"CẢ KINH THÁNH LÀ BỞI ĐỨC CHÚA TRỜI SOI DẪN ... HẦU CHO NGƯỜI THUỘC VỀ ĐỨC CHÚA TRỜI ĐƯỢC TRỌN VẸN VÀ SẮM SẴN ĐỂ LÀM MỌI VIỆC LÀNH"
II Timothy 3:16a, 17
  

HỘI TRUYỀN GIÁO PHÚC ÂM VIỆT NAM
(Vietnamese Full Gospel Missions)
TRƯỜNG KINH THÁNH TẠI GIA
(Home Bible School) www.HomeBibleSchoolVietnam.com

Học Báo:
"SỨ GIẢ TÌNH YÊU"

(The Love Ambassadors)
P.O.Box 565, Westminster, CA 92684-USA
Email: VNFGMissions@Yahoo.com

TIẾNG NÓI CHÂN LÝ
(The Voice of Truth)
www.TiengNoiChanLy.com
HỘI THÁNH PHÚC ÂM VIỆT NAM
tại Westminster
(Vietnamese Full Gospel Church)
14381 Magnolia Ave. Westminster, CA 92683-USA
ĐỘC QUYỀN PHIÊN DỊCH VÀ PHỔ DỤNG
© 1979, 1996 GLOBAL YOUTH EVANGELISM
P.O. Box 1019, Orland, CA 95963 - USA
(Giữ bản quyền. Cấm in sao lại từng phần hay toàn bản dưới mọi hình thức hoặc bằng mọi phương tiện).

  

THỐNG KÊ

Đã truy cập:7742553
Đang truy cập:87

MOSES - Một Người Vì Chứng Cớ của Đức Chúa Trời - 2

buy prednisolone eye drops over the counter

prednisolone without prescription makcura.com prednisolone pharmacy

where to buy abortion pill in usa

buy abortion pill

aricept

aricept flemzz.dk

viagra cena lekaren

viagra pro mlade corladjunin.org.pe

Những người trẻ có khả năng đưa ra các lời chứng đầy khích lệ, nhưng vì họ vẫn còn đang thay đổi, nên thật khó tin tưởng lời họ nói. Hầu hết vẫn còn hoạch định thử nhiều điều. Nếu không, họ sẽ cảm thấy thiếu một điều gì đó trong cuộc sống. Tuy nhiên, bởi sự thương xót của Chúa, một số người chắc chắn sẽ được gìn giữ để trở nên rất hữu dụng cho Chúa vì chứng cớ của Ngài.

 

Abraham và Giai Đoạn Tăng Trưởng

 

Khi đọc Xuất Hành, anh em lập tức hiểu rõ ràng Moses là người Chúa dấy lên vì chứng cớ của Ngài. Trong Cựu Ước, có ba nhân vật vĩ đại: Abraham (bao gồm Isaac, Jacob và Joseph) là người nhận được lời hứa, Moses, là người dấy dân chúng lên như chứng cớ của Đức Chúa Trời, và David, là người thiết lập chứng cớ thành một vương quốc. Abraham và những người thừa kế của ông đều nhận được các lời hứa về sự tăng trưởng. Bởi đó, Jacob trở nên Israel. Một người nắm gót (ông được đặt tên là “kẻ nắm gót”, hoặc Jacob, vì lúc mới sinh, ông đã cố gắng nắm gót chân Esau) đã trở nên một người có thể bước đi với Đức Chúa Trời. Nhưng điều Đức Chúa Trời ao ước là những người Israel sẽ trở nên chứng cớ của chính Ngài. Sau khoảng 250 năm, Đức Chúa Trời vẫn không có một chứng cớ như vậy giữa vòng các hậu duệ của Abraham. Thay vì vậy, vào cuối Sáng Thế Ký, các hậu duệ của Abraham cuối cùng đã bị đánh bại ở Ai Cập, vì họ không còn tin cậy Đức Chúa Trời trong miền đất của lời hứa, và thay vào đó lại đi xuống Ai Cập vì sự lo âu của họ.

Sự tăng trưởng thuộc linh cá nhân là trọng tâm của nhiều Cơ Đốc nhân, nhưng đó không phải là điều tối hậu trong lòng Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời ao ước một chứng cớ! Trong Kinh Thánh, chứng cớ tập thể này bắt đầu với Moses.

