buy naltrexone online
buy naltrexone
uk cheap abortion in chicago
cheap abortion clinics in dc
tymejczyk.com
I. Sự Quản Trị Hội Thánh:
Nguồn gốc sự sắp xếp hội thánh là do Christ, vì Ngài đã chọn 12 sứ đồ để làm những nhà lãnh đạo của hội thánh non trẻ. Các sứ đồ đã khởi sự triển khai các chức vụ khác trong hội thánh khi họ được Đức Thánh Linh hướng dẫn. Điều nầy tuyệt đối không hàm ý một hệ thống phẩm trật hình tháp, như giáo hội công giáo đã triển khai, bởi vì những viên chức mới nầy được tín hữu tuyển chọn, được các sứ đồ tấn phong, có những phẩm chất thuộc linh đặc biệt, và ở dưới quyền dẫn dắt của Đức Thánh Linh. Như vậy có sự kêu gọi của Đức Thánh Linh ở bên trong để đến với chức vụ, có sự kêu gọi bề ngoài bởi sự biểu quyết dân chủ của hội thánh, và có sự tấn phong của các sứ đồ vào chức vụ. Không có một tầng lớp đặc biệt của những thầy tế lễ được biệt riêng ra để thi hành một hệ thống tăng lữ của sự cứu rỗi, bởi vì cả chức viên lẫn thuộc viên của hội thánh đều là những thầy tế lễ thuộc linh, có quyền trực tiếp đến với Đức Chúa Trời thông qua Đấng Christ (Eph. 2:18).
Những chức viên nầy có thể chia thành hai lớp. Những chức viên có ân tứ (charismatic officials). Chữ Hi lạp charisma có nghĩa là “ân tứ”. Họ được Đấng Christ chọn lựa và ban những ân tứ thuộc linh đặc biệt: 1 Cor. 12:-14:; Eph 4:11-12. Chức năng của họ chủ yếu liên quan sự cảm thúc (inspiration). Những chức viên quản trị hợp thành lớp thứ hai. Chức năng của họ chủ yếu là quản trị; dầu vậy sau khi các sứ đồ qua đời, các trưởng lão đã đảm nhận rất nhiều trách nhiệm thuộc linh. Những chức viên nầy được hội chúng chọn lựa, sau khi cầu nguyện xin Đức Thánh Linh dẫn dắt và được các sứ đồ bổ nhiệm.
A. Những Chức Viên Có Ân Tứ:
Những người nầy có trách nhiệm chính là canh giữ lẽ thật Tin Lành và sự công bố lẽ thật ấy vào lúc đầu, được Christ đặc biệt chọn lựa thông qua Thánh Linh để thực thi quyền lãnh đạo bên trong. Có bốn hoặc năm chức vụ như thế do Phao-lô nêu lên—“sứ đồ, tiên tri, thầy giảng tin lành, mục sư và giáo sư”. Nhiều người nghĩ mục sư và giáo sư có thể là những tên gọi chỉ về cùng một chức vụ.
Trước đó, các sứ đồ là những người làm chứng về đời sống, sự chết và sự sống lại của Christ, và là những người được chính Chúa kêu gọi. Phao-lô căn cứ quyền sứ đồ của mình trên sự kêu gọi trực tiếp từ Christ hằng sống. Những người nầy, là những chức viên đầu tiên của hội thánh đầu tiên, đã kết hợp trong công tác của họ toàn bộ những chức năng mà về sau này được tiến hành bởi nhiều chức viên khác nhau, khi các sứ đồ không thể chăm lo cho nhu cầu hội thánh đầu tiên đang bành trướng nhanh chóng.
