"CẢ KINH THÁNH LÀ BỞI ĐỨC CHÚA TRỜI SOI DẪN ... HẦU CHO NGƯỜI THUỘC VỀ ĐỨC CHÚA TRỜI ĐƯỢC TRỌN VẸN VÀ SẮM SẴN ĐỂ LÀM MỌI VIỆC LÀNH"
II Timothy 3:16a, 17
  

HỘI TRUYỀN GIÁO PHÚC ÂM VIỆT NAM
(Vietnamese Full Gospel Missions)
TRƯỜNG KINH THÁNH TẠI GIA
(Home Bible School) www.HomeBibleSchoolVietnam.com

Học Báo:
"SỨ GIẢ TÌNH YÊU"

(The Love Ambassadors)
P.O.Box 565, Westminster, CA 92684-USA
Email: VNFGMissions@Yahoo.com

TIẾNG NÓI CHÂN LÝ
(The Voice of Truth)
www.TiengNoiChanLy.com
HỘI THÁNH PHÚC ÂM VIỆT NAM
tại Westminster
(Vietnamese Full Gospel Church)
14381 Magnolia Ave. Westminster, CA 92683-USA
ĐỘC QUYỀN PHIÊN DỊCH VÀ PHỔ DỤNG
© 1979, 1996 GLOBAL YOUTH EVANGELISM
P.O. Box 1019, Orland, CA 95963 - USA
(Giữ bản quyền. Cấm in sao lại từng phần hay toàn bản dưới mọi hình thức hoặc bằng mọi phương tiện).

  

THỐNG KÊ

Đã truy cập:7533932
Đang truy cập:216

Gia Tể Đức Chúa Trời: 5, 6

diovan

diovan etienneisabelle.com

where can you get an abortion

buy abortion pill

 CHƯƠNG NĂM

CÁC THÂN-VỊ CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
VÀ CÁC PHẦN CỦA CON NGƯỜI

“Nếu Phúc-âm của chúng tôi còn che khuất, là chỉ che khuất cho những người bị hư mất thôi. Vì thần của đời này đã làm mù tâm trí của kẻ vô tín, để sự sáng chói của Phúc-âm vinh hiển của Đấng Christ, là hình ảnh của Đức Chúa Trời, không chiếu đến họ. Vì chúng tôi không rao giảng chính mình, nhưng rao giảng Christ Giê-su là Chúa, và chính mình vì cớ Giê-su mà làm tôi mọi cho anh em. Vì Đức Chúa Trời là Đấng có phán: ‘Sự sáng phải từ sự tối tăm soi ra’, cũng đã soi vào lòng chúng tôi, để khiến tri thức về vinh hiển của Đức Chúa Trời ở nơi mặt Giê-su Christ sáng chói ra. Nhưng chúng tôi đựng của báu này trong bình đất, để tỏ ra quyền năng lớn lao vượt bực này là thuộc về Đức Chúa Trời, không phải từ chúng tôi” (2Côr. 4:3-7).

Những câu Kinh-thánh này cho chúng ta biết Sa-tan, tức là thần của đời này, đã làm mù tâm trí của kẻ vô tín, e rằng “sự sáng của Phúc-âm vinh hiển của Đấng Christ” sẽ chiếu trên họ. Kẻ thù sợ sự chiếu sáng của “Phúc-âm vinh hiển” của một Đấng Christ như vậy. “Phúc-âm vinh hiển của Đấng Christ” trong câu 4 tương đương với “tri thức về vinh hiển của Đức Chúa Trời” trong câu 6. “Của báu” đây là chính Đức Chúa Trời trong Đấng Christ chiếu rọi chính Ngài vào trong chúng ta là những bình chứa bằng đất.

Chúng ta đã thấy gia tể của Đức Chúa Trời và trọng tâm của gia tể Ngài. Chúng ta cũng đã nêu rõ điều chính yếu trong gia tể Đức Chúa Trời ấy là Đức Chúa Trời có ý định đem chính Ngài vào trong chúng ta. Ngài hành động để đem chính Ngài vào trong các phần khác nhau của chúng ta qua các Thân-vị khác nhau của Ngài. Nếu đọc Kinh-thánh một cách kỹ lưỡng, chúng ta sẽ ý thức được đây quả là điều chính yếu. Tôi có gánh nặng về điều này, thậm chí tôi có thể nói với các con cái Chúa hàng trăm, hàng ngàn lần rằng: trong toàn cõi vũ trụ, Đức Chúa Trời không có ý định gì khác hơn là đem chính Ngài vào trong con người.