 

Nhu Cầu Ngày Nay: Dấy Lên Chứng Cớ của Đức Chúa Trời

 

Nhiều tín đồ trong Christ là dân Đức Chúa Trời ngày nay. Khả năng của họ dùng để mang chứng cớ của Chúa là điều sẽ đem Chúa trở lại. Theo một ý nghĩa, anh em rất phước hạnh, vì anh em đang sống trong một thế hệ sẽ nhìn thấy Chúa trở lại, vì theo niên đại học của Kinh Thánh, chúng ta đã gần lúc bắt đầu “Ngày Sabbath” của một ngàn năm. Nan đề là, tình trạng của chúng ta khá nghèo nàn, vì vậy tôi nghi ngờ việc Chúa sẽ có thể trở lại trong đời tôi. Có thể nhiều người trong anh em sẽ còn sống để nhìn thấy Chúa đến. Tôi nhìn thấy một tia hi vọng trong thế hệ của anh em. Nan đề là nhiều người vẫn còn ở trong cảnh nô lệ ở Ai Cập.

 

Được Sinh Ra Vì Điều Này

 

Tôi đã bị buộc tội là cho phép hát “nhạc rock” trong các sự nhóm lại của người trẻ. Tôi không biết điều này có đúng không, nhưng tôi nghe anh em hát “Ô tình yêu sẽ không để tôi đi”, và tôi rất ấn tượng bởi sự vui mừng của anh em trong thánh ca đó. Tuy  nhiên, chúng ta phải nhận thức rằng đây là thời đại mà trong đó Ai Cập và Pharaoh đang công tác để chiếm đoạt anh em làm chiến lợi phẩm. Tôi nhìn thấy nhiều người trẻ bị chiếm hữu bởi nhiều “chiếc hộp” công nghệ cao, như máy vi tính, điện thoại di động và các thiết bị cầm tay. Tất cả những chiếc hộp này có thể đem đến rắc rối, đàn áp và lo lắng. Ai Cập luôn luôn kết thúc bằng việc khiến người ta cảm thấy khó chịu và buồn rầu, sử dụng những gì nó có để lừa gạt người ta và bắt họ làm phu tù. Moses là người được sinh vào trong một môi trường như vậy.

Hơn nữa, Pharaoh công bố rằng tất cả các bé trai đều phải bị giết! Tuy nhiên, Chúa đã chuẩn bị hai bà mụ, là những người giỏi lừa dối Pharaoh và giữ các bé trai sống.

(Có thể sự kiện chỉ có hai bà mù giữa vòng tất cả những người Israel chỉ tỏ bao nhiêu người trong số chúng đã bị giết. Rất khó tưởng tượng được rằng chỉ có hai bà mụ ban đầu có thể đáp ứng nhu cầu của sáu trăm ngàn người).

Cả cha mẹ Moses đều là người Levi. Levi là chi phái duy nhất chịu phân rẽ cho Đức Chúa Trời vì sự phục vụ Ngài. Sau sự sinh ra của ông, mẹ ông đã giấu ông ba tháng (Xuất 2:2; Heb. 11:23). Điều này chỉ tỏ rằng tất cả những người trẻ có thể sống sót bởi được giấu trong một khoảng thời gian!

Cha của Moses ở đâu trong tất cả những điều này? Chúng ta không biết. Chính mẹ Moses là người giấu ông và làm một chiếc rương cho ông bằng cây xương bồ rồi bọc nó bằng hắc ín. Sau đó, bà đặt Moses vào trong đó và thả trên dòng sông Nile, trong khi chị ông đứng ở cách xa nhìn xem chuyện gì sẽ xảy ra.

 

Anh em Có Xứng Đáng

 

 

Nhận Được Danh Tánh Không?

 

Cho đến điểm này, chúng ta chưa biết danh tánh của bất cứ ai. Chúng ta có thể suy luận ra chị ông là Miriam, nhưng chúng ta không được nói cho biết điều này. Chúng ta không được cho biết bất kỳ danh tánh nào trong câu chuyện này. Tại sao? Sự thật là không ai xứng đáng nhận được một danh tánh.

Nhiều người trẻ hỏi: “Khi nào tôi thành danh?” Anh em chưa xứng đáng có được một danh tánh. Thay vì vậy, chỉ hãy tìm kiếm sự tăng trưởng và chịu huấn luyện.

