"CẢ KINH THÁNH LÀ BỞI ĐỨC CHÚA TRỜI SOI DẪN ... HẦU CHO NGƯỜI THUỘC VỀ ĐỨC CHÚA TRỜI ĐƯỢC TRỌN VẸN VÀ SẮM SẴN ĐỂ LÀM MỌI VIỆC LÀNH"
II Timothy 3:16a, 17
  

HỘI TRUYỀN GIÁO PHÚC ÂM VIỆT NAM
(Vietnamese Full Gospel Missions)
TRƯỜNG KINH THÁNH TẠI GIA
(Home Bible School) www.HomeBibleSchoolVietnam.com

Học Báo:
"SỨ GIẢ TÌNH YÊU"

(The Love Ambassadors)
P.O.Box 565, Westminster, CA 92684-USA
Email: VNFGMissions@Yahoo.com

TIẾNG NÓI CHÂN LÝ
(The Voice of Truth)
www.TiengNoiChanLy.com
HỘI THÁNH PHÚC ÂM VIỆT NAM
tại Westminster
(Vietnamese Full Gospel Church)
14381 Magnolia Ave. Westminster, CA 92683-USA
ĐỘC QUYỀN PHIÊN DỊCH VÀ PHỔ DỤNG
© 1979, 1996 GLOBAL YOUTH EVANGELISM
P.O. Box 1019, Orland, CA 95963 - USA
(Giữ bản quyền. Cấm in sao lại từng phần hay toàn bản dưới mọi hình thức hoặc bằng mọi phương tiện).

  

THỐNG KÊ

Đã truy cập:7530950
Đang truy cập:433

Gia Tể của Đức Chúa Trời 9, 10

abortion clinic atlanta ga prices

abortion clinic atlanta ga prices read here

naltrexone reviews

naltrexone online

 CHƯƠNG CHÍN

XỬ LÝ HỒN

Trong các bước quan hệ với Chúa, trước hết, chúng ta phải bắt đầu từ tấm lòng vì đó là lối vào và lối ra của cả con người chúng ta. Thứ hai, chúng ta phải điều chỉnh lương tâm và thứ ba là mối tương giao giữa chúng ta với Chúa. Nhờ một lương tâm thuần khiết, một lương tâm không bị cáo trách, chúng ta sẽ có mối tương giao trong sáng với Chúa. Trực giác hay sự xức dầu được tiếp theo đó và luôn luôn phải căn cứ trên sự rưới huyết. Ngay cả các biểu tượng trong Cựu Ước cũng nêu lên nguyên tắc này. Huyết luôn luôn đi trước sự xức dầu vì sự rưới huyết xử lý các điều tiêu cực và sự xức dầu của Thánh Linh đem lại những điều tích cực để các yếu tố, yếu thể tính hay tố chất của chính Chúa được áp dụng vào trong chúng ta. Huyết rửa sạch mọi tiêu cực và sự xức dầu đem đến tất cả những gì Đức Chúa Trời là. Qua sự xức dầu này mà chính Đức Chúa Trời được áp dụng vào chúng ta. Bởi sự xức dầu trong linh, chúng ta có được cảm nhận trực tiếp của Đức Chúa Trời qua chức năng của trực giác. Dựa theo kinh nghiệm Cơ-đốc thì đây là một tiến trình đúng đắn xếp theo thứ tự sau đây: tấm lòng, lương tâm, sự tương giao và trực giác. Tất cả mọi sự xử lý bắt đầu từ tấm lòng và tiếp tục tiến vào trong linh chúng ta. Bây giờ chúng ta phải tiến đến việc xử lý phần hồn.

XỬ LÝ TÂM TRÍ

Với trực giác nằm trong linh, chúng ta cần tâm trí. Trực giác cho chúng ta cảm nhận của sự hiểu biết bề trong. Cảm nhận những điều thuộc linh là một vấn đề nhưng hiểu được những điều thuộc linh ấy lại là một vấn đề khác. Những điều thuộc về Đức Chúa Trời được cảm nhận trong linh, nhưng phải được thông hiểu trong tâm trí. Nhiều khi chúng ta biết đến những điều của Đức Chúa Trời ở trong linh, nhưng vì nan đề của tâm trí nên chúng ta không hiểu thấu được những điều ấy. Đôi khi phải mất hai ba tuần hay cả tháng sau chúng ta mới hiểu được điều mình đã cảm nhận trong linh. Chúng ta ý thức được một điều gì đó nhưng chúng ta không thể nào thông giải ra được. Chúng ta cần sự hiểu biết trong tâm trí để giải thích những điều xảy ra trong linh mình. Nhờ chức năng của trực giác ở trong linh mà chúng ta cảm nhận được những điều thuộc về Đức Chúa Trời, nhưng chỉ bởi chức năng hiểu của tâm trí mà chúng ta mới có thể hiểu được những điều ấy.

Vì lý do này Rô-ma 12:2 cho biết chúng ta cần phải có một tâm trí đổi mới. Nhưng trước hết câu này lại nói rằng chúng ta không được rập khuôn theo đời này. Chữ “đời” hay “thế gian” viết trong bản dịch Anh ngữ King James có nghĩa là “thời đại” trong bản nguyên văn Hy-lạp. Chữ “thời đại” trong tiếng Hy-lạp tương đương với chữ “hiện đại” của tiếng Anh. Thời đại là trào lưu hiện đại, hay tân thời, của thế giới này. Lịch sử thế giới được chia ra làm nhiều thời đại kế tiếp nhau, chẳng hạn như thế kỷ thứ nhất, thế kỷ thứ nhì v.v... Chúng ta có thể nói rằng mỗi thế kỷ là một thời đại. Nếu không có các thời đại, thế giới không thể nào tồn tại được. Thời đại ngày nay là một phần trực thuộc hệ thống của thế giới hiện đang bao quanh chúng ta, vì thế, biến hóa theo thời đại này có nghĩa là đi theo tân thời, đi theo trào lưu hiện đại của thế giới.

