"CẢ KINH THÁNH LÀ BỞI ĐỨC CHÚA TRỜI SOI DẪN ... HẦU CHO NGƯỜI THUỘC VỀ ĐỨC CHÚA TRỜI ĐƯỢC TRỌN VẸN VÀ SẮM SẴN ĐỂ LÀM MỌI VIỆC LÀNH"
II Timothy 3:16a, 17
  

HỘI TRUYỀN GIÁO PHÚC ÂM VIỆT NAM
(Vietnamese Full Gospel Missions)
TRƯỜNG KINH THÁNH TẠI GIA
(Home Bible School) www.HomeBibleSchoolVietnam.com

Học Báo:
"SỨ GIẢ TÌNH YÊU"

(The Love Ambassadors)
P.O.Box 565, Westminster, CA 92684-USA
Email: VNFGMissions@Yahoo.com

TIẾNG NÓI CHÂN LÝ
(The Voice of Truth)
www.TiengNoiChanLy.com
HỘI THÁNH PHÚC ÂM VIỆT NAM
tại Westminster
(Vietnamese Full Gospel Church)
14381 Magnolia Ave. Westminster, CA 92683-USA
ĐỘC QUYỀN PHIÊN DỊCH VÀ PHỔ DỤNG
© 1979, 1996 GLOBAL YOUTH EVANGELISM
P.O. Box 1019, Orland, CA 95963 - USA
(Giữ bản quyền. Cấm in sao lại từng phần hay toàn bản dưới mọi hình thức hoặc bằng mọi phương tiện).

  

THỐNG KÊ

Đã truy cập:7530934
Đang truy cập:432

Hội Thánh Vinh Hiển: 2, 3

buy clomid bodybuilding

clomid uk prescription

buy naltrexone canada

how to buy naltrexone knagis.miga.lv where can i buy naltrexone

sertraline 50mg

sertraline 50mg

tadalafil generico quando

tadalafil mylan click here

 

CHƯƠNG HAI

 

BIỂU TƯỢNG Ê-VA

Trong sự sáng tạo có hai nhân vật đã được tạo dựng: một là A-đam và người kia là Ê-va. Cả hai đều là những con người được tạo dựng, nhưng mỗi người tượng trưng cho một điều khác biệt. 1 Cô-rin-tô chương 15 nói rằng A-đam là biểu tượng của Chúa Giê-su, và Rô-ma chương 5 nói A-đam là hình ảnh tượng trưng của Đấng phải đến. Thế thì, A-đam là hình bóng đến trước của Đấng Christ; ông mô tả Đấng Christ trong hình ảnh tượng trưng. Nói cách khác, tất cả những gì Đức Chúa Trời định trong A-đam đều phải hoàn thành trong Đấng Christ.

Nhưng trong cõi sáng tạo ngoài A-đam còn có một người nữ là Ê-va. Đức Chúa Trời rất cẩn thận ghi lại sự sáng tạo người nữ này trong Sáng-thế Ký chương 2, và khi đến Ê-phê-sô chương 5 chúng ta được bày tỏ rõ ràng rằng Ê-va tượng trưng cho hội-thánh. Vì vậy, chúng ta có thể thấy ý muốn đời đời của Đức Chúa Trời được thành tựu một phần qua Đấng Christ và một phần qua hội-thánh. Để hiểu được thế nào hội-thánh có thể hoàn thành được ý muốn của Đức Chúa Trời trên đất, chúng ta phải học hỏi từ Ê-va. Mục đích của cuốn sách này không phải để thảo luận về biểu tượng A-đam. Vì vậy, chúng ta sẽ không xem xét vấn đề đó tại đây; trái lại, sự nhấn mạnh ở đây là vào Ê-va. Chúng ta không tập trung suy nghĩ của mình vào công tác của Đấng Christ, nhưng vào vị trí của hội-thánh trong mối tương quan với công tác ấy.

Khi đọc Sáng-thế Ký 2:18-24 và Ê-phê-sô 5:22-32 chúng ta thấy một người nữ được đề cập ở cả hai nơi. Trong Sáng-thế Ký chương 2 có một người nữ, và trong Ê-phê-sô chương 5 cũng có một người nữ. Người nữ đầu tiên là một dấu hiệu tượng trưng cho hội-thánh; người nữ thứ hai là người nữ thứ nhất. Người nữ thứ nhất được Đức Chúa Trời hoạch định trước khi tạo lập thế giới và xuất hiện trước sự sa ngã. Người nữ thứ hai cũng được hoạch định trước khi tạo dựng thế giới nhưng được khải thị sau sự sa ngã. Mặc dầu một người xuất hiện trước sự sa ngã và người kia xuất hiện sau sự sa ngã, nhưng trong cái nhìn của Đức Chúa Trời không có gì khác biệt: hội-thánh là Ê-va trong Sáng-thế Ký chương 2. Đức Chúa Trời tạo dựng A-đam để tượng trưng cho Đấng Christ; Ngài cũng tạo dựng Ê-va để tượng trưng cho hội-thánh. Mục đích của Đức Chúa Trời không những được hoàn thành bởi Đấng Christ, mà cũng được hoàn thành bởi hội-thánh nữa. Trong Sáng-thế Ký 2:18, Chúa là Đức Chúa Trời phán: “Con người ở một mình không tốt; ta sẽ dựng nên cho người một người giúp đỡ tương xứng”. Mục đích của Đức Chúa Trời trong việc tạo dựng hội-thánh là để hội-thánh có thể làm người giúp đỡ tương xứng với Đấng Christ. Một mình Đấng Christ chỉ mới là một nửa; cần phải có một nửa kia, là hội-thánh. Đức Chúa Trời phán: “Con người ở một mình không tốt”. Điều này có nghĩa là theo mắt Đức Chúa Trời, một mình Đấng Christ chưa đủ. Sáng-thế Ký 2:18-24 lập lại những sự kiện sáng tạo vào ngày thứ sáu. Vào ngày thứ sáu, Đức Chúa Trời tạo dựng A-đam, nhưng sau đó dường như Ngài cân nhắc một chút và nói: “Không được, con người ở một mình không tốt”. Vì vậy, Ngài tạo dựng Ê-va cho A-đam. Khi ấy, mọi sự đều hoàn tất, và chúng ta thấy Sáng-thế Ký chương 1 kết thúc với lời này: “Và Đức Chúa Trời nhìn mọi sự Ngài đã tạo dựng, và thấy rất tốt lành” (c. 31). Qua điều này, chúng ta nhận thấy một mình A-đam, hay có thể nói, một mình Đấng Christ chưa đủ để làm thỏa lòng Đức Chúa Trời. Đối với Đức Chúa Trời cần phải có Ê-va nữa, tức là cũng phải có hội-thánh. Khi ấy, Ngài sẽ thỏa lòng.

Chúa là Đức Chúa Trời phán: “Con người ở một mình không tốt”. Nói cách khác, Đức Chúa Trời ao ước có cả A-đam lẫn Ê-va. Mục tiêu của Ngài là có một Đấng Christ đắc thắng cộng với một hội-thánh đắc thắng, một Đấng Christ chiến thắng công việc của ma quỉ cộng với một hội-thánh đánh bại công việc của ma quỉ. Mục đích của Ngài là có một Đấng Christ cai trị và một hội-thánh cai trị. Đây là điều Đức Chúa Trời hoạch định vì niềm vui thích của riêng Ngài, và Ngài đã thực hiện điều đó để chính Ngài được thỏa mãn. Điều ấy đã được thực hiện vì Ngài ao ước thực hiện. Đức Chúa Trời ao ước có Đấng Christ, và Ngài cũng ao ước có hội-thánh giống y như Đấng Christ. Đức Chúa Trời không chỉ ao ước Đấng Christ có quyền thống trị, Ngài còn ao ước có một hội-thánh có quyền thống trị. Đức Chúa Trời cho phép ma quỉ ở trên đất vì Ngài phán: “Hãy để họ”, tức là Đấng Christ và hội-thánh, “cai trị”. Đức Chúa Trời dự định rằng hội-thánh, là đối tượng tương xứng với Đấng Christ, nên tham gia vào việc đối phó với Sa-tan. Nếu hội-thánh không tương xứng với Đấng Christ, mục đích của Đức Chúa Trời sẽ không được thực hiện. Trong chiến tranh, Đấng Christ cần một người giúp đỡ tương xứng và ngay cả trong vinh quang, Ngài cũng cần một người giúp đỡ tương xứng. Đức Chúa Trời đòi hỏi hội-thánh phải giống như Đấng Christ về mọi phương diện. Đức Chúa Trời ao ước Đấng Christ phải có một người giúp đỡ tương xứng.

Ê-VA RA TỪ A-ĐAM

A-đam cần có một người giúp đỡ tương xứng. Đức Chúa Trời đã làm gì để đáp ứng nhu cầu này? Sáng-thế Ký 2:19-20 ghi: “Và từ bụi đất, Đức Chúa Trời tạo thành mọi loài thú đồng, mọi loài chim trời; và đưa chúng đến trước mặt A-đam để người đặt tên cho chúng: và bất cứ tên nào A-đam gọi mỗi sinh vật, đều trở thành tên của chúng. A-đam đặt tên cho mọi loài gia súc, chim trời, thú đồng; nhưng A-đam không tìm được cho mình một người giúp đỡ nào tương xứng cả”. Đức Chúa Trời đem mọi loại sinh vật đến trước mặt A-đam, nhưng ông không tìm được một người giúp đỡ tương xứng giữa vòng chúng nó. Không một sinh vật nào làm bằng bụi đất có thể làm một người giúp đỡ tương xứng với A-đam.

Vì vậy, “Chúa là Đức Chúa Trời làm cho A-đam ngủ say, và người ngủ; rồi Ngài lấy một xương sườn, lắp thịt thế vào. Chúa là Đức Chúa Trời dùng xương sườn mà Ngài đã lấy từ con người, tạo nên một người nữ, đem đến cho con người. A-đam nói: Đây là xương của xương tôi, thịt của thịt tôi: người được gọi là Người Nữ, vì lấy ra từ Người Nam” (cc. 21-23). Đây là người giúp đỡ tương xứng và là hình ảnh tượng trưng của hội-thánh trong Ê-phê-sô chương 5. Kinh-thánh nói rất rõ tất cả những gì làm bằng bụi đất, không phải lấy từ thân thể của A-đam không thể là người giúp đỡ tương xứng với ông. Tất cả các loài thú đồng, gia súc và chim trời đều làm bằng bụi đất. Chúng không được lấy ra từ A-đam; vì vậy chúng không thể làm người giúp đỡ tương xứng với A-đam. Chúng ta phải nhớ Ê-va được hình thành từ một chiếc xương sườn lấy từ A-đam; vì vậy, Ê-va là một phần tử cấu thành của A-đam. Điều này có nghĩa là hội-thánh ra từ Đấng Christ. Chỉ có điều nào ra từ Đấng Christ mới có thể là hội-thánh. Bất cứ điều nào không ra từ Đấng Christ không phải là hội-thánh.

Chúng ta cần lưu ý một vài từ ngữ trong Sáng-thế Ký 1:26 và

27. Câu 26 ghi: “Và Đức Chúa Trời phán: Chúng ta hãy tạo nên con người theo hình ảnh chúng ta và giống như hình dạng chúng ta: và cho họ...” Trong tiếng Hê-bơ-rơ, chữ “con người” là số ít, nhưng ngay sau đó, đại danh từ số nhiều “họ” được sử dụng. Cùng một cách nói được dùng trong câu 27: “Vậy, Đức Chúa Trời tạo dựng con người theo chính hình ảnh của Ngài, Ngài tạo dựng con người theo hình ảnh Đức Chúa Trời; Ngài tạo dựng họ, người nam và người nữ”. Danh từ “con người” là số ít, nhưng đại danh từ theo sau “họ” là số nhiều. Đức Chúa Trời tạo nên một người; nhưng chúng ta cũng có thể nói Ngài tạo nên hai người! Một là hai, tuy nhiên hai là một vì Ê-va ở trong A-đam.

Xin lưu ý thêm điều câu 27 nói: “Đức Chúa Trời tạo dựng con người theo chính hình ảnh của Ngài, Đức Chúa Trời tạo dựng con người theo hình ảnh Đức Chúa Trời; Ngài tạo dựng họ, người nam và người nữ”. Cách Đức Chúa Trời tạo dựng “con người”cũng là cách Ngài tạo dựng “họ”. Không những A-đam được tạo dựng, nhưng Ê-va cũng bao hàm trong ông. “Đức Chúa Trời tạo dựng con người theo hình ảnh của Ngài”. Con người này là số ít và tượng trưng cho Đấng Christ. “Ngài tạo dựng họ theo hình ảnh của Đức Chúa Trời”. “Họ” là số nhiều và tượng trưng cho Đấng Christ và hội-thánh. Đức Chúa Trời không những muốn có một Con độc sanh, Ngài cũng muốn có nhiều con. Nhiều con này cũng phải giống như Con Một. Qua những câu này chúng ta thấy nếu hội-thánh không ở trong tình trạng tương xứng với Đấng Christ, Đức Chúa Trời sẽ không nghỉ ngơi và công việc Ngài sẽ không hoàn tất. Không những A-đam là hình ảnh của Đức Chúa Trời, mà Ê-va cũng vậy. Không những Đấng Christ có sự sống của Đức Chúa Trời, hội-thánh cũng phải có sự sống của Đức Chúa Trời.

HỘI-THÁNH RA TỪ ĐẤNG CHRIST

 

Thế thì chúng ta nên hỏi: “Hội-thánh là gì?” Hội-thánh là phần được lấy ra từ Đấng Christ. Chúng ta cần phải thấy hai phương diện của A-đam, khi ấy chúng ta sẽ dễ dàng hiểu được điều ấy. Về một mặt, A-đam chỉ là chính ông; mặt khác, ông là một biểu tượng. Nói về chính A-đam, ông làm bằng đất sét. Mọi con người thiên nhiên đều làm bằng đất sét. Nhưng A-đam cũng tượng trưng cho Đấng Christ. Sự kiện Ê-va ra từ A-đam nghĩa là hội-thánh được cấu tạo bằng Đấng Christ. Ê-va được tạo nên bằng xương sườn của A-đam. Vì Ê-va ra từ A-đam, bà vẫn là A-đam. Thế thì hội-thánh là gì? Hội-Thánh là một hình thức khác của Đấng Christ, cũng như Ê-va là một hình thức khác của A-đam.

Hội-thánh chính là Đấng Christ. Ôi, có nhiều người nghĩ rằng hội-thánh gồm nhiều “con người” tin Chúa và được cứu họp lại với nhau. Không, điều ấy không đúng! Thế thì điều gì cấu tạo nên hội-thánh? Hội-thánh chỉ là một phần lấy từ Đấng Christ. Nói cách khác, hội-thánh là con người mà Đức Chúa Trời dùng Đấng Christ làm vật liệu để tạo nên. Đó không phải là một con người làm bằng đất sét. Vật liệu của hội-thánh là Đấng Christ. Không có Đấng Christ, hội-thánh không có địa vị, không có sự sống, không có sinh hoạt và không tồn tại được. Hội-Thánh ra từ Đấng Christ.

1 Cô-rin-tô 10:17 chép: “Vì thấy chỉ có một ổ bánh, chúng ta tuy nhiều mà là một Thân Thể”. Câu này nghĩa là mặc dầu chúng ta là nhiều người, nhưng ổ bánh chúng ta bẻ là một; vì vậy, Thân Thể cũng là một. Sứ đồ Phao-lô bày tỏ rõ ràng một ổ bánh tượng trưng cho Thân Thể của Đấng Christ, tức là hội-thánh như một tổng thể. Mặc dầu chúng ta là nhiều, nhưng Thân Thể là một. Khi chúng ta nhớ đến Chúa, tôi lấy một miếng bánh nhỏ từ ổ bánh, anh em lấy một miếng bánh nhỏ từ ổ bánh và những người khác cũng làm như vậy. Qua nhiều thế kỷ trên khắp thế giới, mọi Cơ-đốc-nhân đều cầm lấy một phần nhỏ từ ổ bánh này và ăn! Nếu anh em có thể thâu tất cả những mẩu bánh họ đã ăn và ráp lại với nhau, họ sẽ trở thành cả hội-thánh. Hội-Thánh không phải là một cá nhân “tôi” cộng với một cá nhân “anh”. Không phải một ông A cộng với một ông B, thậm chí cũng không phải tất cả các Cơ-đốc-nhân trên thế giới cộng lại với nhau. Hội-Thánh là Đấng Christ trong anh em, Đấng Christ trong người khác, và Đấng Christ trong mọi Cơ-đốc-nhân khắp thế giới suốt mọi thời đại họp lại với nhau. Con người thiên nhiên của chúng ta không có gì liên quan đến hội-thánh. Phần duy nhất trong chúng ta có liên quan đến hội-thánh là phần của ổ bánh mà chúng ta đã ăn. Điều này được khải thị cách đặc biệt trong Phúc-âm Giăng, nói rằng tất cả những người tin Chúa có Đấng Christ cư trú trong họ và do đó là một trong Linh.