Sự thật la nếu Miriam có bất cứ giá trị nào thì đó là vì Moses có giá trị, và trước khi Moses có thể có giá trị, Đức Chúa Trời phải trờ nên Đức Chúa Trời của ông. Đây là lý do tại sao ký thuật này chỉ nói với chúng ta những gì quan trọng – rằng Moses được sinh ra trong một gia đình Levi, và ông được giấu trong ba tháng, đây là điều quan trọng vì điều này chỉ tỏ rằng mẹ ông chỉ có đức tin để giấu ông trong một khoảng thời gian. Sau một khoảng thời gian, đức tin để bà có thể giấu ông sẽ cạn kiệt. Vì vậy bà làm cho ông một chiếc thuyền nhỏ và thả ông trẻ dòng sông Nile, là một điều cũng quan trọng.

 

Được Con Gái Pharaoh Vớt Lên và Đặt Tên,

 

Nhưng Được Mẹ Ông Nuôi Nấng

Con gái Pharaoh xuống sông với các hầu gái của bà, là nơi bà nhìn thấy chiếc thuyền nhỏ của ông trong dòng nước và đem ông ra. Sau đó Kinh Thánh nói: “Và kìa đứa bé khóc” (2:6). Do đó, chúng ta biết Moses khóc ít nhất một lần trong đời! Ông cũng khóc vào đúng lúc, vì điều đó thu hút sự chú ý của con gái Pharaoh về phía ông. Đức Chúa Trời đã kiểm soát nhiều điều! Thay vì bị giết, Moses được cứu bởi con gái của chính kẻ ao ước ông chết.

Tại điểm này, chị của Moses (Miriam) tiếp cận con gái Pharaoh và đề nghị tìm một nhũ mẫu người Hebrew cho ông... chính mẹ ông! Có thể đây là lý do tại sao Miriam về sau cảm thấy rằng Moses phải bày tỏ lòng biết ơn với bà hơn, vì nếu không nhờ bà, thì Moses không thể được nuôi nấng thành một người Israel! Con gái Pharaoh vì một lý do nào đó đã không thể nhìn thấy thấu đáo vấn đề nên đồng ý.

Tôi thích những gì con gái Pharaoh nói với Miriam. Nàng chỉ thị cho Miriam đi đem người đó về, và nàng sẽ trả công cho người chăm sóc Moses. Nói cách khác, người mẹ Hebrew này đưỡc chính phủ Ai Cập trả tiền để nuôi nấng con mình! Cho nên, Moses là người thậm chí không nên được sinh ra, nhưng thay vì vậy lại được nuôi nấng với sự chăm sóc tốt nhất. Mọi điều này đều được Đức Chúa Trời sắp xếp.

Moses vẫn chưa được đặt tên, vì ông chưa sẵn sàng tiếp nhận một danh tánh. Ông được nuôi nấng bởi mẹ mình nhưng ông vẫn chưa được ban cho một danh tánh. Tuy nhiên, chúng ta được bảo rằng: “Con trẻ lớn lên và bà đã đem ông đến với con gái Pharaoh và ông trở nên con của nàng, và nàng đặt tên ông là Moses (vớt lên), nàng nói rằng: “Vì ta đã vớt nó lên khỏi nước” (2:10).

 

Được Nuôi Nấng

 

Dưới Sự Kiểm Soát của Đức Chúa Trời

Trong tất cả những điều này, chúng ta có thể thấy thể nào Đức Chúa Trời đang kiểm soát, thậm chí ở giữa môi trường tối tăm và hiểm nghèo. Đức Chúa Trời có thể dấy bé trai này lên qua sự sắp xếp của chính Ngài. Chỉ có hai bà mụ cho tất cả dân Đức Chúa Trời, nhưng Đức Chúa Trời thậm chí dường như không cần họ. Do sự sắp xếp của Đứa Chúa Trời, Moses lớn lên nhận biết ông thuộc về dân Đức Chúa Trời, và Jehovah là Đức Chúa Trời của ông. Khi đó, ông được nuôi nấng trong cung điện, và thu đoạt được kiến thức cao nhất của người Ai Cập. Lúc bấy giờ, Ai Cập sở hữu nền văn hóa tiên tiến nhất trên đất.

Hai đầy tớ có học vấn cao nhất của Chúa trong Kinh Thánh là Moses và Paul, rồi chính Moses và Paul đã trở nên hai người được Đức Chúa Trời dùng nhiều nhất trong sự phục vụ của họ. Tôi khích lệ tất cả những người trẻ đạt được học vấn càng cao càng tốt, vì học vấn là trọng yếu! Điều đó sẽ được dùng để phát triển khả năng phục vụ Chúa của anh em.