Phi-e-rơ là nhân vật nổi bật giữa vòng các sứ đồ trong 12 đoạn đầu của câu chuyện mà Luca viết về lịch sử hội thánh đầu tiên. Không những ông rao giảng bài đầu tiên và chính thức cho người Do-thái tại Giê-ru-sa-lem vào ngày Ngũ tuần, mà ông còn giới thiệu Tin lành trước tiên cho người ngoại bang, khi giảng tại nhà Cọt-nây. Dầu có cấp lãnh đạo nầy, không một điều nào trong khái niệm có phẩm trật và độc đoán của giáo hội công giáo La mã thời Trung cổ được nhìn thấy trong câu chuyện Tân ước về những hoạt động của ông. Truyền thống có từ thời hội thánh đầu tiên xác định Rô-ma là nơi Phi-e-rơ qua đời. Một lời truyền khẩu khá thú vị mô tả chuyến vượt ngục của Phi-e-rơ tại La-mã và thoát khỏi thành phố. Khi gặp Đấng Christ, Phi-e-rơ hỏi Ngài đang đi đâu. Đấng Christ đáp rằng Ngài đang đi đến La-mã để chịu đóng đinh một lần nữa. Đau đớn, ăn năn, thông hối, Phi-e-rơ vội quay lại thành phố. Theo lời truyền khẩu, tại đó ông xin chịu đóng đinh ngược đầu vì cảm thấy mình không xứng đáng được chết cùng một cách như Chúa mình.
Gia-cơ, con trai Xê-bê-đê, đã có mặt tại cuộc hóa hình và trong vườn Ghết-sê-ma-nê. Ông là người đầu tiên trong 12 sứ đồ chịu tuận đạo, bị Herod Agrippa I chém đầu vào năm 44. Người Tây ban nha xem ông là vị thánh bảo hộ họ.
Gia cơ, em trai của Đấng Christ (Gal.1:19), đứng kế sau Phi-e-rơ làm nhà lãnh đạo hội thánh tại Giê-ru-sa-lem. Sự nổi bật của ông trong hội thánh được nhìn thấy rõ ràng từ địa vị lãnh đạo tại Giáo hội nghị Giê-ru-sa-lem. Tuy gần gũi chủ nghĩa duy luật pháp của Do thái giáo hơn hầu hết những nhà lãnh đạo của hội thánh Giê-ru-sa-lem đầu tiên, nhưng ông đã giữ địa vị trung gian giữa những người cơ đốc nhân Do thái và cơ đốc nhân ngoại bang tại Giáo hội nghị Giê-ru-sa-lem. Ông có lòng khao khát sự thánh khiết và nếp sống cầu nguyện nhiệt thành đến nỗi theo truyền khẩu, đầu gối ông đã chai cứng như đầu gối con lạc đà, do quì gối liên tục. Ông tuận đạo khi bị đánh cho đến chết, sau khi bị ném từ nóc đền thờ xuống. Trong suốt thời gian đó, ông nói những lời tha thứ tương tự như lời Ê-tiên. Ông không thuộc trong 12 sứ đồ.
Giăng đứng cùng với Phi-e-rơ trong tư cách lãnh đạo của hội thánh đầu tiên. Truyền khẩu liên hệ những công khó về sau nầy của ông với thành phố Ê-phê-sô. Ông bị sê sa Domitian đày đến đảo Bát-mô, một hòn đảo vắng vẻ, đầy đá lởm chởm ở ngoài bờ biển phía tây vùng Tiểu Á. Tại đây, ông viết sách Khải thị. Sau khi Domitian chết, ông được phép trở về Ê-phê-sô, rồi cứ ở tại đó, chăm sóc các hội thánh ở vùng A-si cho đến khi qua đời tuổi cao tác lớn. Sách phúc âm, ba thư tín và Khải thị của ông là một phần phong phú trong di sản văn chương của hội thánh Tân ước.
Anh-rê, em của Phi-e-rơ, đã giảng tại nhiều khu vực ở vùng Cận đông và Scythia. Theo lời truyền khẩu sau nầy, ông bị đóng đinh trên cây thập tự hình chữ X—hình thức cây thập tự nầy kể từ đó đã được gọi theo tên của ông.