Chúa tạo dựng con người với mục đích gì? Chỉ với mục đích để con người làm một chiếc bình chứa đựng Ngài. Tôi thích dùng từ ngữ “bình chứa” vì rõ hơn chữ “bình”. Chúng ta thấy rõ điều này trong Rô-ma 9:21, 23 và 2Cô-rin-tô 4:7, Chúa tạo nên chúng ta như những “bình chứa” của Ngài để chứa đựng Ngài. Chúng ta chỉ là những bình chứa trống không và Đức Chúa Trời có ý định trở thành nội dung duy nhất của chúng ta. Người ta cần chai để đựng nước uống và bóng đèn để chứa điện. Nếu nhìn các bình đựng nước và những bóng đèn điện, chúng ta sẽ thấy những vật chứa ngộ nghĩnh này là những vật dụng rất đặc biệt; chúng được chế tạo cho một công dụng đặc biệt. Loài người chúng ta cũng là những bình chứa đặc biệt vì chúng ta cũng được tạo nên với một mục đích riêng biệt. Một khi đã được chế tạo, bóng đèn phải chứa điện; nếu không chúng sẽ là vô nghĩa và vô dụng. Tương tự như thế, nếu những cái chai không chứa nước thì chúng cũng trở nên vô nghĩa. Loài người chúng ta đã được tạo nên để chứa đựng Đức Chúa Trời. Nếu chúng ta không chứa đựng Ngài và không nhận biết Ngài là nội dung của mình thì đó thật là một điều nghịch lý.

Dù học cao đến đâu, địa vị như thế nào, hay giàu có đến mức nào, cuộc đời chúng ta cũng vẫn vô nghĩa vì chúng ta được tạo nên để chứa đựng Đức Chúa Trời là nội dung duy nhất của chúng ta. Là những bình chứa, chúng ta phải tiếp nhận Đức Chúa Trời vào trong bản thể của mình. Mặc dầu những lời này có vẻ đơn giản, nhưng đây là những lời chính xác, cần thiết để làm sáng tỏ tư tưởng chính yếu của toàn bộ Kinh-thánh. Sự dạy dỗ cơ bản của toàn bộ Kinh-thánh đơn giản là như vầy: Đức Chúa Trời chính là nội dung và chúng ta là những bình chứa được tạo dựng để tiếp nhận nội dung này. Chúng ta phải chứa đựng Đức Chúa Trời và đầy dẫy Đức Chúa Trời.

CHA, CON, VÀ LINH

Để Đức Chúa Trời có thể đem chính Ngài vào trong chúng ta như nội dung của mình, Ngài phải hiện hữu trong ba Thân-vị. Chúng ta không bao giờ có thể hiểu biết một cách đầy đủ huyền nhiệm về ba Thân-vị của Đức Chúa Trời. Vài chỗ trong Kinh-thánh đã nói rõ Đức Chúa Trời là một Đức Chúa Trời duy nhất. 1 Cô-rin-tô 8:4, 6 và 1Ti-mô-thê 2:5 đã tuyên bố điều này. Nhưng trong chương đầu của Sáng-thế Ký, đại danh từ được dùng để chỉ Đức Chúa Trời không ở thể số ít “Ta” mà ở thể số nhiều “Chúng ta”.

Xin chúng ta cùng đọc Sáng-thế Ký 1:26 và 27. “Chúng ta hãy tạo nên loài người theo hình ảnh Chúng ta và giống như Chúng ta... Đức Chúa Trời tạo nên loài người theo hình ảnh của Ngài”. Câu 26 nói: “theo hình ảnh của Chúng ta” trong khi câu tiếp theo nói: “theo hình ảnh của Ngài”. Xin cho tôi biết Đức Chúa Trời là số ít hay số nhiều? Ai có thể giải thích được điều này? Chính Đức Chúa Trời dùng đại danh từ số nhiều để chỉ về mình: “Chúng ta hãy tạo nên loài người theo hình ảnh của Chúng ta”. Nếu anh em nói có nhiều hơn là một Đức Chúa Trời thì anh em là kẻ theo tà giáo vì Kinh-thánh nói chỉ có một Đức Chúa Trời. Trong cả vũ trụ này chỉ có một Đức Chúa Trời. Thế thì nếu chỉ có một Đức Chúa Trời, tại sao lại dùng đại danh từ số nhiều?

Tất cả những ai quen thuộc với tiếng Hê-bơ-rơ đều có thể cho chúng ta biết chữ “Đức Chúa Trời” trong Sáng-thế Ký chương 1 ở thể số nhiều. Chữ “Đức Chúa Trời” của câu Kinh- thánh đầu tiên trong tiếng Hê-bơ-rơ là Elohim, ở thể số nhiều: “Ban đầu, Đức Chúa Trời tạo nên...” Tuy nhiên, chữ “tạo nên” trong tiếng Hê-bơ-rơ là một vị ngữ ở thể số ít. Điều này rất lạ. Cấu trúc văn phạm của câu này là chủ từ số nhiều, nhưng động từ lại là số ít. Không ai có thể tranh luận về điều này vì nó được chứng minh trong tiếng Hê-bơ-rơ. Vậy, tôi xin hỏi: Đức Chúa Trời là một hay ba?