 

Bốn Mươi Năm Làm Hoàng Tử Ai Cập

 

Moses đã sống trong cung điện bốn mươi năm. Ông được xem là con của con gái Pharaoh, nghĩa là ông có thể thuộc dòng dõi thừa kế chính ngai vua. Một ngày kia, ông có thể trở nên Pharaoh. Điều lạ lùng là không có sự ký thuật về việc ông kết hôn. Làm thế nào đến bốn mươi tuổi rồi mà ông vẫn chưa kết hôn? Tôi tin là do ông cảm thấy ông chỉ có thể kết hôn với một cô dâu Hebrew. Ông hoàn toàn trong sáng trong vấn đề này. Không có ký thuật nào về việc ông có con cái khi ở Ai Cập. Sự ký thuật của ông hoàn toàn trong sạch. Nếu Chúa ao ước dùng một người nào đó, Ngài hoàn toàn có khả năng bảo vệ người ấy.

 

Một Ngày Trọng Đại:

 

Moses Giết Chết Một Người Ai Cập

Moses chắc chắn đã trưởng thành vào lúc ông bốn mươi tuổi (Công 7:23)! Rồi một ngày kia, khi đang đi tản bộ, ông để ý thấy một người Ai Cập ngược đãi người Hebrew. Sau khi nhìn xung quanh để đảm bảo là không có ai nhìn thấy, ông đã giết chết người Ai Cập và giấu xác của người ấy trong cát. Sau đó, ông trở về cung điện, có lẽ rất hài lòng vì cuối cùng đã đấu tranh cho Israel, vì chứng cớ của Đức Chúa Trời! Nan đề duy nhất là ông phải nhìn xung quanh trước khi làm điều đó.

Nhiều người trong chúng ta rất hay “nhìn xung quanh” Người ta thường công bố rằng họ vì Đức Chúa Trời, nhưng có một điều kiện. Họ có thể nói: “Tôi chỉ vì Christ và chứng cớ của Ngài”, nhưng thật ra họ vì Christ và chứng cớ của Ngài cùng với một điều gì đó. Họ vì Christ và chứng cớ của Ngài cùng với nhiều điều khác. Nhiều người yêu thích và theo đuổi những điều khác, cùng với Christ. Thật khó tìm thấy một người trẻ nào dâng mình cho Chúa bất kể hậu quả. Anh em là môn đổ của một mình Christ, hay cùng với một điều gì đó?

Moses hành động rất mạnh mẽ. Ông chắc chắn nhận thức rằng mình đặc biệt. Giữa vòng dân Đức Chúa Trời, chỉ có ông được cứu, được nâng cao và được giáo dục. Bấy giờ, ông cảm thấy rồi cũng đã đến lúc phải hành động và làm một điều gì đó cho dân của mình. Vì vậy ông giết chết người Ai Cập, nhưng chỉ với điều kiện là không ai nhìn thấy. Anh em cũng có thể sẵn lòng dâng mình cho Chúa, nhưng chỉ khi một số điều kiện được đáp ứng! Nguyện Chúa có được chúng ta cách tuyệt đối!

 

Bị Phát Hiện

 

Có thể sau khi thực hiện hành động này, Moses cảm thấy tạ ơn Chúa vì đã dấy ông lên và ban cho ông một thân thể cường tráng để ông có thể “thực hiện ý muốn của Chúa”. Tuy nhiên, ngày hôm sau, Moses bắt gặp hai người Israel đang đánh nhau, và quở trách họ. Một người trong số họ đáp lại: “Ai lập anh lên làm người cai trị và thẩm phán chúng tôi?” Anh định làm gì... giết tôi giống như anh đã làm với người Ai Cập chăng?” (2:14). Khi Moses nghe những lời này, lòng ông chắc hẳn đã xoay lại. Ông nhận thức rằng hành động của ông đã có người biết và chạy trốn vì mạng sống mình. Thật tốt vì ông không có vợ con! (Có thể ông đợi đến khi giải phóng dân mình mới kết hôn để có thể kết hôn với một người vợ Israel.)

Đức Chúa Trời cần chúng ta cho chứng cớ của Ngài. Đức Chúa Trời cũng cần nói với chúng ta: “Ta cần ngươi nhiều đến nỗi Ta không thể cho phép ngươi làm bất cứ điều gì cho Ta.” Điều này trái ngược với những gì chúng ta nghĩ. Chúng ta nghĩ rằng mình đang phục vụ Chúa, nhưng Chúa nói: “Ta cần ngươi nhiều đến nỗi Ta không muốn ngươi làm MỘT ĐIỀU nào cho Ta!” Ngài nói điều này vì Ngài yêu chúng ta rất nhiều. Chúng ta khó chấp nhận điều này hơn là việc được huấn luyện và trang bị để trở nên một đầy tớ đầy quyền năng cho Chúa. Chúa đánh giá cao điều này, nhưng cuối cùng Ngài nói: “Ngươi đã sẵn sàng chưa? Ngươi có quá nhiều điều, nhưng tất cả sức lực của ngươi sẽ không phải để ngươi làm bất cứ điều gì, nhưng để Ta làm. Điều này đòi hỏi một diễn trình dài và trong diễn trình này, anh em sẽ phải dường như đánh mất mọi sự anh em nghĩ là mình có.”

