"CẢ KINH THÁNH LÀ BỞI ĐỨC CHÚA TRỜI SOI DẪN ... HẦU CHO NGƯỜI THUỘC VỀ ĐỨC CHÚA TRỜI ĐƯỢC TRỌN VẸN VÀ SẮM SẴN ĐỂ LÀM MỌI VIỆC LÀNH"
II Timothy 3:16a, 17
  

HỘI TRUYỀN GIÁO PHÚC ÂM VIỆT NAM
(Vietnamese Full Gospel Missions)
TRƯỜNG KINH THÁNH TẠI GIA
(Home Bible School) www.HomeBibleSchoolVietnam.com

Học Báo:
"SỨ GIẢ TÌNH YÊU"

(The Love Ambassadors)
P.O.Box 565, Westminster, CA 92684-USA
Email: VNFGMissions@Yahoo.com

TIẾNG NÓI CHÂN LÝ
(The Voice of Truth)
www.TiengNoiChanLy.com
HỘI THÁNH PHÚC ÂM VIỆT NAM
tại Westminster
(Vietnamese Full Gospel Church)
14381 Magnolia Ave. Westminster, CA 92683-USA
ĐỘC QUYỀN PHIÊN DỊCH VÀ PHỔ DỤNG
© 1979, 1996 GLOBAL YOUTH EVANGELISM
P.O. Box 1019, Orland, CA 95963 - USA
(Giữ bản quyền. Cấm in sao lại từng phần hay toàn bản dưới mọi hình thức hoặc bằng mọi phương tiện).

  

THỐNG KÊ

Đã truy cập:7530802
Đang truy cập:393

Sáng Thế Ký: 61, 62, 63, 64, 65

naltrexone without prescription in uk

naltrexone for alcoholism

nifedipine topique

nifedipine pommade

abortion pill over the counter

abortion pill

prozac buy online

buy prozac online

 Bài Sáu Mươi Mốt

Sống Trong Mối Tương Giao
 
Với Đức Chúa Trời

Hôn Nhân Của Y-Sác
Hình Bóng Về Đấng Christ Cưới Hội Thánh

Kinh Thánh là Sách thần thượng bao gồm những quan niệm thần thượng. Vì vậy, Kinh Thánh chứa đựng nhiều câu chuyện kỳ diệu mà Sáng Thế Ký chương 24 là một trong số đó. Chương nầy không những bày tỏ nếp sống hiệp một với Đức Chúa Trời mà còn hàm ý đến một điều gì đó sâu xa hơn nếp sống con người. Đây là lý do vì sao tâm trí con người khó dò lường được các chiều sâu của Kinh Thánh. Nhìn bên ngoài, Sáng Thế Ký chương 24 có chép về nếp sống làm người, nhưng sâu xa bên trong chứa đựng điều gì đó thần thượng. Mặc dù dễ nhìn thấy bề ngoài nhưng kho lường được chiều sâu.

b) Hình Bóng Về Đấng Christ Cưới Hội Thánh

Trong Sáng Thế Ký chương 24, chúng ta thấy một cuộc hôn nhân là hình bóng về Đấng Christ cưới Hội Thánh. Trong Tân Ước, chúng ta không tìm thấy câu nào nói rằng hôn nhân nầy là hình bóng về Đấng Christ cưới Hội Thánh. Tuy nhiên, Tân Ước bày tỏ rõ rằng Y-sác, con trai của Áp-ra-ham, là hình bóng về Đấng Christ –tức dòng dõi duy nhất của Áp-ra-ham (Ga. 3:16). Dựa trên sự kiện Y-sác là hình bóng về Đấng Christ, chúng ta có thể suy ra rằng hôn nhân của Y-sác là hình bóng về hôn nhân của Đấng Christ.

Vì Kinh Thánh là Sách thần thượng, bao gồm những quan niệm thần thượng nên chúng ta có thể thấy những quan niệm nầy trong những phần ghi chép khác nhau của Kinh Thánh. Chẳng hạn, tất cả chúng ta đều quen thuộc câu chuyện Giô-sép. Dù trong Tân Ước không có lời nào nói rằng Giô-sép là hình bóng về Đấng Christ, nhưng bất cứ ai đọc Kinh Thánh cũng đều có thể nhận thấy rằng câu chuyện Giô-sép rất giống với câu chuyện của Đấng Christ. Một số giáo sư Kinh Thánh nói rằng chúng ta không nên hình bóng hóa bất cứ điều gì trong Kinh Thánh trừ khi Tân Ước nói rằng đó là lối nói bóng hay hình bóng về những điều thuộc linh nào đó. Nhưng không nên khăng khăng điều nầy vì mặc dù Tân Ước không nói rằng Giô-sép là hình bóng về Đấng Christ, nhưng tất cả các giáo sư Kinh Thánh đều công nhận Giô-sép là hình bóng tuyệt vời về Đấng Christ. Khi đọc câu chuyện Giô-sép, chúng ta thấy câu chuyện này mô tả về đời sống của Đấng Christ. Nhiều sự kiện trong đời sống Giô-sép, chẳng hạn như bị phản bội, giống với những sự kiện trong đời sống của Đấng Christ. Cùng một nguyên tắc vì Y-sác là hình bóng về Đấng Christ và vì hôn nhân của Y-sác giống với hôn nhân của Đấng Christ nên chúng ta có thể nói rằng hôn nhân được chép trong Sáng Thế Ký chương 24 là hình bóng về hôn nhân của Đấng Christ.

Trong Sáng Thế Ký chương 24, chúng ta có 4 nhân vật chính: người cha, người con, người đầy tớ và cô dâu. Điều nầy rất có ý nghĩa. Khi đến với Tân Ước, chúng ta thấy rằng Đức Chúa Trời Tam–Nhất đang cùng hành động để có được một Cô Dâu cho Con. Chủ đề của Tân Ước là gì? Nếu anh em nói rằng chủ đề của Tân Ước chỉ là Jesus, Cứu Chúa chúng ta, tôi xin nói rằng điều đó tốt nhưng không bao hàm tất cả. Chủ đề của Tân Ước là Đức Chúa Trời Tam–Nhất –Cha, Con và Linh, đang cùng hành động để có được Cô Dâu cho Con. Cha lập kế hoạch, Linh thực hiện kế hoạch của Cha, còn Con vui hưởng những gì Cha đã hoạch định và những gì Linh đã thực hiện. Cô Dâu là ai? Cô Dâu là một phần của nhân loại sẽ kết hôn với Con và trở thành Người Phối Ngẫu của Con. Ma-thi-ơ 28:19 nói về Cha, Con và Linh. Trong Sách Công Vụ và các Thư Tín, chúng ta thấy Linh hành động theo kế hoạch của Cha để có được Cô Dâu cho Con là như thế nào. Cuối Tân Ước, trong Sách Khải Thị, chúng ta thấy Cô Dâu. Khải Thị 19:7 chép “Hôn lễ của Chiên Con đã đến và Vợ Ngài đã tự sửa soạn rồi”. Cuối cùng, toàn thể Giê-ru-sa-lem Mới, một Thành-Phố–Thiếu-Nữ, sẽ là Cô Dâu (Khải. 21:2, 9-10). Mặc dù từ Thành-Phố–Thiếu-Nữ nghe có vẻ lạ tai nhưng không có gì sai với cách dùng này vì Giê-ru-sa-lem Mới sẽ là một Thiếu Nữ, Vợ của Chiên Con, Người Phối Ngẫu của Con Đức Chúa Trời. Toàn thể Giê-ru-sa-lem Mới đơn giản là phần ghi chép về việc Đức Chúa Trời Tam–Nhất đang cùng hành động để có được một phần của nhân loại làm Cô Dâu, Người Phối Ngẫu của Con.

(1) Kế Hoạch Của Cha

Trước hết, chúng ta có kế hoạch của Cha. Theo Bản King James, Ê-phê-sô 3:11 nói về “mục đích đời đời mà Ngài đã dự định trong Đấng Christ Jesus, Chúa chúng ta”. Từmục đích là từ cổ cho từ hiện nay là kế hoạch. Khi nói về kế hoạch của Đức Chúa Trời, chúng ta đang nói đến mục đích của Ngài. Trong quá khứ đời đời, Đức Chúa Trời đã lập một kế hoạch, đó là có Hội Thánh cho Đấng Christ (Êph. 3:8-11). Kế hoạch của Đức Chúa Trời không chỉ là có một nhóm tội nhân, cũng không phải là có một nhóm người được chuộc. Một quan niệm như thế quá thấp. Kế hoạch của Đức Chúa Trời là có một Cô Dâu cho Con Ngài.

Chúng ta đã nhiều lần nghe rằng Đấng Christ đến để cứu tội nhân, nhưng có bao giờ anh em nghe một bài giảng nào nói rằng Đấng Christ đã đến để có Cô Dâu chưa? Giăng 3:29 nói rằng “Người cưới cô dâu chính là chàng rễ”. Trong 4 Sách Phúc Âm, Chúa Jesus phán với các môn đồ rằng Ngài là Chàng Rễ (Mat. 9:15). Ngài đến không những để cứu tội nhân mà còn để có Cô Dâu. Chúng ta có còn là tội nhân không? Không, chúng ta là Cô Dâu! Ngợi khen Chúa vì chúng ta không còn là tội nhân nữa –chúng ta là Cô Dâu! Chúng ta có nên đến với Đức Chúa Trời để xưng tội theo cách van xin không? Không, chúng ta phải đến với Ngài cách vui mừng, nói rằng: “Ngợi khen Chúa! Con vui mừng vì con không còn là một tội nhân nữa. Con là một phần của Cô Dâu!” Đấng Christ đã đến không chỉ để làm Cứu Chúa và Đấng Cứu Chuộc mà cũng để làm Chàng Rễ. Đức Chúa Trời không dự định cứu một nhóm tội nhân đáng thương rồi đem họ vào thiên đàng. Đức Chúa Trời dự định chiếm được một phần nhân loại và làm họ thành Người Phối Ngẫu của Con yêu dấu Ngài. Cuối cùng, trong trời mới đất mới, sẽ không có một nhóm tội nhân đáng thương mà sẽ có Cô Dâu, tức Giê-ru-sa-lem Mới, Vợ của Chiên Con.

Như chúng ta đã thấy, Đức Chúa Trời Cha đã dự định có một Cô Dâu cho Con Ngài từ trong nhân loại. Áp-ra-ham, hình bóng về Cha, đã sai người đầy tớ, hình bóng về Thánh Linh, đi cưới vợ cho con trai mình, không phải từ những người con gái xứ Ca-na-an, mà từ họ hàng của Áp-ra-ham (24:4,7). Theo hình bóng, điều nầy ngụ ý rằng Người Phối Ngẫu của Đấng Christ phải ra từ dòng dõi của Đấng Christ, không ra từ thiên sứ hoặc những tạo vật khác. Khi Đấng Christ nhục hóa làm người, nhân tính đã trở thành dòng dõi của Ngài. Đừng luôn nghĩ rằng nhân tính là quá tồi tệ. Nhân tính không tồi tệ. Vì nhân tính là dòng dõi của Đấng Christ nên nhân tính thật đáng yêu và quí giá đối với Đức Chúa Trời. Chỉ từ trong nhân tính, Đức Chúa Trời mới có thể có được Người Phối Ngẫu cho Con Ngài. Do đó, tất cả chúng ta phải tự hào vì được là một phần của nhân tính ,và phải nói rằng: “Ngợi khen Chúa vì con là một người! Cảm ơn Ngài vì con không được dựng nên theo dòng dõi thiên sứ mà là một phần của dòng dõi con người”.

Trong Sáng Thế Ký chương 2, chúng ta thấy Đức Chúa Trời đã đem các sinh vật đến cho A-đam để ông đặt tên. A-đam nói “Đây là chó, đây là mèo, còn đây là khỉ, kia là lừa”. Khi nhìn tất cả những tạo vật đó, ông không tìm thấy giữa chúng điều tương thích với mình. Vì thế, Đức Chúa Trời làm cho A-đam ngủ say, dùng một xương sườn của ông làm nên một người nữ là người phối ngẫu của ông (2:21-22). Do đó, A-đam và Ê-va thuộc cùng một loài. Điều nầy cho thấy Người Phối Ngẫu của Đấng Christ phải ra từ dòng dõi của Ngài, tức nhân loại. Tất cả chúng ta đã được tạo dựng là nhân loại và là một phần của nhân loại nên tất cả chúng ta đã được sinh lại. Chỉ nhân loại mới có đủ phẩm chất làm Người Phối Ngẫu của Đấng Christ.

(2) Mục Đích Chuyến Đi Của Linh

Khi người cha đã có kế hoạch thì người đầy tớ nhận lãnh một sứ mạng, một mục đích chuyến đi (c. 33). Áp-ra-ham giao sứ mạng cho người đầy tớ đến với dòng họ mình và kiếm một người vợ cho con trai mình. Điều nầy có nghĩa là Đức Chúa Trời Cha đã giao sứ mạng cho Đức Chúa Trời Linh. Tân Ước bày tỏ về sứ mạng thần thượng nầy.

(a) Đến Với Cô Dâu Được Chọn

Như Áp-ra-ham giao sứ mạng cho người đầy tớ đến với cô dâu được chọn (c. 10-21) thì Đức Chúa Trời Cha cũng giao sứ mạng cho Đức Chúa Trời Linh đến với nhân loại. Tất cả chúng ta đều có thể làm chứng rằng vào một lúc nào đó, Linh của Đức Chúa Trời đã đến với chúng ta. Có lẽ anh em nói “Tôi không nhận thức rằng Đức Chúa Trời Linh đã đến với tôi. Tôi chỉ biết có một người nào đó đã rao giảng Phúc Âm cho tôi”. Trong khi người đó rao giảng Phúc Âm cho anh em, anh em được thu hút bởi điều người đó nói và sẵn sàng tiếp nhận. Mặc dù không hiểu hết mọi điều người đó nói, nhưng có điều gì đó sâu bên trong anh em đang đáp ứng. Trong tâm trí, nhiều người trong chúng ta có thể nói: “Tôi không thích điều nầy”, nhưng sâu trong linh, chúng ta nói: “Điều nầy rất tốt”. Vào lúc khởi đầu chức vụ ở Hoa Lục, tôi đã rao giảng Phúc Âm rất nhiều. Khi những người Hoa có học thức, những người cho rằng Cơ-đốc giáo là tôn giáo của ngoại quốc, nghe chúng tôi rao giảng, họ liền nói theo tâm trí rằng: “Đây là tôn giáo của người ngoại quốc, tôi không thích”. Nhưng về sau, nhiều người trong họ đã làm chứng rằng đang khi nói như vậy thì điều gì đó bên trong họ nói rằng: “Đây là điều tôi cần”. Điều gì khiến họ đáp ứng cách sâu xa từ bên trong như vậy? Chính là Thánh Linh đang đến với họ.

Rê-bê-ca chưa bao giờ mơ ước sẽ được chọn làm vợ Y-sác. Theo phong tục thời đó, cô chỉ đi múc nước vào lúc xế chiều. Nhưng chính ngày đó, một điều gì đó đặc biệt đã xảy ra. Trước khi cô đến giếng nước, người đầy tớ của Áp-ra-ham đã ở đó rồi. Điều nầy cho thấy việc Linh đến với nhân loại (c. 10). Trước khi chúng ta nghe rao giảng Phúc Âm hoặc đến buổi nhóm truyền giảng, Thánh Linh đã có ở đó rồi, đang chờ chúng ta.

Trong Sáng Thế Ký chương 24, người đầy tớ của Áp-ra-ham đã đến giếng nước (c. 11), xin một cô gái cho ông uống nước (c. 17). Trong Giăng chương 4, Chúa Jesus đã đến giếng Gia-cốp (Giăng 4:6) cũng xin một phụ nữ cho nước uống. Những thầy giảng thường nói rằng chúng ta khát và cần nước sống để làm thỏa cơn khát. Nhưng có bao giờ anh em nghe rằng Thánh Linh cũng đang khát và cần anh em làm cho Ngài thỏa cơn khát không? Trong Sáng Thế Ký chương 24, chúng ta thấy người đầy tớ đang khát sau một cuộc hành trình dài, và trong Giăng chương 4, chúng ta thấy Cứu Chúa đang khát sau một chuyến đi mệt nhọc. Trong Sáng Thế Ký chương 24, ai khát nhiều hơn, người đầy tớ hay Rê-bê-ca? Người đầy tớ. Cũng vậy, trong Giăng chương 4, ai khát nhiều hơn, Chúa Jesus hay người đàn bà Sa-ma-ri? Chúa Jesus. Do đó, khi rao giảng Phúc Âm, chúng ta cũng phải nói cho người ta biết rằng Cha, Con và Linh đang khao khát họ.

Rê-bê-ca không có cảm nhận là mình khát, cũng không cảm thấy cần có một người chồng. Chính người đầy tớ mới khát. Khi đến thành của Na-cô, ông khát cả về thuộc thể lẫn thuộc linh, khao khát tìm được một người nữ sẽ là người vợ đúng đắn cho con trai của chủ mình. Trong Giăng chương 4, Chúa Jesus cũng khát cả về thuộc thể lẫn thuộc linh. Khi anh em đang đọc bài nầy, Thánh Linh đang khao khát anh em. Anh em sẽ cho Ngài uống và làm Ngài thỏa cơn khát chứ?

Trước đây, khi nghe giảng Phúc Âm, chúng ta không nhận thức rằng Thánh Linh khát chúng ta. Có lẽ chúng ta đã nghĩ: “Tại sao người giảng Phúc Âm nầy cố hết sức thuyết phục tôi?” Nhưng đó không phải là khao khát của người giảng Phúc Âm mà là khao khát của Linh. Khi đang lắng nghe Phúc Âm, anh em không cảm nhận rằng có ai đó rất khao khát có được anh em sao? Vào lúc được cứu, anh em cảm thấy có ai đó đang theo đuổi mình. Một mặt, anh em nói: “Tôi không thích điều nầy”; nhưng mặt khác, điều gì đó sâu bên trong anh em nói rằng: “Con không thể trốn chạy”.

Hôm đó, khi Rê-bê-ca đến giếng múc nước, cô hoàn toàn vô tư, không hề nghĩ về điều sắp xảy ra cho mình. Cô không biết rằng bởi cho một người uống nước và múc nước cho những con lạc đà của ông ấy uống mà cô đã bị bắt lấy. Nhưng người cha ở phương xa đã có kế hoạch chọn một người nữ từ dòng họ mình để làm vợ cho con trai mình, và giao cho người tôi tớ thực hiện kế hoạch này. Vì thế, người tôi tớ này đã đến thành Na-cô và có ý chờ gần bên giếng. Ông là thợ săn thật, đang săn tìm một người vợ cho Y-sác. Nếu Rê-bê-ca không nói chuyện với người đầy tớ hẳn cô đã không bị bắt lấy. Nhưng như chúng ta đã thấy, điều xảy ra đã không tùy thuộc vào cô. Người đầy tớ đã cầu nguyện xin Chúa cho ông thành công, rằng: “Xin cho người nào mà tôi nói như vầy: ‘Xin nàng nghiêng bình cho tôi uống nhờ hớp nước’ mà nàng trả lời rằng: ‘Hãy uống đi rồi tôi sẽ cho lạc đà ông uống nữa’ là chính người mà Chúa đã định cho Y-sác, kẻ tôi tớ Ngài; và nhờ đó tôi sẽ biết rằng Chúa đã làm ơn cho chủ tôi vậy” (c. 14). Trong khi ông vẫn còn đang nói thì Rê-bê-ca đến. Khi ông xin Rê-bê-ca nước uống, cô không những cho ông uống mà còn nói: “Tôi cũng sẽ xách nước cho lạc đà ông uống nữa chừng nào đã khát thì thôi” (c. 18-19). Mặc dù Rê-bê-ca không nhận thức điều đó, nhưng khi làm như vậy, cô đã bị bắt lấy.

Nhiều người trong chúng ta có thể làm chứng rằng ban đầu chúng ta không nghĩ tốt về Đấng Christ. Nhưng một lúc nào đó, có điều gì đó sâu bên trong [chúng ta] bắt đầu thấy yêu Ngài. Khi còn trẻ, tôi không hiểu nhiều về Đấng Christ, nhưng tôi đã yêu Ngài. Mặc dù lúc đó không thể giải thích, nhưng tôi chỉ biết là mình bắt đầu thấy yêu Ngài. Nhưng bây giờ tôi biết lý do: trong cõi đời đời, Cha đã hoạch định để bắt lấy tôi. Dù chỉ là một người nhỏ bé, nhưng tôi đáng được Đức Chúa Trời bắt lấy. Tất cả chúng ta đều đã được Ngài bắt lấy theo kế hoạch Ngài. Tôi xin hỏi anh em: Anh em có khao khát được cứu hoặc muốn trở thành một Cơ-đốc nhân không? Không ai trong chúng ta muốn như vậy. Nhưng một ngày nọ, chúng ta nghe danh Jesus và đáp ứng với danh đó bằng tình yêu. Đây là dấu hiệu chúng ta đã được chọn. Ai đã đem người đầy tớ đến thành Na-cô là nơi Rê-bê-ca đang ở? Và ai đã đem Rê-bê-ca đến cái giếng, nơi người đầy tớ đang chờ? Chắc chắn là chính Linh của Đức Chúa Trời. Việc chúng ta được cứu không tùy thuộc vào chúng ta. Đó là kết quả theo kế hoạch của Cha và sứ mạng của Linh.

Cuối cùng, người đầy tớ của Áp-ra-ham đã đến với Rê-bê-ca qua nước làm thỏa cơn khát này (c. 14). Những người được chọn của Đức Chúa Trời là nước làm thỏa cơn khát của Thánh Linh. Ngày nay, Thánh Linh đến để tìm những người được chọn của Đức Chúa Trời như Đấng Christ đã đến cái giếng ở Si-kha (Giăng 4:7). Nếu ai đáp ứng với Ngài và làm thỏa sự khát khao của Ngài, đây là dấu hiệu cho thấy người ấy là một trong những người được chọn cho Đấng Christ và người ấy sẽ được Thánh Linh chiếm lấy cho Đấng Christ.

