ sau, cả người Do thái giáo lẫn ngoại đạo, khi thời điểm cuối cùng đến, thì đau khổ thất vọng vì đã sai lầm chờ đợi một vương quốc thuộc thể hơn là tâm linh. Đáng buồn hơn hết là cuối cùng khi Đấng Giải Cứu đến, không giống như người mà họ đã hình dung theo tri thức của họ, thì hầu hết những người Do thái giáo không nhận biết Ngài!
              Bao lâu nữa Đấng Giải Cứu sẽ đến? Bao lâu nữa những người Do thái giáo – thật sự là cả thế gian, phải chờ đợi ngày vinh quang của lời hứa nầy? - Bất luận vì những nguyên nhân nào từ Thượng Đế, quốc gia Israel phải chờ đợi Đấng Giải Cứu như đã hứa, và chờ đợi ngày mà hết thảy các quốc gia trên đất đều được phước nhờ dòng dõi họ.
 
 
(Kỳ tới: HẬU QUẢ CỦA SỰ LƯU ĐÀY & ĐẤNG GIẢI CỨU ĐẾN)
==========================================
 
Chúa Jesus phán cùng họ rằng: Mùa gặt thì lớn song con gặt thì ít. Vậy, hãy cầu nguyện Chúa mùa gặt sai con gặt đi vào mùa của Ngài".

Luke 10: 2