Xin chúng ta đọc Ê-sai 9:6. “Vì có một con trẻ sanh cho chúng ta, tức là một con trai ban cho chúng ta... Ngài sẽ được xưng là... Đức Chúa Trời Toàn Năng, là Cha đời đời”. Câu này không nói một con người toàn năng nhưng Đức Chúa Trời Toàn Năng. Một đứa bé được gọi là Đức Chúa Trời Toàn Năng. Tất cả các Cơ-đốc-nhân đều đồng ý với lời tiên tri trong câu này. “Con trẻ” được đề cập ở đây chỉ về một hài nhi được sinh ra trong máng cỏ tại Bết-lê-hem, là Đấng không những được gọi là Đức Chúa Trời Toàn Năng nhưng còn được gọi là Cha đời đời. Như một con trẻ sanh cho chúng ta, Ngài được gọi là Đức Chúa Trời Toàn Năng, và như một con trai ban cho chúng ta, Ngài được gọi là Cha Đời Đời (hay là Cha của cõi Vĩnh Cửu). Điều này rất lạ. Khi một đứa bé được gọi là Đức Chúa Trời Toàn Năng thì Ngài là một đứa bé hay là Đức Chúa Trời? Và khi một người con trai được gọi là Cha Đời Đời thì Ngài là Con hay là Cha? Dầu anh em cố gắng tìm hiểu, anh em vẫn không thể hiểu nổi. Anh em phải chấp nhận điều này như một sự kiện, trừ khi anh em không tin Kinh-thánh. Nếu anh em tin thẩm quyền của Kinh-thánh, anh em phải chấp nhận sự kiện này vì con trẻ ấy được gọi là Đức Chúa Trời Toàn Năng, nghĩa là con trẻ ấy là Đức Chúa Trời Toàn Năng; và vì Con được gọi là Cha, nghĩa là Con là Cha. Nếu con trẻ không phải là Đức Chúa Trời Toàn Năng, làm sao con trẻ ấy được gọi là Đức Chúa Trời Toàn Năng? Và nếu Con không phải là Cha, làm thế nào Con được gọi là Cha? Thế thì, chúng ta có bao nhiêu Đức Chúa Trời? Chúng ta chỉ có một Đức Chúa Trời vì cậu bé Giê-su là Đức Chúa Trời Toàn Năng và Con là Cha Đời Đời.

Hơn nữa, 2Cô-rin-tô 3:17 nói: “Chúa là Linh”. Theo sự hiểu biết của chúng ta thì ai là Chúa? Chúng ta đều đồng ý rằng Chúa là Chúa Giê-su Christ. Thế nhưng câu này nói Chúa là Linh. Vậy Linh là ai? Chúng ta phải chấp nhận rằng Linh là Thánh Linh. Vì thế, Con được gọi là Cha và Con là chính Chúa, cũng là Linh. Điều này có nghĩa Cha, Con và Linh là một. Chúng ta nhấn mạnh điểm này vì nhờ các Thân- vị khác nhau của Ngài mà Đức Chúa Trời mới có thể thi hành gia tể của Ngài. Nếu không có các Thân-vị khác biệt này, tức là Thân-vị của Cha, Thân-vị của Con và Thân-vị của Linh thì Đức Chúa Trời không bao giờ có thể đem chính mình Ngài vào trong chúng ta được.

Sách Ma-thi-ơ 28:19 nói: “Vậy, hãy đi, khiến muôn dân trở nên môn đồ Ta... làm báp-têm cho họ vào trong danh của Cha và của Con và của Thánh Linh”. Câu này không nói báp-têm họ vào trong danh của bất cứ một Thân-vị thần thượng nào và cũng không nói “trong các danh” nhưng trong “danh (số ít) của Cha và của Con và của Thánh Linh”. Vì sao chúng ta cần được báp-têm vào trong danh của Cha và của Con và của Linh? Hơn nữa, nếu so với nguyên văn Hy-lạp, chúng ta sẽ khám phá giới từ “trong” được dùng trong bản King James, đúng ra là giới từ “vào trong” (eis). Vì vậy, câu này phải viết là “báp-têm vào trong danh” chứ không phải “trong danh”. Chính từ ngữ này cũng được dùng trong Rô-ma 6:3. “... báp-têm vào trong Đấng Christ”, đây là cách dịch đúng đắn. Tất cả những điều này có ý nghĩa gì?

Tôi xin minh họa như thế này: nếu anh em mua một trái dưa hấu rồi anh em định ăn và tiêu hóa trái dưa này. Nói cách khác, anh em có ý định đưa trái dưa này vào trong mình. Điều này phải được thực hiện bằng cách nào? Trước hết, anh em mua một trái dưa; sau đó, anh em cắt nó ra từng miếng, kế đến, trước khi trái dưa này vào trong bao tử anh em, anh em phải nhai nó ra nước. Vậy, thứ tự là: trái dưa, miếng dưa và sau cùng là nước dưa. Có phải ba điều này cũng chỉ là một không? Tôi tin rằng đây là sự minh họa tốt nhất về Đấng Tam Nhất. Hầu hết các trái dưa hấu đều lớn hơn bao tử của anh em. Làm thế nào anh em có thể nuốt một trái dưa lớn như vậy trong khi miệng và cổ họng anh em lại quá nhỏ bé? Trước khi nó trở nên vừa vặn để anh em có thể ăn được, nó phải bị cắt thành nhiều miếng. Sau đó, khi anh em ăn, nó sẽ trở thành nước dưa. Thế thì các miếng dưa có phải là trái dưa không? Và nước dưa có phải là trái dưa không? Nếu chúng ta nói không thì chúng ta là những người không biết gì cả.