Ta ít biết về thời sau nầy của Phi-líp, ngoại trừ rất có thể ông đã chết cao tuổi tại Hierapolis, sau khi Giê-ru-sa-lem bị tàn phá. Không ai biết gì về công khó sau nầy và sự chết của Gia-cơ nhỏ, con trai của A-phê. Lời truyền khẩu về Tha-đê có công khó tại Ba-tư, và ông chịu tuận đạo tại đó. Theo một truyền khẩu khác, Ma-thia—người thay thế Giu-đa, đã hầu việc Chúa tại Ethiopi và chịu tuận tại đó. Si-môn Xê-lốt cũng tuận đạo bởi bị đóng đinh trên cây thập tự . Truyền khẩu không nói rõ về cách chịu tuận đạo của Ba-thê-lê-mi, nhưng có lời truyền khẩu liên kết tên ông với sự rao giảng tin Lành tại Ấn-độ. Người ta cho rằng Ma-thi-ơ cũng truyền giảng tại Ethiopi. Tên của người hoài nghi nhất trong các môn đồ, Thô-ma, được liên kết với công khó tại Parthia, nhưng hầu hết các bản ký thuật liên kết ông với bờ biển Malabar ở Tây nam Ấn độ. Sự im lặng của Tân ước và ngay cả lời truyền khẩu về những con người nầy quả thật khác thường, khi so với khuynh hướng về sau nầy của thời Trung cổ để tôn vinh sự chết của những nhân vật nam nữ đáng chú ý trong hội thánh.
Các nhà tiên tri dường như thuộc trong số những nhà lãnh đạo có nhiều ảnh hưởng hơn của hội thánh thời Tân ước. Họ giữ chức năng rao giảng hay giảng phúc âm,( Công 13:1; 15:32) cũng như chức năng tiên báo tương lai. A-ga-bút được kể là người đã báo trước cách thành công về cơn đói kém sắp đến và việc cầm tù Phao-lô trong tay người Do thái (Sứ 11:28; 21:10-14). Rõ ràng, hội thánh đầu tiên đã khốn khổ bởi rất người tiên tri giả, vì cớ sách Didache hướng dẫn rõ ràng về cách thức phân biệt tiên tri giả với tiên tri thật.
Phi-líp đã vận dụng ân tứ truyền giảng phúc âm (Công 21:8), nhưng ta ít biết về chức vụ nầy cùng chức năng cụ thể của chức vụ. Có lẽ chức vụ nầy đặc biệt chỉ về công tác của giáo sĩ lưu hành, mà công tác chính của người ấy là rao giảng Tin lành tại những khu vực mới và chưa có ai đến.
Cũng có nan đề về việc liệu những chức vụ khác biệt của mục sư và giáo sư là hai con người, hay đó chỉ đơn giản là tên gọi chỉ về hai chức năng mà một người được Đức Chúa Trời đặc biệt ban ân tứ để thực hiện. Tân ước không hề nói mơ hồ về việc thử nghiệm một giáo sư thật. Theo Giăng II, không ai phủ nhận sự hiện ra đích thật của Chúa Jesus trong thế giới nầy như một con người mang thân xác con người lại có thể là giáo sư thật. Đặc tính của giáo sư thật đã được nêu ra trong sách Didache rồi.
B. Những Chức Viên quản Trị:
Toàn bộ những chức viên mà chúng ta vừa thảo luận trên đây đều được Đức Chúa Trời bổ nhiệm vào chức vụ, chứ không bởi con người. Còn một tầng lớp chức viên khác nữa được chọn cách dân chủ “với sự nhất trí của toàn hội thánh”. Công tác của họ, là để thực thi những chức năng quản trị bên trong một hội thánh. Các sứ đồ đã thiết lập những phẩm chất của họ, rồi đưa họ vào chức vụ, sau khi hội chúng đã tuyển chọn. Khác với các sứ đồ và các chức viên ân tứ khác, những người nam nầy, và trong một số trường hợp, có cả người nữ nữa, làm việc và thực thi thẩm quyền của họ trong hội chúng hay hội thánh địa phương chứ không phải trong hội thánh của Đấng Christ nói chung.Những chức vụ nầy càng tăng lên bằng cách phân chia chức năng và chuyên môn, khi nhu cầu đòi hỏi phải trợ giúp những vị sứ đồ quá nhiều công việc khi đang đối mặt với nan đề của một hội thánh đang tăng trưởng. Có lẽ ví dụ về nhà hội cùng các trưởng lão trong nhà hội chăm lo cho những công việc tại địạ phương chính là yếu tố để tạo nên những chức vụ nầy.
