"CẢ KINH THÁNH LÀ BỞI ĐỨC CHÚA TRỜI SOI DẪN ... HẦU CHO NGƯỜI THUỘC VỀ ĐỨC CHÚA TRỜI ĐƯỢC TRỌN VẸN VÀ SẮM SẴN ĐỂ LÀM MỌI VIỆC LÀNH"
II Timothy 3:16a, 17
  

HỘI TRUYỀN GIÁO PHÚC ÂM VIỆT NAM
(Vietnamese Full Gospel Missions)
TRƯỜNG KINH THÁNH TẠI GIA
(Home Bible School) www.HomeBibleSchoolVietnam.com

Học Báo:
"SỨ GIẢ TÌNH YÊU"

(The Love Ambassadors)
P.O.Box 565, Westminster, CA 92684-USA
Email: VNFGMissions@Yahoo.com

TIẾNG NÓI CHÂN LÝ
(The Voice of Truth)
www.TiengNoiChanLy.com
HỘI THÁNH PHÚC ÂM VIỆT NAM
tại Westminster
(Vietnamese Full Gospel Church)
14381 Magnolia Ave. Westminster, CA 92683-USA
ĐỘC QUYỀN PHIÊN DỊCH VÀ PHỔ DỤNG
© 1979, 1996 GLOBAL YOUTH EVANGELISM
P.O. Box 1019, Orland, CA 95963 - USA
(Giữ bản quyền. Cấm in sao lại từng phần hay toàn bản dưới mọi hình thức hoặc bằng mọi phương tiện).

  

THỐNG KÊ

Đã truy cập:6705249
Đang truy cập:605

NGÀY SABÁT VÀ NGÀY CỦA CHÚA

naltrexone 50mg

get naltrexone pills

buy naltrexone online cheap

where to buy naltrexone read here buy low dose naltrexone canada

zocor

zocor

 


  1.  
  1.  
  1. Ngày sa bát có tự bao giờ?
  1.  
   Từ ngữ “sabát” theo tiếng Heboro có nghĩa là “nghỉ ngơi”, tức là ngừng hoạt động. Đó là ngày thứ bảy cuối tuần sau 6 ngày tái tạo trái đất và trời xung quanh trái đất. Sáng 2:1,2 chép “ấy vậy trời đất và muôn vật đã dựng nên xong rồi, ngày thứ bảy, Đức Chúa Trời làm xong các công việc Ngài đã làm, và ngày thứ bảy, Ngài nghỉ các công việc Ngài đã làm”. Ngày sabát nhằm ngày thứ bảy, đã có từ thời A-đam  hiện hữu.

  1. Giữ ngày sabat trở thành luật lệ Cựu ước:
   Sau đó khoảng 2500 năm, vào thời Môi-se, khi Đức Chúa Trời ban hành các điều răn và luật lệ Cựu ước, sự vâng giữ ngày sabat trở thành một điều luật rõ ràng. Ngày sabat được qui định để dân Israel có thể:

      a/  Nhớ sự hoàn tất cuộc sáng tạo của Đức Chúa Trời ( Xuất. 20:8-11).
      b/  Giữ dấu hiệu giao ước Đức Chúa Trời lập với họ ( Exechien 20:12).
      c/  Nhớ sự cứu chuộc Đức Chúa Trời hoàn thành cho họ ( Phục. 5:15).

    Dân số ký 15: 32-36 ghi lại việc Đức Chúa Trời ra lệnh dân Israel ném đá xử tử một người đã vi phạm ngày sabat.
    Ngày sabat hằng tuần là ngày nhóm họp, ngày nhóm hiệp thánh (holy convocation- hội đồng thánh khiết) của thánh đồ Cựu ước Lê. 23:3…
   Sau cuộc lưu đày tại Babylon dân Do thái Tân ước luôn nhóm họp vào ngày sabat để nghe đọc kinh thánh cựu ước. Sứ 13:4,44…

  1. Ngày sabat trong nước ngàn năm:
 Trong nước của Con Người trên đất, dân sót Israel và các dân tộc khác phải vâng giữ ngày sabat như dân thời Cựu ước (Exechien 45:17).

  1. Ngày của Chúa là ngày nào?
  Ngày của Chúa là ngày sabat hay là ngày thứ nhất của tuần lễ? Sách Khải thị và phúc âm Giăng đều do sứ đồ Giăng chép, cho nên khi Chúa và các môn đồ họp lại vào ngày thứ nhất (Giăng 20:1,19, 26), nhưng đến Khải. 1:10, sứ đồ Giăng bảo đó là ngày của Chúa. Vậy ngày của Chúa là ngày thứ nhất của tuần lễ.