Cha được ví như trái dưa; Con như những miếng dưa và Linh như nước dưa. Bây giờ anh em đã thấy điều tôi muốn nói: Cha không những là Cha mà cũng là Con. Con không những là Con mà cũng là Linh. Nói cách khác, trái dưa này là những miếng dưa chúng ta ăn và cũng là nước dưa trong chúng ta. Sau khi chúng ta ăn xong thì trái dưa biến mất. Ban đầu trái dưa ở trên bàn nhưng sau khi ăn thì trái dưa ở trong cả gia đình.

Sách Phúc-âm Giăng đề cập đến Cha trong những chương đầu tiên; Con là sự biểu lộ của Cha được đề cập đến trong các chương tiếp theo và cuối cùng Linh được đề cập đến như hơi thở của Con trong chương 20 (câu 22). Chỉ một sách Phúc-âm này đề cập đến Cha, Con và Linh. Anh em hãy đọc hết 21 chương của sách Phúc-âm này. Trước hết, chúng ta đọc: “Ban đầu có Lời, Lời ở cùng Đức Chúa Trời và Lời là Đức Chúa Trời... Lời đã trở nên xác thịt, cư ngụ giữa chúng ta”. Lời này là chính Đức Chúa Trời, một ngày kia đã trở thành con người và ở giữa chúng ta, chưa phải ở trong chúng ta nhưng ở giữa vòng chúng ta. Rồi Ngài sống trên đất ba mươi ba năm rưỡi. Cuối cùng Ngài chết và đã sống lại. Điều này thật huyền nhiệm, lạ lùng và kỳ diệu; chúng ta không bao giờ thấu hiểu được. Vào buổi tối sau khi sống lại, Ngài đến với các môn đồ trong thân thể phục sinh. Mọi cánh cửa đều đóng nhưng Ngài đi vào phòng với thân thể của Ngài. Chúng ta không thể nào hiểu được điều này. Ngài đến một cách lạ lùng và huyền bí. Sau cùng Ngài thở vào trong các môn đồ và bảo họ nhận lãnh Thánh Linh. Chính hơi thở đó là Thánh Linh cũng giống như nước dưa từ trái dưa.

Tôi xin hỏi anh em, từ lúc đó, theo sách Giăng thì Chúa Giê-su ở đâu? Sau khi Ngài đến gặp các môn đồ, sách Phúc-âm này không đề cập đến việc Chúa Giê-su lên trời. Vậy thì Đấng Kỳ diệu này ở đâu vào cuối sách Phúc-âm Giăng? Cũng như trái dưa hấu ở trong chúng ta, Ngài ở trong các môn đồ qua Linh như hơi thở.

Gia tể của Đức Chúa Trời là đưa chính Ngài vào trong chúng ta nhờ ba Thân-vị của Ngài. Ba Thân-vị của Đức Chúa Trời Tam Nhất rất cần thiết cho chúng ta, vì nếu không có ba Thân-vị này, Đức Chúa Trời không bao giờ có thể được đem vào trong chúng ta cả. Điều này cũng giống như ví dụ về trái dưa hấu. Nếu trái dưa không bị cắt ra và được hấp thụ như nước dưa, trái dưa ấy không thể nào được đưa vào trong chúng ta. Đức Chúa Trời được đem vào trong chúng ta nhờ ba Thân-vị khác nhau của Ngài.

TÂM TRÍ, TẤM LÒNG VÀ HÌNH ẢNH

Bây giờ, chúng ta hãy trở lại với chính mình và xét xem, với tư cách là những bình chứa, chúng ta là gì? Đừng nghĩ rằng con người chúng ta rất đơn giản. Tôi tin chắc các bác sĩ y khoa có thể nói cho chúng ta biết cơ thể con người rất tinh vi và phức tạp. Con người không phải là một bình chứa đơn giản như một bình chứa nước; trái lại, con người gồm nhiều phần khác nhau. Vì vậy, chúng ta cần biết các phần khác nhau của con người cũng như ba Thân-vị của Đức Chúa Trời để đụng đến trọng tâm của gia tể Đức Chúa Trời. Gia tể của Đức Chúa Trời có liên hệ đến ba Thân-vị của Ngài, và trọng tâm của gia tể Đức Chúa Trời cũng liên hệ đến các phần khác nhau của chúng ta.

Phần lớn chúng ta đều biết lái xe hơi. Chúng ta không thể lái xe nếu không biết vài bộ phận của nó. Ít nhất chúng ta phải biết những bộ phận chính yếu để điều khiển xe chạy. Chẳng hạn chúng ta cần nhận dạng và định vị trí của những bộ phận như thắng, bộ phận sang số hay bộ phận làm nổ máy... Nếu chúng ta không biết các bộ phận này, chúng ta không thể lái xe được. Cũng vậy, muốn biết chúng ta chứa đựng Đức Chúa Trời bằng cách nào, chúng ta cần phải hiểu rõ những phần khác nhau của con người chúng ta.