Hội-thánh gồm những gì ra từ Đấng Christ. Tài năng, khả năng, tư tưởng, sức mạnh và tất cả những gì họ có đều ở bên ngoài hội-thánh. Mọi điều đến từ sự sống thiên nhiên ở bên ngoài hội-thánh, và bất cứ điều gì được đưa vào hội-thánh thuộc về sự sống thiên nhiên chỉ sẽ phá đổ chứ không gây dựng. Chỉ có điều gì đến từ Đấng Christ mới ở trong hội-thánh. Ê-va không được dựng nên từ đất sét, nhưng từ A-đam, là người tượng trưng cho Đấng Christ. Điều quí báu là Đức Chúa Trời đã lấy một cái xương sườn của A-đam và tạo nên Ê-va. Chỉ có điều gì ra từ A-đam, không phải từ đất sét, mới có thể gọi là “Ê-va”, và chỉ có điều gì ra từ Đấng Christ mới có thể được gọi là hội-thánh. Bất cứ điều nào không đến từ Đấng Christ thì chẳng liên quan gì đến hội-thánh.

Một số người rất thành thật trước khi tin Chúa. Sau khi được cứu, họ dùng sự thành thật của mình để phục vụ Đức Chúa Trời. Họ cho rằng sự thành thật của mình là rất ích lợi, và họ hãnh diện về tính thành thật này. Nhưng sự thành thật của họ bắt nguồn từ đâu? Nó có đến từ Đấng Christ không? Nó đã được thập tự giá xử lý chưa? Ôi, nếu nó không ra từ Đấng Christ, nếu nó chưa bao giờ được thập tự giá xử lý, nó không ích lợi gì cho hội-thánh! Ê-va chỉ được cấu tạo bằng những gì ra từ A-đam, cũng vậy, hội-thánh chỉ được cấu tạo bằng những gì ra từ Đấng Christ. Bất cứ điều gì của chính con người thì không phải là hội-thánh.

Một vài người có khẩu tài trước khi tin Chúa. Họ kể chuyện và mô tả điều này, điều kia cho người khác một cách dễ dàng. Sau khi được cứu, họ chỉ thay đổi đề tài và bắt đầu giảng. Nhưng chúng ta không nên cho rằng những người như vậy có thể giảng tốt. Trái lại, chúng ta nên hỏi: “Khẩu tài của họ bắt nguồn từ đâu? Đã được thập tự giá xử lý chưa?” Nếu khẩu tài ấy là điều họ vốn có và chưa được thập tự giá xử lý, thế thì nó hoàn toàn ra từ bản chất thiên nhiên của họ. Khẩu tài mà họ đem vào hội-thánh là điều ra từ A-đam bụi đất. Hội-thánh sẽ thật sự bị phá đổ vì những con người như vậy. Chỉ có những gì ra từ Đấng Christ mới là hội-thánh; không một điều nào ra từ bản chất thiên nhiên của con người là hội-thánh được.

Chúng ta cũng có thể gặp vài người rất lanh lợi. Tâm trí của họ sắc bén cách đặc biệt. Trước khi được cứu, họ sử dụng tâm trí ấy để học triết lý, khoa học và văn chương. Sau khi được cứu, họ dùng tâm trí mình để học Lời Chúa cách dễ dàng. Nhưng chúng ta phải hỏi: “Tâm trí sắc bén ấy đến từ đâu? Đã được thập tự giá xử lý chưa? Có ở dưới sự cai trị của Thánh Linh không? Hay đó chỉ là tâm trí họ đã có từ đầu?” Nếu vậy, đó chỉ là một điều ra từ A-đam bụi đất, ra từ chính con người, từ bản chất con người, và thuộc về xác thịt. Mặc dầu họ đã thay đổi đề tài, tâm trí họ vẫn là tâm trí cũ kỹ! Và khi họ dùng tâm trí này để học Kinh-thánh, thay vì giúp đỡ hội-thánh, họ sẽ làm cho hội-thánh bị thiệt hại. Chỉ có điều gì ra từ Đấng Christ mới có thể là hội-thánh. Bất cứ điều gì ra từ con người không phải là hội-thánh.

Đức Chúa Trời phải xử lý chúng ta đến mức mọi điều từ bản chất thiên nhiên của chúng ta đều phải bị kiểm chế. Năng lực thiên nhiên của chúng ta phải được thập tự giá xử lý và phục tùng sự cai trị của Thánh Linh. Chỉ khi ấy chúng ta mới không gây thiệt hại cho hội-thánh. Mọi điều ra từ sự sống A-đam thiên nhiên trong chúng ta được làm bằng bụi đất và không phải là điều Đức Chúa Trời mong muốn. Chỉ có điều gì làm bằng xương sườn của A-đam mới là Ê-va. (Xương tượng trưng cho sự sống phục sinh. Khi Chúa ở trên thập tự giá, không một cái xương nào của Ngài bị gãy). Chỉ có điều nào được hình thành từ sự sống phục sinh của Đấng Christ mới là hội-thánh.

Ê-va phải được tạo thành do xương của A-đam. Không có xương của A-đam thì cũng không có Ê-va. Người giúp đỡ tương xứng của A-đam cũng là thân thể của A-đam, vì nguồn gốc của sự sống Ê-va là chính xương của ông. A-đam là nền tảng của sự hiện hữu của Ê-va. Bà chỉ có thể tồn tại vì một phần của A-đam ở trong bà. Đối với hội-thánh cũng vậy, Chúng ta cần liên tục tuyên bố với Chúa: “Chúng con nợ Ngài mọi sự. Không có Ngài, chúng con không có sự sống, không hiện hữu, không có gì cả! Chúng con ra từ Ngài!”

Điểm quan trọng của sự tái sinh chúng ta chỉ là như vầy: sự ăn năn không làm cho chúng ta trở nên một phần của hội-thánh; sự xưng tội hay đức tin của chúng ta cũng không. Chỉ có sự sống mà Đấng Christ đã truyền đạt cho chúng ta làm cho chúng ta nên một phần của hội-thánh. Nền tảng mà nhờ đó chúng ta trở nên một phần của hội-thánh là sự tái sinh của chúng ta, vì khi ấy Đấng Christ truyền đạt chính Ngài cho chúng ta. Vì vậy, chúng ta cần sống, cư xử và hành động theo sự sống này, là sự sống của Đấng Christ. Đức Chúa Trời không thể làm gì cho chúng ta hơn là truyền đạt Con Ngài vào trong chúng ta để chúng ta có thể dự phần vào sự sống của Đấng Christ. Mặc dầu chúng ta chỉ là những bình đất, có một kho tàng lớn lao trong chúng ta. Điều gì có thể làm cho chúng ta rúng động? Tuy nhiên, nếu chúng ta hành động theo con người của mình, chúng ta ở bên ngoài hội-thánh. Bất cứ điều nào khác hơn “phần” của Đấng Christ trong chúng ta đều không phải là hội-thánh, mà chỉ là bản ngã của chính mình. Nếu chúng ta làm việc theo con người mình thì không phải chúng ta đang làm công việc Chúa. Chúng ta phải tự hỏi mình trên căn bản nào và từ nguồn nào mà chúng ta đang hầu việc Chúa, làm công việc Ngài, theo đuổi những điều thuộc linh, và sống đời sống thuộc linh. Mọi điều chúng ta làm dựa trên Đấng Christ hay dựa trên chính mình? Nếu làm mọi việc bằng chính Đấng Christ, chúng ta có thể hoàn thành mục đích của Đức Chúa Trời, nhưng nếu chúng ta làm mọi điều do chính mình, mặc dầu điều ấy hoàn tất, nó chỉ thuộc bản chất bụi đất và không thể hoàn thành ý muốn đời đời của Đức Chúa Trời.

Mục đích đời đời của Đức Chúa Trời là chiếm hữu được một con người. Con người này là một con người tập thể ra từ Đấng Christ. Ấy là hội-thánh. Hội-thánh không phải là vấn đề một vài Cơ-đốc-nhân này họp lại với một vài Cơ-đốc-nhân khác. Không phải là nhiều “con người”, mà là sự sống. Hội-thánh là hội-thánh chỉ vì có nhiều người chia sẻ cùng một sự sống, cùng một Đấng Christ. Anh em có một phần của Đấng Christ, và người kia có một phần của Đấng Christ; mỗi người trong chúng ta có một phần của Đấng Christ. Khi tất cả những phần của Đấng Christ họp lại với nhau, đó là hội-thánh.

Chúng ta phải sáng tỏ rằng Đức Chúa Trời không mong muốn có các cá nhân. Đức Chúa Trời tạo nên con người, người nam và người nữ. Người nam là số ít và người nữ cũng là số ít. Đấng Christ là số ít, và hội-thánh cũng là số ít. Theo mắt Đức Chúa Trời chỉ có một Đấng Christ và chỉ có một hội-thánh. Trong tương lai chúng ta sẽ thấy chỉ có một con người ở âm phủ và một con người ở trên các từng trời; không có con người thứ ba. Theo mắt Đức Chúa Trời, Ngài chỉ thấy hai con người trên cả thế giới. 1 Cô-rin-tô chương 15 bày tỏ A-đam là con người đầu tiên và Đấng Christ là con người sau cùng. Không có người nào khác. Thân Thể của Đấng Christ, cũng như Ê-va, chỉ có một, không có nhiều!

Vì vậy, mặc dầu chúng ta có sự sống của Đức Chúa Trời ở bên trong, chúng ta vẫn cần Đức Chúa Trời hành động trên chúng ta để phá vỡ chủ nghĩa cá nhân của mình. Đức Chúa Trời phải phá vỡ cái tư tưởng cho rằng chỉ một mình tôi là đủ. Chúng ta cần hiệp một với mọi con cái khác của Đức Chúa Trời. Chỉ có một Ê-va; cũng vậy, chỉ có một Thân Thể của Đấng Christ. Tất cả các con cái của Đức Chúa Trời, tất cả những người cùng san sẻ sự sống của Đấng Christ, đều không phải là nhiều cá nhân nam nữ; họ chỉ là một người. Đức Chúa Trời phải phá vỡ chủ nghĩa cá nhân của chúng ta. Ngài phải đập vỡ chúng ta hằng ngày cho đến khi chúng ta nhận biết sự sống của Thân thể.

Nhiều người nghĩ rằng họ có thể là những Cơ-đốc-nhân hoàn toàn độc lập! Nhưng Đức Chúa Trời không cho phép như vậy. Những lời cầu nguyện cá nhân của họ thường không được đáp lời, sự nghiên cứu Kinh-thánh cách cá nhân không soi sáng cho họ, và sự tìm kiếm cách cá nhân không dẫn họ đến ý muốn của Đức Chúa Trời. Một người như vậy nên thưa với một anh em hay một chị em khác rằng: “Tôi không thể tự giải quyết vấn đề này, anh hay chị giúp tôi được không?”, họ sẽ cầu nguyện với nhau, và cuối cùng người ấy sẽ được sáng tỏ. Bất cứ điều gì người ấy không thể tự hiểu, thì sẽ được hiểu rõ khi tìm được câu giải đáp với anh em mình. Một người như vậy thường vẫn còn kiêu ngạo, nghĩ rằng mình có thể tự giải quyết hầu hết mọi việc, và chỉ có một vài lần mình không thông suốt. Đó là chủ nghĩa cá nhân. Trong hội-thánh, chủ nghĩa cá nhân phải bị phá vỡ. Chúng ta phải cho phép Đấng Christ trong chúng ta và Đấng Christ trong tất cả các anh chị em khác trở nên gắn bó với nhau trong một Thân Thể.

Nhiều Cơ-đốc-nhân biết sự sống họ có trong Đấng Christ, nhưng chúng ta rất tiếc phải nói rằng họ không biết sự sống trong Thân Thể của Đấng Christ. Cũng như sự sống của Đấng Christ là một thực tại, sự sống trong thân thể của Đấng Christ cũng là một thực tại. Các Cơ-đốc-nhân không phải là những cá nhân; họ là một. Sứ đồ Phao-lô nói chúng ta dầu nhiều, vẫn là một bánh và một Thân Thể. Nếu sống theo Đấng Christ, chúng ta là một với tất cả những Cơ-đốc-nhân khác. Nhưng nếu sống theo chính mình, chúng ta phân rẽ khỏi tất cả những con cái của Đức Chúa Trời.

Vì vậy, có hai bước cần thiết để hội-thánh trở nên một hội-thánh thật: sự lan toả hay gia tăng Đấng Christ và sự tiêu hủy bản ngã của chúng ta. Sự lan toả Đấng Christ bắt đầu lúc chúng ta được tái sinh; và, từ khi chúng ta được cứu, Chúa hành động trong chúng ta ngày này qua ngày khác để tiêu hủy bản ngã chúng ta. Chúa sẽ tiếp tục công việc của Ngài cho đến một ngày chúng ta có thể nói trước mặt Đức Chúa Trời rằng: “Không một điều nào con có thể tự mình làm được. Mỗi việc con làm, đều làm theo nguyên tắc giúp đỡ hỗ tương giữa vòng các chi thể. Tất cả những gì con thực hiện đều theo nguyên tắc tương giao, là nguyên tắc của Thân Thể”. Hội-thánh là Thân Thể của Đấng Christ. Chỉ có điều gì thuộc về Đấng Christ mới là hội-thánh; bất cứ điều gì ra từ con người thì không phải là hội-thánh.

Chúng ta phải nhận biết rằng Đức Chúa Trời lưu tâm đến nguồn gốc của những sự việc, chứ không lưu tâm đến việc chúng tốt hay xấu. Loài người luôn luôn hỏi: “Điều ấy tốt hay xấu?” Nhưng Đức Chúa Trời hỏi: “Điều ấy đến từ đâu?” Điều ra từ A-đam được gọi là Ê-va; cũng vậy, điều ra từ Đấng Christ được gọi là hội-thánh. Bất cứ điều gì không ra từ Đấng Christ thì không phải là hội-thánh. Người ta hỏi: “Anh có yêu thương không?” Nhưng Đức Chúa Trời hỏi: “Tình thương của con đến từ đâu?” Người ta hỏi “Anh có nhiệt thành không?” Nhưng Đức Chúa Trời hỏi: “Lòng nhiệt thành của con đến từ đâu?” Chúng ta cần phải giải quyết vấn đề nguồn gốc, chứ không phải tốt hay xấu. Câu hỏi tốt hay xấu đến sau Sáng-thế Ký chương 3. Có lẽ một người nào đó sẽ nói: “Tôi không có khả năng sao? Tôi không nhiệt thành sao?” Nhưng vấn đề là khả năng và lòng nhiệt thành của anh đến từ đâu?

Chúng ta thường cảm thấy tự mình có khả năng yêu thương và giúp đỡ người khác. Dĩ nhiên yêu thương và giúp đỡ người khác là điều tốt, nhưng “nếu tôi bỏ thân mình để có thể khoe khoang (hay để chịu đốt - theo bản tiếng Việt và vài bản dịch khác), nhưng nếu không có tình yêu thương”, tức tình yêu thương của Đấng Christ, “thì chẳng ích chi cho tôi” (1 Côr. 13:3). Dâng mình để giúp đỡ người khác có gì sai lầm không? Vấn đề vẫn y như vậy: Hành động ấy đến từ đâu? Chỉ có điều nào đến từ Đấng Christ mới là hội-thánh. Bất cứ điều nào không ra từ Đấng Christ thì không có liên quan gì đến hội-thánh.

Trong đời sống Cơ-đốc của chúng ta, bài học đầu tiên và cuối cùng chúng ta cần học là phân biệt nguồn gốc mọi sự. Bài học đầu tiên là từ bỏ tất cả mọi điều ra từ chúng ta, và bài học cuối cùng vẫn là từ bỏ tất cả những gì ra từ chúng ta. Điều này không có nghĩa là chúng ta không nên phấn đấu hay không nên nhiệt thành, nhưng vấn đề là sự phấn đấu và nhiệt thành của chúng ta phải đến từ Chúa. Chúng tôi không nói chúng ta không nên làm việc, nhưng chúng ta muốn những công việc bắt nguồn từ Chúa. Chúng tôi không nói chúng ta không nên tìm kiếm quyền năng, nhưng chúng ta nên tìm kiếm quyền năng đến từ Chúa. Đây là toàn bộ vấn đề: Điều đó bắt nguồn từ đâu?

Trong Phúc-âm Giăng, Chúa Giê-su từng phán: “Con không thể làm gì từ chính mình” (Giăng 5:19). Theo bản Hi-văn, chữ “từ” cũng có thể dịch là “ra từ”. Điều này nghĩa là Con không thể làm gì “ra từ” chính Ngài. Nếu đối với Chúa mà như vậy, thì với chúng ta còn phải đến mức thế nào! Làm thế nào chúng ta có thể thực hiện một điều gì ra từ chính mình? Chúng ta cần thấy trước mặt Đức Chúa Trời chúng ta không thể làm gì ra từ chính mình. Ngài phải đem chúng ta đến chỗ nhận biết chúng ta thật sự không thể tự làm điều gì, mọi sự phải bởi Ngài và ra từ Ngài.

Khi chúng ta hầu việc Chúa, lòng nhiệt thành vẫn chưa đủ. Không, chúng ta phải làm công việc nào Chúa chỉ định cho mình. Trong Cô-lô-se 1:29, Phao-lô nói: “Cũng vì đó mà tôi chịu lao khổ, chiến đấu theo sự hành động của Ngài đang hành động trong tôi cách quyền năng”. Đức Chúa Trời đang hành động trong chúng ta để chúng ta có thể làm việc ra bên ngoài. Chúng ta thường làm nhiều điều bên ngoài, nhưng không có nhiều điều được thực hiện ở bên trong. Đức Chúa Trời chưa hành động được bên trong nhiều như vậy; hầu hết những điều được thực hiện là do chính chúng ta. Loại công việc này cho dầu có thể là đáng kể, vẫn không ích lợi gì cả. Trong vấn đề hầu việc Chúa, Đức Chúa Trời phải đem chúng ta đến chỗ chúng ta không mong muốn bất cứ điều gì không đến từ Chúa. Nếu Chúa không chuyển động, khi ấy chúng ta không dám chuyển động.