Câu này tiếp tục như sau: “Nhưng hãy biến hóa bởi sự đổi mới của tâm trí anh em”. Nếu chúng ta bị những điều thuộc thời đại này chiếm hữu mình, tâm trí của chúng ta sẽ không bao giờ được đổi mới. Đây là lý do tại sao nhiều Cơ-đốc-nhân đã thực sự được cứu nhưng không thể nào hiểu nổi những điều thuộc linh. Họ đã trở nên quá tân thời, hiện đại. Chúng ta phải từ bỏ thời đại tân thời này. Nếu chúng ta rập khuôn theo đời này thì chúng ta sẽ không bao giờ được biến đổi bởi sự đổi mới của tâm trí.

Vì tâm trí là một phần của hồn nên sự biến đổi phải xảy ra ở phần hồn. Chúng ta đã được tái sinh trong linh nhưng nan đề bây giờ là ở trong phần hồn. Chúng ta không nghi ngờ gì về sự tái sinh vì Chúa đang ở trong chúng ta là sự sống đời đời và Thánh Linh đang ngự trong chúng ta. Linh chúng ta được Thánh Linh làm cho sống động và tái sinh với Đấng Christ là sự sống. Nhưng còn phần hồn của chúng ta thì sao? Còn tâm trí, ý chí và tình cảm chúng ta thì thể nào? Trong linh, chúng ta hoàn toàn khác hẳn với những người thuộc thế gian, nhưng tôi e rằng trong tâm trí, ý chí và tình cảm, chúng ta cũng giống hệt như họ. Sự tái sinh đã được hoàn tất trong linh chúng ta nhưng sau khi được tái sinh, chúng ta cần được biến đổi trong hồn.

Chúng ta hãy minh họa những điều này bằng vài ví dụ. Chẳng hạn như vấn đề y phục của chúng ta. Nhiều người đã được cứu nhưng vẫn còn suy nghĩ về thời trang y như người thế gian. Họ ăn mặc rập khuôn theo kiểu tân thời. Họ nghĩ rằng miễn là vấn đề này không tội lỗi thì được rồi, nhưng ý nghĩ ấy chỉ là tư tưởng con người và quan niệm thiên nhiên mà thôi. Nếu họ đã được biến đổi bởi sự đổi mới của tâm trí thì những suy nghĩ về cách ăn mặc của họ phải được thay đổi.

Còn cách chúng ta sử dụng tiền bạc thì sao? Có thay đổi gì không? Tôi biết nhiều Cơ-đốc-nhân, sau khi được cứu, vẫn tiếp tục sử dụng tiền bạc gần giống như người đời vậy. Chỉ đến khi nào họ yêu mến Chúa hơn và để cho Chúa làm việc trong họ nhiều hơn thì họ mới có thể được biến đổi trong cách tiêu tiền.

Cũng vậy, có rất nhiều anh em trẻ tuổi học ở các trường đại học vẫn luôn suy nghĩ về việc học và bằng cấp của họ như các thanh niên ngoài đời. Nếu họ để cho Chúa làm việc và được biến đổi trong hồn bằng cách đổi mới tâm trí họ thì những suy nghĩ về các vấn đề này sẽ được thay đổi. Điều này không có nghĩa là họ phải bỏ học, nhưng tư tưởng và quan niệm của họ về việc học sẽ thay đổi hoàn toàn. Họ sẽ có một quan niệm khác để đánh giá việc học và bằng cấp của họ.

Tư tưởng chúng ta về hầu hết mọi điều cần được thay đổi. Sự thay đổi này là gì? Đó là sự biến đổi của hồn chúng ta bằng cách đổi mới tâm trí. Chúng ta có Đấng Christ là sự sống ở trong linh, nhưng bây giờ chúng ta cần Đấng Christ lan tỏa và dầm thấm ra các phần bên trong của hồn bằng chính Ngài. Điều này sẽ biến đổi hồn chúng ta theo chính hình ảnh của Ngài. Hình ảnh của Đấng Christ lúc đó sẽ phản chiếu qua tư tưởng chúng ta và qua bất cứ điều gì chúng ta suy nghĩ và cân nhắc, tâm trí được đổi mới của chúng ta sẽ bày tỏ hình ảnh vinh hiển của Đấng Christ. Khi ấy, sự hiểu biết của tâm trí chúng ta sẽ trở nên thuộc linh. Tâm trí chúng ta sẽ hiểu được những điều mà chúng ta đã cảm nhận trong linh một cách dễ dàng.

Nếu chúng ta dịch Rô-ma 8:6 cho đúng, câu này sẽ là: “Đặt tâm trí vào linh là sự sống và bình an” hay “tâm trí được đặt vào linh là sự sống và bình an”. Trong Rô-ma 7 tâm trí toan tính làm nhiều điều bằng nỗ lực riêng của nó, vì thế mà nó luôn luôn bị đánh bại. Nhưng trong Rô-ma 8, tâm trí hợp tác với linh và được đặt vào linh. Tâm trí đã tìm được một luật khác có quyền năng và mạnh mẽ hơn luật của tội như đã đề cập ở chương 7. Luật mới này là luật của sự sống của Đấng Christ ngự bên trong chúng ta. Tâm trí sẽ không bao giờ toan tính làm điều này hay điều kia một cách độc lập nữa nhưng đặt chính mình vào linh là nơi Thánh Linh ngự. Tâm trí được đặt vào linh chứ không vào xác thịt. Đổi mới tâm trí là một vấn đề, nhưng đặt tâm trí vào linh, để tâm trí đứng về phía linh và hiệp tác với linh lại là một vấn đề khác. Tâm trí càng đứng về phía linh thì tâm trí càng ở dưới sự điều động của linh.