Chức vụ trưởng lão đứng cao nhất trong hội chúng địa phương. Một số người vào thời đó cho rằng tên gọi trưởng lão (presbyteros) và giám mục (episkopos) không phải là những từ ngữ đồng nghĩa, nhưng đại diện cho những chức vụ riêng biệt của giám mục và trưởng lão. Tuy nhiên, Tân ước nói rất rõ trong việc liên kết hai tên gọi này với cùng một chức vụ (Công 20:17, 28; Phil. 1:1; Tít 1:5,7). Sự phát triển chức vụ giám mục trưởng chưa xuất hiện cho đến cuối thời đại các sứ đồ ở thế kỷ thứ hai.
Những phẩm cách của trưởng lão được nêu rõ ít nhất hai lần trong Tân ước ( 1 Tim.3:1-7; Tít 1:5-9). Trưởng lão phải là người có danh tiếng tốt giữa vòng các thuộc viên của hội thánh và giữa vòng người ngoài hội thánh. Hướng dẫn giờ thờ phượng chung dường như là một trong những chức năng chính của họ (1 Tim. 5:17; Tít 1:9), cùng với trách nhiệm quản trị tốt và kỷ luật có thứ tự của hội thánh.
Chấp sự giữ địa vị thấp hơn trưởng lão, nhưng những người giữ chức vụ nầy cũng phải đáp ứng những phẩm chất khắc khe giống y như dành cho chức vụ trưởng lão (Công 6:3; 1Tim. 3:8-13). Phương thức tuyển chọn dân chủ cũng được các sứ đồ qui định tại Giê-ru-sa-lem (Công 6:3,5). Sự phân phát quà từ thiện của hội thánh là công tác chính của các chấp sự. Về sau, họ giúp các trưởng lão ban phát tiệc thánh cho tín hữu. Ê-tiên và Phi-líp là những chấp sự nổi bật nhất trong Sứ 6: 8
Phụ nữ dường như cũng đã dự phần vào chức vụ trong thời các sứ đồ, vì Phao-lô nhắc đến kèm với lời gởi gắm nữ chấp sự Phê-bê với sự tán thành (Rô 16:1). Các con gái của nhà truyền đạo Phi-líp cũng làm trọn những chức năng của một tiên tri (Công 21:9), nhưng Phao-lô đã nói cụ thể trong lời khẳng định phụ nữ không được làm giáo sư trong hội thánh (1 Cor. 14:34; 1 Tim.2:12).
Sự xuất hiện tập hợp những chức viên trong hội chúng và sự xác định những phẩm cách cùng trách nhiệm của họ đã được hoàn tất vào cuối thế kỷ thứ nhất. Với phúc âm là sự cứu rỗi bởi đức tin nơi Đấng Christ, nguồn văn phẩm ngày càng nhiều do các sứ đồ viết ra, và hình thức tổ chức để đáp ứng nhu cầu của hội thánh, cơ đốc giáo đã tăng trưởng nhanh chóng trong cuối thế kỷ thứ nhất và đầu thế kỷ thứ hai.
II. SỰ THỜ PHƯỢNG CỦA HỘI THÁNH ĐẦU TIÊN:
Vấn đề hình thức có thứ tự của sự thờ phượng dường như là vấn đề đã được quan tâm từ thời các sứ đồ. Phao-lô khuyên hội thánh Cô-rinh-tô hướng dẫn giờ thờ phượng cách tôn nghiêm và có trật tự (1 Cor. 14:40). Trước đó, Đấng Christ đã cho biết bản chất sự thờ phượng thật khi tuyên bố Đức Chúa Trời là Linh, nên sự thờ phượng thật phải là vấn đề của linh (Giăng 4:24). Thờ phượng thật là hướng linh con người lên, thông qua những lễ nghi tôn giáo để đưa linh hồn vào sự hiện diện của Đức Chúa Trời.