Ê-va là xương của xương A-đam và là thịt của thịt ông. Điều này nghĩa là xương ở bên trong và thịt ở bên ngoài đều ra từ Đấng Christ. Mọi sự ở bên trong và mọi sự ở bên ngoài đều là của Ngài; không có điều gì ra từ chúng ta. Mọi sự của Ê-va ra từ A-đam, và mọi sự của hội-thánh ra từ Đấng Christ. Cho dầu chúng ta có thể làm điều gì tốt đến đâu chăng nữa, điều ấy cũng hoàn toàn vô ích trong việc đạt đến mục đích đời đời của Đức Chúa Trời. Cho dầu một điều nào đó tốt đến đâu chăng nữa, nó vẫn không thể làm vinh hiển Đức Chúa Trời nếu bắt nguồn từ chúng ta.

Người nữ đầu tiên tượng trưng cho người nữ theo lòng của Đức Chúa Trời. Không những có một người nam bày tỏ lòng Đức Chúa Trời, mà cũng có một người nữ nữa. Không những Đấng Christ làm thỏa lòng Đức Chúa Trời; mà còn có hội-thánh nữa. Đấng Christ làm thỏa lòng Đức Chúa Trời, vì Ngài để Đức Chúa Trời làm đầu của Ngài. Đối với hội-thánh cũng vậy. Hội-thánh cũng phải để Đức Chúa Trời làm đầu của mình. Khi hội-thánh đạt đến vị trí này, ý muốn của Đức Chúa Trời sẽ được thực hiện. Đức Chúa Trời dự định có loại người này trên đất, và khi Ngài đạt được, lòng ao ước của Ngài sẽ được thỏa mãn. Chúng ta hãy nhớ bất cứ điều nào ra từ bản ngã con người chỉ là bụi đất, và không xứng đáng làm vật liệu để tạo nên người giúp đỡ tương xứng. Chỉ có điều gì ra từ Đấng Christ mới là hội-thánh.

Ê-VA ĐƯỢC DỰNG NÊN TỪ GIẤC NGỦ CỦA A-ĐAM — 
HỘI-THÁNH ĐƯỢC SINH RA QUA “CÁI CHẾTKHÔNG PHẢI ĐỂ CỨU CHUỘC” CỦA ĐẤNG CHRIST

Chúng ta đã thấy Ê-va không được dựng nên bằng bụi đất, nhưng bằng A-đam; A-đam là vật liệu để dựng nên Ê-va. Cũng vậy, Đấng Christ là vật liệu để dựng nên hội-thánh. Đức Chúa Trời dùng Đấng Christ để dựng nên hội-thánh. Bây giờ chúng ta sẽ xem cách Ê-va được dựng nên, và cách hội-thánh đã được dựng nên.

Chúng ta hãy đọc Sáng-thế Ký 2:21-23. “Và Chúa là Đức Chúa Trời làm cho A-đam ngủ mê và người ngủ; Ngài lấy một xương sườn của người và lấp thịt thế vào. Chúa là Đức Chúa Trời dùng xương sườn mà Ngài đã lấy từ người nam, dựng nên một người nữ và đem đến cho người nam. A-đam nói: Bây giờ người này là xương của xương tôi, thịt của thịt tôi: nàng sẽ được gọi là Người Nữ, vì nàng đã được lấy ra từ Người Nam”.

Đức Chúa Trời sinh ra hội-thánh từ sự chết của Đấng Christ. Về sự chết của Đấng Christ, các lời trong Sáng-thế Ký chương 2 rất đặc biệt: “Chúa là Đức Chúa Trời làm cho A-đam ngủ mê” (c. 21). Câu này không nói Đức Chúa Trời làm cho A-đam chết, nhưng Ngài làm cho ông chìm vào một giấc ngủ sâu. Nếu sự chết được đề cập, chắc hẳn có liên hệ đến tội lỗi vì câu 17 của phân đoạn trước đó nói rằng sự chết liên hệ với tội lỗi. Giấc ngủ của A-đam tượng trưng cho phương diện không liên hệ đến sự cứu chuộc của sự chết Đấng Christ. Trong sự chết của Đấng Christ, có một phương diện không liên quan đến sự cứu chuộc nhưng liên hệ đến sự tuôn đổ chính Ngài. Chúng tôi không nói sự chết của Đấng Christ không phải để cứu chuộc — chúng tôi thật sự tin rằng sự chết của Ngài là vì sự cứu chuộc, nhưng sự chết của Ngài bao hàm luôn cả phương diện không liên hệ đến sự cứu chuộc. Phương diện này là sự tuôn đổ chính Ngài để tạo thành hội-thánh. Điều ấy không liên hệ gì đến tội lỗi. Đức Chúa Trời đang lấy một điều gì đó ra từ Đấng Christ và dùng điều đó để tạo nên hội-thánh. Vì vậy, từ ngữ “ngủ” được dùng để tượng trưng cho sự chết của Ngài, qua đó con người nhận được sự sống.

Sự cứu chuộc và việc nhận lãnh sự sống là hai điều riêng biệt. Sự cứu chuộc bao hàm phương diện tiêu cực của việc giải quyết tội lỗi chúng ta. Chúng ta đã phạm tội và đáng chết; vì vậy, Đấng Christ đến để mang lấy tội lỗi của chúng ta. Sự chết của Ngài hoàn thành sự cứu chuộc cho chúng ta. Phương diện này của sự chết Ngài liên hệ đến tội lỗi. Nhưng có một phương diện khác của sự chết Ngài không liên quan đến tội lỗi: ấy là sự truyền đạt chính mình Ngài cho chúng ta để qua sự chết của Ngài chúng ta có thể nhận được sự sống.

Giấc ngủ của A-đam không phải để cứu chuộc Ê-va, mà để Đức Chúa Trời lấy một cái xương sườn ra khỏi ông hầu tạo nên Ê-va. (Tội lỗi chưa xâm nhập vào khung cảnh ấy — phần ký thuật về tội lỗi ở trong Sáng-thế Ký chương 3). Ê-va xuất hiện qua A-đam. Ê-va có thể nhận được sự sống vì A-đam ngủ. Cũng vậy, một phương diện trong sự chết của Đấng Christ là để truyền đạt sự sống cho hội-thánh.

Khi A-đam chìm vào giấc ngủ say, Đức Chúa Trời lấy một cái xương sườn khỏi ông. Cũng vậy, khi Đấng Christ chết, một điều đã xảy ra cho xương sườn của Ngài, tức là hông của Ngài (xin xem Giăng 19:31-37). Hông của Ngài không bị đâm để cứu chuộc, vì nhát đâm này xảy ra sau khi Ngài đã chết. Vấn đề cứu chuộc đã được giải quyết. Theo phong tục Do-thái, bất cứ ai bị đóng đinh đều phải bị hạ xuống đem đi trước khi mặt trời lặn. Nếu họ chưa chết, những người lính sẽ đánh gãy xương họ để làm cho họ mau chết. Hai tên trộm bị đóng đinh với Chúa chưa chết; vì vậy, xương của họ bị đánh gãy. Nhưng khi những người lính thấy Chúa đã chết, họ không đánh gãy xương Ngài. Thay vào đó, họ đâm vào hông Ngài bằng một cái giáo, và huyết cùng nước tuôn ra. Điều này mang ý nghĩa là công tác cứu chuộc đã hoàn tất trước khi hông Ngài bị đâm. Điều này bày tỏ công tác của Đấng Christ không chỉ bao hàm sự đổ huyết để cứu chuộc chúng ta khỏi tội lỗi, nhưng cũng tuôn tràn nước, tượng trưng cho sự truyền đạt sự sống Ngài cho chúng ta. Khía cạnh này không liên hệ đến tội lỗi và sự cứu chuộc. Huyết giải quyết tội lỗi chúng ta trong khi nước làm cho chúng ta nhận được sự sống của Ngài. Đây là điều mà hông bị thương của Ngài nói với chúng ta.

Tất cả chúng ta cần phân biệt rõ hai khía cạnh này của sự chết Đấng Christ. Một là vì sự cứu chuộc, trong khi phương diện kia không vì sự cứu chuộc. Phương diện thứ nhất của sự chết Ngài giải quyết mọi điều xảy ra sau khi con người sa ngã trong Sáng-thế Ký chương 3. Vì con người sa ngã, Đấng Christ đến để cứu chuộc chúng ta, đem chúng ta trở về với mục đích ban đầu khi Đức Chúa Trời sáng tạo con người. Nhưng phương diện thứ hai của sự chết Ngài không liên hệ gì đến tội lỗi. Phương diện này hoàn toàn dành cho việc tuôn đổ sự sống của Ngài hầu cho sự sống này có thể truyền đạt vào trong chúng ta.

Vì sự chết của Đấng Christ có hai phương diện rõ ràng như vậy, nên Kinh-thánh dùng hai yếu tố khác nhau để tượng trưng cho hai phương diện ấy. Huyết được dùng để chỉ sự cứu chuộc; nước được dùng để chỉ phương diện không phải để cứu chuộc. Nguyện Đức Chúa Trời mở mắt chúng ta để thấy tầm quan trọng của vấn đề này. Huyết vì sự cứu chuộc, và nước vì sự truyền đạt sự sống. Vì chúng ta đã phạm tội và trở nên tội lỗi trước mặt Đức Chúa Trời, huyết luôn ở trước mặt Ngài để biện hộ cho tội lỗi chúng ta. Nhưng nước tượng trưng cho chính Chúa là sự sống. Giăng 19:34 nói nước từ Ngài tuôn chảy ra, và trong chương 20, Chúa cho các môn đệ xem hông Ngài. Giăng chương 20 không phải là một chương bàn về sự cứu chuộc. Chúa nói: “Ta lên cùng Cha ta, cũng là Cha các ngươi, cùng Đức Chúa Trời ta, cũng là Đức Chúa Trời các ngươi” (c. 17). Đây là vấn đề truyền đạt sự sống.

Điều này chưa phải là tất cả. Chúng ta hãy đọc Sáng-thế Ký 2:22 và 23 một lần nữa: “Chúa là Đức Chúa Trời lấy xương sườn của người nam, dựng nên một người nữ, đưa đến cho người nam. Và A-đam nói: Đây là xương của xương tôi và thịt của thịt tôi”. Ở một chỗ trong Kinh-thánh, chúng ta được gọi là “thịt và huyết” (1 Côr. 15:50), nhưng khi nhắc đến con người trong sự phục sinh, Kinh-thánh mô tả họ là “thịt và xương”, chứ không đề cập gì đến huyết (xin xem Lu-ca 24:39). Đức Chúa Trời dùng xương sườn của A-đam để dựng nên Ê-va; Ngài không dùng huyết của A-đam. Trong cả Kinh-thánh, từ huyết được đề cập hơn bốn trăm lần, nhưng Sáng-thế Ký chương 2 không đề cập gì đến huyết vì chương này không bàn đến vấn đề cứu chuộc. Bất cứ khi nào huyết được đề cập là có liên quan đến vấn đề cứu chuộc. Huyết là vì sự cứu chuộc. Cựu Ước ghi lại thế nào con người đã dùng huyết của thú vật để chuộc tội. Trong Tân Ước, Hê-bơ-rơ 9:22 nói: “Không đổ huyết thì không có sự tha thứ”. Dầu ở trong Cựu Ước hay Tân Ước, chúng ta thấy huyết có liên hệ đến sự cứu chuộc. Nhưng trong sự tạo dựng Ê-va, huyết không được đề cập đến vì không có tội lỗi; Đức Chúa Trời không thấy tội lỗi tại đó.

 

HỘI-THÁNH TRONG KẾ HOẠCH CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI –
KHÔNG CÓ TỘI LỖI

Khi đọc Ê-phê-sô 5:25, chúng ta thấy cũng có ý nghĩa giống như vậy. “Hỡi người chồng, hãy yêu vợ như Đấng Christ đã yêu hội-thánh và đã phó chính mình Ngài vì hội-thánh”. Trong phân đoạn này chúng ta cần lưu ý ba điểm:

Trước hết, Đấng Christ đã phó chính mình Ngài cho chúng ta vì chúng ta là hội-thánh. Rô-ma chương 5 nói về Đấng Christ chết cho tội nhân, cũng liên quan đến sự cứu chuộc. Tuy nhiên, Ê-phê-sô chương 5 không bàn đến nan đề tội nhân nhưng bàn đến vấn đề hội-thánh. Văn mạch của Ê-phê-sô chương 5 không phải Đấng Christ đến để chết cho chúng ta vì chúng ta là tội nhân, nhưng là Ngài đã phó chính mình Ngài cho chúng ta vì chúng ta là hội-thánh.

Thứ hai, Đấng Christ đã phó mình Ngài cho chúng ta vì Ngài đã yêu chúng ta, không phải vì chúng ta đã phạm tội. Theo 1 Cô-rin-tô chương 15, Đấng Christ chết vì tội chúng ta, nhưng Ê-phê-sô chương 5 nói Đấng Christ đã yêu hội-thánh và đã phó chính mình Ngài vì hội-thánh. Ngài đã phó chính mình Ngài vì tình yêu, không phải vì tội lỗi. Chết vì tội lỗi là một điều, nhưng chết vì tình yêu là một điều hoàn toàn khác. Chết vì tội lỗi giải quyết vấn đề tội lỗi: đây là sự cứu chuộc. Nhưng Đấng Christ đã phó chính mình Ngài cho chúng ta lại là vấn đề của tình yêu. Tội lỗi không dính dấp đến Ê-phê-sô chương 5. Trong sự chết của Ngài, phương diện này liên quan đến tình yêu và không liên quan gì đến tội lỗi.

Thứ ba, Đấng Christ đã phó chính mình Ngài vì chúng ta, để ban chính Ngài cho chúng ta, mà không chất vấn về tội lỗi của chúng ta. Câu này có thể được dịch là: “Đấng Christ cũng đã yêu hội-thánh và đã phó chính Ngài cho hội-thánh”. A-đam truyền xương của ông cho Ê-va; Đấng Christ cũng truyền đạt chính Ngài cho chúng ta. Chúng ta có Ngài trong chúng ta vì Ngài đã chết; Ngài đã vào trong chúng ta. Vì Ngài chết, bây giờ chúng ta có chính sự sống của Ngài trong mình. Chính Ngài đã được truyền đạt cho chúng ta.

Chúng ta hãy xem xét điều này một chút. Đây không phải là điều kỳ diệu sao? Theo quan điểm của Đức Chúa Trời, hội-thánh không bao giờ phạm tội và không bao giờ liên quan đến tội lỗi. Sự thật là Đức Chúa Trời biết con người phạm tội và cần được cứu chuộc, nhưng thật kỳ diệu, theo một phương diện khác, Ngài hoàn toàn không nhìn thấy tội lỗi. Nói cách khác, có một phần trong chúng ta không cần đến sự cứu chuộc. Đó là phần chúng ta đã nhận lãnh từ Đấng Christ. Phần này không cần được cứu chuộc vì vượt trên tội lỗi. (Dĩ nhiên chúng ta nhận được phần này sau khi chúng ta được cứu chuộc). Phần này là hội-thánh.

Kinh-thánh cho chúng ta thấy Đức Chúa Trời dùng nhiều người nữ để tượng trưng cho hội-thánh. Ngoài câu chuyện về Ê-va, Sáng-thế Ký còn có truyện tích Rê-bê-ca và A-sê-na (Ách-nát). Rê-bê-ca được gả cho Y-sác tượng trưng cho hội-thánh được hiến dâng cho Đấng Christ. A-sê-na được gả cho Giô-sép và sinh con tại Ai-cập tượng trưng cho hội-thánh được tuyển chọn, được đem ra khỏi thế gian để dâng cho Đức Chúa Trời. Xuất Ê-díp-tô Ký nói về Sê-phô-ra được gả cho Môi-se trong đồng vắng. Điều này tượng trưng cho Đấng Christ trong đồng vắng. Sách Giô-suê kể về Ạc-sa, sau khi lập gia đình, đã xin những suối nước ở miền trên và miền dưới. Điều này tượng trưng cho hội-thánh được thừa kế cơ nghiệp. Cuộc hôn nhân của Ru-tơ với Bô-ô tượng trưng cho sự cứu chuộc hội-thánh. Cuộc hôn nhân của A-bi-ga-in với Đa-vít tượng trưng cho hội-thánh gia nhập quân đội để ra trận.

Cựu Ước nói về nhiều người nữ tượng trưng cho các phương diện khác nhau của hội-thánh; hội-thánh được tuyển chọn từ thế gian, được cứu chuộc, đưa qua đồng vắng, nhập ngũ để chiến đấu, được ban cho cơ nghiệp và được dâng cho Đấng Christ. Tất cả những biểu tượng này đều chỉ về hội-thánh, nhưng trong số đó, biểu tượng trong Sáng-thế Ký là có tính cách độc đáo nhất. Không có biểu tượng nào tương tự vì Ê-va trình bày thực tại của hội-thánh trong tâm trí của Đức Chúa Trời và vị trí của hội-thánh trong chương trình đời đời của Ngài. Tất cả những biểu tượng khác đều xảy ra sau khi con người sa ngã; chỉ có biểu tượng của Ê-va đến trước sự sa ngã. Tất cả những biểu tượng khác đều liên quan đến vấn đề trách nhiệm đạo đức, chỉ có biểu tượng này là không.