Vì tâm trí đứng về phía linh nên linh sẽ cai trị tâm trí, dầm thấm tâm trí và trở nên “linh của tâm trí”. Rô-ma 8:6 chép “tâm trí của linh”, nhưng Ê-phê-sô 4:23 chép “linh của tâm trí”. Khi linh kiểm soát và dầm thấm tâm trí, linh trở nên linh của tâm trí. Chúng ta hãy xem xét văn mạch của Ê-phê-sô 4:23. Câu 22 nói chúng ta phải lột bỏ người cũ và câu 24 nói chúng ta phải mặc lấy người mới. Lột bỏ người cũ là công tác của thập tự giá và mặc lấy người mới là công tác của sự phục sinh. Ở giữa công tác của thập tự giá và công tác của sự phục sinh thì có câu 23: “hãy đổi mới trong linh của tâm trí anh em”. Sự đổi mới của tâm trí bao gồm công tác của thập tự giá cộng với sự phục sinh. Điều này có nghĩa là tâm trí thiên nhiên của chúng ta cần phải bị loại trừ và được đổi mới trong sự phục sinh. Sự chết của thập tự giá không phải là tận cùng, nhưng là một tiến trình đưa đến một kết cuộc, đó là sự phục sinh. Càng chết bởi thập tự giá, chúng ta càng được phục sinh. Những điều tiêu cực không những bị kết liễu nhưng con đường dành cho những điều tích cực cũng được mở ra. Sự chết của tâm trí thiên nhiên dẫn đến một tâm trí phục sinh. Khi ấy, chúng ta sẽ có một tâm trí đổi mới trong sự phục sinh. Tâm trí đổi mới này thì ở trong linh và ở dưới sự kiểm soát của linh; tâm trí đã được đổi mới này được đổ đầy linh và đầy dẫy linh. Vì thế linh trở nên linh của tâm trí. Thế thì tâm trí chúng ta không những là một tâm trí được đổi mới, nhưng còn là một tâm trí thuộc linh với những sự thông hiểu thuộc linh. Một tâm trí thuộc linh như thế dễ dàng thông giải được những điều thuộc linh mà trực giác của chúng ta đã cảm nhận.

XỬ LÝ Ý CHÍ

Giả sử tâm trí đổi mới của chúng ta hiểu được những gì mà chúng ta cảm nhận bằng trực giác. Vấn đề kế tiếp là chúng ta có bằng lòng vâng theo điều chúng ta hiểu hay không. Chúng ta có thể hiểu mà vẫn có thể trả lời “không!” Vâng phục bằng ý chí là cả một nan đề khác nữa. Thật thế, nếu chúng ta không có một ý chí vâng phục, những điều thuộc trực giác sẽ khó hiểu đối với chúng ta. Chúa rất khôn ngoan; Ngài không làm điều gì vô ích. Nếu Ngài biết chúng ta không muốn vâng phục, Ngài không cần ban cho chúng ta sự thông hiểu. Ngài sẽ để mặc chúng ta ở trong nơi tối tăm. Vì sao Ngài lại phải ban cho chúng ta sự hiểu biết trong khi chúng ta không muốn vâng lời? Sự vâng lời phải được hỗ trợ bằng một ý chí vâng phục, sẵn sàng vâng phục Chúa (Giăng 7:17). Khi chúng ta sẵn sàng vâng phục, chúng ta sẽ có thể hiểu biết.

Ví dụ, có một số người đến hỏi tôi về một số điều, nhưng họ lại không có lòng lắng nghe và hiểu biết. Tôi biết nói chuyện với họ chỉ tốn thì giờ vô ích. Lắm lúc tôi hỏi: “Anh có thực tâm hỏi câu ấy không? Nếu tôi trả lời câu hỏi của anh, anh có sẵn sàng thuận phục không?” Câu trả lời của họ thường là: “Thưa, có thể chứ, nhưng chắc tôi không thích. Tôi chỉ muốn nghiên cứu và tìm hiểu điều đó là gì thôi”. Tâm trí chúng ta phải hoàn toàn quy phục, mà không những chỉ quy phục thôi đâu, nhưng còn phải hòa hợp với ý muốn của Đức Chúa Trời (Lu-ca 22:42; Gia-cơ 4:7; Phi-líp 2:13).

Đức Chúa Trời tạo dựng chúng ta với một ý chí tự do. Ngài không bao giờ ép buộc chúng ta làm bất cứ điều gì, nhưng luôn luôn cho chúng ta cơ hội chọn lựa. Mặc dù Ngài vĩ đại và khôn ngoan nhưng Ngài không bao giờ ép buộc chúng ta. Nếu Ngài buộc phải dùng sức, thì chứng tỏ Ngài quá nhỏ mọn. Sa-tan không những ép buộc người ta nhưng còn dụ dỗ họ nữa. Nhưng Đức Chúa Trời thì không bao giờ như vậy. Thật ra, Đức Chúa Trời nói rằng: “Nếu ngươi thích thì hãy làm; nếu không thì thôi. Nếu ngươi yêu ta thì hãy làm điều này. Nếu ngươi không yêu ta thì thôi. Hãy làm theo ý riêng của ngươi”. Vậy chúng ta cần vận dụng ý chí, bằng không, Đức Chúa Trời khó có thể hành động. Muốn vận dụng ý chí, chúng ta phải bắt ý chí mình quy phục và sẵn sàng vâng lời trong mọi lúc. Chính mình không những quy phục ý muốn Đức Chúa Trời nhưng cũng phải đem ý chí chúng ta đến chỗ hòa hợp với ý muốn của Ngài.