Cơ đốc nhân đầu tiên đã không nghĩ về hội thánh như là một nơi thờ phượng (nhà thờ) theo như cách dùng phổ thông của chữ này ngày nay. Hội thánh biểu thị một nhóm người có mối liên hệ cá nhân với Đấng Christ. Một nhóm người như thế gặp nhau tại nhà riêng (Công 12:12; Rô 16:5; Col. 4:15; Phlm 1-4;); đền thờ (Công 5:12); những thính đường công cộng của các trường học (Công 19:9) và trong các nhà hội miển là họ được phép làm như vậy ( 14:1,3; 17:1; 18:4). Địa điểm không quan trọng cho bằng phương cách nhóm họp để thông công với nhau và để thờ phượng Đức Chúa Trời.
Trong thế kỷ thứ nhất, có hai buổi nhóm được tổ chức vào ngày đầu tuần lễ. Ngày đó được dành làm ngày thờ phượng vì ấy là ngày Đấng Christ sống lại từ kẻ chết (Công 20:7; 1 Cor. 16:2, Khải 1:10). Buổi nhóm sáng rất có thể bao gồm việc đọc kinh thánh (Col. 3:16), lời khuyên bảo của vị trưỡng lão hướng dẫn, những lời cầu nguyện và ca hát (Eph. 5:19). Bữa tiệc yêu thương (1 Cor. 11:20-22) hay agapé sẽ diễn ra trước tiệc thánh trong buổi nhóm tối. Cuối thế kỷ thứ nhất, bữa tiệc yêu thương nói chung đã chấm dứt, và tiệc thánh được cử hành trong giờ thờ phượng sáng. Pliny mô tả cơ đốc nhân cho sê sa Trajan rằng họ như là những người họp lại với nhau trước khi trời sáng, hát những bài thánh ca, và hứa nguyện sống cuộc đời đạo đức.
Thông tin về thứ tự của giờ thờ phượng ở giữa thế kỷ thứ hai thì đầy đủ hơn và có thể tìm thấy trong tác phẩm first Apology của Justin Martyr và trong sách Didache. Buổi nhóm- được tổ chức vào “ngày của mặt trời” bắt đầu với phần đọc “hồi ký của các sứ đồ” hoặc “những tác phẩm của các tiên tri” trong một khoảng thời gian “chừng nào thì giờ còn cho phép”. Bấy giờ, phần khuyên bảo hoặc bài giảng được “người chủ tọa” ban phát, dựa trên phần bài đọc vừa rồi. Rồi hội chúng đứng dậy cầu nguyện. Giờ cử hành tiệc thánh đi sau cái hôn chúc bình an. Những thành phần bánh và “ rượu” được cung hiến bằng lời tạ ơn và cầu nguyện và hội chúng “a men” đáp lại. Sau đó các chấp sự phân phát bánh và nước đến nhà của những người không thể đến buổi nhóm. Sau cùng, họ nhận lãnh tiền dâng để giúp cho các góa phụ và kẻ mồ côi, người bịnh, người bị tù và khách lạ. Rồi giờ nhóm giải tán, và mọi người lên đường về nhà.
Tiệc thánh và phép báp-têm là hai thánh lễ hội thánh đã cử hành vì được Đấng Christ thiết lập. Dường như việc dìm xuống nước được thực hành rộng rãi ở thế kỷ thứ nhất, nhưng theo sách Didache, phép báp-têm cũng được thực hiện bằng cách đổ nước trên đầu người chịu báp-têm, nếu không có nhiều nước. Chỉ những người đã chịu báp-têm rồi mới được dự tiệc thánh.