(b) Đem Các Sự Phong Phú Của Đấng Christ Đến Cho Cô Dâu

Linh cũng đem các sự phong phú của Đấng Christ đến cho Cô Dâu (c. 10, 22, 47, 53). Sau khi lạc đà đã uống xong, người đầy tớ đeo một khoen vàng trên mũi Rê-bê-ca và đôi xuyến vào tay cô (c. 22, Bản Hê-bơ-rơ). Cách tốt nhất để bắt lấy một người là chiếm được khứu giác người đó. Việc Rê-bê-ca được đeo một khoen vàng trên mũi và đôi xuyến nơi tay có nghĩa là cô đã bị bắt lấy. Sau khi tặng những món nầy, người đầy tớ hỏi: “Nàng con ai, xin nói cho tôi biết. Trong nhà cha nàng có chỗ nào cho tôi nghỉ đêm chăng?” (c. 23). Khi người đầy tớ được đem vào nhà Rê-bê-ca, ông đã làm chứng về sự giàu có của Y-sác. Sau khi La-ban và Bê-tu-ên, anh và cha của Rê-bê-ca, chấp nhận lời đề nghị của người đầy tớ , ông đã trao cho Rê-bê-ca nhiều của cải của Y-sác, những đồ trang sức bằng bạc, vàng và áo xống (c. 53). Ông cũng trao cho anh và mẹ cô những vật quí. Đây chính xác là điều mà Giăng 16:13-15 khải thị về Linh. Trong những câu nầy, Chúa Jesus phán rằng Linh sẽ không nói về chính Mình nhưng sẽ tôn vinh Con. Tất cả những gì Cha có là của Ngài, và Linh sẽ nhận những điều của Ngài mà bày tỏ cho các môn đồ. Giả sử người đầy tớ của Áp-ra-ham nói với La-ban rằng: “Áp-ra-ham ở Ca-na-an kiếm sống khó khăn, và Y-sác, con trai người không được khoẻ mạnh. Tôi được sai đi để tìm người giúp đỡ cho cậu ấy”. Anh em nghĩ rằng sau khi nghe những lời ấy, Rê-bê-ca sẽ nói: “Tôi sẽ đi” không? Không, thay vào đó, hẳn cô sẽ bỏ chạy. Nhưng lời chứng của người đầy tớ Áp-ra-ham không tệ như vậy; trái lại, rất phong phú. Người đầy tớ nói rằng Chúa đã chúc phước cho chủ mình là Áp-ra-ham, ông đã trở nên cường thịnh và đã cho Y-sác, con trai mình mọi điều. Khi Rê-bê-ca nghe lời chứng nầy, cô được thu hút và sẵn sàng đến với Y-sác.

Đây là bức tranh về cách Thánh Linh đến với chúng ta để làm chứng về các sự giàu có của Đấng Christ. Ngày nay, Đấng Christ là Đấng được lập lên để thừa hưởng mọi sự giàu có của Cha. Chúng ta biết điều nầy vì Linh bày tỏ cho chúng ta qua Kinh Thánh. Bởi lời chứng của Linh, tất cả chúng ta đã được thu hút đến với Đấng Christ. Mỗi người được cứu, yêu Chúa và tìm kiếm Ngài, đều được thu hút theo cách này. Chúng ta không quan tâm đến điều người thế gian đang tìm kiếm. Chúng ta thích đến các buổi nhóm của Hội Thánh và nói với Chúa Jesus rằng chúng ta yêu Ngài biết bao. Ô, chúng ta yêu Chúa, tìm kiếm Ngài và ngợi khen Ngài! Chúng ta nên thường xuyên nói: “Ô Chúa Jesus, con yêu Ngài”.

Rê-bê-ca nhận biết sự giàu có của Y-sác qua những món quà mà người đầy tớ của Áp-ra-ham trao cho. Ngày nay, chúng ta nhận biết các sự giàu có của Đấng Christ mà Ngài nhận được từ Cha qua những ân tứ mà Linh đã ban phát cho chúng ta. Trước khi gặp Y-sác trong miền đất tốt lành, Rê-bê-ca đã dự phần và vui hưởng cơ nghiệp của Y-sác. Trước khi gặp Ngài, chúng ta đã vui hưởng những ân tứ của Linh như tiền vị cho sự nếm biết đầy đủ các sự phong phú của Ngài.

(c) Thuyết Phục Cô Dâu

Linh cũng thuyết phục Cô Dâu (c. 54-58). Sau khi người đầy tớ, tiêu biểu cho Thánh Linh, đem báu vật đến cho Rê-bê-ca, cô được thuyết phục và sẵn sàng kết hôn với Y-sác. Mặc dù người thân muốn cô nán lại ít lâu, nhưng bởi nghe lời chứng của người đầy tớ về Y-sác, Rê-bê-ca đã nói: “Tôi sẽ đi” (c. 58). Cô sẵn sàng đến với Y-sác trong xứ Ca-na-an. Cũng vậy, chúng ta phải sẵn sàng đến với Đấng Christ. Mặc dù chưa bao giờ thấy Ngài nhưng chúng ta đã được Ngài thu hút và yêu Ngài (1Phi. 1:8). Dù Rê-bê-ca chưa bao giờ gặp mặt Y-sác nhưng cô đã yêu Y-sác. Khi nghe về ông, cô đơn sơ yêu ông và muốn đến xứ sở xa xôi ấy để ở với ông. Hễ khi nào chúng ta sẵn sàng đến với Đấng Christ, đó là dấu hiệu cho thấy chúng ta là Rê-bê-ca được chọn. Khi quan sát những người trẻ yêu mến Jesus, tôi đã nói: “Những người trẻ nầy đang làm gì ở đây? Tại sao họ không tìm kiếm những điều của thế giới?”. Nhưng sâu xa bên trong, tôi biết lý do. Tất cả chúng ta đều được thuyết phục rằng Đấng Christ là Đấng kỳ diệu. Ngài là Đấng đáng yêu nhất trong cả vũ trụ nầy. Chúng ta yêu Ngài biết bao! Khi Rê-bê-ca đang cưỡi lạc đà đến với Y-sác, chắc hẳn cô đã nói nhiều lần rằng: “Y-sác ơi, em yêu anh! Em muốn thấy anh và ở với anh!” Ngày nay, chúng ta cũng vậy. Khi đang trải qua cuộc hành trình dài, nhiều lần chúng ta nói: “Jesus ơi, con yêu Ngài. Jesus ơi, con mong ước gặp Ngài và ở trong hiện diện Ngài”.

(d) Đem Cô Dâu Đến Với Đấng Christ

Cuối cùng, người đầy tớ đã đem Rê-bê-ca đến với Y-sác (c. 51, 61-67). Dù đó là một cuộc hành trình dài, nhưng ông đã giúp Rê-bê-ca vượt qua và trình diện cô cho Y-sác như một cô dâu. Thánh Linh đã thuyết phục chúng ta và bây giờ Ngài đang đem chúng ta đến với Đấng Christ. Dù đó là một cuộc hành trình dài, nhưng cuối cùng, Ngài sẽ giúp chúng ta vượt qua, và trình diện chúng ta cho Đấng Christ như Cô Dâu đáng yêu của Ngài.

(3) Sự Đáp Ưng Của Hội Thánh

Bây giờ, chúng ta phải thấy sự đáp ứng của Hội Thánh. Như đã thấy, Rê-bê-ca đã đáp ứng ngay lập tức, sẵn sàng đi với người đầy tớ để đến với Y-sác. Mặc dù trong bản chất cũ và sa ngã có sự miễn cưỡng đi theo Chúa ngay, nhưng chúng ta không thể phủ nhận rằng bên trong chúng ta cũng có sự sẵn sàng đi theo Ngài. Dù vẫn còn ở trong bản chất cũ này nhưng chúng ta cũng dễ theo Chúa. Theo Ngài thì dễ hơn là không theo. Đừng tin sự lừa dối của kẻ thù rằng anh em dễ bị ngăn trở trong việc theo Chúa. Hãy nói với kẻ thù rằng: “Không gì có thể ngăn cản ý muốn theo Chúa của ta. Sâu xa bên trong, ta có sự khao khát theo Ngài”. Sa-tan là kẻ nói dối. Đôi khi nó nói dối chúng ta ngay cả qua những thầy giảng nói điều tiêu cực, bảo rằng chúng ta không thể yêu Chúa Jesus. Đừng tin những lời nói dối đó, nhưng hãy công bố: “Không! Tôi có thể và tôi yêu Chúa Jesus!” Thậm chí chúng ta có thể tự dối mình rằng: “Tôi rất yếu đuối. Tôi không thể theo Chúa. Tốt hơn là quay lại và thối lui”. Chúng ta phải khước từ sự lừa dối nầy và nói: “Tôi sẽ không bao giờ quay lại. Tôi sẽ theo Chúa Jesus”. Đừng bao giờ tin lời nói dối rằng anh em không yêu Chúa. Hãy nói với kẻ thù: “Ta yêu Chúa Jesus. Ta yêu Ngài không tùy thuộc vào khả năng yêu của ta mà tùy thuộc vào việc Ngài rất đáng yêu. Vì Ngài thật đáng yêu nên ta không thể không yêu Ngài”. Nếu tôi cho anh em một đôi giày cũ, anh em sẽ từ chối và nói: “Tôi không cần!”. Nhưng nếu tôi cho anh em vài viên kim cương, anh em sẽ dễ dàng yêu thích, không phải vì anh em có khả năng yêu mà vì những viên kim cương ấy thật đáng yêu. Cũng vậy, chúng ta yêu Chúa không phải vì mình có khả năng yêu; chúng ta yêu Ngài vì Ngài thật đáng yêu. Trong Sáng Thế Ký chương 24, không phải Rê-bê-ca có khả năng yêu Y-sác và đáp ứng với ông; nhưng chính vì Y-sác thật đáng yêu.

(a) Làm những gì Linh Mong đợi

Sự đáp ứng của chúng ta với Thánh Linh là chúng ta luôn làm những gì Ngài mong đợi. Người đầy tớ của Áp-ra-ham mong đợi Rê-bê-ca cho ông nước uống và sau đó múc nước cho mười con lạc đà của ông uống; và Rê-bê-ca đã làm y theo những gì ông mong đợi (c. 18-20), làm thỏa cơn khát của người đầy tớ. Thường là chúng ta thực hiện những gì Linh mong đợi một cách vô thức, làm thỏa khát vọng của Ngài, làm mà không biết Ngài mong đợi điều gì. Hành động như vậy là dấu hiệu cho thấy chúng ta đang ở dưới sự chuyển động của Linh.

(b) Nhận Lãnh Các Ân Tứ

Sau khi làm những gì người đầy tớ mong đợi, Rê-bê-ca đã nhận được những món quà. Trước hết, người đầy tớ đeo khoen vàng trên mũi cô. Mặc dù phái nữ thời nay thích đeo khoen trên tai, nhưng ở đây khoen được đeo trên mũi Rê-bê-ca. Trong khi đọc Nhã Ca, tôi ngạc nhiên thấy Chúa không đánh giá cao đôi tai người tìm kiếm. Thay vào đó, lại đánh giá mũi của nàng, rằng: “Mũi nàng như ngọn tháp Li-ban, ngó về hướng Đa-mách” và “Mùi thơm của mũi nàng giống như trái bình bát” (7:4, 8). Trong Nhã Ca 2:3, người tìm kiếm nói: “Lương nhơn tôi ở giữa đám con trai,/ như cây bình bát ở giữa những cây rừng. / Tôi vui lòng ngồi dưới bóng người;/ trái người ngọt ngào cho ổ gà tôi”. Vì nàng đang vui hưởng cây bình bát nên mũi nàng có mùi bình bát. Đeo một khoen vàng trên mũi Rê-bê-ca có nghĩa là chức năng khứu giác của cô đã được bản chất thần thượng chiếm lấy. Một khi có khoen nơi mũi, chúng ta có khứu giác và vị giác thần thượng. Như Sách Hê-bơ-rơ chép, chúng ta đã nếm được ân tứ thiên thượng, Lời lành của Đức Chúa Trời và những việc quyền năng của thời hầu đến (Hê. 6:4-6). Trước khi được cứu, tôi đã có một khẩu vị nào đó; nhưng sau khi tiếp nhận Chúa, khẩu vị của tôi đã thay đổi. Tôi đã tiếp nhận một khẩu vị thần thượng. Trên mũi anh em có khoen vàng không? Mũi anh em có giống tháp Li-ban không? Theo Lê-vi Ký 21:18, không ai có thể phụng sự như một thầy tế lễ với chiếc mũi xẹp. Tất cả chúng ta phải có mũi cao, không phải là mũi xẹp.

Là người được cứu, chúng ta có chức năng ngửi thần thượng với khẩu vị thần thượng. Vì có khẩu vị nầy nên có nhiều thứ trong cửa hàng bách hóa mà chúng ta không thể mua. Điều gì bảo chúng ta đừng mua những thứ đó? Khoen vàng nơi mũi. Do mũi có khoen vàng nên chúng ta ngửi thấy điều gì đó không ổn với món hàng nào đó trong cửa hàng. Vì có một cái mũi như vậy, chúng ta không cần người khác bảo mình làm điều này hay không làm điều kia. Chức năng của cơ quan khứu giác và vị giác cho chúng ta biết điều gì thích hợp với khẩu vị của Đức Chúa Trời và điều gì không. Chúng ta phải có một mũi cao như tháp và có mùi bình bát. Mũi thuộc linh của chúng ta phải là một tháp cao trong Linh. Mũi thuộc linh của chúng ta phải có khứu giác của Đấng Christ. Càng vui hưởng Đấng Christ là Cây Bình Bát, mũi chúng ta càng có nhiều mùi bình bát của Ngài.

Người đầy tớ cũng đeo đôi xuyến vào hai tay Rê-bê-ca (c. 22, 47). Trong một ý nghĩa, cô đã bị còng tay. Theo quan điểm Tân Ước, điều nầy có nghĩa là chúng ta đã nhận được chức năng thần thượng (La. 12:4). Càng bị Linh còng tay, chúng ta càng nhận được nhiều ân tứ của Ngài. Không chỉ nhận được khẩu vị thần thượng, chúng ta còn nhận được chức năng thần thượng. Đôi xuyến tặng cho Rê-bê-ca nặng mười siếc-lơ, do đó có thể làm trọn những đòi hỏi của các điều răn của Đức Chúa Trời. Trái lại, trọng lượng của khoen vàng trên mũi chỉ nặng nửa siếc-lơ. Nửa siếc-lơ nầy tượng trưng cho sự nếm biết ban đầu, tiền vị. Một nửa chúng ta nếm ngụ ý rằng còn một nửa khác, tức sự thưởng thức trọn vẹn, sắp đến. Trong khi sự nếm biết chỉ là một phần thì có chức năng là trọn vẹn. Đừng nói rằng anh em chỉ có nửa chức năng. Không, chức năng, ta-lâng của anh em, là trọn vẹn. Mọi người đều có ít nhất đủ một ta-lâng. Sự nếm biết chúng ta nhận được từ Thánh Linh chỉ là một phần nhưng chức năng thần thượng chúng ta nhận từ Ngài là trọn vẹn.

Rê-bê-ca cũng nhận được những phẩm vật bằng bạc, vàng và áo xống (c. 53); tất cả đều nói lên sự giàu có của Đấng Christ. Trước hết, Rê-bê-ca nhận được một khoen vàng trên mũi và đôi xuyến trên tay. Sau khi chấp nhận mục đích chuyến đi của người đầy tớ, nhiều của cải hơn đã được trình ra. Cũng vậy, sau khi chúng ta bước vào nếp sống Hội Thánh và tiếp nhận sứ mạng của Linh thì các sự phong phú của Đấng Christ, tức là những phẩm vật bằng bạc, vàng và áo xống được trình ra để chúng ta vui hưởng.

Bởi tất cả các chi tiết nầy, chúng ta có thể nhận thức rằng phần ghi chép trong Sáng Thế Ký chương 24 hoàn toàn mang tính thần thượng và hàm ý đến quan niệm thần thượng. Điều này không phải là tôi đã hình bóng hoá mà đã được chép như vậy. Tại sao khoen vàng chỉ nặng nửa siếc-lơ mà không là ba phần tư siếc-lơ? Tại sao đôi xuyến nặng 10 siếc-lơ mà không phải là 9 hay 11? Tại sao người đầy tớ không đem của cải ấy trình ra hết [mà phải chờ] đến khi mục đích chuyến đi của ông được chấp nhận? Tất cả những điều nầy tương xứng với sự khải thị trong Tân Ước. Ngày nay, chúng ta không chỉ vui hưởng khoen vàng trên mũi và đôi xuyến trên tay mà còn vui hưởng những phẩm vật bằng bạc, vàng và áo xống. Trong nếp sống Hội Thánh, tất cả các sự giàu có của Đấng Christ là của chúng ta.

(c) Đi Theo Linh

Sau khi tiếp nhận và vui hưởng tất cả những của cải nầy, Rê-bê-ca đã đi theo người đầy tớ, trải qua sa mạc trên lưng lạc đà cho đến khi gặp Y-sác (c. 58, 61-65). Cũng vậy, chúng ta đang bước theo Linh, thực hiện cuộc hành trình dài trên lưng “lạc đà”. Khi gặp Đấng Christ, chúng ta sẽ xuống khỏi “lạc đà” của mình. Tất cả những tiện nghi hiện đại như điện thoại, xe hơi. . . , là “những lạc đà” của chúng ta hôm nay. Rê-bê-ca đã trải qua sa mạc trên lưng một con lạc đà, còn chúng ta đang trải sa mạc trên “những con lạc đà” hiện đại ngày nay. Theo Lê-vi Ký chương 11, lạc đà là vật không tinh sạch nhưng có ích. Nhiều tiện nghi ngày nay thì không tinh sạch theo mắt Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, chúng giúp chúng ta trải qua sa mạc. Khi gặp Ngài, chúng ta sẽ bỏ “những con lạc đà” đó.

(4) Hôn Lễ Của Con

Theo một ý nghĩa tốt, con, tức Y-sác, đã không làm gì cả. Điều nầy cho thấy mọi sự đều do Cha hoạch định và Linh thực hiện. Tất cả những gì Con làm chỉ là tiếp nhận Cô Dâu.

Y-sác nhận được Rê-bê-ca vào buổi chiều (c. 63-64). Điều nầy ngụ ý rằng hôn lễ của Đấng Christ sẽ vào buổi chiều của thời đại nầy. Vào cuối thời đại nầy, Đấng Christ sẽ đến để gặp Cô Dâu của Ngài.

Y-sác đưa Rê-bê-ca vào trong trại của mẹ mình là Sa-ra, và yêu nàng (c. 67). Như chúng ta đã thấy, Sa-ra tượng trưng cho ân điển. Do đó, điều nầy có nghĩa là Đấng Christ sẽ gặp chúng ta trong ân điển và trong tình yêu.

Chương nầy kết thúc bằng các lời “Y-sác được an ủi sau khi mẹ mình mất”. Nếu là tác giả, tôi sẽ viết: Rê-bê-ca được an ủi sau một chuyến đi dài. Nhưng Kinh Thánh lại không nói như vậy. Đừng quan tâm đến sự an ủi, thỏa mãn của anh em; trái lại, hãy quan tâm đến sự an ủi và thỏa lòng của Đấng Christ. Nếu Đấng Christ không có sự an ủi và thỏa lòng, chúng ta không thể có sự an ủi hay thỏa lòng. Sự thỏa lòng của chúng ta tùy thuộc vào sự thỏa lòng của Ngài. Sự an ủi của chúng ta là sự an ủi của Ngài, và sự thỏa lòng của Ngài là sự thỏa lòng của chúng ta. Hiện nay, Đấng Christ đang chờ đợi sự an ủi của Ngài. Khi nào Ngài có được điều đó? Vào ngày hôn lễ của Ngài. Ngày đó sẽ đến.

 

 Bài Sáu Mươi Hai

Không Trưởng Thành Trong Sự Sống

Kinh Thánh là một sự khải thị trọn vẹn. Nội dung của sự khải thị nầy là mục đích đời đời của Đức Chúa Trời. Như chúng tôi đã nhiều lần lưu ý, mục đích đời đời của Đức Chúa Trời là đem chính Ngài vào trong một con người tập thể để Ngài có được một sự biểu lộ tập thể trong vũ trụ. Nếu muốn hiểu đúng bất kỳ phần lời nào của Kinh Thánh, chúng ta phải luôn luôn ghi nhớ điều nầy.

Trong bài nầy, chúng ta đến Sáng Thế Ký chương 25. Cách đây nhiều năm, tôi không thích phần đầu của chương này. Nhưng vì trong Kinh Thánh không một từ nào là lãng phí nên phần lời này của Sáng Thế Ký chương 25 phải rất có ý nghĩa. Nếu không lưu ý đến mục đích của sự khải thị trong Lời Thánh, chúng ta sẽ không thể thấy ý nghĩa của phần lời này trong Sáng Thế Ký chương 25. Bởi sự thương xót của Ngài, Chúa đã cho chúng ta thấy chiều sâu của phần Lời nầy.

Trong cả Sáng Thế Ký lẫn La-mã, chúng ta được biết rõ rằng khi Áp-ra-ham sinh Y-sác, ông đã già lắm rồi. La-mã 4:19 nói rằng Áp-ra-ham xem thân thể mình dường như đã chết. Tuy nhiên 40 năm sau khi Y-sác được sinh ra, Áp-ra-ham đã cưới vợ một lần nữa (25:1), và khi đã 140 tuổi, ông vẫn còn sanh được 6 con trai (25:2). Chúng ta giải thích điều nầy như thế nào? Nếu lúc 100 tuổi, ông đã già như một người chết thì chắc chắn rằng khi tái hôn lúc 140 tuổi, ông càng giống người chết hơn. Trong chương 23, Sa-ra chết và được chôn. Trong chương 24, ông cưới vợ cho Y-sác, và trong chương 25, chính ông lại tái hôn. Điều nầy có ý nghĩa gì?

Sáng Thế Ký chương 25 cũng thuật lại sự sinh ra Gia-cốp và Ê-sau. Tại sao phần ký thuật tuyệt vời như vậy lại được chép cùng một chương với tên 6 con trai của vợ sau Áp-ra-ham? Việc ghi lại 6 con trai của Áp-ra-ham mang tính tiêu cực, trong khi việc ghi lại sự ra đời của Gia-cốp và Ê-sau lại mang tính tích cực. Nếu là người viết chương 25, anh em có đặt hai phần ghi chép nầy chung với nhau không? Không ai trong chúng ta viết chương nầy theo cách như vậy. Tuy nhiên, theo sự cảm động của Thánh Linh, điều nầy phải rất có ý nghĩa.

e. Không Trưởng Thành Trong Sự Sống

Nếu suy xét tất cả những điều nầy thì sâu trong linh, chúng ta sẽ nhận thức rằng ý định của Thánh Linh trong chương nầy là cho thấy Áp-ra-ham không phải là người trưởng thành trong sự sống. Mặc dù đã già trong sự sống thuộc thể; nhưng ông đã không trưởng thành trong sự sống thuộc linh.

Như chúng ta đã thấy, mục đích của Đức Chúa Trời là đem chính Ngài vào trong một người tập thể để Ngài có được một sự biểu lộ tập thể. Để hoàn thành điều nầy, Đức Chúa Trời đã dựng nên trời đất và con người với một linh làm cơ quan tiếp nhận (Xa. 12:1). Con người nầy được tạo nên theo hình ảnh của Đức Chúa Trời để biểu lộ Ngài, và với quyền quản trị của Ngài để đại diện Ngài trong uy quyền. Trong Sáng Thế Ký chương 3, chúng ta thấy Sa-tan đã tiêm chính hắn vào trong con người và con người đã sa ngã. Trong chương 3 đến 11, con người đã có ít nhất 4 lần sa ngã. Sau lần sa ngã thứ tư, Đức Chúa Trời đã đến kêu gọi Áp-ra-ham ra khỏi dòng dõi sa ngã và lập ông làm tổ phụ của dòng dõi được kêu gọi. Ý định của Đức Chúa Trời trong việc làm cho Áp-ra-ham trở thành tổ phụ của dòng dõi được kêu gọi là để đem chính Ngài vào trong dòng dõi đó nhằm hoàn thành mục đích của Ngài. Mặc dù Đức Chúa Trời không có cơ hội đem chính Ngài vào trong dòng dõi thọ tạo, tức dòng dõi A-đam, nhưng bây giờ Ngài có cơ hội để đem chính Ngài vào trong dòng dõi được kêu gọi, tức dòng dõi Áp-ra-ham. Phần ghi chép từ nửa sau của chương 11 đến nửa đầu của chương 25 cho thấy Đức Chúa Trời đã làm việc với người nầy nhiều biết bao. Tuy nhiên, khi đến cuối của phần ghi chép về cuộc đời Áp-ra-ham, chúng ta có thấy một người trưởng thành trong sự sống và biểu lộ Đức Chúa Trời trong mọi phương diện không? Không, Áp-ra-ham chưa là một người như thế.