Khi ý chí chúng ta được xử lý đến mức độ ấy, nó sẽ được biến đổi; nó sẽ được dầm thấm Đấng Christ là sự sống của chúng ta bởi sự lan tỏa của Thánh Linh. Người khác sẽ ngửi thấy mùi thơm và cảm thấy chính hình ảnh của Đấng Christ trong ý chí chúng ta. Mỗi quyết định của chúng ta sẽ là một sự bày tỏ Đấng Christ. Đây không phải là một giả thuyết hay một giáo lý. Đôi khi khi gặp một vài anh em yêu dấu trong Chúa, chúng ta cảm nhận được mùi thơm của Đấng Christ trong bất cứ lời nào họ nói, điều gì họ chọn lựa hay việc gì họ quyết định. Điều ấy chứng tỏ họ được dầm thấm Đấng Christ bởi ý chí và tâm trí họ được biến đổi.

XỬ LÝ TÌNH CẢM

Sự xử lý cuối cùng trong hồn là sự xử lý tình cảm rắc rối của chúng ta. Như chúng ta đều biết, hầu hết mọi nan đề của chúng ta đều có liên hệ đến tình cảm. Tình cảm phải được đặt dưới sự kiểm soát của Thánh Linh. Đó là lý do tại sao Ma-thi-ơ 10:37-39 khuyên chúng ta phải yêu Chúa hơn tất cả mọi điều gì khác. Hễ điều gì Chúa không cho phép, chúng ta đừng yêu quý điều ấy. Điều chỉnh lòng yêu mến của chúng ta để đặt dưới sự kiểm soát của Chúa là một việc thuộc phương diện tiêu cực. Nhưng chúng ta cũng cần phải biết về phương diện tích cực, ấy là sẵn sàng vận dụng tình cảm của chúng ta phù hợp với niềm vui thích của Chúa. Lắm lúc tình cảm của chúng ta được Chúa cho phép nhưng Ngài không vui lòng. Ngài cho phép chúng ta yêu thích điều gì đó nhưng Ngài không hài lòng.

Một chị em kia đang ở trong một tình huống như vậy. Chị biết Chúa cho phép tình cảm chị làm một vài điều gì đó, nhưng chị cũng biết Chúa không vui lòng. Chị đến thưa với Chúa: “Chúa ơi! Mặc dù Ngài cho phép con làm, nhưng con sẽ không làm điều ấy vì con biết Ngài không vui”. Chị đã có một thái độ rất tốt và chị nhận được sự tương giao ngọt ngào đầy bình an, vui mừng. Chị học được bài học đem tình cảm của mình hoàn toàn đặt dưới sự kiểm soát và sự thỏa lòng của Chúa. Đôi khi chúng ta được Chúa cho phép yêu mến một điều gì đó nhưng Ngài không vui lòng. Càng yêu quý điều đó, chúng ta càng mất đi sự vui mừng. Cuối cùng, điều ấy trở nên một nỗi khổ, chứ không phải một niềm vui, điều này chứng tỏ chúng ta đã sai quấy trong tình cảm của mình. Chúng ta đều phải học cách xử lý tình cảm cho phù hợp với sự thỏa lòng và sự vui mừng của Chúa. Nếu chúng ta không cảm thấy Chúa vui lòng khi chúng ta đang theo đuổi điều gì, chúng ta đừng yêu thích điều đó nữa.

Nhiều người nghe các sứ điệp từ Ma-thi-ơ 10:37-39 khuyên họ đừng yêu cha mẹ mình, anh chị em mình và chính mình hơn Chúa nhưng họ không hiểu điều này có nghĩa gì. Điều ấy chỉ có nghĩa là họ phải yêu tất cả mọi điều dưới sự kiểm soát của Chúa và theo sự thỏa lòng của Ngài. Chúa không nhỏ nhen hay tàn nhẫn nhưng chúng ta phải biết rằng bất cứ điều gì chúng ta yêu hay ghét, thích hay không thích, đều phải được thực hiện theo sự cho phép của Chúa với sự vui mừng của Ngài. Chúng ta phải sử dụng tình cảm của mình dựa theo tình cảm của Chúa. Khi tình cảm của chúng ta không ở dưới tình cảm của Ngài thì chúng ta đã sai quấy và không bao giờ có sự vui mừng của Ngài được. Càng đi theo đường riêng của mình, chúng ta càng mất niềm vui. Chúng ta không thể có sự tương giao sâu xa, dịu dàng và ngọt ngào với Chúa được. Mặc dù không ai có thể trách chúng ta là sai quấy và chúng ta có thể tuyên bố với người khác là chúng ta được Chúa cho phép, tuy nhiên, chúng ta thừa biết rằng mình đã đánh mất sự vui mừng của Ngài khi chúng ta cố tâm làm điều ấy.

Nếu tình cảm chúng ta được giữ dưới sự cai trị của Chúa, kèm theo sự thỏa lòng và vui mừng của Ngài, tình cảm ấy sẽ được dầm thấm với linh. Kết quả là chúng ta sẽ được biến đổi theo chính hình ảnh của Chúa từ giai đoạn vinh quang này đến giai đoạn vinh quang kia.