Xin xem xét đoạn Kinh-thánh ngắn ngủi trong 2Cô-rin-tô chương 4, chúng ta tìm được bao nhiêu phần của con người? Trong câu 4, chúng ta thấy tâm trí, và trong câu 6 chúng ta thấy tấm lòng. Ít nhất có hai phần là tâm trí và tấm lòng được tìm thấy trong đoạn này. Có lẽ anh em là Cơ-đốc-nhân đã lâu năm và cho đến bây giờ anh em vẫn không biết sự khác biệt giữa tâm trí và tấm lòng. Chúng ta đọc thấy tâm trí có thể bị kẻ thù làm cho mù lòa và tấm lòng có thể được ánh sáng Chúa chiếu rọi. Chúa của đời này làm mù lòa tâm trí của người vô tín nhưng Chúa chiếu rọi ánh sáng của Ngài vào lòng của các tín đồ. Có lẽ anh em nghĩ mình hiểu rõ Lời Chúa chép ở đây nhưng chắc chưa bao giờ anh em nghĩ rằng đây chỉ về hai phần của con người.

Trước khi định nghĩa tâm trí và tấm lòng theo Kinh-thánh, chúng ta hãy dùng một máy hình để minh họa. Máy chụp hình được chế tạo để thâu hình một sự vật. Chụp một tấm hình nghĩa là đem một điều gì đó vào trong máy. Khi đến thăm Tô-ky-ô, tôi dùng máy chụp hình để đem thành phố Tô-ky-ô vào trong máy. Ý định của tôi là đem những hình ảnh bên ngoài vào trong máy.

Để đem một hình ảnh vào trong máy tôi cần những gì? Có ba điều cần thiết nhất: ống kính bên ngoài, phim bên trong và ánh sáng. Với ba điều này, một sự vật có thể được đưa vào trong máy. Vài năm trước, khi đi du lịch trên xe lửa, tôi chụp vài tấm hình. Sau khi rửa phim, tôi thấy nhiều tấm bị trắng xóa. Tại sao vậy? Ấy là vì trong lúc vội vã, tôi quên mở nắp ống kính. Ống kính bị nắp che kín.

Lắm lúc, khi thấy một người chưa tin đang nghe một bài truyền giảng Phúc-âm rất tốt, chúng ta nghĩ: “Ồ, tối nay chắc chắn người này sẽ được cứu”. Nhưng cuối cùng, anh ấy vẫn không nhận được gì. Kẻ thù đã làm mù lòa tâm trí anh. Tâm trí là cơ quan dùng để hiểu biết nhưng Sa-tan đã làm mù tối sự hiểu biết của thính giả này. Dầu bài giảng có hay đến đâu và dầu anh ấy có nghe nhiều bao nhiêu, sự hiểu biết của anh đã bị mù tối hay đã bị che khuất rồi. Kết quả là tâm trí anh vẫn trống rỗng, không một điều gì có thể vào trong anh được.

Ba mươi năm về trước, một ngày kia anh Nghê Thác Thanh đang giảng Phúc-âm. Anh nói với người ta rằng Đức Chúa Trời không có ý định bảo con người phải làm lành. Việc lành không có ý nghĩa gì đối với Ngài. Anh Nghê nhấn mạnh rất nhiều đến điểm này làm cho vấn đề trở nên rõ ràng, sáng tỏ. Có một anh em đem bạn mình đến buổi nhóm và thỉnh thoảng quay qua nhìn bạn trong suốt bài giảng. Anh thấy người bạn mình luôn gật đầu một cách tích cực dường như rất hiểu lời chia sẻ. Anh mừng lắm, nghĩ rằng bạn mình đang chăm chú nghe và tiếp nhận tất cả lời giảng. Thế rồi anh em biết điều gì đã xảy ra không? Sau bài giảng, anh em ấy hỏi bạn mình: “Anh nghĩ gì về bài giảng vừa nghe?” Người bạn đáp: “Dạ, mọi tôn giáo đều khuyến khích người ta làm lành”. Tuy nhiên trong bài chia sẻ, anh Nghê đã nhấn mạnh Chúa không có ý định đòi hỏi người ta làm lành. Câu trả lời của người ấy cho thấy sự hiểu biết của anh đã bị kẻ thù làm cho mù tối. Nhiều khi rao giảng Phúc-âm, chúng ta cần cầu xin Đức Chúa Trời cột trói thần của đời này, trói buộc công việc làm mù mắt người nghe của hắn. Điều này đơn giản có nghĩa là mở nắp ống kính của máy ảnh vậy.

Sau khi mở nắp ống kính, chúng ta cần loại phim thích hợp. Nếu không dùng đúng loại phim, dầu tình trạng ống kính tốt, chúng ta cũng không chụp hình được. Cuộn phim minh họa về tấm lòng của chúng ta. Tâm trí giống như ống kính, và tấm lòng giống như cuộn phim. Vì thế lòng của chúng ta phải được điều chỉnh một cách đúng đắn. Chúng ta cần ống kính và chúng ta cũng cần cuộn phim. Chúng ta cần đầu óc để hiểu biết và cũng cần tấm lòng để tiếp nhận. Tấm lòng của chúng ta phải tinh khiết, trong sạch, đúng đắn và được điều chỉnh.