Nhiều Cơ-đốc nhân đã đánh giá Áp-ra-ham quá cao. Mặc dù tôn trọng Áp-ra-ham và không xem thường ông, nhưng tôi phải chỉ ra rằng, theo như phần ghi chép của Sáng Thế Ký cho thấy, ông đã không trưởng thành trong sự sống thần thượng. Chương 24 thật tuyệt vời nhưng không tuyệt vời về đời sống mà là về hành động của ông. Áp-ra-ham đã làm điều tuyệt vời trong việc chọn một người vợ đúng đắn cho con trai mình; nhưng ngay sau đó, ông đã tái hôn. Sáng Thế Ký chương 25 không nói “Sau khi Áp-ra-ham đã tìm được một người vợ tốt cho Y-sác, ông đã sống với họ trong hiện diện của Chúa thêm 30 năm nữa. Một ngày nọ, ông gọi Y-sác và Rê-bê-ca đến, đặt tay trên họ để chúc phước cho, rồi sau đó về với Chúa”. Nếu có phần ghi chép như vậy, tất cả chúng ta hẳn sẽ đánh giá ông rất cao, rằng: “Đây là một thánh đồ đã trưởng thành trong sự sống”. Bằng chứng của sự trưởng thành trong sự sống là gì? Đó là chúc phước cho người khác. Khi còn trẻ, chúng ta nhận phước hạnh từ người khác. Nhưng khi trưởng thành, chúng ta truyền phước hạnh cho người khác. Dù đã già, nhưng Áp-ra-ham đã không chúc phước cho ai. Điều nầy chứng tỏ rằng ông đã không có sự trưởng thành trong sự sống.

1) Cưới Kê-tu-ra Sau Khi Sa-ra Qua Đời

Phần ghi chép trong Sáng Thế Ký chương 25 không phải ghi chép về sự chúc phước; mà đúng ra, là về sự tái hôn. Áp-ra-ham đã cưới Kê-tu-ra sau khi Sa-ra qua đời. Tái hôn có phải là dấu hiệu của sự trưởng thành trong sự sống không? Chắc chắn là không!

2) Sinh Ra Sáu Con Trai Khác Sau Y-Sác

Đời sống của Áp-ra-ham có thể chia làm ba phần: phần với Ích-ma-ên, phần với Y-sác và phần với 6 người con trai. Ích-ma-ên được tạo ra bởi xác thịt của Áp-ra-ham, và Y-sác được sinh ra bởi ân điển của Đức Chúa Trời. Còn 6 người con trai thì sao? Họ được sản sinh bởi xác thịt còn hơn nữa. Sau khi sinh Ích-ma-ên, xác thịt của Áp-ra-ham đã bị xử lý và ân điển bước vào để thay thế. Nhưng sau khi Y-sác được sinh ra và lớn lên, xác thịt của Áp-ra-ham đã hoạt động trở lại. Trong phần đầu, phần với Ích-ma-ên, xác thịt của ông chỉ là một, nhưng trong phần thứ ba, phần với 6 người con trai, xác thịt của ông đã gấp sáu lần, được tăng cường gấp sáu. Trong khi xác thịt lúc còn trẻ chỉ sinh ra một Ích-ma-ên thì xác thịt khi về già lại sinh ra đến 6 con trai.

Kinh Thánh rất trung thực, cho biết rằng Áp-ra-ham đã cưới Kê-tu-ra, và do bà, ông đã sinh ra 6 con trai. Nhưng Áp-ra-ham biết ý chỉ của Đức Chúa Trời. Câu 5 chép “Áp-ra-ham cho Y-sác tất cả những gì mình có”. Y-sác là người thừa kế duy nhất, người thừa kế được Đức Chúa Trời chọn, chỉ định và thiết lập. Không ai trong những người con còn lại được kể là người thừa kế (c. 6) vì họ đều là con của vợ thứ giống như Ích-ma-ên, bị Đức Chúa Trời khước từ. Áp-ra-ham có hai vợ thứ, người thứ nhứt sinh ra Ích-ma-ên, người thứ hai sinh ra 6 con trai. Nhưng Đức Chúa Trời không muốn ai trong số đó. Cả trước lẫn sau khi Y-sác được sinh ra, Áp-ra-ham đã làm điều gì đó mà Đức Chúa Trời không muốn. Làm thế nào chúng ta có thể nói rằng một đời sống như vậy là trưởng thành?

3) Qua Đời Mà Không Trưởng Thành Trong Sự Sống

Y định của Sáng Thế Ký 25 cho thấy rằng Áp-ra-ham đã không trưởng thành trong sự sống. Ông chết mà không có sự trưởng thành vì như chúng ta đã thấy, ông chết mà không chúc phước cho ai. Mặc dù Áp-ra-ham tốt nhưng ông không trưởng thành trong sự sống thần thượng. Chúng ta đánh giá cao ông là đúng nhưng cũng phải nhận thức rằng ông có một thiếu sót lớn. Ông được kêu gọi, có đức tin và sống trong sự tương giao với Đức Chúa Trời, nhưng nói theo từ ngữ Tân Ước, ông không có sự biến đổi đầy đủ.

Sự biến đổi là gì? Một lần nữa, tôi muốn dùng ví dụ về gỗ hóa thạch. Khi dòng nước chảy qua gỗ, yếu tố gỗ bị trôi đi và các yếu tố của khoáng chất được thay vào đó. Khi các khoáng chất được đem vào trong gỗ, gỗ được biến đổi thành đá. Đây là sự hóa thạch. Chúng ta là gỗ; dòng chảy của nước sống phải cuốn trôi yếu tố thiên nhiên của chúng ta và đem vào trong bản thể chúng ta tất cả những yếu tố thần thượng, thiên thượng, thánh khiết và thuộc linh. Bằng cách nầy, chúng ta được biến đổi.

Nếu đọc lại các chương 23 đến 25, chúng ta sẽ thấy rằng Áp-ra-ham không phải là người được biến đổi hoàn toàn. Ông là người đã sống trong sự tương giao với Đức Chúa Trời và hành động theo sự dẫn dắt của Ngài nhưng không được biến đổi hoàn toàn. Trái lại, ông đã tái hôn và sử dụng xác thịt đã bị Đức Chúa Trời xử lý để sinh thêm 6 “Ích-ma-ên” nữa. Mặc dù phải giống như Áp-ra-ham, nhưng chúng ta cần thấy rằng trong chính ông, ông không phải là một gương mẫu trọn vẹn.

4) Được Chôn Với Sa-ra Trong Hang Đá Mặc-bê-la

Rõ ràng là Áp-ra-ham đã chết trong đức tin. Hai con trai của ông là Y-sác và Ích-ma-ên đã chôn ông trong hang đá Mặc-bê-la (c. 9-10), là nơi ông đã mua cho Sa-ra trong chương 23. Chắc chắn các con trai của ông đã chôn ông theo ước muốn của ông.

f. Cần Có Gia-cốp Và Y-sác Cho Sự Trọn Vẹn Của Ông

Dù Áp-ra-ham tốt nhưng không trọn vẹn. Ông phải được làm cho trọn vẹn và hoàn hảo bởi đời sống của Gia-cốp và Y-sác. Theo ngụ ý của sự ký thuật thần thượng, Áp-ra-ham, Y-sác và Gia-cốp không phải là ba cá nhân riêng biệt. Cũng vậy, Đức Chúa Trời của họ, Đức Chúa Trời của Áp-ra-ham, Đức Chúa Trời của Y-sác và Đức Chúa Trời của Gia-cốp, không phải là ba Đức Chúa Trời mà là một Đức Chúa Trời Tam–Nhất. Trong Áp-ra-ham, chúng ta thấy Đức Chúa Trời Cha; trong Y-sác, chúng ta thấy Đức Chúa Trời Con; và trong Gia-cốp, chúng ta thấy Đức Chúa Trời Linh. Cha, Con và Linh là ba-trong-một, là Đức Chúa Trời Tam–Nhất duy nhất. Cùng một nguyên tắc, Áp-ra-ham, Y-sác và Gia-cốp là một người ba-trong-một. Là ba-trong-một, họ là một người trọn vẹn trong kinh nghiệm sự sống.

1) Gia-Cốp Được Chọn

Trong phần ghi chép về Áp-ra-ham, chúng ta thấy vấn đề về sự kêu gọi. Tuy nhiên, theo sự khải thị thần thượng, sự kêu gọi không phải là điều đầu tiên. Sự lựa chọn của Đức Chúa Trời đến trước sự kêu gọi. Khi Áp-ra-ham ở Canh-đê đang thờ hình tượng, đó là thời điểm Đức Chúa Trời kêu gọi, không phải thời điểm của sự lựa chọn. Thời điểm Đức Chúa Trời lựa chọn là trước khi sáng thế. Trong quá khứ đời đời, Áp-ra-ham đã được chọn, và tại Canh-đê, ông được kêu gọi. Nhưng sự lựa chọn Áp-ra-ham được chép ở đâu? Được chép trong Sáng Thế Ký chương 25, phần ghi chép về sự lựa chọn Gia-cốp. Trong chính mình, Áp-ra-ham không có sự lựa chọn, việc ông được lựa chọn nằm trong sự lựa chọn Gia-cốp. Đời sống của Áp-ra-ham không có sự khởi đầu trọn vẹn cũng không có sự kết thúc trọn vẹn vì ông không có sự lựa chọn cũng không có sự trưởng thành trong sự sống, cả hai điều đó đều nằm trong Gia-cốp. Nói cách khác, về kinh nghiệm sự sống, một mình Áp-ra-ham không thể được xem là người trọn vẹn theo cách nhìn của Đức Chúa Trời. Ông cần Gia-cốp và Y-sác. Cả ba người nầy, Áp-ra-ham, Y-sác và Gia-cốp, tiêu biểu cho kinh nghiệm thuộc linh của một người trọn vẹn. Phần ghi chép về đời sống của Gia-cốp không đề cập đến việc được kêu gọi. Gia-cốp được kêu gọi ở đâu và khi nào? Ông đã được kêu gọi với Áp-ra-ham trong Sáng Thế Ký cũng như Áp-ra-ham được lựa chọn trong Gia-cốp. Trong Áp-ra-ham, chúng ta thấy rõ sự kêu gọi của Đức Chúa Trời, nhưng không thấy sự lựa chọn hay trưởng thành trong sự sống.

Trong Sáng Thế Ký chương 25, chúng ta có ba gia phổ: gia phổ của con cái Kê-tu-ra (c. 2-4); gia phổ của các con trai Ích-ma-ên (c. 13-16) và gia phổ của Y-sác (c. 19-26). Trong hai gia phổ đầu, không gia phổ nào được Đức Chúa Trời chọn. Không một con trai nào của Kê-tu-ra hay của Ích-ma-ên được Ngài chọn. Ngay cả Ê-sau, do Y-sác sinh ra, cũng không được chọn. Trong tất cả những người được nêu tên ở chương nầy, chỉ một người được chọn –đó là Gia-cốp. Ba gia phổ nầy được đặt chung với nhau trong một chương vì một mục đích rõ ràng –cho thấy loại người bị Đức Chúa Trời khước từ và loại người được Đức Chúa Trời lựa chọn. Đức Chúa Trời đã chọn người hư hỏng nhất, tức Gia-cốp, tên của ông có nghĩa là kẻ tiếm vị, người nắm gót. Nếu là Đức Chúa Trời, chúng ta không bao giờ chọn một người hư hỏng và tiếm vị như thế. Tuy nhiên, Gia-cốp là sự lựa chọn của Đức Chúa Trời. Trong chương nầy, chúng ta thấy rằng những gì Áp-ra-ham sinh ra không phải là điều Đức Chúa Trời muốn. Không ai trong 6 con trai của ông được Đức Chúa Trời chọn. Trong việc sinh ra họ, tất cả những gì ông làm đều hư không. Cũng vậy, không một ai trong dòng dõi của Ích-ma-ên được Đức Chúa Trời chọn. Sau khi Y-sác kết hôn 20 năm, ông đã “khẩn cầu Đức Giê-hô-va cho vợ mình vì nàng son sẻ. Đức Giê-hô-va cảm động lời khẩn cầu đó nên cho Rê-bê-ca thọ thai” (c. 21). Rê-bê-ca sinh đôi và đứa thứ hai được Đức Chúa Trời chọn. Trong số hơn 20 người được sinh ra trong chương nầy, tất cả đều vô ích ngoại trừ một người. Trong chương nầy, dường như Đức Chúa Trời nói với Áp-ra-ham rằng “Ngươi đã sinh ra nhiều con bởi xác thịt nhưng thảy đều vô ích. Không một ai từ kết quả của xác thịt ngươi là sự lựa chọn của Ta”.

Chương nầy cho thấy rằng đời sống thiếu trưởng thành sẽ luôn lao khổ luống công. Nếu không trưởng thành trong sự sống thì dù chúng ta rất tích cực, làm nhiều điều, nhưng mọi lao tác của chúng ta sẽ luống công. Không điều nào trong đó là theo sự lựa chọn của Đức Chúa Trời. Áp-ra-ham là một thánh đồ yêu dấu có đời sống rất tốt nhưng sự sống ông không trưởng thành và ông đã làm nhiều điều luống công. Không một điều gì ra từ xác thịt ông được Đức Chúa Trời chọn. Anh em có muốn đời sống giống như vậy không? Qua phần ghi chép về đời sống Áp-ra-ham, chúng ta thấy rằng ông không trọn vẹn. Ông cần Gia-cốp và Y-sác làm cho trọn vẹn và hoàn hảo. Như chương nầy cho thấy, để được trọn vẹn và hoàn hảo, ông cần có sự tuyển chọn của Gia-cốp.

2) Sự Trưởng Thành Của Gia-Cốp Trong Sự Sống

Áp-ra-ham cũng cần có sự trưởng thành của Gia-cốp trong sự sống. Theo Sáng Thế Ký, người đầu tiên chúc phước cho người khác là Mên-chi-xê-đéc (14:18-19). Như Sách Hê-bơ-rơ cho thấy, Mên-chi-xê-đéc là hình bóng về Đấng Christ. Nhưng ngay cả khi Áp-ra-ham già lắm rồi, già hơn Gia-cốp sau nầy, ông vẫn chưa hề chúc phước cho ai. Mặc dầu đã nhận phước hạnh, nhưng ông chưa bao giờ truyền phước hạnh đó cho người khác. Sau Mên-chi-xê-đéc, người tiếp theo chúc phước cho người khác là Y-sác. Nhưng Y-sác đã chúc phước cách mù quáng; ông bị lừa và không chúc phước cách sáng tỏ. Trái lại, ông đã chúc phước nhầm người, ban quyền trưởng nam cho Gia-cốp thay vì Ê-sau (chương 27). Tuy nhiên, như phần ghi chép vào cuối Sáng Thế Ký cho thấy, Gia-cốp, mặc dù không thấy rõ, nhưng đã chúc phước cách rất sáng tỏ. Khi đã trưởng thành, Gia-cốp chúc phước cho bất kỳ ai ông gặp. Bất kỳ ở đâu, ông không làm gì ngoài việc chúc phước cho người khác. Khi Gia-cốp được đem đến trước Pha-ra-ôn, điều đầu tiên ông làm là chúc phước cho Pha-ra-ôn (47:7). Sau khi nói chuyện một lúc với Pha-ra-ôn, Gia-cốp lại chúc phước cho ông (47:10). Gia-cốp không chỉ là người được phứơc mà còn là người chúc phước.

Nhận phước thì dễ nhưng chúc phước không dễ. Cháu nội không thể chúc phước cho ông nội vì không có sự trưởng thành trong sự sống. Vì đã trưởng thành nên Gia-cốp chúc phước cho bất kỳ ai ông gặp, kể cả Pha-ra-ôn là người vô tín, một vua Ngoại Bang. Gia-cốp không cảm thấy mình phải làm điều gì đó cho ai. Gánh nặng của ông đơn giản là chúc phước cho người khác.

Hãy xem trường hợp Gia-cốp chúc phước cho hai con trai Giô-sép (48:8-20). Khi Gia-cốp đặt tay phải trên đầu Ép-ra-im thay vì Ma-na-se là con trưởng, Giô-sép tỏ ý không hài lòng và cố chuyển tay phải của cha lên đầu Ma-na-se mà nói: “Không phải, thưa cha vì đây là mới là con trưởng; hãy đặt tay phải trên đầu nó” (48:18). Nhưng Gia-cốp không chịu và nói: “Cha biết, con ơi, cha biết” (48:19). Dường như Gia-cốp muốn nói: “Về thuộc thể thì cha mù nhưng về thuộc linh, cha rất sáng tỏ. Con không biết điều cha đang làm nhưng cha biết”. Ở đây, chúng ta thấy Gia-cốp đã chúc phước cho hai con trai Giô-sép bằng một sự chúc phước sáng tỏ, đầy đủ và phong phú.

Gia-cốp cũng chúc phước cho 12 con trai cách sáng tỏ. Những phước hạnh nầy là nền tảng cho các lời tiên tri căn bản trong Kinh Thánh. Nếu muốn biết các lời tiên tri trong Kinh Thánh, chúng ta phải trở về với nền tảng, với những yếu tố căn bản như được thấy trong những phước hạnh được Gia-cốp chúc cho 12 con trai ông. Gia-cốp có thể chúc phước cho 12 con trai theo cách đầy dẫy sự khải thị thần thượng vì ông đã trưởng thành trọn vẹn trong sự sống thần thượng. Ông sinh ra là Gia-cốp nhưng đã được biến đổi thành Ítx-ra-ên. Ông sinh ra là kẻ tiếm vị, người nắm gót, nhưng đã được biến đổi thành hoàng tử của Đức Chúa Trời. Ông trở nên rất sáng tỏ và đầy dẫy sự sống. Khi sáng tỏ và đầy dẫy sự sống, chúng ta không thể làm gì khác ngoài chúc phước. Đây là dấu hiệu của sự trưởng thành.

Như chúng ta đã thấy, Áp-ra-ham, Y-sác và Gia-cốp tạo nên một người trọn vẹn trong kinh nghiệm sự sống. Áp-ra-ham không chúc phước vì ông không trưởng thành trong sự sống. Y-sác, dù có sự trưởng thành nào đó nhưng thiếu sự phong phú trong sự trưởng thành của sự sống nên đã chúc phước cách mù quáng. Gia-cốp, người trưởng thành trong sự sống, đã chúc phước cách sáng tỏ và đầy đủ. Bất cứ điều gì ông nói đều là lời thần thượng và bất kỳ điều gì ông chúc phước đều là một lời tiên tri về gia-tể của Đức Chúa Trời đối với toàn thể con cái Ngài. Cuối cùng, Gia-cốp trở thành Ítx-ra-ên, sự biểu lộ của Đức Chúa Trời.

Nếu có toàn bộ ánh sáng từ Kinh Thánh, chúng ta sẽ thấy rằng Sáng Thế Ký là một bức tranh thu nhỏ về sự khải thị trọn vẹn của toàn bộ Kinh Thánh. Vào cuối Sách Sáng Thế Ký, chúng ta thấy một người được gọi là Ítx-ra-ên, một người được biến đổi, trong suốt, sáng tỏ và đầy dẫy sự sống. Ítx-ra-ên được biến đổi là một hạt giống, bức tranh thu nhỏ của Giê-ru-sa-lem Mới. Khởi đầu Sáng Thế Ký, chúng ta có con người được tạo dựng theo hình ảnh của Đức Chúa Trời. Vào cuối Sáng Thế Ký, chúng ta có một người được biến đổi, một người không chỉ theo hình ảnh Đức Chúa Trời ở bên ngoài mà còn là người được Đức Chúa Trời đem chính Ngài vào trong, làm cho ông trở thành sự biểu lộ của Ngài. Dù nhiều Cơ-đốc nhân đánh giá cao Áp-ra-ham, nhưng sự sống của ông không đủ cao. Sự sống của Ítx-ra-ên cao hơn.

3) Y-Sác Vui Hưởng Gia Tài

Để được trọn vẹn, Áp-ra-ham cũng cần sự kiện Y-sác vui hưởng gia tài (24:36; 25:5). Từ ngày Áp-ra-ham được kêu gọi, Đức Chúa Trời bắt đầu tước đoạt ông nhiều điều. Trước hết, Ngài cất đi anh của ông và sau đó là cha của ông. Kế đến, Ngài khước từ Ê-li-ê-se, truyền cho ông phải đuổi Ích-ma-ên và bảo ông phải dâng Y-sác trên bàn thờ. Sau khi ông nhận lại Y-sác thì Sa-ra chết. Đời sống của Áp-ra-ham không phải là đời sống vui hưởng; đó là đời sống bị tước đoạt. Trái lại, đời sống Y-sác đầy sự vui hưởng. Y-sác không làm gì cả mà chỉ thừa hưởng mọi điều cha mình có.

Trong đời sống Cơ-đốc, chúng ta có cả kinh nghiệm của Áp-ra-ham lẫn của Y-sác. Một mặt, chúng ta luôn bị tước đoạt. Đức Chúa Trời khước từ bất cứ điều gì chúng ta có. Dường như Ngài phán rằng: “Con thích, nhưng Ta không thích. Con muốn dâng, nhưng Ta sẽ không nhận. Con muốn giữ, nhưng Ta khước từ”. Theo một ý nghĩa rất tốt, Đức Chúa Trời luôn hành động ngược với những ước muốn và ý định của chúng ta. Áp-ra-ham muốn đem cha ông đi cùng, nhưng cha ông đã bị cất đi. Ông muốn có Lót, nhưng Lót đã phân rẽ khỏi ông. Ông muốn Ê-li-ê-se làm người thừa kế, nhưng Ê-li-ê-se đã bị khước từ. Ông muốn giữ Ích-ma-ên nhưng Đức Chúa Trời truyền cho ông phải đuổi con trai của người đàn bà nô lệ đi. Áp-ra-ham yêu Y-sác, con mình, nhưng Đức Chúa Trời đòi ông phải dâng Y-sác lên bàn thờ. Một thời gian sau, Sa-ra, vợ yêu dấu của Áp-ra-ham bị cất đi. Tôi không tin rằng Áp-ra-ham có nhiều thời gian để vui hưởng.