Ê-va mà Đức Chúa Trời dựng nên ra từ A-đam, chứ không phải ra từ một tội nhân được cứu chuộc. Bà đã được dựng nên trước khi tội lỗi xuất hiện. Cũng vậy, hội-thánh ra từ Đấng Christ; đây không phải là vấn đề tội nhân nhận được ân điển và được cứu. Ê-va ra từ A-đam và hoàn toàn vì A-đam; cũng vậy, hội-thánh ra từ Đấng Christ và hoàn toàn vì Đấng Christ.

Chúng ta có thể cho rằng hội-thánh bao gồm nhiều người được cứu, những người giống như Ru-tơ. Ru-tơ hoàn toàn có liên quan đến tội lỗi, và Bô-ô đã đến để chuộc Ru-tơ ra. Nhưng đó không phải là bức tranh về hội-thánh mà Sáng-thế Ký chương 2 đã mô tả. Vào thời Ru-tơ, tội lỗi đã xâm nhập, nhưng trong Sáng-thế Ký chương 2 không có vấn đề tội lỗi. Đây là hội-thánh trong buổi ban đầu, không liên hệ gì đến tội lỗi. Ô, đây là một vấn đề lớn lao và đây là những từ ngữ đầy ý nghĩa. Trong sự suy nghĩ trước của Đức Chúa Trời, hội-thánh không có quá trình tội lỗi!

Khi được hỏi về quá trình cứu rỗi của mình, chúng ta luôn luôn bắt đầu kể về sự sa ngã, tức là chúng ta đã phạm tội như thế nào và lang thang trong tội lỗi ra sao, chúng ta xấu xa và tồi tệ đến mức nào, và thế nào chúng ta được nghe Phúc-âm, tin Chúa Giê-su và được cứu. Chúng ta luôn luôn bắt đầu bằng sự sa ngã. Nhưng dưới mắt Đức Chúa Trời, tội lỗi không bao giờ đụng đến hội-thánh được. Hội-thánh là phần ra từ Đấng Christ, chưa bao giờ đụng đến tội lỗi và chưa bao giờ biết tội lỗi. Điều gì hoàn toàn ra từ Đấng Christ và hoàn toàn vì Đấng Christ là Ê-va, tức là hội-thánh. Ê-va tượng trưng cho con người tập thể đã được Đức Chúa Trời dựng nên: hội-thánh hoàn toàn thuộc về Đấng Christ. Hội-thánh không được cấu tạo bằng những con người từ mọi quốc gia, chủng tộc và dân tộc. Không! Chỉ có điều gì ra từ Đấng Christ mới được gọi là hội-thánh. Ấy không phải là nhiều người tin Chúa Giê-su và trở thành hội-thánh. Hội-Thánh chỉ là phần ra từ Đấng Christ mà thôi. Chúng ta phải thấy hội-thánh là chiếc bình được Đức Chúa Trời lựa chọn để bày tỏ Con Ngài, là Đấng Christ, và để đạt được mục đích đời đời của Ngài. Hội-thánh không liên quan gì đến tội lỗi và không bao giờ đụng chạm đến tội lỗi.

Tư tưởng chúng ta phải được đổi mới và đi vào vấn đề mà Đức Chúa Trời cho là quan trọng nhất. Đối với nhiều con cái của Đức Chúa Trời, chuyện gì cũng liên hệ đến nan đề tội lỗi và sự cứu rỗi. Họ luôn luôn nghĩ rằng mình thật tội lỗi biết bao và đã được cứu như thế nào. Dường như chúng ta luôn luôn nhìn từ khía cạnh tội lỗi. Vấn đề này luôn luôn ám ảnh chúng ta, nhưng Đức Chúa Trời có ý định đảo lộn hoàn toàn sự suy nghĩ của chúng ta. Ngài muốn chúng ta có một cái nhìn hoàn toàn mới mẻ về hội-thánh; Ngài muốn chúng ta thấy hội-thánh không liên quan gì đến tội lỗi cả. Từ đầu đến cuối, hội-thánh ra từ Đức Chúa Trời, vì Đức Chúa Trời, và không bao giờ đụng chạm đến tội lỗi. Có một phần trong chúng ta ra từ Đấng Christ và là chính Đấng Christ. Phần này không bao giờ là tội lỗi và không bao giờ liên quan đến tội lỗi; tội lỗi không có cách nào tiếp xúc với phần ấy được. Chúng ta có thể thật sự nói có một điều gì đó trong chúng ta thật thánh khiết. Ô, nguyện tất cả chúng ta đều có thể bước vào trong quan điểm của Đức Chúa Trời về hội-thánh! Từ quan điểm này, dường như Ngài hoàn toàn xóa bỏ lịch sử của tội lỗi.

Trong cõi đời đời, khi chúng ta dâng lời ngợi khen Ngài, chúng ta không cần đề cập về mình xem mình vốn là loại tội nhân nào. Đức Chúa Trời ao ước đem chúng ta đến một tình trạng mà toàn bộ lịch sử tiếp theo Sáng-thế Ký chương 3 sẽ qua đi và chỉ có điều gì thuộc về Đấng Christ mới được đem đến cho Ngài. Đây là mục đích đời đời của Đức Chúa Trời! Đức Chúa Trời ao ước có được một hội-thánh, một con người tập thể, mà trong con người đó mọi sự đều ra từ Đấng Christ và vì Đấng Christ, là một hội-thánh trong đó không có lịch sử tội lỗi.

Chúng ta hãy trở về Sáng-thế Ký 2:18. “Chúa là Đức Chúa Trời phán: con người ở một mình không tốt; ta sẽ tạo nên một người giúp đỡ tương xứng với người”. Ê-va được tạo dựng là để thỏa mãn lòng ao ước của Đức Chúa Trời. Vì Ngài có nỗi ao ước như vậy, nên Ngài đã thực hiện điều ấy. Chúng ta phải lưu ý rằng việc dựng nên Ê-va được ghi lại trong Sáng-thế Ký chương 2, trước khi những biến cố trong Sáng-thế Ký chương 3 xảy ra. Không có vấn đề trách nhiệm đạo đức giữa Đức Chúa Trời và con người vì lúc ấy tội lỗi chưa xuất hiện. Con người không có nan đề gì với Đức Chúa Trời; vì vậy, mọi biến cố được ghi lại trong Sáng-thế Ký chương 2 là vì mục đích đáp ứng nhu cầu của chính Đức Chúa Trời, không phải để giải quyết các khuyết điểm của con người. Sự việc Đức Chúa Trời dựng nên Ê-va trong Sáng-thế Ký chương 2 cho chúng ta thấy thế nào Đức Chúa Trời dự định có hội-thánh từ đời đời đến đời đời. Điều đầu tiên trong cái nhìn của Đức Chúa Trời không phải là sự sa ngã của con người mà là kế hoạch mà Ngài đã định từ quá khứ đời đời. Kế hoạch của Đức Chúa Trời trong cõi đời đời là con người thi hành uy quyền của Ngài và phá hỏng mọi công việc của Sa-tan. Đây là mục đích của Đức Chúa Trời dành cho hội-thánh, và tất cả sẽ được hoàn thành trong cõi đời đời sắp đến. Đức Chúa Trời theo đuổi một hội-thánh như vậy để làm thoả mãn lòng Ngài. Sau khi dựng nên người nam và người nữ, Ngài bước vào sự nghỉ ngơi. Đức Chúa Trời được thỏa mãn vì Ngài đã có được một hội-thánh như vậy.

 

***********

 

CHƯƠNG BA

 

THÂN THỂ ĐẤNG CHRIST VÀ CÔ DÂU CỦA ĐẤNG CHRIST

Chúng ta đã thấy Ê-va tượng trưng cho hội-thánh trong kế hoạch của Đức Chúa Trời là thể nào. Theo kế hoạch của Đức Chúa Trời, tất cả những gì thuộc về hội-thánh đều hoàn toàn ra từ Đấng Christ. Hội-thánh không chứa đựng điều gì của con người và không liên hệ đến tội lỗi. Đức Chúa Trời của chúng ta quyết định có một hội-thánh như vậy. Bất cứ điều gì kém hơn thế đều không làm cho Ngài thỏa lòng. Không những Ngài chỉ hoạch định có loại hội-thánh này, mà Ngài sẽ đạt được điều Ngài hoạch định. Ha-lê-lu-gia! Đây là một sự thật. Chúng ta phải biết rằng Đức Chúa Trời của chúng ta không bao giờ bị cản trở hay nản lòng. Một khi Ngài đã có ý định về một điều gì, dầu ngay cả âm phủ hay toàn thể các lực lượng thọ tạo chỗi dậy chống cự Ngài, tất cả đều không thể chống cự Ngài được. Mặc dầu chúng ta vấp ngã và đầy dẫy thất bại, mặc dầu chúng ta xác thịt và thuộc hồn, xa cách Đức Chúa Trời và không vâng lời Ngài, Đức Chúa Trời vẫn đạt được mục đích của Ngài. Dầu con người có làm gì chăng nữa, họ vẫn không thể phá hỏng kế hoạch của Đức Chúa Trời; điều cao nhất mà họ có thể làm là trì hoãn chương trình ấy. Vì vậy, không những chúng ta phải nhận biết mục đích của Đức Chúa Trời, mà còn phải sáng tỏ rằng Đức Chúa Trời sẽ hoàn toàn đạt được những gì Ngài hoạch định. Từ cõi đời đời, Đức Chúa Trời đã có ý định có một hội-thánh hoàn toàn ra từ Đấng Christ, một hội-thánh không chứa đựng sự không thuần khiết của con người, không có yếu tố nào thuộc đất, cũng không có mùi vị tội lỗi. Mỗi một phần của hội-thánh đều ra từ Đấng Christ, và Đấng Christ chính là sự sống của hội-thánh.

Tuy nhiên, bắt đầu từ Sáng-thế Ký chương 3, con người đã sa ngã. Bây giờ không những chúng ta có sự kiện về mục đích sáng tạo của Đức Chúa Trời trong sự sáng tạo, nhưng cũng có sự kiện về sự sa ngã của con người. Do đó, chúng ta hãy xem xét cách Đức Chúa Trời đã dùng để sửa chữa tình huống này.

Ê-phê-sô 5:25-30 nói: “Hỡi những người chồng, hãy yêu thương vợ mình thậm chí như Đấng Christ đã yêu hội-thánh và đã phó chính mình Ngài vì hội-thánh để Ngài có thể thánh hóa hội-thánh, tẩy sạch hội-thánh bằng sự rửa sạch của nước trong lời, để Ngài có thể trình diện cho chính Ngài hội-thánh vinh hiển, không tì vết, không nếp nhăn hoặc không có bất cứ điều gì như vậy, nhưng thánh khiết không chỗ trách được. Cũng vậy, chồng phải yêu vợ mình như chính thân mình; ai yêu vợ mình là yêu chính mình. Vì không ai ghét chính xác thịt mình, nhưng nuôi dưỡng và chăm sóc nó như Đấng Christ đối với hội-thánh, vì chúng ta là những chi thể của Thân Thể Ngài”.

Sáu câu Kinh-thánh trên có thể được chia làm hai phần: các câu 25-27 cho chúng ta biết lý do thứ nhất người chồng nên yêu thương vợ mình; các câu 28-30 nói đến lý do thứ hai người chồng nên yêu thương vợ mình. Trong hai phần này, chúng ta thấy hai mạng lịnh và hai lý do. Nhưng có một sự khác biệt giữa hai phần này. Phần đầu nói rằng Đấng Christ “đã yêu” hội-thánh và “đã phó chính mình Ngài vì hội-thánh; hai động từ này đều ở thì quá khứ. Bắt đầu từ câu 28, các động từ đều ở trong thì hiện tại, chẳng hạn như “nuôi nấng” và “chăm sóc”. Vì vậy, hai phần Kinh-thánh này liên quan đến những yếu tố thời gian khác nhau: một phần nói đến một điều gì đó trong quá khứ và điều kia chỉ về điều gì trong hiện tại.

Đề tài của hai phần này cũng khác nhau. Phần đầu đề cập đến hội-thánh là cô dâucủa Đấng Christ; phần thứ hai nói đến hội-thánh là Thân Thể của Đấng Christ. Trong phần đầu, thì quá khứ được dùng khi hội-thánh được đề cập đến là cô dâu của Đấng Christ. Vì như chúng ta đã được khải thị, toàn thể mục đích của Đấng Christ là muốn có một cô dâu. Ngay cả sự chết của Ngài cũng là để có một cô dâu. Mặc dầu Ngài sẽ có được một cô dâu trong tương lai, nhưng công tác đã hoàn thành trong quá khứ. Còn về hiện tại, hội-thánh là Thân Thể của Đấng Christ, và hiện nay Chúa đang nuôi dưỡng và chăm sóc hội-thánh.

MỐI QUAN HỆ GIỮA THÂN THỂ VÀ CÔ DÂU

Dưới mắt của Chúa, hội-thánh có hai địa vị: về sự sống, hội-thánh là Thân Thể của Đấng Christ, nhưng về tương lai, hội-thánh là cô dâu của Đấng Christ. Về mặt hiệp nhất giữa Đấng Christ với hội-thánh, hội-thánh là Thân Thể của Ngài; theo mối quan hệ thân thiết giữa Đấng Christ với hội-thánh, hội-thánh là cô dâu của Ngài.

Bất cứ khi nào Lời Đức Chúa Trời nói đến sự hiệp một giữa Đấng Christ và hội-thánh, chúng ta thấy Đấng Christ là Đầu và hội-thánh là Thân Thể của Ngài. Bất cứ khi nào Lời bày tỏ sự phân biệt giữa Đấng Christ và hội-thánh, chúng ta thấy hội-thánh là cô dâu của Đấng Christ. Kinh-thánh nói rằng A-đam và Ê-va, hai người đã trở nên “một thịt”, nhưng họ vẫn là hai người; Đức Chúa Trời vẫn kể họ là hai. A-đam là A-đam và Ê-va là Ê-va. Họ được kết hợp làm một. Đây là mối quan hệ giữa hội-thánh và Đấng Christ. Từ một họ thành ra hai, và từ hai họ trở nên một. Khi Đức Chúa Trời mới tạo dựng con người, Ngài dựng nên người nam và người nữ. Ê-va ra từ A-đam; như vậy, Ê-va và A-đam là một. Cũng vậy, hội-thánh ra từ Đấng Christ; do đó, hội-thánh và Đấng Christ cũng là một. Tuy nhiên, vì A-đam và Ê-va cả hai đồng hiện hữu, nên có sự phân biệt giữa họ. Cũng vậy, vì hội-thánh và Đấng Christ đồng hiện hữu, nên cũng có sự phân biệt. Nói về sự hiệp nhất, họ là một, nhưng về vấn đề phân biệt, hai bên khác nhau.

Hai địa vị này liên quan đến sự khác biệt về thời gian. Ngày nay, hội-thánh là Thân Thể của Đấng Christ, nhưng trong tương lai, hội-thánh sẽ là cô dâu của Đấng Christ. Ngày nay, hội-thánh là Thân Thể của Đấng Christ vì mục đích bày tỏ sự sống của Đấng Christ. Đến một ngày kia, khi hội-thánh trưởng thành trong sự sống, Đức Chúa Trời sẽ đem hội-thánh đến với Đấng Christ; ngày ấy hội-thánh sẽ trở nên cô dâu của Đấng Christ. Vài người nghĩ rằng ngày nay hội-thánh là cô dâu của Đấng Christ, nhưng nghĩ như vậy là sai. Không có điều nào như vậy cả. Vì Chúa Giê-su chưa làm Chú Rể, làm thế nào hội-thánh là cô dâu của Ngài được? Chỉ đến khi nào công tác của hội-thánh là Thân Thể của Đấng Christ hoàn thành thì Đức Chúa Trời sẽ đem hội-thánh đến với Đấng Christ như cô dâu của Ngài.

Khi nhìn vào biểu tượng trong Sáng-thế Ký chương 2, chúng ta cũng có thể thấy mối liên hệ giữa Thân Thể và cô dâu. Ê-va được làm bằng xương sườn của A-đam, cho nên Ê-va là thân thể của A-đam. Vì một phần thân thể của A-đam được dùng để dựng nên Ê-va nên vị trí của Ê-va là thân thể của A-đam. Nhưng sau khi Ê-va được dựng nên, Đức Chúa Trời đem đến cho A-đam và trở nên cô dâu của A-đam. Đây là mối quan hệ giữa Thân Thể và cô dâu. Khi chúng ta nói về Ê-va ra từ A-đam, nghĩa là Ê-va là thân thể của A-đam; nhưng khi Ê-va được đem đến cho A-đam để trở nên một người giúp đỡ tương xứng với A-đam thì Ê-va là cô dâu của A-đam. Điều gì ra từ A-đam là thân thể của A-đam và điều gì được đem đến cho A-đam là cô dâu của A-đam.