III. SINH HOẠT CỦA HỘI THÁNH
Hội thánh đầu tiên không nhận được trợ cấp phúc lợi xã hội từ nhà nước để giúp cho người nghèo và người đau ốm. Hội thánh đã tự đảm nhận trách nhiệm đó. Tiền thu được từ những người có thể dâng trong giờ dâng hiến sau khi cử hành Tiệc thánh, đã được phân phát để đáp ứng những nhu cầu ấy. Phao-lô cũng nhắc đến tập tục thu các của dâng của người tin và mỗi Chúa nhật (1 Cor. 16:1-2). Bấy giờ, các chấp sự sẽ dùng các của dâng đó để chăm sóc cho những người có nhu cầu. Phụ nữ trong hội thánh cũng phụ giúp công tác từ thiện nầy, bằng cách may áo cho những người có nhu cần (Công 9:36-41).
Hội thánh không trực tiếp tấn công định chế nô lệ, mà cơ đốc nhân cũng không bị cấm có nô lệ. Tuy nhiên cơ đốc giáo đã nhanh chóng phá hoại ngầm định chế nô lệ bằng cách truyền cho những người chủ và nô lệ tin theo Đấng Christ phải nhớ mình là những cơ đốc nhân anh em với nhau. Bức thơ rất tế nhị của Phao-lô gởi cho Phi-lê-môn, người hướng dẫn hội thánh tại Cô-lo-se, để lại ấn tượng rằng một cơ đốc nhân chân thành như Phi-lê-môn rất có thể sẽ phóng thích Ô-nê-sim.
Hội thánh đầu tiên quả quyết nhấn mạnh sự phân rẽ khỏi các tập tục ngoại giáo của xã hội La mã, nhưng không khăng khăng đòi phân rẽ khỏi những người lân cận ngoại giáo trong những mối quan hệ xã hội vô hại. Trong thực tế, có thể suy luận rằng Phao-lô đã dự bị cho sự hòa nhập xã hội như thế miễn đừng thỏa hiệp hay hi sinh những nguyên tắc cơ đốc (1 Cor. 5:10); 10:20-33). Tuy nhiên, ông cố khuyên phải hoàn toàn phân rẽ khỏi bất kỳ tập tục nào liên quan đến sự thờ lạy hình tượng hay gian dâm ngoại giáo. Cơ đốc nhân phải tuân giữ những nguyên tắc là: không làm gì để hại đến Thân Thể của Đấng Christ (1 Cor. 6:12), không làm gì ngăn người ta đến với Đấng Christ hoặc khiến cho những cơ đốc nhân yếu đuối khác bị lầm lạc (1 Cor. 8:13; 10:24), và tránh mọi điều nào không đem vinh hiển đến cho Đức Chúa Trời (1 Cor. 6:20; 10:31). Những nguyên tắc nầy đã ngăn việc đến dự tại các rạp hát ngoại giáo, những vận động trường, những cuộc thi đấu hay các đền miếu của ngoại giáo.
Dầu có thái độ phân rẽ về đạo đức và thuộc linh nầy, cơ đốc nhân sẵn sàng và thậm chí còn được Phao-lô khuyên giục phải làm trọn những bổ phận dân sự của mình là vâng phục và tôn trọng nhà cầm quyền, đóng thuế, và cầu nguyện cho nhà cầm quyền (Rô 13:7; 1 Tim. 2:1-2). Họ là những công dân xuất sắc, miển là đừng bị bắt buộc vi phạm những luật lệ của Đức Chúa Trời, tức nguồn thẩm quyền cao hơn, xứng đáng với lòng trung thành trên hết của họ.
Hội thánh đầu tiên gồm có người nghèo và tầng lớp hạ trung lưu, cùng một số ít người thuộc nhóm người giàu và quí tộc. Hội thánh mạnh mẽ nhất tại các thành phố và trải dài từ Tây ban Nha cho đến Ấn Độ. Sự thanh khiết của đời sống, tình yêu và sự can đảm của hội thánh đầu tiên để sống chết vì nguyên tắc, đã tác động đến xã hội ngoại giáo của đế quốc La mã đến nỗi chỉ trong ba thế kỷ sau khi Chúa Jesus chết, hoàng đế Constantine đã chính thức công nhận tầm quan trọng của cơ đốc giáo trong quốc gia, bằng cách triệu tập và chủ tọa Giáo hội nghị tại Nicea.
(Nguồn; History of The apostolic church by Philip Schaff)