  1. Tại sao Hội thánh đầu tiên nhóm họp vào ngày thứ nhất là ngày của Chúa?
         a/   Vì Chúa Jesus là Đavít lớn hơn đã hiện ra từng định tâm thay đổi thời đại, phế bỏ ngày sabat. Xem Math. 12:3-12; I Sa. 21;6; Le.24:5-9.

        b/   Vì ngay buổi chiều tối ngày Chúa sống lại, là ngày thứ nhất, Chúa hiện ra cùng các môn đồ, và nhóm họ lại trước mặt Ngài (Lu. 24:1,13,33-49; Giăng 20:19,26). Chúa phục sinh có hiện ra vào ngày sabat để nhóm họp dân Ngài chăng mà hôm nay có lắm người còn mong phục hồi sự nhóm họp vào ngày sabat chứ ?
         c/  Gương mẫu của hội thánh đầu tiên:

Sứ đồ 20:6-7 chép “còn chúng tôi ( Phaolo và Luca) … từ Philip đi thuyền 5 ngày đến cùng họ tại Trô ách, rồi ở lại đó 7 ngày. Ngày thứ nhất trong tuần lễ, chúng tôi nhóm lại để bẻ bánh”. Tại sao Phaolo không nhóm lại cùng Hội thánh Trô ách vào ngày sabat để bẻ bánh? Phaolo và các đồng công ở lại tại Trô ách tương giao với hội thánh địa phương tại đó bảy ngày, nhưng mãi đến ngày thứ nhất đầu tuần lễ họ mới nhóm họp lại để bẻ bánh nhớ Chúa. Điều nầy chỉ dẫn một cách rõ ràng vào thời đó, các sứ đồ và hội thánh coi ngày thứ nhất là để nhóm họp vì Chúa. Chúng ta đáng theo gương mẫu hội thánh đầu tiên hơn lý luận hư không của loài người hiện nay.

  1. Các Lý do Hội thánh Tân ước phải nhóm họp ngày thứ nhất thay vì ngày sa bát:
a/ Từ ngữ “ngày của Chúa” và “ngày thứ nhất” đồng nghĩa. Hai từ nầy xuất hiện từ ngày Chúa Jesus phục sinh. Còn chữ Sunday (ngày mặt trời) đã được dán nhãn vào ngày của Chúa từ thời Constantine (năm 313 S.C.) công nhận đạo Chúa và chữ “Sunday” đó bị cưỡng ép dịch là “Chúa nhật”. Vì theo văn minh La Hi, ngày thứ nhất là Sunday, ngày thứ hai là Monday ( ngày mặt trăng) …và ngày thứ bảy là Saturday ( ngày sao Thổ). Đó là kho từ vựng trong cách chia ngày của đa thần giáo La Hi. Do bị pha men nên ngày thứ nhất trong tuần, là ngày của Chúa bị dán nhãn hiệu là Sunday, ngày của thần mặt trời, chứ thực ra thời ban đầu nó có tên là ngày Chúa sống lại. Hội Sabát chống lại việc nhóm họp ngày thứ nhất vì cho rằng ngày đó là Sunday.Thực ra Hội Sabát nên chống nền văn minh La Hi là tốt hơn.

b/  Ngày Sabát tổng kết cuộc sáng tạo cũ:
    Chúa sống lại ngày thứ nhất, chứ không sống lại vào ngày thứ bảy, ngày sa bát; ngụ ý Chúa tách bỏ cuộc gia tể Cựu ước, khởi đầu xây dựng cuộc gia tể Tân ước mà ngày Chúa phục sinh là ngày đầu tiên của sáng tạo mới.
   Vào ngày phục sinh, nhân tính của Christ sống lại, được sinh ra làm Con đầu lòng của Đức Chúa Trời ( Sứ 13:33; Heb.1:5). Đó là ngày thánh đồ Tân ước phải nhóm họp.

   Ngay trong Leviky 23:15-21, Chúa chỉ dẫn trước về ngày nhóm họp của tuần lễ như sau: Ngày sau  lễ sabat là ngày dâng bó lúa đầu mùa, là ngày Chúa sống lại, và ngày thứ nhất sau ngày sa bát thứ bảy sẽ là ngày ngũ tuần. Trong ngày lễ ngũ tuần phải có sự nhóm hiệp thánh. Ngày lễ ngũ tuần nầy đã ứng nghiệm ở Sứ đồ 2:1, khi hội thánh đầu tiên ở Gierusalem đã nhóm lại một chỗ. Đó là ngày khai sinh hội thánh Tân ước. Vậy chúng ta nhóm vào ngày thứ nhất hằng tuần là đúng theo lời Chúa dự ngôn ở Leviký 23.

c/ Loài người được Chúa sáng tạo và ngày thứ sáu, và ngày đầu tiên trong sự hiện hữu của con người là ngày sabat, ngày nghỉ. Đức Chúa Trời đã làm việc sáu ngày trước đó, kế đến là ngày nghỉ ngơi. Loài người được đưa vào sự nghỉ ngơi trước, rồi mới khởi sự làm việc. Giữ ngày sa bát là bước vào sự nghỉ ngơi trong Đức Chúa Trời, dự phần những gì Đức Chúa Trời đã hoàn thành cho chúng ta. Theo Côlose 2:16-17, thì ngày sabat là một trong các biểu tượng, hình bóng, thị trợ theo chế độ cựu ước để dạy dỗ thánh dân về Christ là sự nghỉ ngơi của Đức Chúa Trời ( Heb. 8:15; 4:1,3).