Tuy nhiên, dầu chúng ta đã có ống kính và cuộn phim, chúng ta còn cần phải có ánh sáng nữa. Chúng ta cần ánh sáng để chiếu qua ống kính và chiếu trên cuộn phim. Ánh sáng thần thượng của vinh quang Đức Chúa Trời chiếu trên chúng ta để ban cho chúng ta hình ảnh của Đấng Christ. Chính hình ảnh của Đấng Christ là của báu chứa trong các bình đất. Qua sự minh họa này, chúng ta có thể biết cách xử lý tâm trí và điều chỉnh tấm lòng mình. Điều này giống như cái máy ảnh: chúng ta phải biết cách điều chỉnh ống kính và sử dụng cuộn phim. Nếu không biết cách sử dụng ống kính và cuộn phim, chúng ta không bao giờ có được một tấm hình đẹp đẽ đúng mức.

Kinh nghiệm thuộc linh cũng giống như việc chụp hình. Chúng ta là những chiếc máy ảnh, chúng ta phải biết cách sử dụng máy ảnh để tiếp nhận hình ảnh của Đức Chúa Trời trong Đấng Christ. Thật đáng tiếc vì rất nhiều Cơ-đốc-nhân không biết cách điều khiển tâm trí và tấm lòng mình. Thật ra họ không biết mình là những chiếc máy ảnh.

Nói một cách chính xác, Đạo của Đấng Christ không phải là một tôn giáo dạy người ta phải làm điều này hay điều kia. Đạo của Đấng Christ chỉ là chính Đấng Christ, là Đấng hằng sống, được đưa vào trong chúng ta. Ngài chính là đối tượng, là hình ảnh và chúng ta là máy ảnh. Là đối tượng, Ngài phải được đem vào trong chúng ta bằng ánh sáng thần thượng chiếu qua ống kính và chiếu lên phim. Hằng ngày, hằng giây phút, chúng ta cần ánh sáng thần thượng chiếu sáng hình ảnh của Đấng Christ qua sự hiểu biết của tâm trí để chúng ta tiếp nhận Ngài vào lòng mình. Vì thế chúng ta cần biết cách điều chỉnh tâm trí và tấm lòng.

Kinh nghiệm thuộc linh là gì? Đó là hình ảnh của Đấng Christ được đem vào trong chúng ta, là những máy ảnh và được in lên phim thuộc linh của chúng ta. Đối với một số Cơ-đốc-nhân, ống kính của họ hầu như luôn luôn bị đậy nắp lại và phim của họ bị lắp trật. Nếu nhìn được vào cuộn phim của họ, chúng ta sẽ không thấy hình ảnh nào cả. Mỗi một tấm hình của cả cuộn phim đều trắng xóa vì không có kinh nghiệm gì về Đấng Christ. Nhưng nếu sứ đồ Phao-lô đến, chúng ta mở máy ảnh của ông và lấy cuộn phim ra, chúng ta sẽ thấy mỗi tấm hình là một bức ảnh đầy dẫy Đấng Christ. Mọi sự đều tùy thuộc vào cách chúng ta điều chỉnh ống kính và lắp ráp cuộn phim, nghĩa là tùy thuộc vào việc chúng ta xử lý tâm trí và điều chỉnh tấm lòng mình đến mức nào. Nếu chúng ta thực hiện điều đó tốt, bất cứ khi nào ánh sáng thần thượng chiếu trên chúng ta, hình ảnh của Đấng Christ sẽ chiếu vào trong chúng ta. Chúng ta sẽ có một bức ảnh tuyệt đẹp của Đấng Christ. Đây là trọng tâm của gia tể Đức Chúa Trời.

Bây giờ chúng ta đã biết tầm quan trọng của việc học hỏi các phần khác nhau của con người chúng ta. Chúng ta được tạo nên để chứa đựng Đức Chúa Trời trong mỗi một phần của mình. Chúng ta phải tiếp tục học biết tất cả những phần này, không những chỉ có tâm trí và tấm lòng. Trong chương tiếp theo, chúng ta sẽ xem xét cách chi tiết tất cả các phần và sau đó, tìm hiểu cách hoạt động của những phần ấy và cách điều chỉnh chúng.

 

CHƯƠNG SÁU

 

 

 

PHẦN BÊN TRONG VÀ PHẦN ẨN GIẤU

Bây giờ chúng ta hãy tiếp tục xem xét các chi tiết về cái bình chứa của Chúa. Trong chương trước chúng ta đã thấy rằng chúng ta được dựng nên với mục đích làm những bình chứa để chứa đựng chính Đức Chúa Trời là nội dung của chúng ta. Vì mục đích này, Đức Chúa Trời đã sáng tạo chúng ta gồm có nhiều phần. Xin đừng nghĩ rằng từ ngữ “phần” do tôi đặt ra. Đức Chúa Trời phán trong sách Giê-rê-mi 31:33 rằng: “Ta sẽ đặt luật pháp Ta trong các phần bên trong của chúng nó”. Các phần bên trong ở trong hồn của chúng ta; đó không phải là các chi thể bên ngoài của thân thể chúng ta. Đức Chúa Trời cũng phán rằng Ngài sẽ viết luật pháp Ngài vào trong lòng chúng ta. Thế thì các phần bên trong là gì và tấm lòng của chúng ta là gì?