Bởi điều chỉnh tấm lòng, lương tâm, sự tương giao, trực giác và xử lý tâm trí, ý chí và tình cảm, chúng ta sẽ được trưởng thành và tăng trưởng trọn vẹn; chúng ta sẽ đạt được tầm thước vóc giạc của Chúa. Khi ấy tất cả những gì chúng ta cần phải làm là chờ đợi Ngài đến để biến hóa thân thể chúng ta. Nếu hồn chúng ta được biến đổi thì sức mạnh và quyền năng thuộc linh ngay cả bây giờ sẽ dầm thấm vào thân thể yếu đuối hay chết của chúng ta khi nào chúng ta cần đến sức mạnh và quyền năng ấy. Chúng ta không những được tái sinh trong linh và biến đổi trong hồn nhưng sự sống thần thượng cũng sẽ dầm thấm thân thể hay chết của chúng ta lúc yếu sức. Cuối cùng, khi Chúa đến, thân thể chúng ta sẽ được biến hóa và toàn thể con người chúng ta — linh, hồn và thân — sẽ ở trong hình ảnh vinh hiển của Chúa. Đây là sự áp dụng sau cùng công cuộc cứu chuộc của Chúa đã được thực hiện trong ba giai đoạn: (1) tái sinh linh (2) biến đổi hồn và (3) biến hóa thân thể. Vào thời điểm hiện tại, chúng ta đang ở trong tiến trình biến đổi.

Hồn cần tất cả mọi điều xử lý trên: đó là xử lý tâm trí, ý chí và tình cảm. Nguyện xin Chúa giúp chúng ta thực hành những điều trên. Đây là những điều mà con cái Chúa rất cần ngày nay. Tất cả mọi sự dạy dỗ và ân tứ được Chúa ban cho đều vì mục đích này. Chỉ bởi tiến trình như đã nói trên chúng ta mới có thể trở thành những vật liệu thích ứng cho sự xây dựng Hội-thánh.

 

CHƯƠNG MƯỜI

ĐÀO XỚI CÁC PHẦN BÊN TRONG VÀ PHẦN ẨN GIẤU 
CỦA CHÚNG TA

Trong chương này, chúng ta sẽ học tập cách nào để có được sự tuôn chảy của Linh ở các phần bên trong chúng ta. Trong Dân-số ký chương 20, vầng đá bị đập vỡ tượng trưng cho Đấng Christ bị vỡ ra và tuôn tràn nước sống (1Côr. 10:4). Rồi trong chương 21, giếng nước mà dân của Đức Chúa Trời đào, đã phun trào nước lên. Vì thế, trong hai chương này của cùng một sách, trước hết, có vầng đá bị đập vỡ để nước hằng sống tuôn tràn, sau đó giếng nước phải được đào để nước phun ra.

Nếu đọc Kinh-thánh một cách kỹ lưỡng, chúng ta sẽ nhận biết cả vầng đá lẫn giếng nước đều là những biểu tượng của Đấng Christ, được khải thị theo hai khía cạnh khác nhau. Vầng đá tượng trưng cho Đấng Christ trên thập tự giá, bị Đức Chúa Trời đập vỡ để nước hằng sống, là Linh sự sống, có thể tuôn tràn vào trong chúng ta. Nhưng giếng nước bày tỏ một khía cạnh khác. Trong khi vầng đá là Đấng Christ trên thập tự giá, giếng nước là Đấng Christ ở trong chúng ta (Giăng 4:14). Đối với các tín đồ, vấn đề không phải là vầng đá mà là giếng nước. Đấng Christ như vầng đá đã hoàn tất công tác của Ngài trên thập tự giá và từ đó phát sinh ra nước hằng sống tuôn chảy vào trong chúng ta; nhưng ngày nay, Đấng Christ là giếng nước hằng sống phun lên liên tục không dứt bên trong chúng ta lại là một điều khác và liên hệ rất nhiều đến quá trình đào sâu trong hiện tại.

Chương này không nhằm mục đích dạy dỗ thêm chúng ta nhưng khuyến khích chúng ta đến với Chúa để được đào xới. Chúng ta đừng nói nhiều về các giáo lý, về hoàn cảnh, về các giai đoạn trong tương lai, hay sự dẫn dắt của ý Chúa. Chính chúng ta cần được đào sâu. Vì sao vậy? Vì tôi tin ngay tại thời điểm này, hầu hết chúng ta đều không có sự tuôn chảy tự do của nước hằng sống. Lời cầu nguyện của chúng ta không được tự do tuôn đổ. Lời làm chứng của chúng ta không được mạnh mẽ, trong nhiều khía cạnh chúng ta đã thất bại và hiện tại không được đắc thắng cho lắm. Nguyên nhân của tình trạng này là sự tuôn chảy sự sống thuộc linh, hay suối nước hằng sống không được tự do lưu thông trong chúng ta. Có quá nhiều bụi đất trong chúng ta cần được đào ra. Có thể anh em sẽ hỏi: “Bụi đất này là gì?” Đó là bụi đất trong lương tâm, tình cảm, ý chí và tâm trí của chúng ta. Tấm lòng của chúng ta có nhiều bụi đất cần phải được đào xới và bỏ đi, và ngay cả trong linh chúng ta cũng có ít nhiều bụi đất phải được đối phó.