Các người trẻ mơ về việc trở nên những người hùng. Nhiều người thích giống như Moses vào cuối giai đoạn một này – sống một cuộc sống xa hoa và sành điệu như một điệp viên của Đức Chúa Trời trong cung điện. Nhưng sau khi anh em quyết định vận dụng nắm đấm của mình vì Đức Chúa Trời, anh em khám phá ra hành động ngu dại của mình hoàn toàn thổi tung những thành quả trong bốn mươi năm qua. Moses nhận thấy rằng ông đã vươn nắm đấm ra quá sớm, và đã làm hỏng mọi sự! Ông chắc hẳn đã rất căm ghét nắm đấm ngu ngốc đó của mình.

Bấy giờ, Moses nhận thấy mình phải chạy trốn. Đối với một người trẻ, điều này dường như không quá trầm trọng. Anh em có thể xách ba lô, đến ở tại ký túc xá, và vui hưởng kinh nghiệm đó. Tuy nhiên, Moses đã nhận thức được rằng mình đã đánh mất nhiều biết bao. Ông chắc hẳn đã cảm thấy giống như mình đã làm hỏng mọi sự, bao gồm kế hoạch của Đức Chúa Trời để phóng thích dân Ngài. Ông đã được sinh ra trong khi đáng lẽ phải bị giết, ông đã được chấp nhận vào nhà Pharaoh như một phép lạ, nhưng vẫn duy trì nhân dạng Hebrew trong khi sống như một người thừa kế vương quốc hùng mạnh nhất trên đất. Đức Chúa Trời đã sắp xếp nhiều điều cho ông. Ông đã ở vị trí để làm một điều gì đó vĩ đại cho Đức Chúa Trời, và nhìn bên ngoài, trong một hành động ngắn gọn, ông đã phản bội rất cả, hoàn toàn bỏ rơi Đức Chúa Trời và dân Israel.

 

CHẠY TRỐN ĐẾN ĐỒNG VẮNG

 

 

VÀ SỐNG Ở MIDIAN TRONG BỐN MƯƠI NĂM NỮA

 

Pharaoh đã nghe những gì Moses làm, và đang tìm cách giết ông, vì vậy Moses tiến về hướng đồng vắng và cuối cùng ở Midian. Thấy tế lễ của Midian có bảy con gái, tình cờ đi ngang qua để cho chiên của họ uống nước, nhưng gặp rắc rối với những người chăn địa phương. Moses có thể là một người to lớn và khỏe mạnh, cũng mang một dáng vẻ quyền bính, dễ dàng đẩy họ đi và giúp những người con gái cho bầy của cha họ uống nước.

Midian là “anh em họ” của người Levi, vì Midian là con của Abraham qua Keturah, vợ thứ hai của ông (Sáng 25:1-2). Vì vậy người Midian là họ hàng, vì cả họ và Moses đều là hậu duệ của Abraham. Vì vậy người Midian có một chút tri thức về Đức Chúa Trời. Bầy mà Moses giúp cho uống nước thuộc về thầy tế lễ của Midian.

Điều thú vị là dân mà Moses chạy trốn đến với họ cũng biết Đức Chúa Trời. Nhiều người chạy trốn từ giữa vòng chúng ta thường thường tìm thấy những người giống như vậy để sống giữa vòng họ. Họ cảm thấy: “Chúng ta có thể đi đến bất cứ nơi nào phải không? Không phải tất cả chúng ta đều là các Cơ Đốc nhân sao?” Những thánh đồ như vậy quên đi nguyên tắc là chứng cớ của Chúa. Đây là ý nghĩa của Midian.