Nếu so sánh Giê-rê-mi 31:33 với lời trích trong Hê-bơ-rơ 8:10: “Ta sẽ để luật pháp Ta trong trí họ”, chúng ta sẽ thấy một sự khác biệt nhỏ nhưng lại rất quan trọng. Giê-rê-mi nói rằng: “vào các phần bề trong” (theo bản tiếng Anh King James) nhưng Hê-bơ-rơ lại chép rằng: “vào trong trí họ”. Sự so sánh này chứng tỏ rằng tâm trí là một trong các phần bên trong.

Từ ngữ “các phần bên trong” được dùng trong Kinh-thánh vài lần. Chẳng hạn như Thi-thiên 51:6: “Nầy, Chúa muốn sự chân thật nơi bề trong”. Các phần bên trong phải có sự chân thật. Ngoài các phần bên trong ra còn có một phần nữa mà trong Thi-thiên gọi là “phần ẩn giấu”, “Chúa sẽ làm cho tôi được biết sự khôn ngoan trong nơi bí mật (ẩn giấu) của lòng tôi”. Lẽ thật ở các phần bên trong, còn sự thông sáng ở trong nơi ẩn giấu. Chúng ta cần phải tìm hiểu “các phần bên trong” và “phần ẩn giấu” là gì.

BA PHẦN CỦA CON NGƯỜI — LINH, HỒN, THÂN

Chúng tôi sắp đề cập đến những phân đoạn Kinh-thánh rất quen thuộc. 1Tê-sa-lô-ni-ca 5:23 là một câu Kinh-thánh cho thấy chúng ta có ba phần: linh, hồn và thân. Chúng ta có thể minh họa điều này bằng ba vòng tròn đồng tâm.

Hê-bơ-rơ 4:12 cũng đề cập đến linh và hồn và sự phân chia hai phần này. Nếu chúng ta muốn biết Đấng Christ và bước vào trong Ngài như một miền đất tốt lành và là sự yên nghỉ thì chúng ta phải phân biệt linh với hồn. Linh là nơi Đấng Christ ngự trong chúng ta, vì thế, nếu chúng ta muốn biết Đấng Christ cách thực nghiệm, chúng ta phải phân biệt nhân linh với hồn mình. Câu Kinh-thánh này đề cập đến sự khác nhau không những giữa linh với hồn, mà còn giữa khớp với tủy của thân thể và giữa tư tưởng với ý định của tấm lòng. Lời hằng sống của Đức Chúa Trời biện biệt tất cả những điều này. Điều này chứng tỏ nếu chúng ta muốn biết Chúa một cách thật sự và thực tiễn, chúng ta phải phân biệt tất cả các phần này. Tư tưởng và ý định của tấm lòng là gì? Và tấm lòng gồm có bao nhiêu phần?

Trong Lu-ca 1:46-47, hồn và linh lại được phân biệt rõ ràng.

Phi-líp 1:27 nói rằng chúng ta phải đồng một linh — không phải là Thánh Linh, nhưng là nhân linh và đồng một hồn. (Trong bản dịch King James chữ “đồng một hồn” được dịch là “đồng một tâm trí”). Một lần nữa câu này cho thấy sự khác biệt giữa linh và hồn.

Cuối cùng, Mác 12:30 chép rằng “Ngươi hãy hết lòng, hết hồn, hết tâm trí, hết sức mà thương yêu Chúa là Đức Chúa Trời ngươi”. Đây là 4 phần khác nhau: lòng, hồn, trí, sức. Nếu ráp các câu này lại với nhau, chúng ta sẽ thấy rằng ngoài nhiều phần của thân thể, bên trong chúng ta còn có một số phần khác nhau.

1Tê-sa-lô-ni-ca 5:23 cho thấy chúng ta là linh, hồn và thân thể và Thi-thiên 51 bày tỏ các phần bên trong và phần ẩn giấu. Các phần bên trong là các phần của hồn được chứng minh bằng cách so sánh Hêb. 8:10 với Giê-rê-mi 31:33; trong Giê-rê-mi 31:33 “tâm trí” được dùng thay thế cho “các phần bên trong”. Cũng như các phần bên trong phải là các phần của hồn, phần ẩn giấu phải là linh. Trong tất cả các phần của chúng ta, linh là phần ẩn giấu sâu hơn hết trong chúng ta. Phần ẩn giấu nhất này không những là phần ẩn giấu trong thân thể mà còn là phần ẩn giấu trong hồn. Như vậy chúng ta có phần bên ngoài là thân thể, phần bên trong là phần hồn và phần ẩn giấu là linh.

BA PHẦN CỦA HỒN — TÂM TRÍ, Ý CHÍ, TÌNH CẢM

Hồn có ba phần và linh có ba phần. Chúng ta phải khám phá ra ba phần của hồn và ba phần của linh là gì. Hơn nữa, chúng ta cũng phải định nghĩa tấm lòng là gì. 1Tê-sa-lô-ni-ca 5:23 cho thấy chúng ta là một hữu thể gồm ba phần — linh, hồn và thân nhưng không đề cập đến tấm lòng. Tấm lòng là gì và làm thế nào chúng ta có thể liên hệ tấm lòng với các phần bên trong và phần ẩn giấu?