ĐÀO XỚI LƯƠNG TÂM

Tôi có ý gì khi dùng chữ “bụi đất”? Bụi đất có nghĩa là lương tâm chúng ta không được thuần khiết. Có lẽ ngay trong giây phút này có vài điều cáo trách trong lương tâm mà chúng ta chưa xưng ra với Chúa. Những sự cáo trách này là bụi đất cần phải được giải quyết. Lý do khiến chúng ta không cảm thấy được tự do bên trong là vì có sự cáo trách trong lương tâm mình. Những sự cáo trách này là gì? Anh em phải tự hỏi chính mình; chỉ có anh em biết mà thôi. Anh em biết bên trong mình có điều sai quấy với người khác. Khi anh em sai quấy với người khác, sự cáo trách diễn ra không ngừng. Khi anh em từ chối không làm điều Chúa đòi hỏi, việc ấy trở nên sự cáo trách trong lương tâm. Rồi anh em tự hỏi không biết tại sao mình bị trói buộc và không được tự do. Lý do đơn giản là Chúa đòi hỏi anh em làm một điều gì đó nhưng anh em không chịu đáp ứng, thế là thái độ ấy khiến anh em bị cáo trách ngay tức khắc trong lương tâm. Lương tâm anh em không tinh sạch vì bị lên án và đầy những vi phạm.

Nếu chúng ta muốn kinh nghiệm sự tuôn chảy tự do của Đức Thánh Linh bên trong, trước hết, lương tâm chúng ta phải được xử lý và tẩy sạch. Bụi đất chỉ có thể được đào lấy đi bằng cách đến với Chúa nhiều lần mỗi ngày. Tôi xin đề nghị trong suốt tuần lễ này, chúng ta hãy đến với Chúa liên tục, ngay cả khi chúng ta đang đi bộ. Chúng ta phải đến với Chúa trong linh mình để được đào xới trong sự hiện diện của Ngài. Nhờ sự giúp đỡ của Đức Thánh Linh, chúng ta hãy đào bỏ tất cả bụi đất.

ĐÀO XỚI TẤM LÒNG

Sau khi giải quyết những sự cáo trách trong lương tâm, chúng ta cũng phải đào lên và bỏ đi nhiều điều bị Chúa cáo trách trong lòng. Không bao nhiêu anh chị em có tấm lòng thuần khiết chỉ tìm kiếm chính mình Chúa. Về một mặt, nhiều người đang tìm kiếm Chúa và đường lối Ngài; nhưng về mặt khác, họ đang tìm kiếm quá nhiều điều khác hơn là chính Chúa. Thế nên, tấm lòng trở nên phức tạp, không còn được tự do và thuần khiết. Chúng ta phải đến với Chúa một lần nữa để đào bỏ mọi điều khác hơn là Đấng Christ trong lòng chúng ta.

Có thể anh em sẽ hỏi: “Cần phải đào bỏ những gì? Có lẽ một trong những điều trước tiên anh em quan tâm là tương lai và sự dẫn dắt của Chúa. Anh em không nên lo lắng về điều này; tương lai không ở trong tay anh em nhưng ở trong tay Chúa. Thật vậy, anh em không nên có tương lai nào cả, chính Chúa là tương lai của chúng ta. Chúng ta không biết lòng chúng ta dễ “bám chặt” với nhiều điều là dường nào. Nhiều năm trước đây, giấy bắt ruồi được dùng để trừ ruồi, loại giấy ấy rất dễ dính. Bất cứ những gì đụng vào nó đều bị dính chặt. Tấm lòng chúng ta cũng quá dễ dính giống như giấy bắt ruồi vậy. Bất cứ điều gì đụng vào lòng chúng ta đều bị dính chặt ngay. Tất cả những điều này cần bị cắt bỏ. Dường như tất cả chúng ta đều có lòng tìm kiếm Chúa. Nhiều người trong chúng ta chỉ sống cho Chúa, bỏ cả nhà cửa và nghề nghiệp vì Ngài, hằng ngày tìm kiếm sự hướng dẫn của Ngài, nhưng chúng ta không biết có bao nhiêu điều làm lòng mình trở nên phức tạp. Chúng ta có thể rũ bỏ những điều này không? Đào bỏ bụi đất trong lương tâm thì dễ, nhưng đào bụi đất ra khỏi lòng mình thì không dễ đâu. Chúng ta thường nhẹ tay với chính mình trong nhiều điều; chúng ta không thích đào xới lòng mình một cách nghiêm khắc. Đào bỏ những điều cáo trách trong lương tâm thì dễ, nhưng không dễ gì đào bỏ những điều chúng ta yêu quí ra khỏi lòng mình. Chúng ta bám chặt những điều lòng mình đang thiết tha nắm giữ. Đây là lý do vì sao Kinh-thánh bảo chúng ta cần phải có một lương tâm tốt và một tấm lòng thuần khiết. “Phước cho kẻ có lòng thuần khiết vì sẽ thấy được Đức Chúa Trời” (Math. 5:8).

Chắc chắn chúng ta yêu mến Chúa và tìm kiếm Ngài, nhưng chúng ta yêu Ngài và tìm kiếm Ngài với một tấm lòng  phức tạp. Đích nhắm và mục tiêu của tấm lòng chúng ta không thuần khiết. Chúng ta không biết có bao nhiêu mục tiêu trong lòng mình. Còn gia đình chúng ta thì sao? Công việc làm ăn thế nào? Còn bằng cấp? Năm nay ra sao? Năm tới thể nào? Có rất nhiều điều vẫn còn trong lòng chúng ta. Tôi xin thưa với anh chị em, tất cả những bụi đất này đang làm nghẹt ngòi sự tuôn chảy của nước hằng sống bên trong chúng ta và chúng cần phải bị đào bỏ đi. Từ ngày chúng ta tiếp nhận Chúa Giê-su làm Cứu Chúa, Ngài đã vào trong chúng ta như giếng tuôn nước hằng sống. Nhưng nan đề ngày nay là có quá nhiều bụi đất trong lương tâm và trong lòng chúng ta.