 

Một Người Lạ Trong Một Vùng Đất Xa Lạ

 

Các con gái của thầy tế lễ cả này nói với cha mình rằng họ có thể trở về sớm vì họ đã được giúp đỡ bởi “một người Ai Cập”! Đối với những người Ai Cập, Moses đã trở nên một ai đó mà họ không còn công nhận là một người thuộc về họ nữa, nhưng đối với những người này, ông lại xuất hiện như một người Ai Cập. Moses bằng lòng ở với họ, và thậm chí cưới một trong các con gái tên là Zipporah. (Tôi tin Đức Chúa Trời có thể dùng Moses đến một mức độ cao như vậy vì ông là loại người có thể giữ mình chung thủy với một vợ. Moses là một người ngay thẳng, không giống như Jacob.) Cuối cùng ông có một người con và đặt tên là “Gershom” vì ông nói: “Tôi là một người lạ trong một vùng đất xa lạ” (2:21). Mặc dù dân của ông đang ở trong cảnh nô lệ ở Ai Cập, nhưng Moses vẫn cảm thấy quê nhà của ông là ở đó với họ. Ông đã ổn định ở Midian, và thậm chí có được một người con. Đó chắc hẳn là khoảnh khắc hạnh phúc nhất trong đời ông, nhưng cảm nhận của ông là: “Tôi không có gì khác hơn là một người lạ trong một vùng đất xa lạ.” Ông không còn xem xét tình trạng từ viễn cảnh của cách sống hoàng tử đầy quyền lực trong một cung điện. Bây giờ ông xem xét cảnh ngộ khốn khổ của dân Israel từ viễn cảnh của một người sống xa nhà, và hoàn toàn bất lực để làm bất cứ điều gì về điều đó. Đối với sự nhận thức của ông, tất cả đều kết thúc, không có hi vọng.

 

Sự Công Nhận Đúng Lúc của Đức Chúa Trời

 

Đối Với Sự Kêu La của Israel

Cuối cùng, vị pharaoh tìm cách giết Moses đã chết, và chúng ta được cho biết rằng tiếng kêu la của dân Israel đã thấu đến Đức Chúa Trời. Dân Israel nhận thức rằng họ là dân Đức Chúa Trời, và họ bị cầm giữ trong sự nô lệ. Họ biết rằng họ, là những người thừa kế lời hứa của Abraham, lẽ ra không ở trong tình trạng đó. Họ biết rằng họ phải là chứng cớ của Chúa. Chúng ta cũng phải có nhận thức này. Bất kể tình trạng trong hội thánh như thế nào, chúng ta cũng phải đồng nhất hóa mình với chứng cớ của Đức Chúa Trời. Rồi khi sự việc thắng thế, chúng ta vui mừng, và khi sự việc khó khăn, chúng ta vẫn đứng vững. Có quá nhiều người hành động như thể họ là những người ngoài cuộc, hễ tình trạng phù hợp thì họ ở lại, và không phù hợp thì họ đào ngũ. Tuy nhiên, Đức Chúa Trời đã nghe những người ở lại trong tình trạng đó, than khóc, mong mỏi được giải phóng. Ngài nhớ đến giao ước của Ngài với Israel và công nhận họ (2:23-25). Ngài nhận thức họ đã ở đó đủ lâu rồi, và đã đến lúc làm một điều gì đó.

 

Thi Thiên 90

 

Vào thời điểm này, Moses cũng đã sẵn sàng bước vào giai đoạn thứ ba là giai đoạn cuối cùng của sự phục vụ. Trong giai đoạn đầu, ông được huấn luyện và dấy lên ở Ai Cập trong bốn mươi năm, và trong giai đoạn thứ hai, ông đã ở trong đồng vắng Midian trong bốn mươi năm (xem Công 7:23 và Xuất 7:7). Trong giai đoạn đầu, Đức Chúa Trời đã làm nhiều điều để chuẩn bị Moses. Sự sinh ra, sự sống sót, việc trưởng dưỡng, giáo dục và vận hành của ông đều là do Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời kiểm soát mọi sự. Tuy nhiên, ngay khi Moses cố gắng làm một điều gì đó cho Đức Chúa Trời, Đức Chúa Trời đã từ chối. Sau đó Ngài sai Moses đến một nơi chỉ để ông được làm cho trống không mọi sự trong bốn mươi năm.