Nhưng cũng có một phương diện khác cho đời sống Cơ-đốc của chúng ta. Khi đang chịu khổ vì bị tước đoạt, chúng ta vẫn đang vui hưởng gia tài của mình. Đây là lý do vì sao phần ghi chép về đời sống Áp-ra-ham và Y-sác gối lên nhau, trong khi phần ghi chép về những người trước họ như A-bên, Hê-nóc và Nô-ê thì không. Phần ghi chép về Y-sác quyện lẫn với phần ghi chép về Áp-ra-ham. Khi Áp-ra-ham đang chịu khổ thì Y-sác đang vui hưởng. Khi Áp-ra-ham đang than khóc thì Y-sác đang vui mừng. Điều nầy cho thấy đời sống Cơ-đốc của chúng ta là đời sống có buổi tối và buổi sáng. Buổi tối ở bên tay trái và buổi sáng bên tay phải. Trong đời sống Cơ-đốc, buổi tối và buổi sáng đi chung với nhau. Nhiều khi tôi không thể xác định mình đang ở vào buổi tối hay buổi sáng. Khi đang ở trong buổi sáng thì tôi cũng ở trong buổi tối, và khi đang ở trong buổi tối thì tôi cũng ở trong buổi sáng. Một mặt, tôi là Áp-ra-ham đang bị tước đoạt mọi điều; nhưng mặt khác, tôi cũng là Y-sác đang vui hưởng tài sản.

Tất cả chúng ta đều được chọn với Gia-cốp, được kêu gọi và tin với Áp-ra-ham. Vì bị tước đoạt với Áp-ra-ham và đang vui hưởng với Y-sác nên một ngày kia, chúng ta sẽ được biến đổi với Gia-cốp. Đừng nói một anh em nào đó là Gia-cốp hoặc Áp-ra-ham hoặc Y-sác. Chúng ta nên gọi anh em đó là một Gia-cốp–Áp-ra-ham–Y-sác. Anh ấy là một Gia-cốp lúc khởi đầu và kết thúc, và là Áp-ra-ham, Y-sác ở phần giữa. Ba người nầy là một người trọn vẹn. Như chúng ta đã thấy, với Áp-ra-ham hay Y-sác không có sự trưởng thành trong sự sống nhưng với Gia-cốp thì có.

Dấu hiệu trưởng thành trong sự sống là sự chúc phước. Tôi đã biết hàng ngàn Cơ-đốc nhân. Hầu như mọi người tôi gặp hoặc là kẻ tiếm vị hoặc là người lằm bằm. Một số thánh đồ lằm bằm về các trưởng lão, các anh em và tất cả các Hội Thánh. Dường như chỉ có duy nhất một Hội Thánh mà họ thích là Giê-ru-sa-lem Mới. Lằm bằm là dấu hiệu không trưởng thành. Khi trưởng thành, anh em sẽ không lằm bằm; anh em sẽ chúc phước: “Ô Đức Chúa Trời, xin hãy chúc phước cho các anh em và các Hội Thánh” vì một người trưởng thành trong sự sống thì bàn tay tiếm vị đã trở thành bàn tay chúc phước. Càng trưởng thành, anh em sẽ càng chúc phước cho người khác. Không những anh em sẽ chúc phước cho người tốt mà còn cho người xấu, và thậm chí cho cả những người xấu nhất.

Đời sống Áp-ra-ham thật tuyệt vời và được nhiều Cơ-đốc nhân trải qua các thế kỷ đánh giá cao. Nhưng, như chúng ta đã thấy, ông không trưởng thành trong sự sống thần thượng. Đức Chúa Trời của chúng ta không những là Đức Chúa Trời Cha mà còn là Đức Chúa Trời Con và Đức Chúa Trời Linh. Ngài không chỉ là Đức Chúa Trời của Áp-ra-ham mà còn là Đức Chúa Trời của Y-sác và Đức Chúa Trời của Gia-cốp. Nguyện tất cả chúng ta đều thấy mình cần ba phương diện nầy, đời sống của Áp-ra-ham cùng với đời sống của Y-sác và Gia-cốp. Đức Chúa Trời Tam–Nhất đang hành động trong chúng ta là Cha, Con và Linh, để làm chúng ta trở thành sự biểu lộ đầy đủ về chính Ngài. Ngài là Đức Chúa Trời Tam–Nhất, còn chúng ta phải là người có ba phương diện trong kinh nghiệm thuộc linh về sự sống thần thượng. Chúng ta cần được biến đổi trọn vẹn. Khi chúng ta được biến đổi trọn vẹn, Đức Chúa Trời sẽ hoàn thành mục đích của Ngài.

 

Bài Sáu Mươi Ba

Thừa Hưởng Ân Điển

Trong bài trước, chúng tôi đã chỉ ra rằng, theo kinh nghiệm sự sống, Áp-ra-ham, Y-sác và Gia-cốp là ba phần của một người trọn vẹn, và chúng ta không nên xem họ là ba cá nhân riêng biệt. Nếu biết sự sống trong Sách Sáng Thế Ký, chúng ta sẽ thấy rằng, theo cách nhìn của Đức Chúa Trời, ba người này là một đơn vị trọn vẹn trong kinh nghiệm sự sống.

3. Phương Diện Thứ Hai –Kinh Nghiệm Của Y-sác

a. Thừa Hưởng Ân Điển

Trong bài này, chúng ta đến phương diện thứ hai trong kinh nghiệm của người được kêu gọi –kinh nghiệm của Y-sác (21:1_28:9; 35:28-29). Thật không dễ để Cơ-đốc nhân hiểu được kinh nghiệm của Y-sác. Trái lại, họ hoàn toàn hiểu ba phương diện trong kinh nghiệm của Áp-ra-ham: được Đức Chúa Trời kêu gọi, sống bởi đức tin nơi Đức Chúa Trời và sống trong mối tương giao với Đức Chúa Trời. Nhưng chúng ta sẽ nói gì về Y-sác? Khi đọc phần ghi chép về đời sống của ông trong các chương từ 21 đến 28, chúng ta thấy gì trong kinh nghiệm về sự sống? Chúng ta không thấy ông được kêu gọi, sống bởi đức tin nơi Đức Chúa Trời hay sống trong mối tương giao với Đức Chúa Trời. Theo Sáng Thế Ký, chúng ta thấy Y-sác được sinh ra, kết hôn và sanh hai con là như thế nào. Nhưng thật khó nói chúng ta tìm thấy loại kinh nghiệm nào về sự sống trong phần ghi chép về Y-sác.

Trong phần ghi chép về đời sống Y-sác, có hàm ý đến kinh nghiệm về ân điển. Những gì Y-sác đã kinh nghiệm là thừa hưởng ân điển của Đức Chúa Trời. Ân điển của Đức Chúa Trời trong Cựu Ước không được khải thị đầy đủ như trong Tân Ước vì thực ra ân điển đến qua Jesus Đấng Christ (Gi. 1:17). Sau khi Đấng Christ đến, có sự khải thị đầy đủ và trọn vẹn về ân điển, và trong Tân Ước, từ ân điển được dùng nhiều lần. Ngay cả Tân Ước cũng khép lại với sự đề cập về ân điển: “Nguyện ân điển của Chúa chúng ta là Jesus Đấng Christ ở với hết thảy anh em. A-men” (Khải. 22:21). Kinh Thánh bắt đầu trong Cựu Ước với cụm từ: “Ban đầu Đức Chúa Trời tạo dựng trời và đất”, và kết thúc trong Tân Ước với: “Nguyện ân điển của Chúa chúng ta là Jesus Đấng Christ ở với hết thảy anh em”. Mặc dù phần ghi chép trong Sáng Thế Ký về Y-sác không có từ liệu ân điển, tuy nhiên, một điều như vậy được hàm ý ở đây. Đây là lý do vì sao nhiều người khó hiểu Kinh Thánh. Trong Kinh Thánh có thể có một điều nào đó mà không có từ liệu để mô tả. Dù kinh nghiệm của Y-sác được ghi lại trong Sáng Thế Ký, nhưng thật khó chỉ rõ kinh nghiệm ông có là kinh nghiệm về ân điển.

Theo sự khải thị của Tân Ước, về kinh nghiệm sự sống, không nên xem Áp-ra-ham, Y-sác và Gia-cốp là ba cá nhân riêng biệt mà là các phương diện trong kinh nghiệm sự sống của một người trọn vẹn. Áp-ra-ham tiêu biểu cho phương diện được kêu gọi, sống bởi đức tin nơi Đức Chúa Trời và sống trong mối tương giao với Đức Chúa Trời. Y-sác tiêu biểu cho phương diện thừa hưởng ân điển và vui hưởng cơ nghiệp của ân điển. Gia-cốp tiêu biểu cho phương diện được chọn, được Chúa xử lý và được biến đổi thành hoàng tử của Đức Chúa Trời. Trong kinh nghiệm sự sống, có phương diện vui hưởng, sự vui hưởng ân điển. Phần lớn chúng ta đã nghe nhiều bài giảng nói rằng đời sống Cơ-đốc nên là đời sống chịu khổ, đời sống vác thập tự giá và than thở trong sự cầu nguyện. Anh em có nghe bài giảng nào bảo rằng ngày nay không phải là lúc vui hưởng mà là thời kỳ chịu khổ và vác thập tự giá; và sự vui hưởng của chúng ta chỉ bắt đầu khi Chúa trở lại không? Tôi không nói điều này sai, nhưng tôi muốn nói rằng đó chỉ là một phương diện của đời sống Cơ-đốc. Còn có một phương diện khác –phương diện vui hưởng.

Theo ý nghĩa của Kinh Thánh và theo kinh nghiệm, ân điển có nghĩa là vui hưởng. Ân điển là sự vui hưởng trong đời sống Cơ-đốc. Đời sống Cơ-đốc có ba phương diện: phương diện của Áp-ra-ham, phương diện của Y-sác và phương diện của Gia-cốp. Trong phương diện của Áp-ra-ham, chúng ta không thấy nhiều sự vui hưởng. Dù Áp-ra-ham được ban phước và mở rộng, nhưng ông không có nhiều sự vui hưởng. Ông đã mất cha, và Lót đã trở thành nỗi sầu khổ cho ông. Ê-li-ê-se, người mà ông tin cậy, đã bị khước từ; và Ích-ma-ên, đứa con ông sinh ra bởi nỗ lực riêng với nàng hầu thì bị đuổi đi. Sau khi Y-sác ra đời, Đức Chúa Trời đòi Áp-ra-ham phải dâng đứa con này làm của lễ thiêu. Không lâu sau khi nhận lại Y-sác, Áp-ra-ham mất người vợ yêu dấu. Trọn cuộc đời ông, chúng ta thấy phương diện của sự mất mát. Mặc dù Kinh Thánh không bày tỏ Áp-ra-ham đã đau khổ rất nhiều, nhưng ông hầu như đã mất mọi sự. Đây có phải là cả đời sống Cơ-đốc không? Nếu như vậy, đời sống Cơ-đốc chỉ là đời sống của những mất mát. Vấn đề mất mát chỉ là một phương diện của đời sống Cơ-đốc. La-mã 5:2 không nói: “Chúng ta có lối vào trong sự mất mát này là chỗ chúng ta đang đứng”. Không, nhưng nói rằng: “Bởi đức tin, chúng ta có lối vào trong ân điển này là chỗ chúng ta đang đứng”. Đức Chúa Trời không có ý định giữ chúng ta trong sự mất mát. Ý định của Ngài là đem chúng ta vào trong ân điển, vào trong sự vui hưởng.

Đức Chúa Trời muốn đem chúng ta vào trong sự vui hưởng ân điển, nhưng có một sự ngăn trở đối với ân điển này –bản ngã. Chính chúng ta là sự ngăn trở. Dù Đấng Christ đã đến và ân điển cùng đến với Ngài, và dù chúng ta đã được đem vào trong ân điển là chỗ chúng ta đứng, nhưng sự ngăn trở lớn nhất đối với ân điển này là anh em và tôi. Do đó, trước khi có kinh nghiệm của Y-sác, chúng ta cần Áp-ra-ham, người đại diện cho phương diện thứ nhứt của kinh nghiệm sự sống. Đời sống Áp-ra-ham bày tỏ rằng nếu muốn vui hưởng ân điển của Đức Chúa Trời và vui hưởng trọn vẹn sự giàu có của Đức Chúa Trời, chúng ta phải bị xử lý, chịu cắt bì và bị kết liễu. Nếu Áp-ra-ham không được cắt bì, Y-sác sẽ không bao giờ được sinh ra. Y-sác ra đời sau sự cắt bì của Áp-ra-ham. Sau khi Áp-ra-ham được cắt bì trong Sáng Thế Ký chương 17, Đức Chúa Trời phán với ông rằng Y-sác sẽ được sinh ra (17:19). Cuối cùng, trong chương 21, Y-sác đã ra đời. Y-sác ra đời với sự viếng thăm của Đức Chúa Trời. Ông đã được sinh ra bởi sự viếng thăm của Đức Chúa Trời. Sự viếng thăm của Đức Chúa Trời tương đương với sự sinh ra của Y-sác. Đức Chúa Trời đã đến thăm Sa-ra, và sự viếng thăm đó đã trở thành sự ra đời của Y-sác. Đây là ân điển.

Đức Chúa Trời đã đến để những người được Ngài kêu gọi có sự vui hưởng. Nhưng nếu muốn có sự vui hưởng này, bản ngã phải ra đi. Một khi bản ngã đã ra đi thì Y-sác đến. Điều này nghĩa là ân điển đến. Không dễ gì để mất bản ngã. Để bản ngã ra đi, chúng ta phải chịu sự mất mát. Anh em có sẵn lòng để mất chính mình không? Tôi không tin có ai sẵn lòng để mất chính mình. Tuy nhiên, chúng ta phải đánh mất chính mình trước khi ân điển có thể đến. Mất bản ngã là mất thể diện. Khi giữ thể diện, chúng ta mất ân điển. Nếu muốn nhận được ân điển, chúng ta phải mất thể diện. Thưa anh em, khi đối xử với vợ trong đời sống hằng ngày, anh em phải chuẩn bị để mất chính mình. Nếu làm như vậy, ân điển sẽ đến. Sau khi Áp-ra-ham chịu cắt bì, Y-sác đến. Đây là nguyên tắc. Với chúng ta, bản ngã phải ra đi rồi ân điển mới đến. Trước hết, chúng ta phải là Áp-ra-ham và kế đến trở thành Y-sác.

Thật không dễ để Áp-ra-ham đánh mất chính mình. Trong một ý nghĩa tốt, Đức Chúa Trời đã buộc ông phải mất chính mình. Khi kêu gọi Áp-ra-ham, Đức Chúa Trời không phán: “Hỡi Áp-ra-ham, ngươi phải đánh mất chính mình để Ta bước vào làm ân điển và sự vui hưởng của ngươi”. Không, khi kêu gọi ông, Ngài hứa sẽ ban phước cho ông. Phước hạnh trong Cựu Ước có phần tương đương với ân điển trong Tân Ước. Sự khác biệt giữa phước hạnh và ân điển là gì? Khi Đức Chúa Trời ban miễn phí cho chúng ta điều gì đó, đó là phước hạnh. Nhưng khi phước hạnh này được đem vào bản thể chúng ta thì trở thành ân điển. Đức Chúa Trời hứa với Áp-ra-ham rằng Ngài sẽ ban phước cho ông. Khi phước hạnh được đem vào trong Áp-ra-ham thì trở thành ân điển. Bản ngã và con người thiên nhiên của Áp-ra-ham là điều ngăn trở mạnh mẽ nhất đối với phước hạnh của Đức Chúa Trời, và Đức Chúa Trời buộc phải xử lý ông.

Điều này đúng với kinh nghiệm của chúng ta. Tất cả chúng ta đã được kêu gọi và Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta các phước hạnh trong Đấng Christ (Êph. 1:3). Tuy nhiên, sau khi được kêu gọi, chúng ta vẫn còn trong chính mình và dùng sự tự nỗ lực để chiếm được phước hạnh của Đức Chúa Trời. Khi còn trẻ, tôi nhận thức rằng xác thịt tôi không tốt. Khi được bảo rằng xác thịt này đã bị đóng đinh trên thập tự giá, tôi rất vui mừng. Sau đó, tôi bắt đầu dùng nỗ lực riêng để đặt xác thịt trên thập tự giá. Nhưng khi dùng nỗ lực riêng, tôi đã cản trở ân điển của Đức Chúa Trời. Việc xóa bỏ xác thịt đã hoàn tất rồi; không cần tôi dùng nỗ lực riêng. Dầu vậy, tôi, bản ngã, lại đang cố đặt xác thịt mình trên thập tự giá. Bản ngã là ngăn trở lớn nhất đối với ân điển của Đức Chúa Trời. Nó ngăn cách tôi khỏi ân điển. Nếu xem xét kinh nghiệm trong quá khứ, chúng ta sẽ thấy rằng sau khi nghe Phúc Âm, chúng ta đã nhiều lần tự gắng sức để đạt được những điều mình đã nghe trong Phúc Âm. Sự tự nỗ lực là một ngăn trở đối với ân điển của Đức Chúa Trời. Vì cớ đó, Đức Chúa Trời buộc phải xử lý chúng ta.

Được Đức Chúa Trời kêu gọi, sống bởi đức tin nơi Đức Chúa Trời và sống trong mối tương giao với Đức Chúa Trời đều là để vui hưởng Đức Chúa Trời. Chúng ta đã được gọi đến sự vui hưởng Đức Chúa Trời, chúng ta phải học tập sống bởi đức tin nơi Đức Chúa Trời để vui hưởng Đức Chúa Trời, và cần sống trong mối tương giao với Đức Chúa Trời để có thể tham dự vào tất cả các sự giàu có của Ngài. Tất cả những điều này đều vì một điều –vui hưởng Đức Chúa Trời. Nhưng chúng ta không thấy sự vui hưởng này nơi Áp-ra-ham mà thấy nơi Y-sác. Ít ra, chúng ta đã có một số kinh nghiệm về việc được Đức Chúa Trời kêu gọi, sống bởi đức tin nơi Đức Chúa Trời, sống trong mối tương giao với Đức Chúa Trời và trải qua sự mất mát. Chúng ta là Áp-ra-ham thật hôm nay. Nhưng thật ngạc nhiên vì chúng ta có thể làm chứng rằng giữa sự mất mát như vậy, có một sự vui hưởng nào đó. Đang khi trải qua sự mất mát, chúng ta đang vui hưởng điều gì đó cách vô thức. Hễ khi trải qua một sự xử lý từ Đức Chúa Trời thì đồng thời chúng ta cũng có sự vui hưởng. Khi chúng ta là Áp-ra-ham chịu khổ thì cũng là Y-sác vui hưởng. Vì lý do này, phần ghi chép về Y-sác không tiếp theo ngay sau phần ghi chép về Áp-ra-ham. Trái lại, nó hòa quyện với phần ghi chép về đời sống của Áp-ra-ham. Trong khi Áp-ra-ham vẫn còn đó thì Y-sác đã xuất hiện vì họ không phải là những cá thể riêng biệt trong kinh nghiệm sự sống mà là hai phương diện trong kinh nghiệm của một người trọn vẹn. Chúng ta cần kinh nghiệm của cả Áp-ra-ham lẫn Y-sác. Có lẽ ngay hôm nay, anh em đã có một kinh nghiệm nào đó và nói rằng: “Tôi không biết tại sao điều này xảy ra cho tôi”. Nhưng sâu xa bên trong, anh em biết. Giữa sự mất mát của mình, anh em chiếm được và vui hưởng Đấng Christ. Đây là kinh nghiệm của Y-sác.

Nếu chỉ có Áp-ra-ham mà không có Y-sác, chúng ta sẽ rất thất vọng với phần ghi chép về Áp-ra-ham. Chúng ta sẽ nói: “Việc làm tổ phụ của đức tin có ích lợi gì nếu đó chỉ là vấn đề chịu mất mát?” Nhưng một khi thấy kinh nghiệm của Y-sác, chúng ta sẽ nói: “Bây giờ tôi hiểu vì sao Áp-ra-ham đã chịu mất mát quá nhiều. Tất cả những kinh nghiệm tiêu cực của Áp-ra-ham là vì sự vui hưởng tích cực với Y-sác”. Áp-ra-ham là vì Y-sác. Áp-ra-ham đã thu đạt nhiều điều, đã được ban phước và ngày càng mở rộng, nhưng ông đã cho Y-sác mọi điều mình có (24:36; 25:5). Áp-ra-ham chịu mất để Y-sác được lợi. Áp-ra-ham càng chịu mất, Y-sác càng được lợi. Tôi sẽ nói: “Áp-ra-ham đáng thương ơi, ông đúng là người chịu khổ. Tất cả những gì ông có được qua sự chịu khổ không vì ông mà là vì Y-sác”. Tất cả chúng ta phải nhận thức rằng ngày nay chúng ta không chỉ là Áp-ra-ham mà còn là Y-sác. Nếu anh em nói với tôi: “Anh ơi, anh là một Áp-ra-ham đáng thương luôn chịu khổ” thì tôi sẽ đáp: “Anh em không biết rằng tôi cũng là một Y-sác sao? Tôi đã chịu mất để rồi có được. Tôi đã mất như Áp-ra-ham và có được như Y-sác. Tôi không chỉ là Áp-ra-ham. Tên tôi là Áp-ra-ham–Y-sác. Về phương diện mất mát, tôi là Áp-ra-ham; về phương diện có được, tôi là Y-sác”.

Chúng ta vừa là Áp-ra-ham vừa là Y-sác. Là Áp-ra-ham, chúng ta được Đức Chúa Trời kêu gọi, đã học tập sống bởi đức tin nơi Đức Chúa Trời và sống trong mối tương giao với Đức Chúa Trời. Đồng thời, là Y-sác, chúng ta không làm gì ngoài việc vui hưởng tất cả những gì đã đạt được từ kinh nghiệm của Áp-ra-ham. Anh em đánh giá cao loại kinh nghiệm nào hơn –của Áp-ra-ham hay của Y-sác? Không có kinh nghiệm của Áp-ra-ham, chúng ta không thể có kinh nghiệm của Y-sác. Đức Chúa Trời đang xử lý chúng ta như Ngài đã xử lý Áp-ra-ham để chúng ta có thể có kinh nghiệm của Y-sác.