Chỉ có những gì ra từ A-đam mới có thể trở nên người giúp đỡ tương xứng với A-đam. Bất cứ điều gì không ra từ A-đam sẽ không bao giờ trở nên người giúp đỡ tương xứng với ông được. Do đó, khi mọi loài chim trên trời được đưa đến cho A-đam, ông không lấy một con nào làm người giúp đỡ cho mình vì chúng không từ ông mà ra. Khi tất cả các loài gia súc được đem đến, ông cũng không chọn con nào vì chúng cũng không ra từ ông. Tất cả các loài thú cũng vậy. Nguồn gốc của chúng không đúng đắn. Vì không ra từ A-đam, chúng không thể làm người giúp đỡ tương xứng với ông. Thế thì ai có thể làm người giúp đỡ tương xứng với A-đam? Ê-va! Ê-va được đưa đến cho A-đam cũng y như chim trời, gia súc ngoài đồng và các loài thú. Tuy nhiên, giữa Ê-va và chúng có một sự khác biệt cơ bản; chúng không ra từ A-đam. Vì Ê-va là người duy nhất ra từ A-đam, chỉ một mình Ê-va đủ điều kiện làm cô dâu của ông. Đã ra từ A-đam, Ê-va lại được đem trở về với ông. Bất cứ điều gì ra từ ông là thân thể của ông; bất cứ điều gì được đem trở về với ông là cô dâu của ông.

Chỉ có điều gì ra từ Đấng Christ mới có thể trở vế với Đấng Christ. Những gì không ra từ Ngài không thể trở về với Ngài. Chỉ có những gì ra từ trời mới có thể trở về trời. Nếu chúng ta không đến từ trời, chúng ta không thể trở về trời. Nhà là nơi ở gốc của chúng ta. Khi chúng ta nói mình đi về nhà có nghĩa là chúng ta trở về nơi mình đã từ đó mà đến. Chỉ có điều gì ra từ trời mới có thể trở về trời. Chỉ có điều gì ra từ A-đam mới có thể trở về với A-đam. A-đam chỉ nhận những gì ra từ chính ông. Đây là một biểu tượng bày tỏ rằng Đấng Christ chỉ tiếp nhận những gì ra từ chính Ngài. Chỉ có những ai ra từ Đấng Christ mới có thể trở về với Ngài. Chỉ có những ai nhận lãnh sự sống từ Ngài mới có thể được Ngài tiếp nhận.

Có nhiều người cảm thấy họ nên dâng tất cả những gì họ “là” và tất cả những gì họ “có” để Chúa sử dụng. Nhưng Đức Chúa Trời không chấp nhận bất cứ điều gì dâng hiến cho Ngài mà lại phát sinh từ nguồn gốc con người. Đức Chúa Trời không thể nhận hay dùng bất cứ điều gì ra từ chính con người. Giữa vòng các Cơ-đốc-nhân, đặc biệt là những người thật nhiệt thành, thường mắc phải một lỗi lầm nghiêm trọng. Họ nghĩ rằng mọi sự đều tốt đẹp miễn là họ dâng chính mình, khả năng, tài năng và mọi điều họ có cho Chúa. Nhưng chúng ta phải nhớ rằng Đấng Christ chỉ chấp nhận những gì ra từ chính Ngài; Ngài sẽ không chấp nhận bất cứ điều gì ra từ con người.

Anh em có thể nói: “Trong số các sứ đồ, không phải đã có một Phao-lô sao? Ông ấy không phải là một người học thức sao? Ông không phải là một người rất thông minh sao? Nhưng chúng ta phải nhớ những lời Phao-lô nói về chính mình: “Vì tôi đã quyết định rằng, ở giữa anh em tôi chẳng biết điều gì khác ngoài Giê-su Christ, và Giê-su Christ chịu đóng đinh trên thập tự giá. Tôi ở giữa anh em trong sự yếu đuối, sợ sệt và run rẩy lắm; lời tôi nói và những gì tôi tuyên bố không phải bằng lời thuyết phục của sự khôn ngoan nhưng bằng sự chứng minh của Linh và quyền năng” (1 Cô-rin-tô 2:2-4). Chúng ta cảm tạ Đức Chúa Trời vì những con người thông minh và có khẩu tài có thể vào trong hội-thánh, nhưng sự thông minh thiên nhiên vốn có, và khẩu tài thiên nhiên nguyên thủy của họ không có ích lợi thuộc linh trong hội-thánh. Trong hội-thánh, chỉ có một điều được nhận biết, đó là những gì ra từ Đấng Christ. Chỉ có những gì ra từ Đấng Christ mới có thể trở về với Đấng Christ. Vật liệu để xây dựng một cô dâu như vậy là chính Đấng Christ.

Đây là điều chúng ta cần lưu ý: chỉ có những gì ra từ Đấng Christ mới có giá trị và công dụng thuộc linh trong hội-thánh. Đức Chúa Trời không bao giờ dùng cõi sáng tạo cũ để xây dựng cõi sáng tạo mới. Ngài cũng chẳng dùng những gì của con người để xây dựng những gì thuộc về Đức Chúa Trời. Ngài không bao giờ, nhất định không bao giờ có thể dùng những điều thuộc xác thịt để sinh ra một điều thuộc linh. Chúa Giê-su phán: “Điều gì do Linh sanh ra là linh” (Giăng 3:6b). Những gì do xác thịt sinh ra có thể trở thành linh được không? Không! “Điều gì do xác thịt sinh ra là xác thịt”. Tất cả mọi nan đề đều phát sinh từ vấn đề nguồn gốc. Nếu muốn biết kết quả có thuộc linh hay không, chúng ta chỉ cần hỏi nguồn gốc có thuộc linh không? Chúa Giê-su phán: “Điều gì do Linh sinh ra là linh”. Chúng ta không thể dùng bất cứ điều gì của xác thịt để sinh ra một điều thuộc linh. Một bài giảng ra từ các tư tưởng thì chỉ sinh ra các tư tưởng. Công tác thực hiện bằng cách khuấy động cảm xúc thì chỉ tạo ra sự kích thích cảm xúc. Chỉ có công việc của Linh mới sinh ra linh. Vấn đề không phải là mục tiêu hay mục đích có đúng đắn không, mà là tiến hành như thế nào. Người ta nghĩ rằng nếu mục tiêu đúng đắn, mọi điều khác sẽ đúng đắn. Nhưng Đức Chúa Trời không chỉ hỏi mục tiêu có đúng đắn không, Ngài còn hỏi chúng ta thực hiện mục tiêu ấy như thế nào. Có lẽ sẽ có người nói: “Tôi là vì Chúa, và công tác tôi làm là vì hội-thánh — ấy là công việc cứu hồn người, công việc thuộc linh, công tác mở mang nước trời. Tôi dâng tất cả khả năng và trí thông minh của tôi cho công tác này. Như vậy không tốt sao?” Dầu vậy, khả năng và trí thông minh thiên nhiên của con người một khi chưa được thập tự giá xử lý thì không hữu ích thuộc linh. Chúa phán: “Điều gì do xác thịt sinh ra là xác thịt” (c. 6a).

Như vậy, không những cần phải có mục đích thuộc linh, mà tiến trình cũng phải thuộc linh. Phương pháp phải là phương pháp của linh và chính con người cũng phải là con người thuộc linh. Chỉ có điều gì ra từ Thánh Linh mới có thể là thuộc linh. Chỉ có những gì ra từ A-đam mới có thể trở về với A-đam. Trước hết điều đó là thân thể của A-đam; và sau đó, sẽ là cô dâu của A-đam. Trước hết, chúng ta phải là Thân Thể của Đấng Christ, rồi sau đó, chúng ta có thể được đưa trở về để làm Cô Dâu của Đấng Christ. Chúng tôi hi vọng rằng chúng ta sẽ đụng chạm được ít nhiều thực tại thuộc linh của vấn đề này. Chúng ta cần phải thấy điều Đức Chúa Trời thật sự theo đuổi. Ngài đòi hỏi mọi sự đều ra từ Đấng Christ, mọi người đều do Linh sinh ra.

Vì thế, mỗi một Cơ-đốc-nhân phải theo đuổi sự sống của Thân Thể. Nếu không tìm kiếm sự sống Thân Thể, chúng ta cũng không tìm kiếm sự sống của Cô Dâu. Chúng ta đừng bao giờ nghĩ rằng kinh nghiệm sự sống Thân Thể hay không cũng không quan trọng bao nhiêu. Chúng ta phải nhận biết rằng nếu chúng ta có sự sống Thân Thể hôm nay, chúng ta sẽ có sự sống của Cô Dâu trong tương lai. Nếu ngày nay chúng ta sống hững hờ và vô mục đích, chúng ta sẽ không bao giờ nhận biết sự sống của Cô Dâu. Mỗi một Cơ-đốc-nhân phải nhận biết Thân Thể Đấng Christ. Theo cái nhìn của Đức Chúa Trời, chúng ta phải theo đuổi điều này. Chúng ta không thể cứ sống như những cá nhân; chúng ta phải bước đi với những con cái khác của Đức Chúa Trời. Một Cơ-đốc-nhân phải thấy mình là một chi thể của cả Thân Thể. Người ấy không chỉ là một Cơ-đốc-nhân ở giữa nhiều Cơ-đốc-nhân khác, mà còn là một chi thể nữa. Người ấy phải sống như một chi thể với những Cơ-đốc-nhân khác, có một mối quan hệ thân thể hỗ tương với họ. Nếu thật sự nhận biết sự sống của Thân Thể, chúng ta sẽ thấy một Cơ-đốc-nhân không thể sống một ngày không có Chúa Giê-su, cũng không thể sống một ngày thiếu các Cơ-đốc-nhân khác. Không có Chúa Giê-su, người ấy không thể tồn tại, và không có những Cơ-đốc-nhân khác, người ấy cũng không thể tồn tại. Đức Chúa Trời tìm kiếm một Thân Thể, không phải nhiều Cơ-đốc-nhân riêng lẻ, biệt lập. Đức Chúa Trời ao ước một Ê-va đầy đủ, không phải một cái tay ở đây và một cái chân ở đó. Ngài phải có được một Ê-va như một tổng thể; khi ấy Ê-va sẽ hữu dụng cho Ngài. Ngài không muốn một con người tật nguyền. Ngài muốn một con người mới, một con người tập thể.

Vì lý do này mọi sự chia rẽ và chủ nghĩa cá nhân phải bị loại trừ. Vấn đề chia rẽ không phải chỉ là điều gì đó ở bên ngoài, mà là một nan đề của tấm lòng. Mar tin Lu ther nói vị giáo hoàng lớn nhất không sống ở Rô-ma mà ở ngay trong lòng chúng ta. Chúng ta cần nhận biết rằng sự ngăn trở lớn lao nhất đối với Đức Chúa Trời không phải là những sự chia rẽ bên ngoài mà là chính chúng ta, tức những con người riêng lẻ, không biết sự sống của Thân Thể. Ở điểm này, chúng ta cần hai sự khải thị khác nhau: trước hết, nhìn thấy Thân Thể là một, và thứ hai, nhìn thấy chúng ta là một phần của Thân Thể ấy, là những chi thể của Thân Thể ấy. Khi thấy Thân Thể là một, chúng ta sẽ không bao giờ dám chia rẽ. Khi thấy mình là các chi thể, chúng ta chỉ là một phần của cả Thân Thể, thì chúng ta sẽ không bao giờ tự biện minh cho mình, hay cũng không dám nghĩ rằng: là những chi thể riêng lẻ, chúng ta là cả một đơn vị. Chỉ có toàn Thân Thể mới là một đơn vị. Chính chúng ta như những chi thể thì quá nhỏ bé và thật không đầy đủ. Ôi, nguyện Đức Chúa Trời cứu chúng ta khỏi tình trạng làm những người theo cá nhân chủ nghĩa. Khi ấy chúng ta mới có thể trở thành những con người ích lợi cho Ngài được.

ĐẤNG CHRIST YÊU HỘI-THÁNH

Bây giờ chúng ta hãy đọc Ê-phê-sô 5:28-29: “Cũng vậy, chồng phải yêu vợ như chính thân mình; ai yêu vợ mình là yêu chính mình. Vì không ai ghét chính xác thịt mình, nhưng nuôi dưỡng và chăm sóc nó như Đấng Christ đối với hội-thánh”. Chồng phải yêu vợ vì yêu vợ là yêu chính thân thể mình. Người ta luôn luôn nuôi dưỡng, chăm sóc thân thể mình, và Đấng Christ cũng nuôi dưỡng, chăm sóc hội-thánh. Dưới mắt của Đấng Christ, hội-thánh là Thân Thể của chính Ngài, xương của xương Ngài và thịt của thịt Ngài. Những câu này cho chúng ta thấy hội-thánh là Thân Thể của Đấng Christ, và công tác của Ngài dành cho hội-thánh ngày nay là nuôi dưỡng và chăm sóc, vì hội-thánh là chính Ngài. Chắc chắn Ngài sẽ nuôi dưỡng và chăm sóc chúng ta vì tất cả chúng ta đều ra từ Đấng Christ. Chúng ta đều biết chúng ta nuôi dưỡng và chăm sóc thân thể mình chu đáo như thế nào. Đấng Christ sẽ nuôi dưỡng và chăm sóc chúng ta giống như vậy. “Không ai ghét chính xác thịt mình”, đó là một sự thật. Nếu một người bình thường làm đau tay mình, người ấy sẽ chăm sóc nó; nếu chân mình bị thương, người ấy sẽ nhẹ nhàng chăm sóc nó. Người ta luôn luôn bồi dưỡng và chăm sóc chính mình. Tương tự như vậy, Đấng Christ yêu hội-thánh, vì hội-thánh là chính mình Ngài.

Chúng ta hãy đọc Ê-phê-sô 5:25-27: “Hỡi những người chồng, hãy yêu thương vợ mình thậm chí như Đấng Christ đã yêu hội-thánh và đã phó chính mình Ngài vì hội-thánh để Ngài có thể thánh hoá hội-thánh, tẩy sạch hội-thánh bằng sự rửa sạch của nước trong lời, để Ngài có thể trình diện cho chính mình Ngài hội-thánh vinh hiển, không tì vết, không nếp nhăn, hoặc không có bất cứ điều gì như vậy, nhưng thánh khiết và không chỗ trách được”. Ba câu này nói về hội-thánh là Cô Dâu của Đấng Christ. “Để Ngài có thể trình diện cho chính mình Ngài hội-thánh” trình bày cảnh tượng Đức Chúa Trời đem Ê-va đến cho A-đam. Cũng vậy, Đấng Christ sẽ đem hội-thánh đến và trình diện hội-thánh cho chính Ngài. Tuy nhiên đây là điều sẽ xảy ra trong tương lai. Hội-thánh ngày nay chưa đạt đến điều này. Đấng Christ đang hành động từng bước một trong hội-thánh cho đến ngày Ngài trình diện hội-thánh cho chính mình. Nói cách khác, Ê-phê-sô 5:25-27 nói về con đường từ sự cứu chuộc đến vương quốc. Từng bước một, hội-thánh bây giờ đang được chuẩn bị để Đấng Christ có thể trình diện cho chính Ngài vào ngày ấy.

Vì sao ở đây lại nói hội-thánh phải được tẩy sạch? Vì đây là Ê-phê-sô chương 5 chứ không phải Sáng-thế Ký chương 2. Sự khải thị cao nhất của hội-thánh được tìm thấy trong sách Ê-phê-sô. Đặc điểm nổi bật của sách là này không bắt đầu với những tội nhân được cứu nhưng với sự việc chúng ta được lựa chọn từ cõi đời đời. Rô-ma chương 1 trước hết nói về tội lỗi, về thế nào chúng ta đã phạm tội và sau đó được cứu. Nhưng Ê-phê-sô chương 1 bắt đầu từ cõi đời đời và việc chúng ta được lựa chọn trước buổi sáng thế. Mãi cho đến chương 2 tội lỗi mới được đề cập. Sách Ê-phê-sô bày tỏ hai con đường: một là từ cõi đời đời đến cõi đời đời, hai là từ sự sa ngã đến sự cứu chuộc của con người. Trong sách Ê-phê-sô có một điều gì đó có tính cách vượt trỗi được khải thị cho chúng ta. Chúng ta thấy làm thế nào hội-thánh ra từ Đấng Christ, được lựa chọn từ trước buổi sáng thế, và sẽ mãi mãi bày tỏ vinh quang của Đấng Christ trong cõi đời đời. Đồng thời, sách này cho chúng ta thấy sự sa ngã của con người là một sự thật, con người phạm tội là một sự thật, và sự tồn tại của sự sống thiên nhiên của chúng ta cũng là một sự thật. Vì vậy, chương 5 nói Đấng Christ sẽ tẩy sạch chúng ta bằng sự rửa sạch của nước trong lời, cho đến khi chúng ta được thánh hoá. Ngài muốn phục hồi chúng ta đến mức chúng ta hoàn toàn phù hợp với ý muốn đời đời của Ngài.

Một mặt, chúng ta cần có khải tượng để thấy rằng hội-thánh chưa bao giờ thất bại, phạm tội hay sa ngã. Hội-thánh chưa bao giờ đụng chạm đến tội lỗi; từ cõi đời đời đến cõi đời đời hội-thánh ở trên một đường thẳng tắp. Mặt khác, chúng ta cần thấy chúng ta chỉ là một nhóm tội nhân được cứu nhờ ân điển; do đó, chúng ta cần sự rửa sạch của nước trong lời. Chúng ta cần sự sống của Ngài qua lời Ngài để thánh hoá chúng ta và phục hồi chúng ta đến điểm cao nhất. Nguyện Đức Chúa Trời ban cho chúng ta ân điển để có thể đạt đến điểm ấy.