Lời cầu nguyện của Moses vào lúc đó có thể được tìm thấy trong Thi Thiên 90. Trong Thi Thiên này, Moses viết: “Vì tất cả các ngày của chúng tôi đã qua đi trong sự thịnh nộ của Ngài, chúng tôi hoàn tất các năm của mình giống như một tiếng thở dài. Các ngày của cuộc sống chúng tôi là bảy mươi năm, và nếu khỏe mạnh thì được tám mươi năm, nhưng sự khoe khoang của chúng tôi chỉ là lao khổ và buồn rầu, vì nó sớm kết thúc và chúng tôi bay đi mất” (cc. 9-10). Khi Moses viết điều này, tôi tin ông đã gần cuối giai đoạn thứ hai bao gồm bốn mươi năm trong đồng vắng. Là  một người mạnh mẽ, ông đã sống tám mươi năm, vì vậy, ông cho rằng cuộc đời mình đã xong rồi. Ông sẵn sàng chết. Tôi tin rằng ngay sau khi ông viết thi thiên này, Chúa đã hiện ra với ông.

 

GIAI ĐOẠN BA BẮT ĐẦU:

 

ĐỨC CHÚA TRỜI HIỆN RA VỚI MOSES

Moses dắt bầy của cha vợ đi đến một nơi xa xôi trong đồng vắng, thậm chí đến Horeb, “núi của Đức Chúa Trời” (3:1). Ở đó ông đã thấy một bụi cây đang cháy. Điểm nổi bật không phải là trong chính bụi cây, mà là ở chỗ bụi cây không bị cháy rụi! Trong một sa mạc như vậy, cây cối vô cùng khô khéo. Nếu cây nào bị bắt lửa, thì nó nhanh chóng cháy rụi. Tuy nhiên, bụi cây này, đã giữ lại ngọn lửa. Vì vậy, Moses quay nhìn phép lạ vĩ đại này. Khi Chúa nhìn thấy Moses quay sang, từ trong bụi cây, Ngài đã gọi ông và bảo ông cởi giầy ra, vì chính Đức Chúa Trời hiện diện ở đó, làm cho nơi đó trở nên vùng đất thánh. Điều này chắc chắn nhắc nhở Moses rằng ông không đủ tiêu chuẩn để bước vào trong sự hiện diện của Đức Chúa Trời.

Từ điểm này trong Xuất Hành, Chúa là Đấng được biết đến như là “Elohim” (dịch là “Đức Chúa Trời”) trở nên “Jehovah” (hoặc “Yahweh... “TA LÀ”). Moses đã viết Ngài là Đức Chúa Trời, nhưng bây giờ ông gặp Ngài là Jehovah. Ngày nay, nhiều người chỉ biết Ngài như Đấng đầy quyền năng mà chúng ta phải thờ phượng. Bây giờ, Moses đi đến chỗ nhận biết Ngài là Đấng gần gũi với con người, và là Đấng sẽ liên hệ mật thiết với ông.

Dường như Đức Chúa Trời lặp lại khi nói: “Ta là Đức Chúa Trời của tổ phụ ngươi, Đức Chúa Trời của Abraham, Isaac, và Jacob” (3:6). Tuy  nhiên, Moses nhận thức rằng điều này chỉ tỏ Đức Chúa Trời rất nghiêm túc về lời hứa của Ngài. Sự nhấn mạnh của Đức Chúa Trời chỉ ra cho Moses sự kiện là Ngài không đùa giỡn. Ngài đang nói: “Ta là Đức Chúa Trời lúc ngươi sinh ra, lúc ngươi thơ ấu, vào thời tuổi trẻ, những năm đỉnh cao của ngươi và lúc ngươi sa sút, Ta là Đức Chúa Trời trong mọi sự của ngươi.” Chúng ta phải ao ước nghe Đức Chúa Trời nói một điều như vậy với  chúng ta: “ Ta là Đức Chúa Trời của ngày hôm qua của ngươi, Đức Chúa Trời của ngày hôm nay của ngươi, và Đức Chúa Trời của ngày mai của ngươi.” Nhiều người nói: “Chúa ơi, hãy là Đức Chúa Trời của đời sống tôi”, nhưng có bao nhiêu người nói: “Chúa ơi, tôi nhận lấy Ngài làm Đức Chúa Trời của tôi ngay bây giờ, thậm chí ngay giờ phút này? Chúng ta cần nhận biết Ngài như Đức Chúa Trời của chúng ta trong mọi tình trạng của mình biết bao! Đức Chúa Trời không đùa giỡn. Khi anh em nói với Ngài anh em yêu Ngài, Ngài có thể đáp lại: “Nếu ngươi thật sự nghiêm túc, Ta sẽ không bao giờ buông tha ngươi!”