Vấn đề ân điển đã bị giấu kín, bị che khuất và giữ kín trải suốt nhiều năm. Ân điển là gì? Ân điển là điều gì đó của Đức Chúa Trời được đem vào trong bản thể chúng ta, hành động trong chúng ta và làm nhiều điều cho chúng ta. Đó không phải là điều bên ngoài. Ân điển là Đức Chúa Trời trong Đấng Christ được đem vào trong bản thể chúng ta để sống, hành động và làm nhiều điều cho chúng ta. Trong 1Cô-rin-tô 15:10, Phao-lô nói: “Bởi ân điển của Đức Chúa Trời, tôi là những gì tôi là: và ân điển Ngài ban cho tôi không phải là luống nhưng đâu; nhưng tôi đã lao tác nhiều hơn họ hết thảy: nhưng nào phải tôi, bèn là ân điển Đức Chúa Trời ở cùng tôi”. Lời này hết sức sâu sắc. Phao-lô đã không nói: “Bởi ân điển của Đức Chúa Trời, tôi có những gì tôi có đây. Tôi có xe hơi tốt, công việc tốt và một người vợ tốt bởi ân điển của Đức Chúa Trời”. Thậm chí ông không nói: “Bởi ân điển của Đức Chúa Trời, tôi làm ra những gì tôi làm đây”. Đó không phải là vấn đề làm, có hay hành động mà hoàn toàn là vấn đề . Do đó, Phao-lô nói: “Bởi ân điển của Đức Chúa Trời tôi là những gì tôi là”. Điều này có nghĩa là chính ân điển của Đức Chúa Trời đã được đem vào trong bản thể ông, làm cho ông trở thành loại người đó. Trong Ga-la-ti 2:20, Phao-lô nói: “Không phải tôi, bèn là Đấng Christ sống trong tôi”. Nếu đặt câu này với 1Cô-rin-tô 15:10, chúng ta thấy rằng ân điển đơn giản là Đấng Christ sống trong chúng ta. Đó “không phải là tôi, bèn là ân điển của Đức Chúa Trời”, “không phải tôi, mà là Đấng Christ”. Ân điển không ở bên ngoài hay bên cạnh chúng ta. Đó là một Thân Vị thần thượng, chính Đức Chúa Trời trong Đấng Christ, được đem vào trong bản thể chúng ta làm sự cấu tạo của bản thể chúng ta. Do thiếu khải thị, Cơ-đốc nhân đã hiểu sai và giải thích sai ân điển, nghĩ rằng ân điển là điều gì đó bên ngoài họ. Nhưng ân điển chính là Đức Chúa Trời Tam–Nhất được đem vào trong bản thể chúng ta để là điều chúng ta nên là, và để sống, hành động và làm nhiều điều cho chúng ta để chúng ta có thể nói: “Tôi là những gì tôi là bởi ân điển của Đức Chúa Trời. Không phải tôi, bèn là ân điển của Đức Chúa Trời”.

Tất cả chúng ta đã được dạy phải cư xử tốt và thương yêu lẫn nhau. Kết quả là chúng ta cố gắng cư xử cho phải phép và thương yêu người khác. Nhưng chúng ta có thương yêu người khác hay không, không thành vấn đề vì Đức Chúa Trời sẽ không bao giờ công nhận tình yêu của chúng ta. Áp-ra-ham đã thành công trong việc sinh ra Ích-ma-ên, nhưng Đức Chúa Trời đã khước từ ông. Dường như Đức Chúa Trời phán: “Không, Áp-ra-ham, đó không phải là điều Ta muốn. Ta muốn một điều gì đó được đem vào trong ngươi và lộ ra từ ngươi. Ngươi đã sinh ra Ích-ma-ên mà không có sự viếng thăm của Ta. Ta ở trên trời, còn ngươi ở dưới đất sinh ra Ích-ma-ên. Vì nó không liên hệ gì với Ta và sự viếng thăm của Ta nên Ta sẽ không bao giờ công nhận nó. Một ngày kia, Ta sẽ viếng thăm Sa-ra và sự viếng thăm của Ta sẽ sinh ra Y-sác. Ta sẽ chỉ công nhận Y-sác”. Nếu chúng ta thương yêu người khác trong chính mình, Đức Chúa Trời sẽ không bao giờ công nhận tình yêu đó vì nó không ra từ sự viếng thăm của Ngài. Đức Chúa Trời muốn viếng thăm chúng ta, bước vào trong chúng ta, sống thay chúng ta và thậm chí thương yêu người khác thay chúng ta. Ngài sẽ chỉ công nhận loại tình yêu đó. Tình yêu của anh em là một Ích-ma-ên; tình yêu bởi sự viếng thăm của Đức Chúa Trời là một Y-sác. Dù anh em khiêm nhường hay kiêu ngạo, cong quẹo hay ngay thẳng, đều vô nghĩa. Đức Chúa Trời không công nhận bất kỳ điều gì ra từ anh em mà không có sự viếng thăm của Ngài. Bất cứ điều gì không ra từ ân điển thì không được Đức Chúa Trời công nhận, không được kể đến. Tất cả chúng ta phải nói: “Ôi Chúa, con sẽ không làm bất kỳ điều gì mà không có sự viếng thăm của Ngài. Chúa ơi, nếu Ngài không thăm viếng con và làm điều gì đó qua con và từ con, con sẽ không làm điều gì. Con sẽ không ghét cũng không yêu, không kiêu ngạo cũng không khiêm nhường. Con muốn trống không. Ôi Chúa, không có sự viếng thăm của Ngài, con không là gì”. Sự viếng thăm của Đức Chúa Trời là ân điển thiết thực. Khi tôi thương yêu người khác và khiêm nhường bởi sự viếng thăm của Đức Chúa Trời, không bởi chính mình, đó là sự vui hưởng ân điển.

Như chúng ta đã thấy, ý định của Đức Chúa Trời là đem chính Ngài vào trong một người tập thể để Ngài có thể có sự biểu lộ tập thể. Đây là quan niệm căn bản về sự khải thị thần thượng trong Kinh Thánh. Đây là mục đích đời đời của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời kêu gọi Áp-ra-ham với mục đích đem chính Ngài vào trong ông, nhưng Áp-ra-ham có bản ngã mạnh mẽ. Bản ngã thiên nhiên này là sự ngăn trở lớn nhất đối với mục đích của Đức Chúa Trời. Tương tự với chúng ta ngày nay. Mục đích của Đức Chúa Trời là đem chính Ngài vào trong chúng ta làm sự sống của chúng ta, thậm chí là nếp sống của chúng ta, nhưng bản ngã thiên nhiên của chúng ta ngăn trở điều này. Vì thế, Đức Chúa Trời phải cắt bỏ và xử lý chúng ta để Ngài có thể vào trong chúng ta và làm mọi điều cho chúng ta. Đức Chúa Trời không cần chúng ta thương yêu người khác và khiêm nhường để xã hội có thể tốt hơn. Nếu Đức Chúa Trời muốn một xã hội tốt hơn, Ngài chỉ cần phán: “Hãy có một xã hội tốt hơn” thì liền có. Ngài gọi những điều không có như đã có (La. 4:17) và không cần sự giúp đỡ của chúng ta. Đức Chúa Trời muốn đem chính Ngài vào trong chúng ta để là sự khiêm nhường và là mọi sự của chúng ta. Ngài muốn chúng ta nói: “Chúa ơi, con không là gì và sẽ không làm điều gì. Con chỉ mở ra với Ngài để Ngài có thể bước vào, lập Nhà Ngài trong con, sống trong con và làm mọi điều cho con. Hễ khi nào Ngài làm điều gì đó trong con, con sẽ nói: “Ngợi khen Ngài, Chúa ơi. Điều này thật kỳ diệu! Con không phải là người thực hiện; con là người vui hưởng, đánh giá cao mọi điều Ngài đang làm cho con”.

Ý định của Đức Chúa Trời ngày nay là xử lý Áp-ra-ham để Y-sác có thể xuất hiện. Ý định của Ngài là xử lý bản thể thiên nhiên của chúng ta để chúng ta có thể có kinh nghiệm đầy đủ về chính Ngài trong Đấng Christ là Đấng được đem vào trong chúng ta làm sự vui hưởng của chúng ta. Tôi đã từng trải đời sống hôn nhân trong gần 50 năm, kinh nghiệm nhiều sự vui hưởng cũng như đau khổ. Trước khi lập gia đình, tôi thực sự yêu Chúa và thường nói với Ngài rằng tôi yêu Ngài nhiều biết bao. Sau khi lập gia đình, tôi đến với Chúa và quả quyết với Ngài rằng: “Chúa ơi vì yêu Ngài, con muốn trở thành người chồng tốt nhất”. Cuối cùng, tôi thất bại. Tôi đến với Chúa và xưng nhận tất cả những thất bại của mình. Sau khi kinh nghiệm sự xức dầu, tôi vui mừng và quyết định cố gắng trở thành người chồng tốt nhất một lần nữa. Nhưng tôi lại thất bại một lần nữa và kinh nghiệm lên xuống này cứ lặp đi lặp lại nhiều lần. Thậm chí sau này, tôi đã giảng một bài, trong đó tôi nói: “Đời sống Cơ-đốc có nhiều đêm tối và buổi sáng. Đừng bao giờ thất vọng về những thất bại của anh em. Hãy chờ nhiều tiếng đồng hồ nữa thì anh em sẽ ở trong buổi sáng”. Trong nhiều năm, tôi đã trải qua hết ngày rồi đêm, hết đêm rồi ngày. Ngày nọ, tôi nhận được sự khải thị và tự nói: “Hỡi kẻ ngu dại, ai bảo ngươi làm như thế? Đấng Christ ở đây đang chờ để là ân điển của ngươi. Ngươi phải nói: ‘Chúa ơi, tôi không là gì và không thể làm điều gì. Dù tôi có thể làm điều gì đó, Ngài cũng không bao giờ công nhận. Ôi Chúa, xin đến và làm công việc Ngài và hãy là người chồng tốt nhất cho tôi. Đây là công việc của Ngài, không phải của tôi. Ngài truyền bảo tôi và tôi xin truyền bảo lại Ngài, yêu cầu Ngài hoàn thành điều đó. Chúa ơi, Ngài là người chồng tốt nhất và tôi sẽ ngợi khen Ngài về điều đó’”. Hễ khi nào tôi cầu nguyện như vậy, Chúa luôn làm việc tốt nhất. Đây là ân điển.

Ân điển là Đức Chúa Trời đem chính Ngài vào trong bản thể chúng ta làm sự vui hưởng của chúng ta. Ngày nay, chính Đức Chúa Trời không những là Đức Chúa Trời Cha mà còn là Đức Chúa Trời Con và Đức Chúa Trời Linh. Hơn nữa, Đức Chúa Trời Linh là Linh của ân điển (Hê. 10:29), và ân điển này là ân điển của sự sống (1Phi. 3:7), là “ân điển muôn mối” (1Phi. 4:10), “mọi ân điển” (1Phi. 5:10) và “ân điển đầy đủ” (2Cô. 12:9). Đức Chúa Trời Tam–Nhất là Ân Điển như thế và Ân Điển này bây giờ ở với linh chúng ta (Gal. 6:18). Ân điển là Thân Vị thần thượng của Đức Chúa Trời Tam–Nhất như là Linh đang ở trong linh chúng ta. Chính Linh ân điển cư ngụ trong linh chúng ta làm sự vui hưởng của chúng ta để chúng ta có thể vui hưởng Đức Chúa Trời là sự sống và mọi sự, thậm chí là nếp sống của chúng ta. Đây là lý do vì sao mỗi Thư Tín của Phao-lô đều kết thúc với cụm từ: “Nguyện ân điển ở với anh em”. Chẳng hạn, 2Cô-rin-tô 13:14 nói: “Nguyện ân điển của Chúa Jesus Đấng Christ, sự thương yêu của Đức Chúa Trời, và sự tương giao của Thánh Linh ở với anh em hết thảy”. Ân điển không ở bên ngoài mà ở bên trongchúng ta . Dù chúng ta gọi ân điển là gì, Linh của ân điển hay ân điển của sự sống thì ân điển vẫn là một điều gì đó sống động và thần thượng trong linh chúng ta. Chúng ta có một thực tại thần thượng như thế, tức chính Đức Chúa Trời Tam–Nhất, trong linh chúng ta là ân điển và sự vui hưởng. Khi Ngài thương yêu người khác qua chúng ta, tình yêu này là sự vui hưởng của chúng ta. Khi Ngài sống chính Ngài ra qua chúng ta, nếp sống này cũng là sự vui hưởng của chúng ta. Ngày đêm chúng ta đều có thể vui hưởng nếp sống của Ngài qua chúng ta.

 Thế thì tại sao chúng ta chịu khổ? Vì bản ngã, cái tôi, người thiên nhiên vẫn còn đây và điều đó phải bị xử lý. Ngợi khen Chúa vì không một sự xử lý nào là vô ích. Mọi sự xử lý đến từ Đức Chúa Trời là một sự phá vỡ người thiên nhiên để chúng ta có thể vui hưởng Ngài là Ân Điển nhiều hơn. Vì thế, chúng ta có Áp-ra-ham và Y-sác; chúng ta có sự chịu mất mát và vui hưởng việc có được. Việc có được này không phải là có được những điều bên ngoài mà là có được Đấng bên trong, tức Linh ân điển và ân điển của sự sống. Một lần nữa tôi nói rằng, bất kỳ điều gì Đức Chúa Trời ban cho như một món quà bên ngoài chúng ta thì cao lắm chỉ là phước hạnh. Khi món quà này được đem vào bản thể, trở nên yếu tố sự sống bên trong chúng ta thì đó là ân điển. Phước hạnh phải trở thành ân điển. Trong Cựu Ước, Đức Chúa Trời đã ban nhiều điều cho dân Ngài như phước hạnh, nhưng tất cả những điều đó chỉ là phước hạnh bên ngoài. Trước khi Đấng Christ đến, không một phước hạnh nào trong những phước hạnh đó được đem vào trong dân Đức Chúa Trời. Đấng Christ đã đến không chỉ để chết trên thập tự giá vì chúng ta mà sau sự chết, Ngài còn trở nên Linh ban-sự-sống để vào trong bản thể chúng ta. Như thế, trong Tân Ước, chúng ta có từ liệu “trong Đấng Christ” và “Đấng Christ trong anh em”. Bây giờ, Ngài ở trong chúng ta và chúng ta ở trong Ngài. Bất kỳ điều gì Đức Chúa Trời ban cho chúng ta trong Đấng Christ đều đã được đem vào trong bản thể chúng ta và đã trở thành ân điển, sự vui hưởng của chúng ta. Bây giờ, chúng ta không những ở dưới phước hạnh của Ngài mà còn ở trong ân điển Ngài, và ân điển Ngài ở trong chúng ta. Ngày nay, anh em đang vui hưởng điều gì –phước hạnh hay ân điển? Tân Ước không bao giờ nói: “Phước hạnh ở với anh em”. Đúng ra, Tân Ước nhiều lần nói rằng: “Ân điển ở với anh em”.

1) Được Sanh Bởi Ân Điển

Sau khi sức mạnh thiên nhiên và sự tự nỗ lực của Áp-ra-ham bị Đức Chúa Trời xử lý, Y-sác được sinh ra (17:15-19; 18:10-14; 21:1-7). Điều này hàm ý rằng Y-sác đã được sanh bởi ân điển, đại diện bởi Sa-ra (Gal. 4:24-28,31). Phần ký thuật của Sáng Thế Ký nói điều này xảy ra vào “thời điểm của sự sống” (18:10,14). Hễ khi nào nỗ lực của sự sống thiên nhiên dừng lại, đó là thời điểm của sự sống. Vào thời điểm của sự sống, một điều gì đó được sanh ra trong ân điển. Ân điển có liên hệ đến sự sống và sự sống đi cùng với ân điển. Vì thế, ân điển được gọi là “ân điển của sự sống” (1Phi. 3:7).

2) Được Lớn Lên Trong Ân Điển

Y-sác đã lớn lên trong ân điển (21:8). Qua lịch sử của ông, chúng ta thấy ông đã không làm điều gì. Ông đã được sanh ra và được lớn lên. Tôi không nói rằng ông đã lớn lên, nhưng nói ông đã được lớn lên. Giống như một nông dân trồng táo trong vườn cây ăn trái thì Đức Chúa Trời cũng đã trồng Y-sác như một cây trong vườn của Ngài. Y-sác đã được lớn lên bởi Đức Chúa Trời trong ân điển.

2Phi-e-rơ 3:18 bảo chúng ta hãy “lớn lên trong ân điển”. Điều này cho thấy rằng lớn lên là việc cho ăn và tưới nước như Phi-e-rơ bày tỏ trong 1Phi-e-rơ 2:2 và Phao-lô đã nói trong 1Cô-rin-tô 3:2 và 6. Lớn lên trong ân điển là lớn lên trong sự vui hưởng tất cả những gì Đấng Christ là cho chúng ta như thưc ăn thuộc linh và nước sống. Mọi sự giàu có của những gì Đấng Christ là cho chúng ta đều để chúng ta lớn lên trong sự sống. Càng vui hưởng các sự giàu có của Đấng Christ (Êph. 3:8), chúng ta càng lớn lên trong sự sống (Êph. 4:15).

3) Là Người Thừa Kế Trong Ân Điển

Y-sác cũng trở thành người thừa kế trong ân điển (21:9-12). Tất cả những gì cha có là của ông vì Áp-ra-ham đã ban tất cả gia tài của mình cho người thừa kế duy nhất này. Cũng vậy, chúng ta không nên có sự vui hưởng nào trong chính mình. Toàn bộ sự vui hưởng cơ nghiệp phải ở trong ân điển.

4) Vâng Phục Trong Ân Điển

Y-sác cũng vâng phục trong ân điển (22:5-10). Trước đây khi đọc Sáng Thế Ký chương 22, tôi không thể hiểu làm thế nào Y-sác, một người trẻ, có thể vâng phục đến như thế. Cuối cùng, tôi thấy ông vâng phục vì ông đã dầm thấm ân điển. Ông hoàn toàn ở trong ân điển và sự vâng phục của ông cũng ở trong ân điển. Sự vâng phục đó đem đến sự cung ứng của Đức Chúa Trời. Điều này tương tự với chúng ta hôm nay. Hễ khi nào vâng phục trong ân điển, chúng ta sẽ đáp ứng với sự cung ứng của Đức Chúa Trời.

Ân điển của Đức Chúa Trời đầy sức mạnh, có thể giúp chúng ta chịu đựng bất kỳ điều gì. Phao-lô bảo Ti-mô-thê hãy “được làm cho mạnh mẽ trong ân điển” của Đấng Christ (2Ti. 2:1). Thậm chí ân điển có thể cai trị trên mọi điều (La. 5:21). Chúng ta không nên xa rời khỏi ân điển (Gal. 5:4) mà đúng ra phải được vững lập bởi ân điển (Hê. 13:9). Càng chịu đựng trong ân điển, chúng ta càng đáp ứng và tham dự vào sự cung ứng của ân điển.

5) Thừa Hưởng Mọi Điều Từ Cha

Y-sác đã thừa hưởng mọi điều từ cha mình (24:36; 25:5). Chính bởi ân điển, không phải bởi nỗ lực, mà ông đã trở thành người thừa kế gia tài của cha. Ông không bị đòi phải làm bất kỳ điều gì để có thể thừa hưởng gia tài của cha và ông đã không làm điều gì cho cơ nghiệp này. Nó hoàn toàn và tuyệt đối bởi ân điển.

Trong Tân Ước, tất cả tín đồ được kêu gọi đều là những người thừa kế ân điển tuyệt đối và vô điều kiện của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời đã kêu gọi và ban cho chúng ta mọi phước hạnh thuộc linh trong Đấng Christ (Êph. 1:3). Trong Đấng Christ, Ngài đã đặt chúng ta vào trong ân điển để chúng ta có thể trở thành người thừa kế ân điển, thừa hưởng mọi sự giàu có của sự đầy đủ thần thượng làm sự vui hưởng của mình. Đời sống Cơ-đốc phải giống như đời sống Y-sác, không tự mình làm điều gì, nhưng thừa hưởng và vui hưởng mọi điều cha có. Trong việc thừa hưởng ân điển, chúng ta phải ngừng nỗ lực của sự sống thiên nhiên hầu có thể giữ cho mình luôn mở ra và sẵn sàng cho sự vui hưởng ân điển.

6) Thừa Hưởng Lời Hứa Ban Cho Cha Ông

Y-sác đã thừa hưởng không những tất cả những gì cha có mà còn thừa hưởng lời hứa mà Đức Chúa Trời đã ban cho cha mình về miền đất tốt lành và về dòng dõi duy nhất, tức Đấng Christ mà trong Ngài muôn dân trên đất sẽ được chúc phước (26:3-5). Lời hứa này thực ra là để hoàn thành mục đích của Đức Chúa Trời, rằng Ngài sẽ có một Vương Quốc trên đất, trong đó biểu lộ chính Ngài qua một dân tập thể. Cả miền đất tốt lành và dòng dõi đều để thiết lập Vương Quốc cho Đức Chúa Trời trên đất. Trong Vương Quốc này, Đức Chúa Trời có thể được biểu lộ đầy đủ trong dòng dõi, mà trong dòng dõi đó Ngài sẽ đem chính Ngài vào; và dòng dõi này sẽ được biến đổi giống như hình ảnh Ngài. Đây là lời hứa được ban cho Áp-ra-ham và được Y-sác thừa hưởng. Nhưng điều này được ứng nghiệm với chúng ta hôm nay. Ngày nay, chúng ta đang vui hưởng Đức Chúa Trời Tam–Nhất là Ân Điển. Qua sự vui hưởng ân điển, Vương Quốc của Đức Chúa Trời sẽ được thực tại hoá và Đức Chúa Trời trong Đấng Christ sẽ được biểu lộ cách đầy đủ cho đến đời đời.

 

Bài Sáu Mươi Bốn

Nghỉ Ngơi Và Vui Hưởng

Cảm tạ Chúa vì trong Cựu Ước Ngài đã ban cho chúng ta một bức tranh tuyệt diệu và sáng tỏ về kinh nghiệm sự sống. Trong Tân Ước, chúng ta có sự khải thị về kinh nghiệm sự sống nhưng không có bức tranh sáng tỏ về điều này như trong Cựu Ước. Tất cả chúng ta đều quen thuộc câu châm ngôn: một bức tranh tốt hơn ngàn lời nói: “trăm nghe không bằng một thấy”. Dù đã dành nhiều năm xem xét kinh nghiệm về sự sống như được bày tỏ trong Tân Ước, nhưng chúng ta không thể biết chắc về điều đó nếu chỉ có những lời trong Tân Ước. Chúng ta cũng cần những bức tranh trong Cựu Ước. Bởi sự thương xót của Chúa, trải nhiều năm, chúng tôi đã thấy rằng tất cả các câu chuyện trong Cựu Ước đều mô tả những phương diện khác nhau của kinh nghiệm sự sống. Sâu xa bên trong, tôi cảm thấy Chúa đã tỏ cho chúng ta bức tranh đầy đủ và làm cho chúng ta có thể hiểu ý nghĩa thật của nó.