ĐÀO XỚI TÂM TRÍ

Nếu ai đào một cái giếng sâu, người ấy sẽ khám phá mặt đất có nhiều lớp. Lớp đầu tiên là đất mềm, kế đến là lớp đất cứng và lớp kế tiếp là đá. Rất khó đào xuyên qua đá. Điều này minh họa nhiều lớp đất đá trong chúng ta cần phải được đào xới. Chúng ta có một lớp của lương tâm, một lớp của tấm lòng và một lớp của tâm trí là nơi chứa rất nhiều bụi đất. Ôi, hằng ngày chúng ta không biết mình đã tưởng tượng đến bao nhiêu điều. Chúng ta không những mộng mơ mỗi đêm trong khi ngủ mà còn mơ mộng suốt ngày khi thức. Tất cả những điều tưởng tượng của chúng ta là những giấc mộng khác nhau. Chúng ta đã nói về việc Sa-tan làm tâm trí chúng ta đui mù. Hắn chỉ làm điều đó qua sự tưởng tượng mà thôi. Đôi lúc trong khi anh em đang nghe giảng, tôi không biết tâm trí anh em đang ở đâu, có thể đã lên đến tận cung trăng. Bên ngoài thì thấy anh em gật đầu, nhưng bên trong thì tâm trí anh em đang tưởng tượng về một điều gì đó trong không gian. Suốt cả bài giảng anh em nghe được tiếng nói, nhưng chẳng nhận được điều gì cả. Tâm trí anh em đã bị mù tối bởi những sự tưởng tượng.

Nhiều lúc người ta đi du lịch vòng quanh thế giới trong trí tưởng tượng. Chỉ trong một vài giây, người ta có thể đi du lịch khắp nơi trên thế giới. Họ có thể bay qua miền Viễn Đông nhanh hơn hỏa tiễn loại tốt nhất. Ôi! trí óc đầy dẫy biết bao nhiêu điều tưởng tượng! Khi tâm trí có nhiều bụi đất làm sao dòng nước sống trong anh em được tự do tuôn chảy? Vì tâm trí đã bị khóa chặt, nước hằng sống cũng bị bế tắc trong tâm trí anh em. Các ụ đất chẳng qua là những ý nghĩ, những tư tưởng và những giấc mơ, là những điều cần phải được đào bỏ trước khi nước sống có thể tự do tuôn chảy.

ĐÀO XỚI Ý CHÍ

Ý chí cũng chứa đựng nhiều bụi đất. Không bao nhiêu người vâng lời Chúa tuyệt đối và hoàn toàn. Chúng ta cần phải thuận phục Chúa hơn trong ý chí của mình. Ôi, đã bao nhiêu lần chính chúng ta không thuận phục quyền tể trị của Chúa trong mọi hoàn cảnh Ngài xếp đặt. Đôi lúc chúng ta nghĩ mình cũng đầu phục Chúa đấy, nhưng khi Ngài đặt chúng ta vào một hoàn cảnh nào đó, tình trạng thật của chúng ta bị phơi trần. Rất dễ vâng phục một Chúa mà con người không nhìn thấy được, nhưng hơi khó để vâng phục những người chúng ta thấy được. Anh em nói: “Ồ, tôi vâng phục Chúa. Với Chúa tôi không có nan đề gì cả. Nhưng...” Vâng, có một chữ nhưng to lớn! “Đối với Chúa, tôi không có nan đề gì với Ngài cả, nhưng đối với hội-thánh thì... Ôi, tôi không thể thuận phục họ được!” Chúa đặc biệt đặt anh em vào hội-thánh tại địa phương của mình để bẻ gãy ý chí của anh em.

“Nếu chồng tôi mà là một anh em đáng yêu như thế, tôi sẽ vui lòng thuận phục anh ấy”. Đã bao nhiêu lần các chị em đã suy nghĩ như vậy. Nhưng sự thật là chồng của chị em không thể là một người như thế được. Chúa đã cho chị em một người chồng thích hợp, anh ấy chính là người chồng mà chị em cần. Nếu có được người chồng như lòng mình mơ ước, chị em sẽ không bao giờ bị phơi bày con người thật của mình. Ngài đã tể trị trên nhiều kinh nghiệm và hoàn cảnh nhằm mục đích phơi bày con người thật của chúng ta ra ánh sáng, để chúng ta có thể biết ý chí mình cứng cỏi dường nào. Anh em có thể chỉ ra người này người kia là ngoan cố nhưng tất cả chúng ta đều ngoan cố. Chúng ta có thể là người ngoan cố nhất. Mỗi người trong chúng ta phải đào xới ý chí của mình. Hiểu biết thêm nhiều kiến thức thuộc linh thì rất dễ, trong khi sự sống, bản chất và tính tình của chúng ta vẫn chưa thay đổi. Đó là một sự thất bại hoàn toàn. Nếu muốn nước sống tuôn chảy bên trong, chúng ta phải bị đào xới. Tuôn tràn nước sống là việc của Chúa, còn đào xới là công việc chúng ta phải làm. Chúng ta phải tự đào xới chính mình.