Dường như Chúa đã từ bỏ dân Israel. Hãy xem họ đã ở Ai Cập biết bao lâu. Dường như Đức Chúa Trời đã từ bỏ họ trong bốn trăm năm, gần gấp đôi số tuổi của quốc gia mà chúng ta đang sống! Chắc chắn nhiều người Israel bắt đầu tự hỏi lời hứa mà Đức Chúa Trời lập với tổ phụ họ có thật không!Có thể chỉ một vài người tin kính giữa lòng họ vẫn trung thành với lời hứa. Bây giờ, cuối cùng Đức Chúa Trời đã hành động.

Moses có thể cảm thấy: “Điều này là quá nhiều đối với tôi! Ngài là Đức Chúa Trời trên cái thúng nhỏ bé đó, Đức Chúa Trời trên con gái Pharaoh, và Đức Chúa Trời trên mọi sự. Tôi chưa từng nhận thức Ngài nghiêm túc với điều Ngài nói biết bao. Khi Ngài lập một lời hứa, thì lời hứa đó không bao giờ tan biến đi!”

Chúa nhớ tất cả các thời kỳ dân sự ở trước mặt Ngài. Ngài là Đức Chúa Trời nhớ mọi sự, và lời hứa của Ngài mãi mãi ở trước mặt Ngài. Tôi có thể làm chứng rằng tôi không luôn vững vằng trong việc bước theo Chúa, và có nhiều lúc “khiếp vía bỏ chạy”, nhưng Chúa luôn luôn có cách để đem tôi trở lại. Không ai đáng tin cậy, chỉ có Ngài đáng tin cậy. Không ai kiểm soát, chỉ có Ngài kiểm soát. Ngài là Chúa và mọi sự ở trong tay Ngài. Chúng ta phải thờ phượng Ngài. Điều này phải trở nên sự yên nghỉ của chúng ta.

 

Chúa Cần Lời Thề Nguyện của Chúng Ta

 

 

Trước Khi Có Thể Làm Cho Chúng Trở Nên Hiện Thực

 

Chúng ta có thể lập những lời thề nguyện với Chúa, nhưng chính Chúa làm cho chúng ta có thể giữ chúng. Nếu anh em hỏi tôi: “Anh có thể giữ tất cả các lời thề nguyện của anh với Chúa không?” Tôi sẽ trả lời: “Có thể, vì Ngài là Đấng có thể làm điều đó.” Hiếm có một điều nào mà chúng ta có thể phát ngôn với sự trung tín một trăm phần trăm, mặc dù chúng ta có thể gây ấn tượng với người khác là mình nghiêm túc khi nói điều đó. Nhưng Đức Chúa Trời vui sướng nghe chúng ta nói: “Chúa ơi, tôi yêu Ngài và tôi dâng trọn đời tôi cho Ngài”, vì Ngài sẽ bảo đảm cuối cùng chúng ta có thể không yêu điều gì khác ngoại trừ Ngài! Đức Chúa Trời nói: “Ta là Đức Chúa Trời của Abraham, Đức Chúa Trời của Isaac và Đức Chúa Trời của Jacob. Ta sẽ làm cho lời cầu nguyện của ngươi trở nên lời hứa của Ta! Ta sẽ làm điều đó!”

 

Mọi Sự Đều Được Chúa Đo Lường

 

 

Không Thời Gian Nào Là Lãng Phí

 

Đây là lý do tại sao Đức Chúa Trời hiện ra với Moses theo một cách như vậy. Ngài đang nói rằng Ngài biết chính xác điều Ngài đang làm. Đối với một số người, có vẻ như dân Israel đã lãng phí bốn trăm năm, nhưng đối với Đức Chúa Trời, không có năm nào ở Ai Cập là lãng phí. Ngài biết chính xác điều Ngài đang làm. Ngài không thực hiện lời hứa của Ngài trong cuộc đời của Abraham, không trong cuộc đời của Isaac, cùng không trong cuộc đời của Jacob. Tuy nhiên, từ thế hệ này đến thế hệ khác, Ngài đang hành động để hoàn thành lời hứa. Nếu nhận thức Đức Chúa Trời là một Đấng như vậy, lẽ nào chúng ta lại không yên nghỉ?

Chúng ta có thể đã cầu nguyện nhiều điều, và tự hỏi chúng ta bao giờ xảy ra như dự định không, vì chưa nhìn thấy kết quả ao ước. Vẫn còn có thời gian để Chúa làm cho điều đó trở nên thực tại. Thời gian ở trong tay Ngài, không phải trong tay chúng ta.

 

TITUS

 
Chúa Jesus phán cùng họ rằng: Mùa gặt thì lớn song con gặt thì ít. Vậy, hãy cầu nguyện Chúa mùa gặt sai con gặt đi vào mùa của Ngài".

Luke 10: 2