Như chúng tôi đã chỉ ra, có ba phương diện cho mọi kinh nghiệm của Cơ-đốc nhân về sự sống –phương diện của Áp-ra-ham, phương diện của Y-sác, và phương diện của Gia-cốp. Nếu không có cái nhìn sáng tỏ này, chúng ta sẽ chỉ xem Áp-ra-ham, Y-sác và Gia-cốp như ba cá nhân riêng biệt. Nhưng sau khi nhận được sự khải thị và hiểu biết điều này trong ánh sáng Tân Ước, chúng tôi nhận thức rằng ba người này không phải là ba cá nhân riêng biệt mà là ba phương diện của một người trọn vẹn trong kinh nghiệm sự sống. Một số người cảm thấy khó tin rằng Áp-ra-ham, Y-sác và Gia-cốp tiêu biểu cho ba phương diện của một người trọn vẹn, họ có thể nói: “Làm thế nào các anh nói rằng Áp-ra-ham không phải là một người trọn vẹn? Áp-ra-ham chính là Áp-ra-ham; cả Y-sác lẫn Gia-cốp cũng như vậy”. Nếu anh em không tin ba người này là ba phương diện về kinh nghiệm trọn vẹn của một người, tôi sẽ hỏi: Anh em có thấy sự lựa chọn của Đức Chúa Trời nơi Áp-ra-ham không? Điều đầu tiên trong kinh nghiệm của chúng ta về Đức Chúa Trời là sự tuyển chọn, sự chọn lựa của Ngài, là điều đã được thực hiện trước khi tạo lập thế gian. Chúng ta thấy rõ điều này trong Tân Ước (Êph. 1:4), nhưng không thể thấy điều đó trong kinh nghiệm của Áp-ra-ham. Do đó, về sự tuyển chọn của Đức Chúa Trời, Áp-ra-ham cần một người khác làm cho ông được hoàn hảo. Sự tuyển chọn mà chúng ta không thể thấy trong đời sống của Áp-ra-ham thì được bày tỏ trong đời sống của Gia-cốp. Cùng với việc được chọn, chúng ta, là Cơ-đốc nhân, cũng được kêu gọi. Trong Y-sác, chúng ta không thấy sự tuyển chọn hay sự kêu gọi. Vì thế, trong chính mình, Y-sác không trọn vẹn. Sự kêu gọi của Y-sác nằm trong Áp-ra-ham giống như sự lựa chọn Áp-ra-ham nằm trong Gia-cốp. Bởi hai gương mẫu này, tất cả chúng ta cần phải được thuyết phục rằng Áp-ra-ham, Y-sác và Gia-cốp mô tả ba phương diện của một người trọn vẹn trong kinh nghiệm sự sống. Trong một ý nghĩa, chúng ta đều là Áp-ra-ham vì chúng ta đã được kêu gọi, đã học tập sống bởi đức tin nơi Đức Chúa Trời và sống trong mối tương giao với Ngài. Vì chúng ta cũng đã được đặt vào trong vị trí của ân điển nên chúng ta cũng là Y-sác. Như sẽ thấy trong bài sau, chúng ta cũng là Gia-cốp.

Phương diện của Y-sác mở ra vấn đề ân điển. Chúng ta không những được kêu gọi, học tập sống bởi đức tin nơi Đức Chúa Trời và sống trong mối tương giao với Ngài mà hằng ngày, cũng đang vui hưởng điều gì đó của Đức Chúa Trời. Nếu không có sự vui hưởng nào trong đời sống Cơ-đốc, chúng ta sẽ không thể sống đời sống Cơ-đốc. Trái lại, chúng ta sẽ rất khốn khổ. Ngợi khen Chúa vì chúng ta không những có phương diện của Áp-ra-ham mà cũng có phương diện của Y-sác, là phương diện của ân điển. Ân điển đơn giản có nghĩa là vui hưởng Đức Chúa Trời. Chính Đức Chúa Trời trở nên sự vui hưởng của chúng ta trong linh. Nhiều khi những khó khăn khiến chúng ta lo lắng về mặt tinh thần và tình cảm. Tuy nhiên, khi đang đau khổ về tinh thần và tình cảm, có một cảm xúc ngọt ngào sâu xa trong linh chúng ta. Điều đó dường như nếu không có sự đau khổ, chúng ta sẽ không có sự vui hưởng như vậy. Sự đau khổ Cơ-đốc đem chúng ta đến sự vui hưởng Cơ-đốc. Từ lúc kêu cầu danh Chúa Jesus và tiếp nhận Ngài làm Cứu Chúa, chúng ta bắt đầu có hai phương diện này trong kinh nghiệm. Có lẽ ngay đêm anh em tiếp nhận Chúa Jesus thì vợ đã gây khó khăn cho anh em, không đồng ý việc anh em trở thành Cơ-đốc nhân và gọi đó là điều vớ vẩn. Lập tức cô ấy bắt đầu bắt bớ và anh em đau khổ về tâm trí, tình cảm và ý thức. Nhưng trong khi đau khổ, sâu xa bên trong, anh em cảm nhận một điều gì đó ngọt ngào khiến anh em vui mừng. Như thế, ngay khi bắt đầu đời sống Cơ-đốc, anh em đã có cả phương diện đau khổ, phương diện của Áp-ra-ham, lẫn phương diện vui hưởng, phương diện của Y-sác.

b. Nghỉ Ngơi Và Vui Hưởng

Trong bài trước, chúng ta đã thấy Y-sác thừa hưởng ân điển. Với ông, mọi sự đều là vấn đề ân điển. Ông được sanh ra trong ân điển, được lớn lên trong ân điển và được lập làm người thừa kế ân điển. Trong bài này, chúng ta cần thấy rằng với Y-sác cũng có vấn đề vui hưởng. Đời sống ông là đời sống nghỉ ngơi và vui hưởng. Phần ghi chép về đời sống Y-sác không cho thấy ông chịu khổ nhiều. Trái lại, nó bày tỏ rằng ông luôn yên nghỉ. Điều này được minh chứng bởi việc ông ở ngoài đồng suy gẫm (24:63). Nếu không yên tĩnh và thanh thản, liệu Y-sác có thể suy gẫm không? Không. Để suy gẫm, chúng ta cần yên tĩnh. Hễ khi nào gặp rắc rối, chúng ta không thể yên nghỉ. Y-sác luôn ở trong tình trạng yên nghỉ. Trong Sáng Thế Ký chương 24, ông mất mẹ, không có vợ, còn người đầy tớ đã đi xa. Dầu vậy, ông không bối rối. Ông ra đồng để suy gẫm, không than khóc với Chúa. Ông đã không nói: “Ôi Chúa, con nên làm gì? Con đã mất mẹ, không có vợ còn người đầy tớ thì đã đi xa. Chúa ơi, xin thương xót con!”. Y-sác không kêu la như vậy. Thay vào đó, ông đã suy gẫm.

Dù không thể tìm thấy từ nghỉ ngơi trong phần ghi chép về đời sống Y-sác, nhưng thực tế thì có. Y-sác là người yên nghỉ hoàn toàn. Dù gặp những rắc rối với người Phi-li-tin về các giếng nước, nhưng ông luôn yên nghỉ. Dù phải đối diện với một số rắc rối, nhưng chính ông không bối rối. Trong khi người Phi-li-tin đấu tranh vì những giếng nước, ông vẫn yên nghỉ. Dường như Y-sác nói: “Nếu các ông không muốn tôi ở đây, tại cái giếng này, tôi sẽ đi chỗ khác. Khi các ông lại đến đó quấy rối tôi thì tôi sẽ đi đến một nơi yên tĩnh khác nữa”. Bởi điều này chúng ta thấy rằng Y-sác thực sự là một người yên nghỉ. Anh em có luôn yên nghỉ không? Hãy xem kinh nghiệm của anh em trong 24 bốn giờ qua. Có điều gì quấy rối hay làm anh em mất yên nghỉ không? Hầu hết đều thừa nhận rằng chúng ta thường gặp rắc rối. Điều này cho thấy dù là Y-sác, nhưng chúng ta không luôn yên nghỉ. Gần đây, tôi đã làm việc thật khó khăn và mất nhiều sức lực về Sách Khải Thị. Nhưng tôi có thể ngợi khen Chúa vì khi đang làm việc, tôi rất yên nghỉ và có thể nói: “Tôi không có gì và không thể làm gì. Không cần tôi phải làm gì vì Chúa đang làm tất cả”. Tất cả chúng ta cần là những người yên nghỉ.

Y-sác không những yên nghỉ mà còn đang vui hưởng. Trọn đời sống ông là đời sống vui hưởng. Khi về già, ông vẫn còn sở thích “ăn thịt ngon” và đã yêu cầu Ê-sau ra đồng đi săn rồi dọn cho ông món thịt ông thích (27:1-4). Khi nghe điều này, Rê-bê-ca gọi Gia-cốp đem cho bà hai con dê con để bà nấu món ngon đó cho Y-sác (27:5-10). Cuối cùng, sau khi cả Gia-cốp lẫn Ê-sau đến với món thịt ngon cho cha, Y-sác đã thưởng thức hai phần ăn. Ê-sau, Rê-bê-ca và Gia-cốp đều bận rộn, nhưng Y-sác chỉ ngồi đó thưởng thức món ngon. Bởi điều này, chúng ta thấy Y-sác là người vui hưởng, luôn vui hưởng sự cung ứng của ân điển. Sự vui hưởng này là phần định của ông.

Vui hưởng cũng là phần định của chúng ta. Thưa các bạn trẻ, đừng lo lắng về việc tìm vợ. Nếu cứ yên nghỉ và đầy sự vui hưởng, người vợ tốt nhất sẽ đến với anh em. Trong nếp sống Cơ-đốc, có phương diện vui hưởng này. Tôi đã liên tục tranh đấu từ năm 12 tuổi. Bây giờ sau gần 60 năm, tôi có thể làm chứng rằng nhiều khi sự phấn đấu của tôi đã ngăn trở sự vui hưởng. Nếu tôi không tranh đấu, sự vui hưởng sẽ đến sớm hơn và phong phú hơn. Tại sao sự tranh đấu ngăn trở sự vui hưởng? Vì sự vui hưởng là phần định của chúng ta. Tất cả chúng ta đã được tiền định cho điều này. Thưa các bạn trẻ, hãy quên đi sự tranh đấu của anh em. Hãy đơn sơ về nhà, cầu nguyện, ngợi khen và ngủ. Sáng hôm sau thức dậy, hãy vui hưởng tốt giờ thức canh buổi sáng và dùng điểm tâm ngon miệng. Đừng lo lắng về việc tìm vợ. Rê-bê-ca sẽ đến với anh em. Đây là sự vui hưởng vốn là phần định của chúng ta. Anh em không phải là con của Đức Chúa Trời sao? Làm thế nào con của Đức Chúa Trời có thể là những người đáng thương? Chúng ta phải công bố: “Ngợi khen Chúa vì tôi là con của Đức Chúa Trời! Đức Chúa Trời Toàn Năng, Toàn Túc là Cha tôi!” Từ cha chỉ về sự cung ứng phong phú. Hễ có một người cha giàu có, chúng ta có sự cung ứng và không cần phải lo lắng. Chúng ta nên đơn sơ vui hưởng sự cung ứng dồi dào này. Đây là phần định của chúng ta.

1) Sống Tại Bê-e La-chai-roi

Dù sự vui hưởng là phần định của chúng ta nhưng chúng ta vẫn phải quan tâm đến nơi mà chúng ta có sự vui hưởng. Hãy xem tên gọi của những nơi mà Y-sác có sự vui hưởng. Trước hết, chúng ta có Bê-e La-chai-roi, có nghĩa là “cái giếng của Đấng sống, đoái xem tôi” hay “Đấng khải thị chính Ngài” (24:62; 25:11). Tại Bê-e-La-chai-roi, Đức Chúa Trời đến thăm chúng ta và khải thị chính Ngài cho chúng ta. Kế đến, Y-sác đã có sự vui hưởng tại cái giếng có tên Ê-sét, có nghĩa là sự tranh giành. Ê-sét là nơi của sự bất đồng, tranh đấu và cãi vả. Nơi thứ ba là Sít-na (26:21). Sít-na có nghĩa là thù địch, căm thù hay sự chống đối. Nơi thứ tư là Rê-hô-bốt. Rê-hô-bốt có ý nghĩa tích cực –”nơi rộng rãi” hay “những con đường thênh thang”. Nơi cuối cùng là Sê-ba nghĩa là sự thề nguyện (26:22-33). Vì thế, Bê-e Sê-ba có nghĩa là giếng của sự thề nguyện. Y-sác đã vui hưởng ân điển ở từng nơi trong 5 nơi này.

Trước khi xem ý nghĩa của những nơi này, chúng ta cần thấy nơi Y-sác được trưởng dưỡng. Ông đã lớn lên tại Bê-e Sê-ba bên cạnh giếng nước và cây thánh liễu. Trước khi lập gia đình, ông đã rời Bê-e Sê-ba và đi đến xứ phương nam (24:62). Như chúng ta đã thấy, trong Kinh Thánh, đi về phương nam có nghĩa là đi xuống. Tôi không tin Áp-ra-ham đã lìa khỏi Bê-e Sê-ba hay Hếp-rôn khi Y-sác làm điều đó. Ông vẫn ở tại Bê-e Sê-ba hay Hếp-rôn. Sau khi mẹ ông qua đời và người đầy tớ đã đi khỏi, Y-sác đã đi xuống xứ phía nam. Sau đó, ông trở về. Bản King James nói rằng ông “đến từ con đường La-chai-roi”. Theo tiếng Hê-bơ-rơ, câu này nói rằng ông “đến sau khi đã đến La-chai-roi”, nghĩa là ông từ La-chai-roi trở về. Khi từ La-chai-roi trở về, ông được vợ. Nếu vẫn còn ở La-chai-roi, không trở về Bê-e Sê-ba hay Hếp-rôn, hẳn ông sẽ không gặp Rê-bê-ca. Tôi tớ của Áp-ra-ham không biết rằng Y-sác đã lìa khỏi nơi Áp-ra-ham đang ở. Chính bởi Chúa mà Y-sác đã trở về từ con đường đi xuống của ông. Ông đã trở về vì ông đã được định là phải vui hưởng.

Tất cả chúng ta đều có những kinh nghiệm tương tự. Sau khi đi xuống thì bất ngờ chúng ta nói: “Ô, tôi phải trở lại”. Thời điểm trở lại của chúng ta chính xác là thời điểm Rê-bê-ca đến. Tôi đã kinh nghiệm điều này nhiều lần. Tôi đã đi xuống và bất ngờ nói với chính mình: “Tôi phải trở lại”. Ngay lúc tôi trở lại, sự vui hưởng đã đến.

Ngay khi Y-sác trở về từ nơi xa, sự vui hưởng đến. Bởi việc trở lại vị trí đúng đắn, ông đã nhận được vợ. Tuy nhiên, sau khi cưới, ông và vợ lại đi xuống phía nam. Sáng Thế Ký 25:11 nói rằng sau khi Áp-ra-ham chết, Y-sác ở bên giếng nước La-chai-roi. Hậu quả của việc đi xuống là ông thấy mình thù địch với dân Phi-li-tin.

Chúng ta cần thấy bức tranh rõ ràng trong phần ghi chép về Y-sác. Ông không đi xuống tận Ai-cập. Ông đi theo nam hướng đến Philistia, xứ của dân Phi-li-tin. Theo sự ghi lại trong Sáng Thế Ký, dân Đức Chúa Trời luôn gặp những khó khăn mỗi khi họ đi xuống phía nam. Áp-ra-ham đã gặp rắc rối tại Ai-cập và trong xứ của dân Phi-li-tin. Con ông là Y-sác cũng gặp rắc rối khi đi đến Philistia vì ông có sự tranh đấu và thù địch với dân Phi-li-tin. Dù đã vui hưởng những con đường thênh thang, sự rộng rãi tại Rê-hô-bốt, nhưng ông đã không có sự hiện ra của Chúa ở đó. Tại La-chai-roi, Ê-sét, Sít-na và Rê-hô-bốt không có sự hiện ra của Chúa. Chúa không hiện ra với Y-sác cho đến khi ông trở lên Bê-e Sê-ba. Chính đêm Y-sác rời Rê-hô-bốt đi lên Bê-e Sê-ba, Chúa đã hiện ra với ông (26:23-24).

Ở đây chúng ta phải thấy một điểm quan trọng, điểm mà nhiều Cơ-đốc nhân không sáng tỏ. Là Cơ-đốc nhân, chúng ta được định cho sự vui hưởng. Dù ở đâu, dù đúng hay sai, chúng ta cũng đều được định cho sự vui hưởng. Ngay cả khi Y-sác trở xuống La-chai-roi, ông vẫn vui hưởng cái giếng, giếng của Đấng hằng sống, đang đoái xem chúng ta và khải thị chính Ngài cho chúng ta. Một số người có thể nói: “Điều này thật kỳ diệu. Miễn là có Đấng sống, Ngài đoái xem tôi và khải thị chính Ngài cho tôi là đủ tốt rồi”. Tuy nhiên, khi đọc Kinh Thánh, chúng ta phải giữ nguyên tắc về sự đề cập đầu tiên. La-chai-roi, nơi được đề cập đầu tiên trong 16:14, là nơi A-ga đã đến sau khi trốn khỏi Sa-ra. Vì Sa-ra đại diện cho ân điển nên việc A-ga trốn khỏi Sa-ra có nghĩa là A-ga đã lìa bỏ vị trí của ân điển. Trong đồng vắng, nơi đau khổ, Đức Chúa Trời đã viếng thăm bà. Do đó, La-chai-roi là nơi mà người đã bỏ vị trí của ân điển vẫn có thể có sự vui hưởng nào đó về sự viếng thăm của Đức Chúa Trời.

Trong quá khứ, có lẽ chúng ta đã hỏi liệu vị trí của mình có đúng hay không khi cảm thấy mình phần nào đã lìa bỏ vị trí của ân điển. Dù có sự nghi ngờ này bên trong, chúng ta vẫn có sự vui hưởng nào đó và tự an ủi mình rằng: “Nếu tôi sai, hẳn tôi đã không có sự vui hưởng này. Nhưng ở đây, tôi có giếng nước của Đấng sống là Đấng viếng thăm tôi. Vì có sự vui hưởng như vậy, chắc chắn nơi này là ổn”. Nhưng điều này không đúng hoàn toàn. Một mặt, chúng ta đã được định cho sự vui hưởng, và dù ở đâu, chúng ta cũng sẽ có mức lượng vui hưởng nào đó. Mặt khác, chúng ta có thể có sự vui hưởng này trên vị trí sai, không ở tại nơi Áp-ra-ham trồng cây thánh liễu, nhưng ở nơi mà A-ga đã trốn khỏi ân điển. La-chai-roi là nơi của người đã trốn khỏi ân điển mà vẫn còn vui hưởng điều gì đó do sự viếng thăm của Đức Chúa Trời. Hầu như tất cả chúng ta đều có kinh nghiệm này. Chúng ta nghi ngờ vị trí của mình nhưng vẫn có sự vui hưởng nào đó và bởi đó, cảm thấy ổn. Đừng lấy sự vui hưởng này làm sự xác quyết. Dù sự vui hưởng là phần định của chúng ta, nhưng chúng ta có thể có điều này trên nền tảng không đúng đắn, tại La-chai-roi, không phải tại Bê-e Sê-ba.

Cái giếng tượng trưng cho sự vui hưởng và thỏa lòng. Suốt cả cuộc đời, Y-sác chưa bao giờ bị khát. Nơi ông đến, dù sai hay đúng, đều có một cái giếng. Cuộc đời của ông được đánh dấu bằng một cái giếng. Một số người có thể tranh luận với chúng ta rằng: “Các anh nói tôi sai về vị trí, chỗ đứng. Vậy tại sao tôi có giếng nước ở đây?” Việc anh em vui hưởng giếng nước không biện minh cho chỗ đứng của mình vì sự vui hưởng là phần định của anh em. Trước đây, nhiều người trong chúng ta giữ quan niệm tôn giáo rằng nếu chúng ta sai, Đức Chúa Trời sẽ từ bỏ và chúng ta sẽ không có sự vui hưởng nữa. Nhưng dù có sai, chúng ta vẫn là con cái của Cha, và Ngài sẽ không bao giờ từ bỏ chúng ta. Tôi có thể là đứa con hư đốn nhất, nhưng hằng ngày tôi vẫn vui hưởng sự cung ứng của cha tôi. Sự vui hưởng này là phần định, phần hưởng của chúng ta.

Khi một số người nghe rằng Y-sác có giếng nước ở bất cứ nơi nào ông đến, họ có thể nghĩ rằng vì sự vui hưởng này cũng là phần định của họ nên họ có thể đi bất cứ nơi nào họ muốn. Đừng nghĩ như vậy. Anh em có thể có giếng nước để vui hưởng, nhưng anh em sẽ mất sự hiện ra của Chúa và không thể hoàn thành mục đích đời đời của Đức Chúa Trời. Sau này chúng ta sẽ thấy rằng mục đích của Đức Chúa Trời không bao giờ có thể được hoàn thành tại La-chai-roi, Ê-sét, Sít-na hay ngay cả Rê-hô-bốt. Mục đích này chỉ có thể được hoàn thành tại Bê-e Sê-ba và chúng ta phải cứ ở đó. Nếu làm như vậy, chúng ta sẽ kinh nghiệm sự hiện ra của Chúa và có nền tảng để thừa hưởng những lời hứa hầu hoàn thành mục đích đời đời của Đức Chúa Trời. Dù có thể có những giếng nước, thậm chí “giếng nước sống” (26:19, theo tiếng Hê-bơ-rơ) ở những nơi khác, nhưng những giếng này không thể giúp chúng ta hoàn thành mục đích đời đời của Đức Chúa Trời. Mục đích của Ngài chỉ có thể được hoàn thành tại giếng nước gần bên cây thánh liễu tại Bê-e Sê-ba.

Dù Y-sác có sự vui hưởng nào đó tại mỗi nơi có giếng nước, nhưng Đức Chúa Trời không hài lòng và đã dùng hoàn cảnh để buộc Y-sác phải trở về Bê-e Sê-ba. Dường như Đức Chúa Trời phán: “Này Y-sác, ngươi ổn định, nhưng không ổn định tại nơi đúng đắn. Ta sẽ dấy lên sự đấu tranh để buộc ngươi trở về Bê-e Sê-ba”. Y-sác đang đi xuống, nhưng Đức Chúa Trời đã dùng hoàn cảnh để buộc ông rời khỏi Bê-e La-chai-roi trở lên Bê-e Sê-ba. Vì Y-sác không có lòng trở về nên Đức Chúa Trời phải buộc ông trở về nơi của Ngài.

Một số giáo sư Cơ-đốc đã khích lệ tín đồ theo gương Y-sác và đừng tranh đấu với người khác. Theo sự dạy dỗ này, khi đào một cái giếng mà bị người khác chiếm lấy, chúng ta nên chịu đựng và nhường cho họ. Nếu đến một nơi khác, đào một cái giếng khác và người khác cũng chiếm lấy, chúng ta không nên chiến đấu cho điều đó mà nên yên lặng đi nơi khác. Cuối cùng, chúng ta sẽ đến nơi thứ ba, nơi có những con đường thênh thang. Nhưng sự dạy dỗ này không cho thấy mục đích của Đức Chúa Trời, tức là điều sẽ đem Y-sác trở lại Bê-e Sê-ba, nơi Đức Chúa Trời sẽ hiện ra với ông. Tại Bê-e Sê-ba, sau khi Chúa hiện ra, Y-sác đã dựng một bàn thờ, kêu cầu danh Chúa và dựng trại (26:24,25). Y-sác đã không xây bàn thờ ở nơi nào khác. Sự hiện ra của Chúa với lời hứa của Ngài và chứng cớ đều ở tại Bê-e Sê-ba. Chỉ tại nơi này, Y-sác mới nhận được lời hứa để hoàn thành mục đích đời đời của Đức Chúa Trời. Ông đã không nhận được điều này tại Bê-e La-chai-roi, nơi Đấng sống đoái xem ông và khải thị chính Ngài; cũng không ở Ê-sét, giếng của sự tranh giành; không ở tại Sít-na, giếng của sự thù địch; thậm chí cũng không ở tại Rê-hô-bốt, giếng của những con đường thênh thang. Dù có sự vui hưởng ở mọi nơi nhưng Y-sác chỉ có sự hiện ra của Chúa (khác với sự viếng thăm đơn thuần của Đức Chúa Trời) tại Bê-e Sê-ba. Chỉ trong nơi duy nhất này, tại Bê-e Sê-ba, ông mới có thể thừa hưởng lời hứa và có đời sống là chứng cớ về sự hoàn thành mục đích của Đức Chúa Trời. Chỉ tại Bê-e Sê-ba, giếng của sự thề nguyện, chúng ta mới có thể có sự hiện ra của Chúa, thừa hưởng lời hứa, xây bàn thờ, cầu khẩn danh Chúa và dựng trại như một chứng cớ. Ở đây và chỉ tại đây, chúng ta mới có thể hoàn thành mục đích đời đời của Đức Chúa Trời.