TẨY SẠCH HỘI-THÁNH NHỜ SỰ RỬA SẠCH
BẰNG NƯỚC TRONG LỜI

Chúng ta phải lưu ý đến nhóm chữ “dùng sự rửa sạch của nước trong lời”. Trong Tân Ước, có hai từ ngữ Hi-lạp được dùng để chỉ về lời. Một là lo gos, nói đến lời với một ý nghĩa tổng quát; từ ngữ kia là rhema, mặc dầu cũng được dịch là lời trong Kinh-thánh, nhưng có một ý nghĩa khá khác biệt với lo gos. Lo ­gos vừa chỉ về những điều đã được quyết định vĩnh viễn, vừa chỉ về những điều được dùng cách khách quan. Đây làlời, như chúng ta dùng cách chung chung và là lời được biết cách tổng quát trong Cơ-đốc-giáo. Nhưng rhema chỉ về những lời được nói ra. Rhema có tính chủ quan hơn lo gos. Chúng ta hãy xem một vài phân đoạn trong Tân Ước có sử dụng từ rhema.

Trong Ma-thi-ơ 4:4 Chúa Giê-su phán: “Có lời chép: ‘Người ta sống không phải chỉ nhờ bánh mà thôi, nhưng nhờ mọi lời ra từ miệng Đức Chúa Trời’ ”. Trong câu này, chữ “lời” là rhema, không phải lo gos. Khi chúng ta nói Kinh-thánh là Lời Đức Chúa Trời, chữ “lời” là lo gos, không phải rhema. Chúng ta có thể nào nói người ta sống không phải chỉ nhờ bánh mà thôi, nhưng nhờ Lời Đức Chúa Trời ghi lại trong Kinh-thánh không? Không. Chúng tôi không có ý nói rằng Lời Đức Chúa Trời là không ích lợi gì, nhưng chúng tôi nói lo gos, tức là Lời Đức Chúa Trời được ghi lại trong Kinh-thánh,tự nó không ích lợi gì cho chúng ta.

Một ngày kia có một người đến báo tin cho một người mẹ biết con bà bị xe đụng và sắp chết. Người mẹ mở Kinh-thánh ra tình cờ lật nhằm Giăng 11:4: “Bệnh này không đến nỗi chết...” Nhờ câu này, bà cảm thấy bình an và thậm chí còn bắt đầu vui mừng, nhưng khi bà đến nơi xảy ra tai nạn, bà thấy con bà đã chết rồi. Như vậy có phải những gì được ghi lại trong Phúc-âm Giăng chẳng phải là Lời Đức Chúa Trời sao? Đó là Lời Đức Chúa Trời, nhưng đó là lo gos, không phải rhema. Lời bà mẹ nắm lấy không phải là lời Đức Chúa Trời phán với bà trong trường hợp cụ thể ấy. Cả lời lo gos và lờirhema đều là lời Đức Chúa Trời, nhưng lời lo gos là lời được ghi lại trong Kinh-thánh có tính cách khách quan, trong khi lời rhema là lời Đức Chúa Trời phán với chúng ta trong một tình huống cụ thể.

Rô-ma 10:17 nói: “Cho nên đức tin đến do nghe, và nghe qua lời của Đấng Christ...” Trong câu này chữ rhema, chứ không phải lo gos, được dùng đến. Điều này có nghĩa là chúng ta có thể tin khi trước hết Đấng Christ phán trong chúng ta.

Giăng 3:16 là một câu nhiều người trong chúng ta có thể đọc thuộc lòng. Có lẽ chúng ta biết câu này cách đây mười hay hai mươi năm. Câu này có phải Lời Đức Chúa Trời không? Chắc chắn đó là Lời Đức Chúa Trời, nhưng đó là lo gos. Tuy nhiên, một ngày nào đó khi đọc câu này, chúng ta thấy câu này hoàn toàn khác hẳn đối với chúng ta hơn bao giờ hết. “Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian...” Bây giờ, Đức Chúa Trời không chỉ yêu thương thế gian, mà Ngài còn yêu thương tôi. “... đến nỗi Ngài đã ban Con Một của Ngài...” Đức Chúa Trời không chỉ ban Con Ngài cho thế gian, mà Ngài còn ban Con ấy cho tôi. “... để rồi ai tin Con ấy...” Không phải một người nào đó tin Ngài, mà là tôi tin Ngài. “... không bị hư mất, nhưng được sự sống đời đời”. Ấy là tôi không bị hư mất, và ấy là bây giờ tôi có sự sống đời đời. Lời này bây giờ là rhema. Đức Chúa Trời phán lời này với chúng ta, và đồng thời chúng ta có đức tin. Vì vậy, chúng ta phải cầu xin Đức Chúa Trời: “Đức Chúa Trời ơi, nếu Ngài đầy ân điển đối với con, con cầu xin Ngài luôn luôn ban cho con lời rhema. Nói như vậy không có nghĩa là lời lo gos không ích lợi gì. Lo gos có công dụng rõ rệt của lo gos, vì không có lo gos, chúng ta không bao giờ có được lời rhema. Tất cả những lời rhema của Đức Chúa Trời đều dựa trên lời lo gos. Chúng ta không thể phủ nhận rằng Giăng 3:16 là Lời Đức Chúa Trời. Nhưng khi lo gos trở nên rhema được Đức Chúa Trời phán với chúng ta, chúng ta liền có đức tin và toàn thể vấn đề được giải quyết.

Giăng 6:36 nói: “Những lời ta nói với các ngươi đều là linh và sự sống”. Người Do-thái không có lo gos của Đức Chúa Trời sao? Họ có chứ. Họ rất quen thuộc với lo gosvà có thể đọc thuộc lòng các điều răn Cựu Ước rất giỏi, nhưng điều đó không ích lợi gì cho họ. Chỉ có những lời Chúa phán với họ mới là linh và sự sống. Chỉ có rhema mới là linh và sự sống.

Mác 14:72 ghi: “Và ngay lập tức gà gáy lần thứ hai. Phi-e-rơ nhớ lại lời Giê-su đã phán với mình: Trước khi gà gáy lần thứ hai, ngươi sẽ chối ta ba lần. Khi suy nghĩ về điều ấy thì người khóc”. Phi-e-rơ nhớ lại rhema mà Giê-su đã phán với mình. Điều ông nhớ lại là rhema. Lời rhema đã được ông hồi tưởng. Trong khi Phi-e-rơ đang nói dối, thình lình rhema đến. Chính câu Chúa nói đã đến với ông. Rhema là lời Chúa đã phán và bây giờ Ngài phán lời ấy một lần nữa.

Trong Lu-ca 1:38 Ma-ri nói: “Nầy, tôi đây là nô lệ của Chúa. Nguyện mọi việc xảy đến với tôi theo lời Ngài. Và thiên sứ lìa khỏi cô”. Trong câu này chữ rhema được dùng. Đây không phải là một lời tiên tri trong Ê-sai 7:14: “Nầy, một trinh nữ sẽ có thai và sẽ sanh một con trai”, nhưng là một lời thiên sứ phán cụ thể với Ma-ri: “Nầy, ngươi sẽ có thai và sinh một con trai” (Lu-ca 1:31). Vì Ma-ri nghe lời này, cô nhận được sức mạnh và điều ấy đã được thành tựu.

Trong Lu-ca 2:29, Si-mê-ôn nói: “Chúa ôi, bây giờ xin cho nô lệ của Chúa được qua đời bình an theo lời của Ngài”. “Lời” ở trong câu này là rhema. Trước khi Chúa Giê-su đến, Đức Chúa Trời phán lời Ngài với Si-mê-ôn rằng ông sẽ không chết cho đến khi được thấy Đấng Christ của Chúa. Nhưng vào ngày Si-mê-ôn thấy Chúa Giê-su, ông nói: “Chúa ôi, bây giờ xin cho nô lệ của Chúa được qua đời bình an theo lời Ngài”. Si-mê-ôn có rhema từ Chúa. Lời này không phải trích theo một chương hay một câu nào trong Kinh-thánh, nhưng đó là lời Chúa đã nói với ông vào ngày ấy. Chỉ có lời từ một chương nào đó và một câu nào đó trong Kinh-thánh thì không đủ. Chỉ có lời Chúa phán với chúng ta thì mới công hiệu. Rhema bày tỏ một điều nào đó cho chúng ta cách cá nhân và trực tiếp; lời này bày tỏ cho chúng ta những gì chúng ta cần giải quyết và những gì chúng ta cần được tẩy sạch. Chúng ta phải tìm kiếm chính điều này cách cụ thể, vì đời sống Cơ-đốc-nhân chúng ta đặt nền tảng trên rhema này. Đức Chúa Trời đã thật sự phán lời nào cho chúng ta, và Ngài đã phán với chúng ta như thế nào? Chúng ta phải nhớ rằng đạo Đấng Christ ngày nay vẫn là đạo về sự khải thị cá nhân. Nếu Đức Chúa Trời không phán gì bên trong con người, thì đó không phải là đạo Đấng Christ, và cũng không phải là Tân Ước.

Lu-ca 3:2 ghi: “Vào thời An-ne và Cai-phe làm thầy tế lễ thượng phẩm, lời của Đức Chúa Trời đến với Giăng con trai Xa-cha-ri ở nơi đồng vắng”. “Lời” trong câu này cũng là rhema.

Lu-ca 5:5 ghi: “Si-môn đáp: ‘Thưa Thầy, chúng tôi đã lao khổ suốt đêm mà không bắt được gì cả; nhưng căn cứ theo lời Thầy tôi sẽ thả lưới xuống’ ”. Chữ “lời” trong câu này là một điều gì đó mà Chúa đã nói vào dịp ấy. Đây là điều Chúa đã nói riêng với Si-môn. Đây là rhema. Chúa không nói trong một chương nào đó, câu nào đó của Kinh-thánh rằng Si-môn nên thả lưới. Nếu một người nào đó nỗ lực đi trên mặt biển vì lời chép trong Ma-thi-ơ 14:29, chắc chắn người ấy sẽ chìm. Đó không phải lời Chúa phán ngày nay, mặc dầu Ngài đã phán vào ngày ấy. Đúng là lời Đức Chúa Trời phán trong quá khứ và lời Ngài phán ngày nay có uy quyền như nhau, không bao giờ thay đổi. Nhưng điều quan trọng là Đức Chúa Trời có đang phán chính lời ấy cho chúng ta trong ngày hôm nay không?

Lu-ca 24:8 ghi: “Họ nhớ lại những lời Ngài (rhema)”. Tóm lại, rhema là gì? Rhemalà một điều Chúa đã phán trước đây mà bây giờ Ngài lại đang phán. Nói cách khác,rhema là lời Chúa phán lần thứ hai. Đây là một điều sống động.

Trong Công-vụ 11:16 Phi-e-rơ nói: “Tôi nhớ lại lời của Chúa, thể nào Ngài đã phán: Giăng đã làm báp-tem bằng nước, nhưng các ngươi sẽ chịu báp-tem bằng Thánh Linh”. Trong khi Phi-e-rơ đang rao giảng tại nhà Cọt-nây, Linh của Chúa giáng trên họ, và lời của Chúa đến với Phi-e-rơ. Không phải Phi-e-rơ cố gắng dùng trí nhớ để gợi lại lời Chúa, nhưng ấy là Chúa phán với ông: “Giăng đã làm báp-tem bằng nước, nhưng các ngươi sẽ chịu báp-tem bằng Thánh Linh”.

Chúng ta sẽ luôn luôn quý trọng sự kiện Chúa vẫn còn phán ngày nay. Không những Ngài phán trong Kinh-thánh, không những Ngài chỉ phán với Phao-lô và Giăng, Ngài cũng phán với chúng ta hôm nay. Lời Chúa không bao giờ ngưng phán. Bất cứ khi nào có một người công tác cho Chúa, đứng lên rao giảng cho Ngài, người ấy phải chờ đợi lời rhema. Nếu ngày nay Chúa không phán với chúng ta, chúng ta thật sự thất bại. Biết bao lần chúng ta rao giảng mà Chúa chẳng phán một lời? Không phải có điều gì sai lầm trong bài giảng, nhưng tất cả đều là những lời tổng quát của Chúa; không có rhematrong đó. Nan đề của hội-thánh ngày nay là thiếu lời sống động của Chúa; thay vào đó, chỉ có giáo lý chết. Thật thiếu sự truyền thông trực tiếp từ Đức Chúa Trời. Chỉ có sự truyền đạt lời giảng dạy của con người. Thật đáng thương vì quá nhiều người đã chết bởi những giáo lý tốt! Nguyện Đức Chúa Trời thương xót chúng ta và ban rhema cho chúng ta. Nguyện Ngài phán cách riêng tư và trực tiếp với chúng ta hôm nay. Chỉ khi nào có rhema chúng ta mới thật sự tiến tới và có nước sống để cung ứng cho người khác. Điều chúng ta cần là rhema.

Trong kế hoạch đời đời của Đức Chúa Trời, hội-thánh không có tội lỗi. Hội-thánh không có lịch sử tội lỗi; hội-thánh hoàn toàn thuộc linh và hoàn toàn ra từ Đấng Christ. Nhưng còn lịch sử thật sự của hội-thánh thì sao? Chúng ta biết hội-thánh không thật sự hoàn toàn ra từ Đấng Christ và có nhiều yếu tố thuộc đất. Bằng cách nào Đấng Christ đem hội-thánh đến chỗ trọn vẹn? Ngài sẽ làm điều đó bằng cách tẩy sạch hội-thánh với sự rửa sạch bằng nước trong lời, tức là rhema. Trước đây chúng ta đã đề cập nước chỉ về sự sống. Nước tượng trưng cho sự sống được tuôn đổ qua phương diện1 không phải vì sự cứu chuộc trong sự chết của Đấng Christ. Đấng Christ đang dùng sự sống của Ngài trong lời Ngài, là rhema của Ngài, để tẩy sạch chúng ta.

Đấng Christ tẩy sạch chúng ta bằng sự sống Ngài qua lời Ngài. Điều này có ý nghĩa gì? Trước hết, chúng ta phải thấy nan đề của hội-thánh từ quan điểm của Đức Chúa Trời. Khuyết điểm của hội-thánh không phải là Đấng Christ mà hội-thánh nhận lãnh quá nhỏ bé, nhưng là hội-thánh có quá nhiều điều khác hơn là Đấng Christ. Trong ý muốn của Đức Chúa Trời, hội-thánh hoàn toàn ra từ Đấng Christ, không có một tội lỗi nào, không có xác thịt và không chứa đựng sự sống thiên nhiên. Nhưng còn tình trạng thật của chúng ta thì sao? Trong chúng ta, những ai thật sự thuộc về Đấng Christ đều có một phần chỉ là và hoàn toàn là Đấng Christ. Chúng ta cảm tạ Đức Chúa Trời về phần này. Ngoài phần này ra, chúng ta vẫn có nhiều điều không thuộc về Đấng Christ. Chúng ta cần được tẩy sạch vì cớ tất cả những điều này. Sự tẩy sạch nghĩa là gì? Nghĩa là trừ ra, rút ra, không phải là cộng vào, thêm vào. Nếu sự tẩy sạch nghĩa là thêm một điều gì vào trong chúng ta thì đó là “nhuộm”. Ê-va trong Sáng-thế Ký chương 2 không cần được tẩy sạch, vì Ê-va tượng trưng cho hội-thánh trong kế hoạch đời đời của Đức Chúa Trời. Nhưng nếu chúng ta cho rằng ngày hôm nay mình không cần được tẩy sạch, chúng ta tự lừa dối mình. Đức Chúa Trời dự định đem chúng ta đến chỗ không cần sự tẩy sạch, nhưng ngày nay chúng ta vẫn cần được tẩy sạch.

Đức Chúa Trời tẩy sạch chúng ta bằng cách nào? Ngài thực hiện điều này bằng sự sống của Ngài qua chính lời Ngài. Nhiều lúc chúng ta không biết mình cần được tẩy sạch về phương diện nào. Nhưng một ngày kia sự sống trong chúng ta không để chúng ta trốn thoát. Chẳng bao lâu rhema của Ngài đến trong chúng ta, chỉ ra điều gì chúng ta cần giải quyết. Một mặt, ấy là sự sống đụng chạm chúng ta, và mặt khác, ấy là lời đã nói với chúng ta. Đôi khi tham gia vào một điều nào đó tưởng chừng như rất tốt về mặt giáo lý, và lý do khiến chúng ta làm điều đó cũng thật là đúng đắn, nhưng bên trong có một điều gì luôn đụng chạm chúng ta và không để chúng ta yên. Cuối cùng, Chúa phán với chúng ta; rhema đến, lời quyền năng của Chúa đến. Lời ấy bảo chúng ta rằng một điều nào đó trong chúng ta cần phải giải quyết và tẩy sạch. Một mặt, đây là sự sống, và mặt khác, đây là lời Chúa. Qua đó chúng ta được tẩy sạch. Đôi khi thứ tự thay đổi. Lúc đầu chúng ta không cảm thấy gì cả khi tham gia vào một việc gì đó; thật ra, chúng ta cảm thấy mọi sự đều tốt đẹp. Nhưng khi rhema đến, trước hết lời Chúa phán với chúng ta, nói với chúng ta rằng điều ấy là sai trật, và sau đó sự sống bên trong đòi hỏi chúng ta giải quyết điều ấy. Đây là nếp sống hằng ngày của chúng ta. Hoặc sự sống của Chúa trước hết không cho phép chúng ta làm một điều gì đó, rồi lời Chúa đến; hoặc trước hết lời Chúa đến, rồi sự sống theo sau đòi hỏi chúng ta giải quyết điều đó. Nhưng luôn luôn là sự tẩy sạch của nước trong lời thánh hoá chúng ta.