    Nếu chúng ta còn giữ ngày sabat cách cụ thể, mà không chăm lo vào sự nghỉ ngơi trong Đấng Christ, chúng ta mắc chứng bệnh loạn thị thuộc linh, lẫn lộn các biểu tượng, hình bóng cựu ước và thực tại trong Đấng Christ. Và một khi ra sức phục hồi ngày sabat, tại sao hội Sabat không phục hồi luôn việc dâng sinh tế bằng chiên bò, cắt bì hay xây dựng đền thờ cụ thể?

d/  Vì La ma 7:4,6 chép, “anh em nhờ thân thể của Đấng Christ cũng đã chết đối với luật pháp …nhưng bây giờ chúng ta đã được giải thoát khỏi luật pháp, vì đã chết đối với điều đã đè giữ mình…”, nên đa số anh em cơ đốc nhân hiểu lầm là toàn bộ cựu ước đã bị thủ tiêu đối với cơ đốc nhân. Có đúng như vậy chăng?

   Trong Mathio 5:17-18, dường như có vẻ trái ngược lại lời Chúa Jesus phán : “đừng tưởng Ta đến để phá luật pháp hoặc lời tiên tri; Ta đến không phải để phá đâu, bèn để làm trọn. Vì quả thật, Ta nói cùng các ngươi mãi đến khi trời đất qua đi, một chấm một nét trong luật pháp hẳn không qua đi cho đến khi mọi sự thành rồi”.

    Phaolo nói chúng ta đã chết và được giải thoát khỏi luật pháp cựu ước, còn Chúa Jesus phán toàn bộ cựu ước phải được làm trọn. Hội Sabat cũng chủ trương khôi phục luật pháp cựu ước và một số điều răn quan hệ, họ nhấn mạnh phục hồi điều răn thứ tư, vâng giữ ngày sabat. Điều đó có đúng không?

  Thực ra sự thật là như vầy: chúng ta sống theo nguyên tắc đức tin, chớ không theo nguyên tắc luật pháp. Đức Chúa Trời bãi bỏ mọi điều răn, luật lệ Cựu ước về mặt lễ nghi. Ví dụ luật lệ về việc dâng sinh tế, ngày sa bát, phép cắt bì, lễ lạc, vì tất cả đều là hình bóng, là biểu tượng (Col. 2:16-17), còn thực tại là Đấng Christ. Nhưng mọi điều răn, luật lệ về luân lý đều được duy trì, làm trọn mãi mãi đến khi trời đất cũ qua rồi. Hơn nữa các điều răn, luật lệ nầy trong Cựu ước được Chúa Jesus tăng cường cao hơn nữa. Thí dụ luật cựu ước kết án tội tà dâm đương trường, còn luật mới kết án tội thị dục ( Mathio 5:27-28). Điều răn thứ nhất và nhì cấm thờ hình tượng và tạc tượng để thờ, thì Colose 3:5b nói thêm tham lam là sự thờ hình tượng v.v…

  Nhờ  luật của Linh sự sống trong Christ Jesus… thì điều nghĩa mà luật lệ cựu ước về mặt luân lí buộc, được thành tựu trong chúng ta chớ con người thiên nhiên chúng ta như chết đối với các đòi hỏi của đó. Tự chúng ta không đủ khả năng vâng giữ được, nhưng mọi đều răn luật lệ cựu ước về mặt lễ nghi đều bị phế bỏ qua thân vị và công tác của Chúa Jesus trên thập tự. Điều răn thứ tư về ngày sa bát cũng bị phế thải rồi.

e/ Thi thiên 118:22-24: “hòn đá mà thợ xây loại ra đã trở nên đá đầu góc nhà .Điều ấy là việc của Đức Giê hô va, một sự lạ lùng trước mặt chúng tôi. Nầy là ngày Đức Giê hô va đã làm nên, chúng ta sẽ mừng rỡ vui vẻ trong ngày ấy”. Câu nầy nói Chúa lập ngày thứ nhất là ngày Chúa phục sinh thay thế ngày sabat. Chúng ta hãy vui vẻ trong ngày ấy.
    
    Ngày sa bát do Đức Chúa Trời đặt ra nay đã  bãi bỏ. Ngày nay dân Tân uớc hãy vui hưởng ngày thứ nhất trong tuần lễ và đó là ngày Chúa lập lên khi Ngài từ kẻ chết sống lại.
 
     Bạn ơi, bạn là ai mà dám lập lại những gì Đức Chúa Trời đã bãi bỏ? Bạn mạnh hơn Ngài sao? Tôi lo sợ cho bạn lắm!

Minh Khải


 
Chúa Jesus phán cùng họ rằng: Mùa gặt thì lớn song con gặt thì ít. Vậy, hãy cầu nguyện Chúa mùa gặt sai con gặt đi vào mùa của Ngài".

Luke 10: 2