Sự vui hưởng mà chúng ta có ở mọi nơi vì đó là phần định của chúng ta không phải là sự chứng thực hay bào chữa cho chỗ đứng của chúng ta. Sự đúng đắn của chỗ đứng chỉ có thể được quyết định bởi sự hiện ra của Chúa, hoàn toàn không bởi sự vui hưởng. Chúng ta có sự vui hưởng ở nhiều nơi , nhưng khi ở đó, chúng ta có cảm nhận sâu xa rằng chúng ta không có sự hiện ra của Chúa. Hơn nữa, trong những nơi này, chúng ta không có bàn thờ hay lều trại, và không kêu cầu danh Chúa từ sâu xa trong linh. Dù có thể có sự vui hưởng nào đó ở những nơi khác, nhưng chỉ tại Bê-e Sê-ba, chúng ta mới có thể hoàn thành mục đích của Đức Chúa Trời.

2) Có Được Cô Dâu Tốt Nhất

Chúng ta thấy Y-sác đã vui hưởng tất cả các giếng nước. Dù đến nơi nào, ông đều có giếng nước để vui hưởng. Điều này bày tỏ rằng dù đúng hay sai trong chỗ đứng của mình, vẫn có một giếng nước để chúng ta vui thỏa. Cùng với sự vui hưởng các giếng nước, Y-sác đã có được một cô dâu tốt nhất (24:61-67). Ông có được nàng mà không phải làm gì. Khi đang suy gẫm ngoài đồng, cô gái ấy đến với ông. Y-sác không phải là người làm việc mà là người vui hưởng. Cha ông và người đầy tớ đã làm mọi điều để ông có được cô dâu. Thậm chí Y-sác đã không đi đến với Rê-bê-ca mà Rê-bê-ca đã đến với ông. Trong toàn bộ lịch sử, tôi chưa hề nghe một trường hợp nào cô dâu đến với chàng rễ. Mọi hành động thiên nhiên của Cơ-đốc nhân chỉ là một kiểu chiếm đoạt, nắm gót. Đừng bao giờ chiếm đoạt hay nắm gót người khác. Rê-bê-ca là phần hưởng của anh em và nàng sẽ đến. Trước khi tạo lập thế gian đã có sự định trước rằng Rê-bê-ca sẽ là của anh em. Anh em có tin điều này không? Anh em có dám công bố điều đó không? Y-sác nhận được Rê-bê-ca chỉ bởi suy gẫm ngoài đồng, không bởi làm bất cứ điều gì. Đó là sự vui hưởng.

3) Có Hai Con Trai Sanh Đôi

Sau 20 năm son sẻ, Y-sác đã có hai con trai sanh đôi (25:20-21,26b). Trong lời hứa của Ngài, chẳng phải Đức Chúa Trời đã phán rằng Y-sác, dòng dõi duy nhất của Áp-ra-ham, sẽ là dòng dõi mà muôn dân trên đất sẽ được ban phước sao? Giả sử Y-sác không bao giờ có con. Làm thế nào lời hứa này được thực hiện? Nếu lời hứa này không hoàn thành, làm thế nào mục đích của Đức Chúa Trời có thể được hoàn thành? Do đó, không những Y-sác cần có con mà Đức Chúa Trời cũng cần có một dòng dõi ra từ Y-sác. Vì Y-sác không nhận thức điều này trong 20 năm nên Đức Chúa Trời đã không làm điều gì. Đức Chúa Trời có một nhu cầu và có ý định làm điều gì đó về điều này, nhưng Ngài đòi sự cộng tác từ phía con người. Trong 20 năm, Y-sác chỉ biết vui hưởng, không quan tâm đến nhu cầu có con. Nhưng sau 20 năm, ông nhận thức rằng ông có một nhu cầu như thế và nhu cầu của ông tương ứng với nhu cầu của Đức Chúa Trời. Một khi nhận thức điều này, ông đã cầu nguyện và Đức Chúa Trời đã đáp lời cầu nguyện của ông.

Điều này cũng đúng với chúng ta ngày nay. Khi nhận thức rằng nhu cầu của chúng ta tương ứng với nhu cầu của Đức Chúa Trời và sau đó cầu nguyện theo thì Đức Chúa Trời sẽ đáp lời cầu nguyện của chúng ta. Thực ra, việc Ngài đáp lời cầu nguyện của chúng ta là sự hoàn thành mục đích của Ngài. Nhu cầu của chúng ta phải là nhu cầu của Đức Chúa Trời và sự cầu nguyện cho nhu cầu của chúng ta cũng sẽ là sự cầu nguyện cho nhu cầu của Đức Chúa Trời. Khi nhu cầu của chúng ta tương ứng với nhu cầu của Đức Chúa Trời và sau đó, khi chúng ta cầu nguyện cho nhu cầu của mình thì nhu cầu của Đức Chúa Trời cũng sẽ được thỏa đáp. Khi Y-sác cầu nguyện để có con thì nhu cầu của ai lớn hơn –của Y-sác hay của Đức Chúa Trời? Chắc chắn là nhu cầu của Đức Chúa Trời lớn hơn. Tuy nhiên, nhu cầu lớn hơn của Đức Chúa Trời chỉ có thể được thỏa đáp trong nhu cầu nhỏ hơn của Y-sác. Chỉ khi con người nhận thức nhu cầu của mình và cầu nguyện cho điều đó, Đức Chúa Trời mới có cách bước vào hoàn thành nhu cầu của Ngài. Đức Chúa Trời có một mục đích và chúng ta có một nhu cầu tương ứng với mục đích của Đức Chúa Trời. Nhưng Đức Chúa Trời không thể làm bất kỳ điều gì cho đến khi chúng ta nhận thức nhu cầu của mình và cầu nguyện cho điều đó. Khi đó, Đức Chúa Trời sẽ trả lời cầu nguyện của chúng ta để đáp ứng nhu cầu của chúng ta nhằm hoàn thành mục đích Ngài. Cuối cùng, Y-sác có một con trai, tức Gia-cốp, người không những làm trọn nhu cầu của Y-sác mà còn hoàn thành mục đích đời đời của Đức Chúa Trời. Từ Gia-cốp, Đấng Christ đã đến, là Đấng đem Hội Thánh, Vương Quốc và Giê-ru-sa-lem Mới đến. Tất cả những điều đời đời này xảy xa qua sự thỏa đáp nhu cầu của Y-sác, nhu cầu tương ứng với nhu cầu của Đức Chúa Trời.

Sự vui hưởng là phần định của chúng ta và nơi nào chúng ta đến, đều sẽ có giếng nước. Nhưng trong sự vui hưởng ân điển của Đức Chúa Trời, chúng ta phải dâng cho Ngài sự phối hợp của con người chúng ta để qua chúng ta, Ngài có thể hoàn thành mục đích đời đời của Ngài. Điều này có nghĩa là việc chúng ta vui hưởng ân điển sẽ không bao giờ vô ích vì về phía chúng ta, sự vui hưởng ân điển, cuối cùng sẽ trở nên sự hoàn thành mục đích của Đức Chúa Trời về phía Ngài.

4) Thu Được Vụ Mùa Gấp Trăm Lần 
Và Trở Nên Rất Lớn

Y-sác đã thu được vụ mùa gấp trăm lần và trở nên rất lớn (26:12-14). Từ rất lớntrong 26:13 có nghĩa là giàu có. Y-sác “đã trở nên giàu có và ngày càng giàu có cho đến khi trở nên rất cường thạnh” (theo bản Hê-bơ-rơ). Ông trở nên giàu có do làm trọn phận sự gieo giống hằng ngày và qua sự ban phước của Chúa. Đây cũng là vấn đề vui hưởng, nhưng sự vui hưởng này không ở trên chỗ đứng đúng đắn. Có lẽ Y-sác đã thầm nói: “Chỗ đứng của ta chắc chắn là đúng. Nếu không đúng, làm sao Chúa có thể ban phước cho ta với tất cả của cải này?”. Nhưng có thể Đức Chúa Trời đã phán: “Y-sác ơi, ngươi định cư ở đây và đã có được rất nhiều của cải, nhưng Ta không bằng lòng về chỗ đứng của ngươi. Ta sẽ dấy lên những hoàn cảnh để buộc người phải rời khỏi nơi đây”. Nguyện Thánh Linh cho chúng ta thấy một bức tranh sống động như thế ở đây. Một mặt, có sự vui hưởng đúng đắn; mặt khác, có chỗ đứng không đúng đắn. Dù không có chỗ đứng đúng đắn, chúng ta vẫn có thể có sự vui hưởng. Nhưng đừng nghĩ rằng sự vui hưởng này bào chữa cho chỗ đứng của anh em. Hễ có sự vui hưởng thì nhu cầu của chúng ta được đáp ứng. Nhưng để hoàn thành mục đích đời đời của Đức Chúa Trời, chúng ta cần đứng trên chỗ đúng đắn. Tuy nhiên, dù chúng ta không ở trên chỗ đứng đúng đắn, Đức Chúa Trời vẫn ban cho chúng ta sự cung ứng phong phú của Ngài. Điều này thật kỳ diệu. Thật là một Đức Chúa Trời kỳ diệu! Quả là sự cung ứng tuyệt vời! Chúng ta đã được định cho sự vui hưởng này. Ngay cả khi sai trong chỗ đứng, chúng ta vẫn có thể có sự vui hưởng phong phú. Nhưng Đức Chúa Trời sẽ không bỏ qua cho chúng ta đi. Ngài sẽ dùng hoàn cảnh để đem chúng ta trở lại chỗ đứng đúng đắn hầu cho sự hoàn thành mục đích Ngài có thể được thực tiễn.

5) Tìm Thấy “Giếng Nước Sống”

Trước khi trở lại Bê-e Sê-ba, Y-sác đã có hết sự vui hưởng này đến sự vui hưởng khác, ân điển gia trên ân điển. Sau khi thu được vụ mùa gấp trăm lần, ông đã tìm thấy “giếng nước sống” và bước vào “những nơi rộng rãi”, “những con đường thênh thang” (Rê-hô-bốt, 26:15-22). Dù đã vui hưởng cách phong phú như thế nhưng chỗ đứng của ông không đúng đắn và ông đã bị buộc phải bỏ những con đường thênh thang để trở lại Bê-e Sê-ba.

6) Trở lại Bê-e Sê-ba

Khi Y-sác trở lại Bê-e Sê-ba (26:23-33), lập tức Chúa hiện ra với ông, phán với ông và xác quyết lời hứa của Ngài rằng: Ta là Đức Chúa Trời của Áp-ra-ham cha ngươi: chớ sợ vì Ta ở cùng ngươi, sẽ ban phước cho ngươi và thêm dòng dõi ngươi vì lợi ích của Áp-ra-ham, tôi tớ Ta” (26:24). Và như thế tại Bê-e Sê-ba, Y-sác bắt đầu có chứng cớ đúng đắn. Ông đã xây một bàn thờ, kêu cầu danh Chúa và dựng trại (26:25). Ở đây, tại Bê-e Sê-ba, ông có đời sống vì sự hoàn thành mục đích đời đời của Đức Chúa Trời. Cuối cùng, ở đây tại Bê-e Sê-ba, những kẻ chống nghịch bị chinh phục (26:26-31). Bê-e Sê-ba là nơi đúng đắn, nơi chúng ta có thể có chỗ đứng đúng đắn và chỗ đứng đúng đắn có ý nghĩa rất lớn cho cả Đức Chúa Trời lẫn chúng ta.

 

Bài Sáu Mươi Lăm

Có Sự Yếu Đuối Thiên Nhiên 
Như Áp-Ra-Ham 
Và Sống Trong Sự Sống Thiên Nhiên Như Gia-Cốp

Trong hai bài vừa qua về Y-sác, chúng ta đã thấy ông là người thừa thọ ân điển, yên nghỉ và vui hưởng trọn đời. Bây giờ chúng ta cần thấy rằng với con người vui hưởng ânđiển này, vẫn còn có sự yếu đuối thiên nhiên và sự sống thiên nhiên. Thật khó để chúng ta hiểu được điểm này. Theo quan niệm thiên nhiên, tôn giáo, chúng ta luôn nghĩ rằng nếu chúng ta thiên nhiên thì không thể vui hưởng ân điển. Theo quan niệm tôn giáo, sự vui hưởng ân điển tùy thuộc vào chúng ta thuộc linh như thế nào. Trong sự dạy dỗ và khuyên bảo, đặc biệt đối với con cái và người thân, chúng ta thường nói rằng để vui hưởng ân điển của Đức Chúa Trời, chúng ta phải tốt; nếu không tốt, sẽ bị dứt khỏi ân điển của Đức Chúa Trời. Có lẽ từ trước đến giờ không ai trong chúng ta nghĩ rằng việc dự phần ân điển của Đức Chúa Trời không tùy thuộc vào tình trạng thuộc linh của chúng ta. Trái lại, tất cả chúng ta đều cho rằng để vui hưởng ân điển của Đức Chúa Trời, chúng ta phải thuộc linh.

Y-sác là kiểu mẫu, gương mẫu về sự vui hưởng ân điển của Đức Chúa Trời. Trong cả Kinh Thánh hầu như không có ai khác vui hưởng ân điển nhiều như Y-sác. Suốt đời sống ông, Y-sác đã không làm gì ngoài vui hưởng ân điển của Đức Chúa Trời. Đời sống ông là đời sống vui hưởng ân điển. Tuy nhiên, chúng ta thấy đúng là trong Y-sác có sự yếu đuối thiên nhiên giống như trong Áp-ra-ham. Hơn nữa, trong Y-sác, chúng ta cũng thấy sự sống thiên nhiên của Gia-cốp. Giống như Gia-cốp, Y-sác đã sống theocách thiên nhiên. Gia-cốp yêu Giô-sép con mình theo sở thích thiên nhiên (37:3-4) và điều này tạo rắc rối trong gia đình. Các anh em của Giô-sép ghét ông vì tình yêu thiên vị của cha dành cho ông. Y-sác cũng yêu Ê-sau cách thiên vị, ông yêu Ê-sau vì Ê-sau là một thợ săn giỏi, có thể đem về thịt rừng mà ông thích (25:27-28). Vì vậy, Ê-sau là con trai của cha. Bởi điều này, chúng ta thấy Y-sác và Gia-cốp giống nhau về sự sống thiên nhiên.

Nếu anh em nói rằng Y-sác không lừa ai, tôi sẽ chỉ ra rằng Rê-bê-ca vợ ông, là người giúp đỡ và lừa ông. Trong một ý nghĩa, Y-sác khác với Gia-cốp trong vấn đề tiếm vị, nhưng khoảng trống này được lấp đầy bởi Rê-bê-ca. Mỗi người vợ là một phần của người chồng; vợ là sự đầy đủ và hoàn chỉnh của chồng. Không có Rê-bê-ca, có lẽ Y-sác sẽ không trở thành chuyên gia lừa đảo. Nhưng với Rê-bê-ca, chắc chắn ông đã trở nên giống như Gia-cốp. Gia-cốp đã học cách tiếm vị từ người mẹ tiếm vị của mình và người mẹ này là phần bổ sung cho Y-sác, cha ông, về sự tiếm vị. Do đó, trong Y-sác, chúng ta thấy sự sống thiên nhiên của Gia-cốp.

Y-sác là người vui hưởng ân điển. Theo quan niệm thiên nhiên của chúng ta, một người có sự yếu đuối thiên nhiên và sống trong sự sống thiên nhiên không bao giờ có thể vui hưởng ân điển của Đức Chúa Trời. Đây là quan niệm của chúng ta; đó không phải là lời Đức Chúa Trời. Trong Kinh Thánh, chúng ta không thể thấy Y-sác là người rất thuộc linh. Ông là người vẫn có sự yếu đuối thiên nhiên và vẫn sống trong sự sống thiên nhiên. Vậy vì sao ông vui hưởng được ân điển Đức Chúa Trời như thế? Đơn giản vì Đức Chúa Trời đã ấn định điều đó là như vậy. Với chúng ta là Cơ-đốc nhân, có phương diện về sự sắp đặt của Đức Chúa Trời. Như chúng tôi đã chỉ rõ rằng phần định của chúng ta là vui hưởng ân điển của Đức Chúa Trời. Phần định này đã được định trước buổi sáng thế. Đừng nghĩ rằng nếu anh em thuộc linh thì có đặc quyền vui hưởng ân điển của Đức Chúa Trời, còn nếu không thuộc linh, anh em không thể vui hưởng ân điển Đức Chúa Trời. Đây là quan niệm tôn giáo và Kinh Thánh không dạy điều này. Sau khi nghe sự vui hưởng ân điển không tùy thuộc vào tình trạng thuộc linh của chúng ta, một số người có thể nói: “Nếu không cần phải thuộc linh để vui hưởng ân điển Đức Chúa Trời thì chúng ta sẽ không thuộc linh nữa”. Đừng nói như vậy. Thuộc linh hay không thuộc linh không giúp chúng ta vui hưởng ân điển của Đức Chúa Trời. Điều đó hoàn toàn là vấn đề ấn định của Đức Chúa Trời và không tùy thuộc chúng ta là gì cũng không tùy thuộc chúng ta có thể làm gì. Với chúng ta, có phương diện của Y-sác. Chúng ta đã được Đức Chúa Trời chỉ định là vui hưởng ân điển. Nếu thuộc linh, chúng ta sẽ không vui hưởng ân điển nhiều hơn và nếu không thuộc linh, chúng ta cũng sẽ không hụt mất ân điển của Đức Chúa Trời. Nhưng không nên nói: “Chúng ta hãy làm điều ác để điều thiện có thể đến”. Anh em đừng phí thì giờ để cố gắng thuộc linh hay không thuộc linh. Chỉ đơn sơ nói: “Chúa ôi, con thờ phượng Ngài vì sự ấn định của Ngài. Ngài đã chỉ định con cho sự vui hưởng ân điển”. Ít ra, tất cả chúng ta đều là một phần của Y-sác. Trong bản thể chúng ta, có phương diện đã được Đức Chúa Trời chỉ định cho sự vui hưởng ân điển Ngài.

Khi nào anh em vui hưởng ân điển nhiều hơn –khi thấy mình thuộc linh và tốt đẹp trong cách nhìn của Đức Chúa Trời hay khi sa sút và thấy mình hoàn toàn bất xứng? Tôi đã vui hưởng ân điển nhiều nhất khi tôi sa sút. Nhưng chúng ta không nên nói: “Chúng ta hãy sa sút để có thể vui hưởng ân điển nhiều nhất”. Nếu anh em thử làm điều này, sẽ không hiệu quả. Một lần nữa, tôi nói rằng ân điển không tùy thuộc nơi anh em nhưng tùy thuộc vào sự ấn định của Đức Chúa Trời. Tôi hi vọng lời tôi nói sẽ khích lệ anh em đừng thuộc linh cũng đừng không thuộc linh. Đúng ra, tôi hi vọng lời này sẽ khích lệ anh em để không là gì cả. Nhưng đừng cố gắng để không là gì vì sự cố gắng của anh em vẫn còn là điều gì đó. Nếu anh em có thể nói: “Tôi sẽ về nhà và quên mọi sự” thì điều đó sẽ thật kỳ diệu.

Trong phần ghi chép về cuộc đời Y-sác, chúng ta thấy một người vui hưởng ân điển của Đức Chúa Trời trong mọi phương diện. Anh em có tin rằng một người vui hưởng ân điển của Đức Chúa Trời như vậy lại vẫn có thể yếu đuối thiên nhiên là nói dối cách tỏ tường không? Ông đã nói dối theo cách hi sinh vợ mình. Có lẽ chúng ta sẽ nói: “Nếu là tôi, tôi sẽ không bao giờ nói dối theo cách đó”. Đừng nói như vậy. Chúng ta có thể vui hưởng ân điển thậm chí nhiều hơn và rồi cũng nói dối hơn cả Y-sác.

Hãy xem kinh nghiệm của anh em. Dù chưa bao giờ nói dối trong việc hi sinh vợ, nhưng anh em đã nói dối vợ tỏ tường. Vào những năm đầu, do bị ảnh hưởng nhiều bởi những quan niệm tôn giáo, tôi tin rằng các Cơ-đốc nhân, đặc biệt những Cơ-đốc nhân gọi là thuộc linh, sẽ không bao giờ nói dối. Cuối cùng, tôi khám phá rằng Cơ-đốc nhân, kể cả những người gọi là thuộc linh, cũng nói dối. Không chỉ người thế gian nói dối mà Cơ-đốc nhân và người thuộc linh cũng nói dối. Đây là tình trạng của dòng dõi sa ngã. Thế thì chúng ta sẽ làm gì? Sẽ không làm gì cả. Đức Chúa Trời đã chọn chúng ta từ giữa dòng dõi sa ngã này và sự ấn định của Ngài đã đến với chúng ta. Điều này không có nghĩa là khi chúng ta ăn ở phải lẽ hay trở nên thuộc linh trong cách nhìn của Đức Chúa Trời thì chúng ta sẽ nhận được ân điển nhiều hơn. Dù không bao giờ cố gắng ăn ở phải lẽ hay thuộc linh, Y-sác vẫn liên tục vui hưởng ân điển. Tôi không khuyến khích anh em tôn giáo hay không tôn giáo. Tôi không khích lệ anh em là bất cứ điều gì vì sự vui hưởng ân điển của Đức Chúa Trời không tùy thuộc vào tình trạng thuộc linh của chúng ta.

Y-sác muốn chúc phước cho Ê-sau, con trai mình. Tuy nhiên, ông đã pha trộn phước hạnh với sở thích thiên nhiên. Trong 27:3-4, Y-sác nói với Ê-sau: “Vậy bây giờ, cha xin con hãy lấy khí giới, ống tên và cung, ra đồng săn thịt rừng cho cha, dọn một món ngon tùy cha sở thích; dâng lên cho cha ăn, rồi linh hồn cha chúc phước cho con trước khi cha chết”. Dường như Y-sác nói: “Ê-sau ơi, cha muốn ăn thịt rừng một lần nữa trước khi cha chết. Nếu con dọn một ít thịt rừng cho cha, cha sẽ chúc phước cho”. Ở đây chúng ta thấy Y-sác đã pha trộn phước hạnh của Đức Chúa Trời với sở thích thiên nhiên của mình. Dù chúng ta tự hỏi làm thế nào một người như thế có thể chúc phước cho người khác, thế nhưng Y-sác đã chúc phước.