Vì vậy, toàn bộ vấn đề tăng trưởng và tiến bộ của chúng ta tùy thuộc vào thái độ của mình đối với sự sống và rhema. Nếu có bất cứ một cảm giác nào của sự sống bên trong, chúng ta đừng bao giờ bỏ qua. Chúng ta phải cầu nguyện: “Chúa ôi, xin ban rhema cho con để con biết cách giải quyết tình trạng này”. Nếu trước hết, Chúa ban rhema cho chúng ta, phán với chúng ta, khi ấy chúng ta vẫn cần cầu xin Ngài cung ứng sự sống để chúng ta giải quyết vấn đề. Nếu chúng ta lưu tâm đến những vấn đề này và không xem nhẹ, Chúa sẽ tẩy sạch chúng ta bằng sự rửa sạch của nước trong lời để chúng ta được thánh hóa.

Trước mặt Chúa, ý nghĩa của việc hội-thánh được tẩy sạch nhờ sự tẩy rửa bằng nước nghĩa là sự sống của Đấng Christ xử lý hay đối phó với phần nào không từ Đấng Christ mà ra. Sự sống thiên nhiên và mọi điều không ra từ Đấng Christ cần bị tiêu trừ. Sự thánh hóa chỉ có thể đến sau khi đã tẩy sạch, và nền tảng của sự tẩy sạch là lời Chúa, tức là rhema. Nếu không biết lời Chúa, chúng ta không có cách nào được tẩy sạch và thánh hóa. Kể từ ngày chúng ta trở thành những Cơ-đốc-nhân, kiến thức của chúng ta đến từ đâu? Từ một nguồn bên ngoài hay từ nguồn bên trong? Chúng ta có hiểu ý muốn của Đức Chúa Trời từ bên trong, hay ý muốn của Ngài vẫn là một điều gì đó bên ngoài chúng ta? Nhiều nan đề đã bắt rễ từ chính điều này, tức là tình trạng thiếu lời Đức Chúa Trời. Lý do Thân Thể của Đấng Christ không được gây dựng là vì chúng ta chỉ có những điều bên ngoài mà không có những gì ở bên trong. Toàn bộ nền tảng của đức tin Cơ-đốc tùy thuộc vào lời phán của Chúa. Sự tăng trưởng của hội-thánh cũng tùy thuộc vào lời Chúa phán. Do đó, điểm trọng yếu nhất trong lời cầu nguyện của chúng ta phải là nỗi ao ước mong mỏi được nghe Chúa phán. Ôi, nguyện Chúa phán với chúng ta! Lời Chúa phán với chúng ta sẽ làm cho chúng ta đạt được mục đích đời đời của Đức Chúa Trời. Hội-thánh ngày nay không giống như Ê-va trong Sáng-thế Ký chương 2 vì hội-thánh đã từng sa ngã. Cho nên Chúa phải tẩy rửa chúng ta nhờ sự tẩy sạch bằng nước trong lời.

Hội-thánh theo ý muốn của Đức Chúa Trời và hội-thánh trong kinh nghiệm thực tế là hai điều hoàn toàn khác biệt. Trong kế hoạch của Đức Chúa Trời, hội-thánh hoàn toàn không có tội lỗi; hội-thánh không bao giờ biết đến tội lỗi, cũng không có lịch sử tội lỗi. Hội-thánh vượt cao khỏi tội lỗi, không có một dấu vết nào của tội lỗi. Hội-thánh hoàn toàn thuộc linh và hoàn toàn ra từ Đấng Christ. Tuy nhiên, hội-thánh trong lịch sử đã thất bại và sa ngã. Ngày nay, Chúa đang hành động giữa những con người sa ngã để đem họ trở về với hội-thánh theo ý muốn nguyên thủy của Ngài. Chúa đang muốn hành động giữa những con người sa ngã, bại hoại, cô độc, đầy tội lỗi và ô uế để Ngài có được một hội-thánh từ trong họ. Ngài dự định phục hồi và khôi phục họ trở lại với những gì Ngài đã định trong cõi quá khứ vĩnh cửu, để trong cõi tương lai vĩnh cửu, lòng ao ước của Ngài sẽ được thỏa nguyện. Trong công tác kỳ diệu của Ngài, Chúa đang dùng lời phán của Ngài làm công cụ để đưa hội-thánh trở về với mục đích nguyên thủy của Đức Chúa Trời. Ôi, nguyện chúng ta không xem nhẹ lời Chúa.

Chúng ta phải nhớ rằng kiến thức là một điều và tầm vóc thuộc linh là một điều hoàn toàn khác. Mọi giáo lý, sự dạy dỗ, thần học, và kiến thức không ích lợi bao nhiêu nếu chỉ được tuôn ra từ người này qua người khác. Sự tăng trưởng thật tùy thuộc vào lời chúng ta nhận trực tiếp từ Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời đang dùng rhema của Ngài để thực hiện công tác của Ngài và Ngài đang ao ước phán với chúng ta. Vì vậy, nếu mục đích của chúng ta trong việc đọc Kinh-thánh chỉ là tìm kiếm kiến thức thì chúng ta thật đáng thương. Nếu tình trạng của chúng ta như thế thì không còn gì để nói nữa. Giá trị thật của Kinh-thánh là qua Kinh-thánh Đức Chúa Trời có thể phán với con người. Nếu ao ước được hữu dụng trong tay Chúa, chúng ta phải được nghe Chúa phán. Sự gây dựng của chúng ta có thuộc linh hay không tùy thuộc vào việc Chúa có phán với chúng ta hay không. Kiến thức và giáo lý không lợi ích về mặt thuộc linh. Chỉ có lời Chúa phán với chúng ta mới có giá trị thuộc linh.

Làm sao chúng ta có thể thỏa mãn với kiến thức và giáo lý trong khi hội-thánh đang ở trong tình trạng sa ngã, trong khi hội-thánh không đạt đến ý muốn của Đức Chúa Trời và mù lòa đối với ý muốn ấy? Nguyện Đức Chúa Trời thương xót chúng ta và đầy ân điển đối với chúng ta! Ôi, nguyện chúng ta cầu nguyện như vầy: “Chúa ơi, chúng con cầu xin Ngài phán với chúng con”. Tất cả những lời ở bên ngoài, tất cả những lời người khác truyền đạt cho chúng ta, cho dầu họ có nói một ngàn lần hay mười ngàn lần, cũng chẳng ích lợi gì. Chỉ có rhema mới có giá trị. Nếu chúng ta làm một điều gì chỉ vì người khác bảo chúng ta làm thì chúng ta đang giữ luật pháp; chúng ta không ở trong Tân Ước. Những người có tâm trí sáng suốt có thể chia sách Rô-ma ra làm nhiều phần, chẳng hạn như “Cứu rỗi”, “Xưng công chính”, v.v... Nhưng trong họ có một sự thiếu hụt lớn lao, ấy là Đức Chúa Trời không phán với họ. Một người có thể có kiến thức, nhưng không có lời Đức Chúa Trời. Nhiều người nghĩ rằng thuộc linh nghĩa là có kiến thức Kinh-thánh và hiểu biết giáo lý. Không có chuyện đó! Kiến thức Kinh-thánh không bao giờ có thể thay thế cho tình trạng thuộc linh. Chỉ có lời Đức Chúa Trời phán với chúng ta cách cá nhân và trực tiếp thì mới có giá trị thật. Khi Đức Chúa Trời phán với chúng ta qua lời Ngài, chúng ta được soi sáng; nhờ lời Ngài chúng ta được thánh hóa; và nhờ lời Ngài chúng ta được tăng trưởng. Chúng ta cần biết điều gì là chết và điều gì là sống, điều gì chỉ là kiến thức suông và điều gì là thuộc linh. Tất cả những gì không sống động đều không có giá trị thuộc linh. Nếu chúng ta có rhema, là lời sống động của Đức Chúa Trời, chúng ta có thể được tẩy sạch và thánh hóa.

“HỘI-THÁNH... VINH HIỂN”

Mục đích của Đấng Christ trong công tác tẩy sạch và thánh hóa là gì? Ấy là để một ngày kia, “Ngài có thể trình diện cho chính Ngài hội-thánh vinh hiển” (Êph. 5:27). Đấng Christ đang chờ đợi hội-thánh được chuẩn bị và trình diện cho Ngài. “Hội-thánh vinh hiển” trong nguyên văn có nghĩa là hội-thánh được đem vào vinh quang. Ê-phê-sô chương 4 nói rằng hội-thánh sẽ đạt đến sự hiệp một của đức tin và đến mức có tầm vóc trọn vẹn của Đấng Christ (c. 13). Sau đó, chương 5 nói hội-thánh sẽ được mặc lấy vinh quang để được trình diện cho Đấng Christ. Đức Chúa Trời dự định đem cả hội-thánh đến tình trạng này. Đây thật là một vấn đề lớn lao! Khi nhìn vào tình trạng hội-thánh ngày nay, chúng ta nói: “Làm thế nào có điều đó được?” Ngay cả chúng ta có thể nghi ngờ ý định của Đức Chúa Trời, nhưng Chúa đang hành động. Một ngày kia hội-thánh sẽ đạt đến sự hiệp một của đức tin; hội-thánh sẽ đạt đến mức có tầm vóc trọn vẹn của Đấng Christ; hội-thánh sẽ được mặc lấy vinh quang và trình diện cho Đấng Christ. Đây là điều Chúa mong muốn và Ngài sẽ đạt được. Đây cũng là điều chúng ta ao ước và sẽ đạt được.

Hội-thánh vinh hiển sẽ không có tì vết, không có nếp nhăn hoặc bất cứ điều gì như vậy, nhưng sẽ thánh khiết và không chỗ trách được (5:27). Chúa sẽ tẩy sạch chúng ta đến nỗi dường như hội-thánh không bao giờ có một vết bẩn, hay một sự ô uế nào. Dường như hội-thánh không bao giờ phạm tội; cũng không có một dấu vết tội lỗi nào.

Không những hội-thánh không có tì vết mà còn không có nếp nhăn. Chúng ta đều biết rằng trẻ em và các thanh niên không có nếp nhăn. Hễ khi nào nếp nhăn xuất hiện nơi một người, nghĩa là người ấy đang già đi. Chúa muốn đem hội-thánh đến tình trạng không có gì già nua, không có gì của quá khứ.

Ngài muốn mọi sự trong hội-thánh phải tươi mới. Khi hội-thánh đứng trước mặt Chúa, dường như hội-thánh không bao giờ phạm tội, dường như hội-thánh không bao giờ có lịch sử tội lỗi. Hội-thánh sẽ không có tì vết cũng không có nếp nhăn nào. Trong tương lai hội-thánh sẽ là hội-thánh theo mục đích của Đức Chúa Trời trong sự sáng tạo.

Hội-thánh sẽ không có tì vết hoặc nếp nhăn nào, nhưng cũng sẽ không có “bất cứ điều gì như vậy”. Trong một bản dịch từ tiếng Hy-lạp, nhóm chữ này có thể đọc là: “Khuyết điểm loại này hay loại khác”. Không những hội-thánh không có tì vết hoặc nếp nhăn, nhưng cũng không có bất cứ khuyết điểm nào; mọi khuyết điểm đều bị loại trừ. Sẽ đến một ngày khi công tác của Đức Chúa Trời trên hội-thánh đến một giai đoạn như vậy thì hội-thánh sẽ được vinh hiển trọn vẹn.

Hơn nữa, hội-thánh sẽ thánh khiết và không chỗ trách được. Theo ý nghĩa trong Hi-văn, nhóm chữ này có thể dịch là: “Hội-thánh sẽ thánh khiết và không có điều gì đáng trách”. Đức Chúa Trời sẽ đem hội-thánh đến tình trạng mà trong mọi khía cạnh, hội-thánh không thể nào bị phê phán gì được. Thế gian không nói gì được; Sa-tan không nói gì được; mọi người và mọi sự sẽ không nói gì được; ngay cả chính Đức Chúa Trời cũng không nói gì cả. Vào ngày ấy, khi được vinh hiển như vậy, hội-thánh sẽ trở nên Cô Dâu của Đấng Christ.

Chúng ta phải thấy hai vấn đề này một cách rất rõ ràng. Trước hết, ngày nay, chúng ta là Thân Thể của Đấng Christ. Là Thân Thể của Ngài, Đấng Christ đang thanh tẩy và chuẩn bị chúng ta để chúng ta có thể trở nên hội-thánh mà Đức Chúa Trời dự định từ cõi đời đời. Thứ hai, đến thời điểm nào đó, Đấng Christ sẽ đến, và chúng ta sẽ được đưa vào sự hiện diện của Ngài để trình diện cho Ngài như một hội-thánh vinh hiển, tức là cô dâu của Ngài. Như vậy, trước hết, chúng ta có lịch sử của Thân Thể Đấng Christ trên đất và sau đó là lịch sử của cô dâu trong vinh quang. Bây giờ chúng ta đang ở trong tiến trình được tẩy sạch. Đây là lúc chúng ta cần lời rhema. Những Cơ-đốc-nhân chưa bao giờ nhận được sự khải thị trực tiếp từ Đức Chúa Trời đang làm chậm trễ Đức Chúa Trời. Nếu chúng ta chưa bao giờ nghe Chúa phán với mình, chúng ta đang ngăn cản Chúa đổ ân điển của Ngài. Nguyện Đức Chúa Trời thương xót chúng ta để chúng ta không trở nên những người cản trở Ngài. Trái lại, nguyện chúng ta là những người lắng nghe Ngài và tiến tới để hội-thánh được đưa đến giai đoạn làm Cô Dâu của Đấng Christ.

CÔNG TÁC VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA HỘI-THÁNH
TRƯỚC MẶT ĐỨC CHÚA TRỜI

Sách Ê-phê-sô bày tỏ hội-thánh mà Đức Chúa Trời đã dự định trong cõi đời đời. Chương 5 nói rằng hội-thánh sẽ là một hội-thánh vinh hiển, không tì vết, không nếp nhăn, hay bất cứ điều gì như vậy, thánh khiết và không chỗ trách được. Sau đó chương 6 nói về công tác thực tế của hội-thánh là chiến tranh thuộc linh.

Khi đọc Ê-phê-sô 6:10-12, chúng ta nhận thấy công tác và trách nhiệm của hội-thánh là chiến tranh thuộc linh. Các đối thủ trong chiến tranh thuộc linh không phải là thịt và huyết, nhưng là các hữu thể thuộc linh ở trên không trung. Chúng ta hãy đọc câu 13 và 14. “Vì vậy, hãy mang lấy toàn bộ khí giáp của Đức Chúa Trời để trong ngày gian ác, anh em có thể chống nổi và sau khi làm xong mọi sự mà vẫn đứng vững. Vậy, hãy đứng”. Ở đây chúng ta được bảo rằng hãy đứng, chứ không phải hãy tấn công. Chiến tranh thuộc linh là phòng vệ, chứ không phải tấn công, vì Chúa Giê-su đã đánh trận và giành được chiến thắng rồi. Công tác của hội-thánh trên đất chỉ là duy trì sự chiến thắng của Chúa. Chúa đã thắng trận và hội-thánh ở đây là để duy trì sự chiến thắng của Ngài. Công tác của hội-thánh không phải là chiến thắng ma quỉ, nhưng là chống cự kẻ mà Chúa đã chiến thắng rồi. Công tác của hội-thánh không phải là cột trói người mạnh mẽ vì người mạnh mẽ đã bị cột trói rồi. Công tác của hội-thánh là đừng thả hắn ra. Không cần phải tấn công; chỉ cần canh giữ là đủ. Khởi điểm của chiến tranh thuộc linh là đứng trên sự chiến thắng của Đấng Christ; ấy là nhìn thấy Đấng Christ đã chiến thắng rồi. Không phải là đối phó với Sa-tan, mà là tin cậy Chúa. Không phải là hi vọng chúng ta sẽ chiến thắng, vì Chúa đã chiến thắng rồi. Ma quỉ không thể làm gì cả.

Công tác và trách nhiệm của hội-thánh là chiến tranh thuộc linh. Đây là cuộc xung đột giữa uy quyền của Đức Chúa Trời và quyền lực của Sa-tan. Bây giờ chúng ta hãy xem mối quan hệ giữa hội-thánh và vương quốc của Đức Chúa Trời.

Một vài người nghĩ rằng vương quốc của Đức Chúa Trời chỉ liên quan đến vấn đề phần thưởng. Đây là một sự đánh giá quá thấp kém về vương quốc của Đức Chúa Trời. Chúa Giê-su từng giải thích ý nghĩa của vương quốc Đức Chúa Trời. Ngài phán: “Nhưng nếu ta nhờ Linh của Đức Chúa Trời mà đuổi quỉ, thì vương quốc Đức Chúa Trời đã đến cùng các ngươi” (Math. 12:28). Vương quốc Đức Chúa Trời nghĩa là gì? Ấy là sự lật đổ quyền lực của Sa-tan nhờ uy quyền của Đức Chúa Trời. Khi ma quỉ không thể đứng ở một nơi nào đó, thì vương quốc đã đến nơi ấy rồi. Ở đâu ma quỉ bị đuổi ra, ở đâu công việc của kẻ thù được thay thế bằng quyền năng của Đức Chúa Trời, ở đó là vương quốc của Đức Chúa Trời.