ĐÀO XỚI TÌNH CẢM

Sau khi đã đào xới bụi đất ra khỏi ý chí, chúng ta cần phải xử lý tình cảm của mình. Tôi không biết làm thế nào để minh họa tình cảm rắc rối của chúng ta. Nan đề tình cảm không những chỉ có nơi các chị em, mà cũng có nơi các anh em nữa. Khi sống theo tình cảm, chúng ta bị chiếm hữu bởi chính mình. Chúng ta ở dưới sự kiểm soát và trói buộc của tình cảm mình. Nếu muốn dành thì giờ ở với Chúa và mở lòng mình ra với Ngài, chúng ta phải bắt đầu đào xới lương tâm, tấm lòng, kế đến là tâm trí, rồi đến ý chí của mình. Cuối cùng chúng ta sẽ đi đến chỗ thấy mình vẫn còn ở trong tình cảm rất nhiều. Chúng ta dễ thích điều này và không thích điều khác. Hôm nay chúng ta thích làm bạn với một anh em nhưng sáng hôm sau lại đối xử với anh ấy như một “kẻ thù”. Chúng ta không dễ thay đổi ý chí nhưng lại dễ dàng thay đổi tình cảm. Tình cảm của chúng ta dao động còn hơn là thời tiết.

Đây không phải chỉ là một bài giảng! Mối quan tâm sâu xa của tôi là đưa ra một vài lời hướng dẫn để anh em có thể đến với Chúa. Hãy quên hết mọi nhu cầu của anh em, công ăn việc làm của anh em, tương lai của anh em và hoàn cảnh của anh em. Hãy chỉ tìm kiếm sự hiện diện của Chúa và xin Ngài đem anh em vào trong sự sáng của Ngài. Sau đó hãy theo ánh sáng của Ngài mà đào xới bụi đất ở trong lương tâm, tấm lòng, tâm trí, ý chí và tình cảm của anh em. Anh em càng đào bỏ bụi đất bao nhiêu, anh em càng trở nên sống động bấy nhiêu. Anh em sẽ sống động, mạnh mẽ và đắc thắng. Đây là bí quyết để giải quyết nhiều nan đề của anh em. Anh em phải duy trì tình trạng nước sống tuôn tràn, tức là sự tương giao của sự sống tuôn chảy tự do trong anh em. Khi nước sự sống tự do tuôn tràn trong anh em, anh em sẽ đắc thắng. Tất cả nan đề sẽ tự động được giải quyết, có khi được giải quyết lúc nào chúng ta không hay. Mặc dầu anh em không biết cách giải quyết, nhưng những nan đề ấy sẽ được giải quyết bởi dòng chảy của nước hằng sống, tức là sự tương giao của sự sống. Nước sống tuôn tràn hoàn toàn tùy thuộc vào sự đào xới của anh em.

Sự đào xới này chỉ được hoàn thành bởi sự cầu nguyện. Chúng ta phải dành nhiều thì giờ ở với Chúa hơn và cầu nguyện theo sự hướng dẫn của Ngài ở bên trong. Theo sự hướng dẫn ấy, chúng ta phải xưng tội và đào xới tất cả bụi đất trong mình. Tôi tin rằng những lời hướng dẫn này đã rõ ràng rồi. Bây giờ chúng ta cần phải thực hành. Đôi khi chúng ta cần phải cầu nguyện chung với người khác, nhưng cầu nguyện để đào xới thì hiệu nghiệm hơn nếu chúng ta cầu nguyện một cách riêng tư. Dành nhiều thì giờ riêng với Chúa là điều vô cùng cần thiết. Tất cả bụi đất trong lương tâm, tấm lòng, tâm trí, ý chí và tình cảm phải được đào xới bởi sự cầu nguyện của chúng ta. Có thể anh em sẽ nói: “Tôi quá bận rộn”. Nhưng dầu bận rộn với các nhiệm vụ hàng ngày, chúng ta vẫn có thể tiếp xúc với Chúa và đào xới bụi đất. Nhiều lúc trong khi làm việc, tôi áp dụng việc đào xới cho chính mình. Chúng ta cần học tập cầu nguyện, tiếp xúc Chúa và đào xới tất cả bụi đất bên trong.

Hỡi giếng, hãy phun nước lên,
Lạy Chúa, xin đào xới tôi trọn vẹn.
Đào đi tất cả những điều ngăn trở,
Để dòng nước sống của Ngài tuôn chảy qua tôi.

Đấng Christ là Vầng Đá đã bị đập vỡ,
Nước sự sống đang tuôn chảy;
Nhưng nay trong tâm tôi,
Dòng nước ấy đã bị bế tắc.

Tôi sẽ đào bằng sự cầu nguyện,
Đào bỏ đi tất cả bụi đất,
Rồi giải thoát Linh bên trong,
Để dòng suối tuôn chảy tự do.

Không cần đập Vầng Đá nữa
Là Đấng Christ đã bị đập vỡ rồi,
Nhưng nay tôi cần phải phó mình
Cho sự đào xới đêm ngày.

Điều tôi cần sâu xa nhất
Là sự đầy dẫy Linh
Để nước vĩnh sinh
Từ tâm tôi phun lên.

Hãy đào cho đến khi
Không còn gì ngăn trở dòng nước,
Hãy đào cho đến khi dòng suối tuôn chảy
Với lời rao truyền sống động.

Hỡi giếng, hãy phun nước lên.
Lạy Chúa, xin đào xới tôi trọn vẹn;
Đào đi tất cả những điều ngăn trở
Để dòng nước sống tuôn chảy qua tôi.

 

(Dịch lời Thánh ca 250)

 
Chúa Jesus phán cùng họ rằng: Mùa gặt thì lớn song con gặt thì ít. Vậy, hãy cầu nguyện Chúa mùa gặt sai con gặt đi vào mùa của Ngài".

Luke 10: 2