Y-sác, người không có tính tôn giáo như chúng ta, đã không ý thức về tình trạng không thuộc linh. Giả sử anh em là người cha muốn chúc phước cho một trong các con của mình, tôi tin rằng anh em sẽ rất thận trọng và cảnh giác, cầu nguyện, kiêng ăn và không dám nói trong xác thịt cũng không theo sở thích thiên nhiên. Nếu là một anh em người Hoa, chắc chắn anh em sẽ không nói với người con mà mình sắp chúc phước rằng: “Con ơi, hãy đến khu Hoa kiều mua một ít thức ăn của người Hoa cho cha và rồi cha sẽ chúc phước cho con”. Không một anh em người Hoa nào dám nói như vậy vì chúng ta đều có ý thức mang tính tôn giáo về việc thuộc linh. Tất cả chúng ta sẽ nói: “Bây giờ tôi sắp chúc phước cho con trai tôi, tôi phải ở với Chúa và không nên có sở thích thiên nhiên nào”. Tuy nhiên, Y-sác đã mạnh dạn nói với Ê-sau: “Trước khi chết, cha muốn ăn thịt rừng một lần nữa. Hãy đem đến món thịt rừng mà cha thích và cha sẽ chúc phước cho con”. Y-sác nói rất thành thật: “Hồn cha sẽ chúc phước cho con” (27:4). Thật là một sự pha trộn! Y-sác, người liên tục vui hưởng ân điển của Đức Chúa Trời, đã chúc phước cách mù quáng. Nhưng ông đã chúc phước trong đức tin và việc chúc phước ấy được Đức Chúa Trời tôn trọng (Hê. 11:20).

Lúc còn trẻ khi đọc phần lời này, tôi không thể hiểu làm thế nào có một sự pha trộn như vậy ở đây? Tôi nói: “Y-sác ơi, ông đang làm gì vậy? Nếu ông muốn ăn thịt rừng thì đừng nói đến việc chúc phước. Ông không nên pha trộn sở thích thiên nhiên với phước hạnh của Đức Chúa Trời. Làm thế nào Đức Chúa Trời có thể tôn trọng sự chúc phước có pha trộn với sở thích thiên nhiên của ông?” Khi Y-sác nói rõ với Ê-sau rằng nếu Ê-sau dọn cho ông món thịt rừng, ông sẽ chúc phước cho thì Y-sác không có ý thức tôn giáo. Ông hoàn toàn ở ngoài tôn giáo. Không có tôn giáo trong quan niệm của ông. Nếu có mặt ở đó, chúng ta sẽ nói: “Y-sác ơi, đừng nói như vậy. Nếu ông muốn thỏa mãn sở thích thiên nhiên thì đừng nói về phước hạnh của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời sẽ không bao giờ tôn trọng việc chúc phước của ông. Y-sác ơi, ông hoàn toàn sai rồi”. Nhưng có lẽ Y-sác sẽ nói: “Anh đang nói gì vậy? Tôi chưa bao giờ nghe cách nói tôn giáo như thế. Tôi không có khái niệm này. Tôi không có bất cứ ý thức tôn giáo nào cả. Tôi chỉ biết hai điều là tôi muốn thỏa mãn sự ưa thích của mình và cũng muốn chúc phước cho con trai mình. Sau khi ăn xong một ít thịt, tôi sẽ chúc phước cho nó. Tôi không biết thuộc linh hay tôn giáo nghĩa là gì, tôi chỉ biết rằng tôi là cha và nó là con; tôi cũng biết rằng người lớn thì luôn chúc phước cho người nhỏ”. Khi còn trẻ, tôi bối rối nhiều về điều này, không thể hiểu làm thế nào Y-sác, người vui hưởng ân điển của Đức Chúa Trời rất nhiều, mà vẫn còn có sự yếu đuối thiên nhiên giống như Áp-ra-ham và sự sống thiên nhiên giống như Gia-cốp.

Chúng ta cần thấy hai điểm này cách rõ ràng. Trước hết, ân điển không dựa trên những gì chúng ta là. Dù chúng ta tốt hay xấu, thuộc linh hay không thuộc linh, đều không có ý nghĩa gì. Vì Đức Chúa Trời đã ấn định cho chúng ta làm đối tượng của ân điển Ngài nên ân điển đến với chúng ta và chúng ta không thể khước từ. Thứ hai, như chúng tôi đã nhiều lần đề cập, Áp-ra-ham, Y-sác và Gia-cốp không phải là ba cá thể riêng biệt trong kinh nghiệm sự sống mà đại diện cho ba phương diện trong kinh nghiệm của một người trọn vẹn. Đây là lý do vì sao trong Y-sác, chúng ta có thể thấy cả Áp-ra-ham và Gia-cốp. Y-sác có sự yếu đuối thiên nhiên của Áp-ra-ham và sự sống thiên nhiên của Gia-cốp.

c. Có Sự Yếu Đuối Thiên Nhiên Như Áp-ra-ham.

Như chúng ta đã thấy, Y-sác có sự yếu đuối giống như Áp-ra-ham (ss. với 20:1-2,11-13). Anh em không có sự yếu đuối thiên nhiên sao? Ngay cả người có ý thức thuộc linh nhất cũng có sự yếu đuối thiên nhiên nào đó. Anh em có loại yếu đuối nào? Dù tất cả chúng ta đều có sự yếu đuối thiên nhiên nào đó, nhưng không ai trong chúng ta có thể gọi nó là gì. Chúng ta biết rằng tất cả chúng ta đều có một sự yếu đuối như vậy nhưng không biết đó là điều gì. Nếu biết rõ một điều cụ thể nào đó là sự yếu đuối thiên nhiên của mình thì đó không phải là sự yếu đuối của anh em. Trước khi bị phơi bày trong chương 26, có lẽ Y-sác chưa bao giờ nhận thức rằng sự yếu đuối thiên nhiên của ông giống với sự yếu đuối của Áp-ra-ham. Có lẽ ông nghĩ rằng sự yếu đuối của ông là một trong nhiều điều khác. Nhưng một ngày nọ, ông đi xuống phía nam và sự yếu đuối thiên nhiên của ông đã bị phơi bày.

Tự mình, chúng ta không bao giờ có thể biết sự yếu đuối thiên nhiên của mình, nó phải bị phơi bày. Không ai trong chúng ta có thể biết sự yếu đuối của mình. Tự anh em không thể biết sự yếu đuối thiên nhiên của anh em, nhưng với mọi người, nó thật rõ ràng vì nó phơi bày trước mặt họ. Bất kỳ ai ở với anh em một thời gian đều sẽ thấy sự yếu đuối thiên nhiên của anh em. Theo quan niệm tôn giáo, nếu có một số yếu đuối thiên nhiên nào đó, anh em sẽ bị dứt khỏi ân điển. Nhưng ân điển của Đức Chúa Trời vẫn ở với anh em. Vào những ngày đầu, tôi cũng có tư tưởng này. Nhưng tôi đã học được rằng ân điển không tùy thuộc vào những gì chúng ta là. Mỗi đối tượng của ân điển thần thượng đều có một điểm yếu. Đừng nghĩ rằng sứ đồ Phao-lô không có sự yếu đuối. Phi-e-rơ, Giăng và Phao-lô, tất cả đều có sự yếu đuối của họ, nhưng những yếu điểm đó không cản trở họ vui hưởng ân điển Đức Chúa Trời. Mỗi người trong chúng ta đều có sự yếu đuối thiên nhiên. Trong lịch sử chỉ có một người không có sự yếu đuối thiên nhiên: đó là Jesus Đấng Christ.

Tôi không khích lệ anh em hãy thuộc linh hay đừng thuộc linh, nhưng tôi khích lệ anh em hãy dạn dĩ trong sự vui hưởng ân điển. Đừng để quan niệm tôn giáo cướp lấy sự vui hưởng ân điển của anh em. Hãy buông bỏ quan niệm và ngợi khen Chúa vì anh em là đối tượng của ân điển thần thượng. Dù không thể gọi tên sự yếu đuối thiên nhiên của mình nhưng chúng ta biết mình có những yếu đuối nào đó. Người khác, như vợ, chồng hay bạn cùng phòng của chúng ta đều biết sự yếu đuối của chúng ta là gì. Trong khi người khác đều biết thì chúng ta khó biết. Có thể một số người trong chúng ta không biết sự yếu đuối thiên nhiên của mình cho đến khi chúng ta thấy Chúa mặt đối mặt. Ngợi khen Chúa vì chúng ta mù về sự yếu đuối thiên nhiên của mình. Nếu không mù về sự yếu đuối của mình, chúng ta sẽ bị ngăn trở vui hưởng ân điển. Trong khi khích lệ anh em đừng giấu sự yếu đuối thiên nhiên thì tôi nói rằng không biết sự yếu đuối đó là tốt cho chúng ta. Khi chúng ta có ý thức về một sự yếu đuối nào đó, những quan niệm tôn giáo của chúng ta sẽ ngăn cản chúng ta vui hưởng ân điển. Nhưng khi không biết sự yếu đuối của mình, chúng ta chỉ biết vui hưởng ân điển Chúa. Trong Sáng Thế Ký chương 26, sự yếu đuối thiên nhiên của Y-sác bất ngờ bị phơi bày. Tuy nhiên, sự phơi bày đó không ngăn cản ông vui hưởng ân điển của Đức Chúa Trời. Nói cách khác, việc phơi bày sự yếu đuối thiên nhiên của Y-sác không ngăn trở ông tin cậy Đức Chúa Trời.

Sau khi lìa khỏi Bê-e Sê-ba, Y-sác đã đi xuống, xuống phía nam, không phải đến Ai-cập nhưng đến một nơi gần Ai-cập (26:1-2). Ý định của Đức Chúa Trời là những người được chọn của Ngài cứ ở trong miền đất tốt lành. Hễ khi nào sự yếu đuối thiên nhiên của dân Ngài xuất hiện, họ luôn đi xuống. Chúng ta không thể tìm thấy một trường hợp nào dân Đức Chúa Trời đi lên, về hướng bắc, khi họ yếu đuối. Việc làm tệ hại nhất là trở xuống Ai-cập. Đây là điều mà Áp-ra-ham đã làm (12:10). Lần thứ hai Áp-ra-ham đi xuống phương nam, chỉ đi xa đến Philistia, xứ của người Phi-li-tin (20:1). Khi Y-sác, sắp lặp lại câu chuyện đi xuống của Áp-ra-ham, Đức Chúa Trời đã can thiệp và cảnh cáo ông: “Chớ đi xuống Ai-cập; hãy ở trong xứ mà Ta sẽ chỉ cho” (26:2). Có lẽ ý định của Y-sác là đi xuống Ai-cập, nhưng Đức Chúa Trời đã truyền cho ông hãy ở trong xứ mà Ngài sẽ chỉ cho. Dù không ở lại đúng chỗ nhưng ông vẫn bình an trong sự vui hưởng ân điển của Đức Chúa Trời. Ông hoàn toàn không có ý thức tôn giáo. Thật tốt khi không có ý thức về tôn giáo! Tuy nhiên, một khi kẻ thù đã tiêm điều gì đó vào trong sự hiểu biết của chúng ta, thật rất khó để rút điều đó ra. Gánh nặng của tôi trong bài này là nói với anh em rằng sự vui hưởng ân điển của Đức Chúa Trời không tùy thuộc vào tính tôn giáo của chúng ta. Trong Y-sác, chúng ta thấy một người không có chút gì là tôn giáo nhưng đã luôn luôn vui hưởng ân điển của Đức Chúa Trời.

Y-sác không những đã không ở lại trong nơi đúng đắn mà còn nói dối lúc hi sinh vợ (26:6-7) như Áp-ra-ham đã làm. Tuy nhiên, ông và vợ đã được gìn giữ bởi sự chăm sóc tối thượng của Đức Chúa Trời (26:8-11). Chính ân điển của Đức Chúa Trời đã gìn giữ ông khỏi sự hi sinh vợ.

d. Sống Trong Sự Sống Thiên Nhiên Như Gia-cốp

Trong Y-sác không những có sự yếu đuối thiên nhiên mà cũng có sự sống thiên nhiên. Ông vẫn còn sống trong sự sống thiên nhiên. Ông đã không luôn luôn sống một đời sống gọi là thuộc linh. Sau khi Y-sác cầu nguyện, Đức Chúa Trời ban cho ông hai đứa con, Ê-sau và Gia-cốp. Y-sác yêu Ê-sau vì Ê-sau là một thợ săn giỏi và Y-sác thích “ăn thịt rừng” (25:27-28). Tình yêu của Y-sác đối với con trai đầu lòng hoàn toàn trong sự sống thiên nhiên theo sở thích thiên nhiên, giống như tình yêu của Gia-cốp dành cho Giô-sép (37:3-4). Vì người chồng dẫn đầu trong tình yêu thiên vị nên người vợ đã bắt chước theo. Ê-sau là “một thợ săn giỏi” (theo tiếng Hê-bơ-rơ), là con trai của cha; còn Gia-cốp, “một người dịu dàng”, ở trong trại (theo tiếng Hê-bơ-rơ), là con trai của mẹ. Người mẹ nào cũng thích đứa con dịu dàng, quấn quít bên mình. Không người mẹ nào thích con mình hoang đàng, chơi thể thao cả ngày. Trong gia đình Y-sác, người cha có tình yêu thiên vị đối với Ê-sau và người mẹ có tình yêu thiên vị đối với Gia-cốp. Đây là loại sự sống nào? Có phải là sự sống thuộc linh, sự sống phục sinh không? Không, dù đây không phải là sự sống tội lỗi, nhưng là sự sống thiên nhiên. Đừng nghĩ rằng chúng ta khác vì cha mẹ nào cũng có tình yêu thiên vị. Nếu có nhiều con, anh em sẽ yêu một đứa nhiều hơn những đứa khác theo sở thích của mình, và tất cả các con của anh em đều biết ai là đối tượng của tình yêu thiên vị đó. Tình yêu thiên vị này không theo linh mà theo sở thích thiên nhiên của chúng ta. Chúng ta yêu đứa này hay đứa kia vì nó hợp với sở thích thiên nhiên của mình. Đây là sự sống thiên nhiên.

Sự sống thiên nhiên luôn luôn tạo ra rắc rối. Do tình yêu thiên nhiên này mà trong gia đình Y-sác đã xuất hiện nhu cầu tiếm vị. Rê-bê-ca muốn con yêu dấu của mình nhận được phước hạnh. Trong chương 27, chúng ta thấy bà rất có khả năng tiếm vị (c. 5-7). Bà dạy Gia-cốp cách tiếm vị. Trong chương 30, Gia-cốp đã lừa La-ban cậu mình về vấn đề gia súc (c. 31-43). Nguyên tắc tương tự trong chương 27. Rê-bê-ca dọn món thịt thơm ngon và bao da dê vào hai tay và cổ Gia-cốp. Khi Y-sác rờ Gia-cốp, điều đó đã khiến ông nói: “Tiếng nói thì của Gia-cốp,, còn hai tay lại của Ê-sau” (27:22). Ở đây chúng ta thấy Gia-cốp đã được người mẹ, là một phần của người cha, dạy cho kỹ năng tiếm vị. Trong một ý nghĩa, người mẹ đã lừa người cha, ngụ ý rằng phần thứ hai của một người đã lừa phần thứ nhứt của cùng một con người ấy. Toàn bộ sự lừa lọc trong gia đình như thế là tự lừa mình. Cuối cùng, mọi người trong gia đình ấy đều bị lừa. Khi đọc đến chương này, tôi nói: “Rê-bê-ca à, bà nghĩ là bà thông minh sao? Thực ra bà thật ngu dại. Bà không biết rằng Đức Chúa Trời đã chỉ định Gia-cốp là đứa thứ nhứt sao? Không cần bà phải giúp”. Rê-bê-ca đã cố gắng giúp con mình nhưng lại mất con. Sáng Thế Ký không cho chúng ta biết Rê-bê-ca sống bao lâu. Có lẽ bà đã chết trước khi Gia-cốp từ nhà La-ban trở về. Điều này có nghĩa là bởi lừa đảo, Rê-bê-ca đã mất con trai mình. Có lẽ Rê-bê-ca không còn sống để gặp lại con là Gia-cốp. Bà nghĩ rằng bà đang giúp con; nhưng thực ra, do việc tiếm vị, bà đã mất con.

Thật khó tin rằng một người như Y-sác lại có sự yếu đuối thiên nhiên như thế và còn sống trong sự sống thiên nhiên như thế. Y-sác đã đau khổ vì sự sống thiên nhiên của ông (26:34-35; 27:41-46; 28:6-9). Dù Y-sác vẫn đang vui hưởng ân điển, nhưng trong đời sống ông, có phương diện đau khổ. Cả Y-sác lẫn Rê-bê-ca đều đau khổ vì họ đã sống theo cách thiên nhiên vì những người vợ của Ê-sau là “một sự cay đắng trong linh” cho họ (26:34-35, Hê.)

Do tình yêu thiên vị trong gia đình này, Ê-sau đã ghét Gia-cốp và muốn giết đi. Khi Rê-bê-ca nghe điều này, bà bảo Gia-cốp hãy trốn đến anh bà là La-ban và ở với ông cho đến khi cơn giận của Ê-sau nguôi đi. Nhưng Rê-bê-ca lại kể cho Y-sác một câu chuyện khác (27:46). Dường như bà nói: “Những người vợ của Ê-sau đã gây cho chúng ta quá nhiều cay đắng trong linh đến nỗi tôi không thể sống nếu Gia-cốp cưới một người vợ như thế. Chúng ta nên sai nó đi xa để kiếm vợ”. Rê-bê-ca nói cùng một điều theo hai cách khác nhau. Người vợ khôn ngoan nào cũng làm điều này, kể một câu chuyện theo hai cách. Như nhiều người vợ ngày nay, Rê-bê-ca đã nói dối Y-sác bằng cách nói thật. Ý định của bà là cho Gia-cốp đi, bảo vệ ông khỏi Ê-sau, nhưng bà đã không nói với Y-sác về điều này. Trái lại, bà nói rằng bà mệt mỏi với những con dâu Ngoại Bang này và không muốn Gia-cốp có một người vợ như vậy, đề nghị với Y-sác cho Gia-cốp đi xa để cưới vợ từ dòng dõi của họ. Theo ý định của bà, đây là nói dối; tuy nhiên, theo lời nói của bà thì đó là sự thật. Điều này đã tạo ra đau khổ.

Trong khi đang vui hưởng ân điển, Y-sác cũng đang chịu khổ vì cách sống của ông trong sự sống thiên nhiên. Sự sống thiên nhiên không cản trở ân điển, nhưng nó sẽ gây cho chúng ta đau khổ. Nó không làm giảm lượng ân điển của chúng ta, nhưng sẽ gia tăng mức lượng đau khổ. Khi nào anh em có một phương diện của sự sống thiên nhiên, nó sẽ gây cho anh em đau khổ. Nếu không muốn đau khổ, anh em không nên sống trong sự sống thiên nhiên. Đừng dùng sự khôn lanh, khôn ngoan của anh em để giúp đỡ Đức Chúa Trời hay làm bất cứ điều gì trong sự sống thiên nhiên. Điều này chỉ gia thêm sự đau khổ cho anh em. Tốt hơn là chúng ta đừng sống trong sự sống thiên nhiên.

Mặc dù Y-sác sống trong sự sống thiên nhiên, nhưng Đức Chúa Trời đã tể trị trên mọi sự. Trong một ý nghĩa, sự sống thiên nhiên giúp cho sự tể trị của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời đã tiền định cho Gia-cốp có quyền trưởng nam và tham dự vào phước hạnh của con trưởng. Trong khi việc tiếm vị của Rê-bê-ca khiến cho bà đau khổ thì điều này được Đức Chúa Trời dùng cách có tể trị để hoàn thành mục đích của Ngài. Mọi sự đều ở dưới quyền tể trị của Đức Chúa Trời để hoàn thành mục đích của Ngài. Do đó, tất cả chúng ta có thể nói: “Ngợi khen Chúa, dù tốt hay xấu, thuộc linh hay không, mục đích của Đức Chúa Trời đang được hoàn thành. Dù điều gì xảy ra, tôi vẫn ở dưới ân điển và trong sự vui hưởng ân điển”. Không điều gì ngăn trở chúng ta khỏi sự vui hưởng ân điển. Tuy nhiên, nếu muốn tránh đau khổ, chúng ta không nên sống trong sự sống thiên nhiên.

e. Không Trưởng Thành Nhiều Trong Sự Sống.

Y-sác có sự trưởng thành nào đó trong sự sống, nhưng không nhiều. Mặc dù có chúc phước, nhưng ông đã chúc phước cách mù quáng (27:21-29). Việc chúc phước của ông là theo sở thích thiên nhiên (27:1-4). Ông đã chúc phước cách mù quáng, không những về thuộc thể mà còn về thuộc linh vì ông đã bị mù do sở thích thiên nhiên của mình. Tuy nhiên, ông đã chúc phước bởi đức tin (Hê. 11:20). Ông nói rằng hồn của ông sẽ chúc phước, nhưng cuối cùng, đó không phải là hồn ông chúc phước, mà là linh ông chúc phước, và sự chúc phước của ông trở nên một lời tiên tri. Không ai có thể nói tiên tri trong hồn. Nếu muốn nói tiên tri, chúng ta phải ở trong linh. Do đó, Y-sác đã chúc phước trong linh bởi đức tin.

Đức tin không tùy thuộc vào những gì chúng ta là mà tùy thuộc vào những gì chúng ta thấy. Hễ khi nào muốn vận dụng đức tin, anh em không nên nhìn vào chính mình, vào điều anh em là, cũng không nhìn vào môi trường của anh em. Anh em phải nhìn vào những gì Đức Chúa Trời là và những gì Ngài phán. Khi ấy, anh em sẽ có khả năng vận dụng đức tin trong Đức Chúa Trời và trong lời Ngài. Y-sác đã chúc phước bởi đức tin theo cách này. Theo tình trạng của ông, ông không đủ điều kiện để có đức tin. Nhưng ông đã không nhìn xem những gì ông là mà xoay khỏi chúng để nhìn lên Đức Chúa Trời và lời hứa của Ngài, chúc phước cho con bởi đức tin và trong linh. Nếu muốn có đức tin, chúng ta phải xoay khỏi chính mình vì nếu nhìn vào chính mình, đức tin sẽ biến mất. Hãy nhìn lên Đức Chúa Trời và thấy điều Ngài phán trong lời Ngài. Sau đó, hãy đơn sơ nói ra những gì Đức Chúa Trời đã phán rồi. Đây là đức tin. Y-sác đã chúc phước cho con theo cách này.

f. Chết Trong Đức Tin Khi Các Ngày Được Trọn

Mặc dù trong Kinh Thánh không có một gợi ý nào cho thấy rằng Y-sác rất thuộc linh, nhưng ông đã không chết trong tình trạng đau khổ. Ông đã chết trong đức tin khi các ngày được trọn (35:28-29). Điều này được chứng minh bởi sự kiện các con ông đã chôn ông cùng với vợ là Rê-bê-ca trong hang đá Mặc-bê-la (49:30-32). Trước khi chết, hẳn ông đã truyền cho các con hãy chôn ông trong hang đá Mặc-bê-la là nơi đã chôn Áp-ra-ham và Sa-ra. Điều này chứng tỏ rằng Y-sác có đức tin của Áp-ra-ham.

 

Witness Lee

 

 

 
Chúa Jesus phán cùng họ rằng: Mùa gặt thì lớn song con gặt thì ít. Vậy, hãy cầu nguyện Chúa mùa gặt sai con gặt đi vào mùa của Ngài".

Luke 10: 2