Khải thị 12:9-10 nói: “Con rồng lớn bị ném xuống, tức là con rắn xưa, gọi là ma quỉ và Sa-tan, đứa lừa dối cả thiên hạ, nó bị ném xuống đất, các sứ giả của nó cũng bị ném xuống nữa. Tôi nghe trên trời có tiếng lớn nói rằng: Bây giờ sự cứu rỗi, quyền năng, vương quốc của Đức Chúa Trời, và uy quyền của Đấng Christ của Ngài đã đến, vì kẻ kiện cáo anh em chúng ta đã bị ném xuống, tức là kẻ ngày đêm kiện cáo họ trước mặt Đức Chúa Trời”. Chúng ta phải chú ý đến chữ “vì” trong câu 10. Vương quốc Đức Chúa Trời đã đến “vì” Sa-tan đã bị ném xuống. Sa-tan mất chỗ đứng, nên không thể đứng đó được nữa. Khi ấy trên trời có một tiếng lớn nói rằng: “Bây giờ sự cứu rỗi, quyền năng, vương quốc của Đức Chúa Trời, và uy quyền của Đấng Christ của Ngài đã đến”. Bất cứ nơi nào Sa-tan lìa khỏi ấy là vì nơi đó có vương quốc của Đức Chúa Trời. Ở đâu có vương quốc của Đức Chúa Trời, ở đó không thể có Sa-tan. Điều này bày tỏ rõ rằng trong Kinh-thánh ý nghĩa thiết yếu, đầu tiên của vương quốc Đức Chúa Trời liên quan đến việc đối phó với Sa-tan.

Khi người Pha-ri-si hỏi khi nào vương quốc của Đức Chúa Trời đến, Chúa Giê-su đáp: “Vương quốc Đức Chúa Trời không đến theo cách mắt thấy được; người ta sẽ không nói: Đây này! hay, đó kìa! Vì kìa, vương quốc Đức Chúa Trời ở giữa các ngươi” (Lu-ca 17:20-21). Chúa muốn nói gì khi Ngài bảo “vương quốc Đức Chúa Trời ở giữa các ngươi”? Ngài muốn nói: “Ta đang đứng đây”. Dĩ nhiên chúng ta đều biết vương quốc Đức Chúa Trời không thể ở trong người Pha-ri-si được. Vào ngày ấy vương quốc Đức Chúa Trời ở giữa họ vì Chúa Giê-su đứng ở giữa họ. Khi Ngài ở đó, Sa-tan không thể ở đó được. Chúa Giê-su phán: “Bá chủ của thế gian này sắp đến, hắn chẳng có gì nơi Ta cả” (Giăng 14:30). Bất cứ nơi nào có Chúa Giê-su, Sa-tan phải rời bỏ nơi ấy. Trong Lu-ca chương 4, có một người bị quỉ ám. Khi thấy Chúa, người này phản ứng ra sao? Trước khi Chúa lên tiếng đuổi nó ra, quỉ đã kêu lên: “Ồ! Giê-su, người Na-xa-rét, chúng tôi với Ngài có liên quan gì? Có phải Ngài đến để hủy diệt chúng tôi không?” (c. 34). Nơi nào có Chúa, ở đó không thể có ma quỉ. Chính sự hiện diện của Chúa Giê-su đại diện cho vương quốc của Đức Chúa Trời và Ngài là vương quốc của Đức Chúa Trời. Ngài ở đâu, vương quốc của Đức Chúa Trời cũng ở đó.

Điều này liên hệ gì với chúng ta? Khải-thị 1:5-6 nói: “Đấng thương yêu chúng ta, và đã lấy huyết Ngài giải thoát chúng ta khỏi các tội lỗi của mình và làm cho chúng ta trở thành một vương quốc, trở thành những thầy tế lễ cho Đức Chúa Trời là Cha của Ngài, nguyện vinh quang và quyền năng về nơi Ngài đời đời vô cùng. A-men”. Hãy lưu ý chữ “vương quốc” trong câu 6. Điều này cho chúng ta thấy không những nơi nào có Chúa Giê-su mà nơi nào có hội-thánh thì ở đó là vương quốc của Đức Chúa Trời. Không những Chúa Giê-su đại diện cho vương quốc Đức Chúa Trời mà hội-thánh cũng đại diện cho vương quốc Đức Chúa Trời nữa. Điểm quan trọng ở đây không phải là vấn đề phần thưởng tương lai hay địa vị trong vương quốc, lớn hay nhỏ, cao hay thấp. Mối quan tâm không phải là những điều ấy. Vấn đề thiết yếu là Đức Chúa Trời muốn hội-thánh đại diện cho vương quốc của Ngài.

Công tác của hội-thánh trên đất là đem vương quốc của Đức Chúa Trời đến. Toàn thể công tác của hội-thánh đều được chỉ đạo bởi nguyên tắc vương quốc Đức Chúa Trời. Sự cứu rỗi các hồn người ta cũng ở dưới nguyên tắc này, việc đuổi quỉ và tất cả các công tác khác cũng vậy. Mọi sự đều phải ở dưới nguyên tắc vương quốc của Đức Chúa Trời. Vì sao chúng ta chinh phục các hồn người? Vì vương quốc Đức Chúa Trời, không phải chỉ vì con người cần được cứu rỗi. Chúng ta phải đứng ở vị trí của vương quốc Đức Chúa Trời mỗi khi chúng ta làm việc, và chúng ta phải áp dụng vương quốc của Đức Chúa Trời để đối phó với quyền lực của Sa-tan.

Chúa muốn chúng ta cầu nguyện: “Lạy Cha chúng con ở trên các từng trời, nguyện danh Cha được tôn thánh; vương quốc Cha được đến; ý muốn Cha sẽ được nên ở dưới đất như ở trên trời” (Math. 6:9-10). Nếu vương quốc Đức Chúa Trời tự động đến, Chúa sẽ không bao giờ dạy chúng ta cầu nguyện như vậy. Nhưng vì Chúa dạy chúng ta cầu nguyện như vậy, Ngài đơn giản bày tỏ cho chúng ta biết rằng đây là công tác của hội-thánh. Vâng, hội-thánh phải rao giảng Phúc-âm, nhưng còn hơn thế nhiều, hội-thánh cần phải cầu nguyện để đem vương quốc của Đức Chúa Trời đến. Có người cho rằng dầu chúng ta có cầu nguyện hay không, vương quốc Đức Chúa Trời vẫn sẽ tự động đến. Nhưng nếu biết Đức Chúa Trời, chúng ta sẽ không bao giờ nói như vậy. Nguyên tắc của công tác Đức Chúa Trời là chờ đợi dân Ngài chuyển động. Khi ấy Ngài mới chuyển động.

Đức Chúa Trời nói với Áp-ra-ham rằng dân Y-sơ-ra-ên sẽ ra khỏi quốc gia đã làm khổ họ. Tuy nhiên, mãi bốn trăm ba mươi năm sau điều này mới hoàn thành. Khi dân Y-sơ-ra-ên kêu la với Đức Chúa Trời, Ngài nghe tiếng kêu của họ và đến giải cứu họ. Đừng bao giờ cho rằng dầu chúng ta có kêu la hay không, mọi sự vẫn xảy ra theo như cách của các sự việc ấy. Đức Chúa Trời cần con người hiệp tác với Ngài trong công việc Ngài. Khi dân Đức Chúa Trời chuyển động, Ngài cũng chuyển động. Khi dân Đức Chúa Trời thấy họ nên rời khỏi Ai-cập (mặc dầu không phải toàn dân Y-sơ-ra-ên nhận biết điều này, nhưng một số người nhận biết), họ kêu la với Đức Chúa Trời và Ngài chuyển động để giải cứu họ.

Ngay cả sự ra đời của Chúa Giê-su cũng là kết quả của sự hợp tác của một số người trong vòng dân của Đức Chúa Trời với Ngài. Tại Giê-ru-sa-lem có một số người liên tục tìm kiếm sự an ủi cho dân Y-sơ-ra-ên. Đây là lý do vì sao Chúa ra đời. Mặc dầu mục đích của Đức Chúa Trời là đem vương quốc của Ngài đến, nhưng chỉ riêng phần Ngài thì không đủ. Ngài cần hội-thánh cộng tác với Ngài. Qua sự cầu nguyện, hội-thánh phải làm cho quyền năng của vương quốc Đức Chúa Trời tuôn đổ ra trên đất. Khi Chúa đến, vương quốc của thế gian sẽ trở nên vương quốc của Chúa chúng ta và của Đấng Christ của Ngài (Khải. 11:15).

Vì công tác của hội-thánh là đứng về phía Đức Chúa Trời và không nhường chỗ cho Sa-tan, chúng ta phải có lối sống như thế nào để hoàn thành công tác này? Tất cả tội lỗi và những sự bất chính của chúng ta cần được giải quyết, chúng ta phải dâng mình cho Chúa cách trọn vẹn, sự sống thuộc hồn phải bị giết chết, và con người thiên nhiên phải bị từ bỏ. Năng lực của xác thịt tuyệt đối vô dụng trong chiến tranh thuộc linh. “Cái tôi” không thể chống Sa-tan. “Cái tôi” phải ra đi! Khi nào “cái tôi” ra đi, Chúa Giê-su sẽ bước vào. Khi nào “cái tôi” bước vào, khi ấy có sự thất bại. Ở đâu có Chúa Giê-su, ở đó có sự đắc thắng. Sa-tan chỉ nhận biết một người: đó là Chúa Giê-su. Chúng ta không thể chống Sa-tan. Những mũi tên lửa của Sa-tan có thể xuyên qua xác thịt chúng ta, nhưng ngợi khen Đức Chúa Trời, chúng ta có thể mặc lấy Đấng Christ là Đấng đã chiến thắng.

Chúng ta tin rằng Đấng Christ sắp trở lại. Nhưng đừng nghĩ rằng Chúa Giê-su sẽ tự động đến nếu chúng ta cứ ngồi chờ Ngài một cách thụ động. Không, có một công tác hội-thánh phải làm. Là Thân Thể của Đấng Christ, chúng ta phải học tập hợp tác với Đức Chúa Trời. Chúng ta không bao giờ nên nghĩ rằng được cứu là đủ rồi. Chúng ta phải quan tâm đến nhu cầu của Đức Chúa Trời. Sự sa ngã của con người để lại hai hậu quả: một là nan đề về trách nhiệm đạo đức của con người, hai là Sa-tan chiếm đoạt uy quyền trên trái đất này. Một mặt, con người chịu thiệt hại, nhưng mặt khác, Đức Chúa Trời cũng bị thiệt hại. Sự cứu chuộc giải quyết nan đề trách nhiệm đạo đức của con người và sự thiệt hại của con người, nhưng sự thiệt hại Đức Chúa Trời phải chịu chưa được giải quyết. Sự thiệt hại của Đức Chúa Trời không thể được phục hồi bằng sự cứu chuộc, mà chỉ được phục hồi bằng vương quốc. Trách nhiệm đạo đức của con người đã được giải quyết bằng thập tự giá, nhưng nan đề uy quyền của Sa-tan phải được giải quyết bằng vương quốc. Mục đích trực tiếp của sự cứu chuộc là vì con người, trong khi mục đích trực tiếp của vương quốc là đối phó với Sa-tan. Sự cứu chuộc giành lại được những gì con người đã đánh mất; vương quốc sẽ hủy diệt những gì Sa-tan đã giành được.

Từ ban đầu con người được giao trách nhiệm lật đổ uy quyền của Sa-tan, nhưng thay vào đó, con người đã sa ngã, giao uy quyền cho Sa-tan. Ngay cả chính con người đã trở nên phục tùng Sa-tan. Sa-tan trở nên kẻ mạnh mẽ và con người trở thành tài sản của hắn (Math. 12:29). Tình trạng này cần vương quốc đối phó. Nếu không có vương quốc, công việc của Sa-tan không cách nào bị lật đổ vì con người đã sa ngã.

Trời mới và đất mới không xuất hiện ngay sau khi sự cứu chuộc đã hoàn thành vì nan đề Sa-tan chưa được giải quyết xong. Trước khi có trời mới, đất mới, cần phải có vương quốc. Khải-thị 11:15 nói: “Vương quốc của thế gian đã trở nên vương quốc của Chúa chúng ta và của Đấng Christ của Ngài, và Ngài sẽ cai trị đời đời vô cùng”. Một khi vương quốc đến, cõi đời đời sẽ được đưa vào. Vương quốc nối kết với cõi đời đời. Chúng ta có thể nói vương quốc dẫn đến trời mới đất mới. Khải thị chương 21 và 22 cho chúng ta thấy trời mới, đất mới xuất hiện sau vương quốc. Thậm chí Ê-sai chương 65 còn mô tả vương quốc là trời mới, đất mới. Điều này có nghĩa là Ê-sai nhìn thấy vương quốc là phần dẫn đến của trời mới và đất mới. Như vậy, khi vương quốc bắt đầu, trời mới và đất mới cũng bắt đầu.

Nguyện Đức Chúa Trời mở mắt chúng ta để chúng ta không xem mình là trung tâm. Vì sao chúng ta được cứu? Có phải để chúng ta khỏi bị đi địa ngục không? Không. Đó không phải là trọng tâm vấn đề. Vì sao Đấng Christ muốn cứu chúng ta? Chúng ta có thể trả lời câu hỏi này theo hai quan điểm khác nhau, tức là quan điểm của con người và quan điểm của Đức Chúa Trời. Khi nhìn cùng một điều theo hai góc cạnh, chúng ta sẽ thấy điều ấy với ánh sáng khác nhau. Chúng ta không nên chỉ nhìn vấn đề này theo quan điểm của con người. Chúng ta phải nhìn theo quan điểm của Đức Chúa Trời. Thật ra, phục hồi sự mất mát của con người cũng vì để phục hồi sự thiệt hại của Đức Chúa Trời. Sự thiệt hại của Đức Chúa Trời phải được phục hồi nhờ vương quốc. Ngày nay, Đức Chúa Trời đã làm cho chúng ta được dự phần vào sự chiến thắng của Chúa Giê-su. Ở đâu bày tỏ sự chiến thắng của Chúa Giê-su, ở đó Sa-tan phải bỏ chạy.

Chúng ta chỉ phải đứng vững, vì Chúa Giê-su đã giành lấy chiến thắng rồi. Trong công tác cứu chuộc của Ngài, Chúa Giê-su đã hủy diệt tất cả mọi nền tảng hợp pháp của ma quỉ. Qua sự cứu chuộc, toàn bộ quyền cai trị hợp pháp của Sa-tan đã chấm dứt. Sự cứu chuộc là bản án truất phế địa vị hợp pháp của Sa-tan. Bây giờ trách nhiệm thi hành bản án ấy ở trên vai hội-thánh. Khi Đức Chúa Trời thấy hội-thánh đã thi hành nhiệm vụ này cách đầy đủ, vương quốc sẽ đến và trời mới đất mới sẽ theo sau. Trời mới đất mới trong sách Ê-sai sẽ dẫn đến trời mới, đất mới trong sách Khải-thị.

Ngày nay chúng ta đang đứng giữa sự cứu chuộc và vương quốc. Khi nhìn lại đằng sau, chúng ta thấy sự cứu chuộc, nhìn tới phía trước, chúng ta thấy vương quốc. Trách nhiệm của chúng ta gồm hai mặt. Một mặt, chúng ta phải hướng dẫn con người trong thế gian đến chỗ được cứu, mặt khác, chúng ta phải đứng vững vì vương quốc. Ô, nguyện chúng ta có khải tượng này để chúng ta nhìn thấy trách nhiệm Chúa đã giao phó cho hội-thánh.

Chúng ta hãy ôn lại xem vương quốc của Đức Chúa Trời là gì. Vương quốc của Đức Chúa Trời là lãnh vực Ngài thi hành uy quyền của Ngài. Chúng ta phải có một vương quốc như vậy giữa vòng chúng ta. Trong khi để cho Đức Chúa Trời thi hành uy quyền của Ngài trên các từng trời, chúng ta cũng phải đồng ý cho Ngài thi hành uy quyền của Ngài trên chúng ta. Đức Chúa Trời phải có uy quyền, quyền năng và vinh quang của Ngài giữa vòng chúng ta. Không những chúng ta phải tìm cách sống trước mặt Đức Chúa Trời theo Ê-phê-sô chương 5, nhưng chúng ta cũng phải theo đuổi trách nhiệm đã bày tỏ cho chúng ta trong Ê-phê-sô chương 6. Khi ấy, chúng ta không những là một hội-thánh vinh hiển, thánh khiết, không chỗ trách được mà cũng sẽ là những người hợp tác với Đức Chúa Trời để đem vương quốc Ngài đến và làm cho Sa-tan phải bị thiệt hại trên trái đất này.

 

 
Chúa Jesus phán cùng họ rằng: Mùa gặt thì lớn song con gặt thì ít. Vậy, hãy cầu nguyện Chúa mùa gặt sai con gặt đi vào mùa của Ngài".

Luke 10: 2