Lời Chúa chứng minh rõ ràng và xác quyết rằng hồn gồm có ba phần — tâm trí, ý chí và tình cảm. Phần tô đậm của hình vẽ dưới đây minh họa các phần của hồn.

Châm-ngôn 2:10 gợi ý phần hồn cần sự hiểu biết. Xin cũng chú ý Châm-ngôn 19:2 và 24:14. Vì hiểu biết là một chức năng của tâm trí nên điều này chứng tỏ tâm trí là một phần của hồn. Cả ba câu này trích từ sách Châm-ngôn cho chúng ta biết chúng ta cần có sự hiểu biết trong hồn. Rồi Thi-thiên 139:14 nói rằng hồn biết. Biết là một điều thuộc tâm trí, một lần nữa câu này chứng tỏ tâm trí là một phần của hồn. Thi-thiên 13:2 nói rằng hồn xem xét, hay khuyên lơn là những điều liên hệ đến tâm trí. Ca-thương 3:20 cho thấy trí nhớ thuộc về hồn, có nghĩa là hồn có thể ghi nhớ các sự việc. Từ những câu này chúng ta có thể thấy một phần trong hồn có khả năng biết, xem xét và ghi nhớ. Phần này được gọi là tâm trí.

Phần thứ nhì của hồn là ý chí. Gióp 7:15 nói rằng hồn chọn lựa. Chọn lựa điều gì là một quyết định được thực hiện bởi hoạt động của ý chí. Điều này chứng tỏ ý chí phải là một phần của hồn. Gióp 6:7 nói rằng hồn từ khước. Chọn lựa hay từ khước đều là những chức năng của ý chí. 1 Sử Ký 22:19 nói rằng: “Hãy hết lòng (hết hồn) hết ý tìm cầu (để hồn tìm kiếm)”. Giống như chúng ta tập trung tâm trí để suy nghĩ, chúng ta tập trung phần hồn chúng ta để tìm kiếm. Dĩ nhiên là phần hồn cũng quyết định nữa, điều này chứng tỏ ý chí phải là một phần của hồn. Kế đó Dân-số Ký chương 30 đề cập mười lần đến nhóm chữ trói hồn người. Đọc chương này chúng ta hiểu “trói hồn lại” tức là quyết định. Nhóm chữ ấy liên hệ đến một lời thề nguyện với Chúa. Quyết định trói buộc hồn mình lại là thề nguyện với Chúa. Vì thế, điều này chứng tỏ ý chí phải là một phần của hồn.

Thi-thiên 27:12, 41:2 và Ê-xê-chi-ên 16:27 dịch chữ “hồn” từ tiếng Hê-bơ-rơ ra chữý chí. Tác giả Thi-thiên cầu nguyện “Chớ phó tôi cho ý muốn kẻ cừu địch tôi”. Trong nguyên bản có nghĩa là: “Chớ phó tôi cho hồn kẻ cừu địch tôi”. Điều này chứng tỏ rõ ràng ý chí phải là một phần của hồn.

Tình cảm là phần thứ ba của hồn. Tình cảm có nhiều khía cạnh chẳng hạn như yêu thương, căm ghét, vui mừng, buồn rầu v.v... Đây là những biểu lộ của tình cảm. Các phần tham khảo của chữ yêu thương được tìm thấy trong 1 Sa-mu-ên 18:1, Nhã-ca 1:7, và Thi-thiên 42:1. Những câu này cho thấy rằng tình yêu là một điều thuộc về hồn, vì thế, chứng tỏ rằng trong hồn có một cơ quan hay chức năng về tình cảm. Vềsự căm ghét, xin xem 2 Sa-mu-ên 5:8, Thi-thiên 107:18 và Ê-xê-chi-ên 36:5. Những câu này cho thấy sự căm ghét là một phần của hồn. Bởi vì căm ghét là một sự biểu lộ của tình cảm, những câu này cũng chứng tỏ tình cảm phải là một phần của hồn. Bản Amer i can Stan dard Ver sion dịch câu Ê-xê-chi-ên 36:5 rõ hơn, vì sử dụng nhóm chữ “de spite of soul” có nghĩa là sự không thích hay căm ghét của hồn. Sự vui mừng, tức là một yếu tố của tình cảm, cũng là một phần của hồn được tìm thấy trong Ê-sai 61:10 và một lần nữa Thi-thiên 86:4 chứng tỏ tình cảm là một phần của hồn. Kế đó là sự buồn rầu, được nói đến trong 1 Sa-mu-ên 30:6 và Các quan xét 10:16. Sự buồn rầu là một biểu lộ khác của hồn. Một điều khác nữa là ước muốn trong 1 Sa-mu-ên 20:4, Phục-truyền. 14:26, Ê-xê-chi-ên 24:25 và Giê-rê-mi 44:14, ý nghĩa của Ê-xê-chi-ên 24:25 và Giê-rê-mi 44:14 được xác định khi bản dịch Amer i can Stan dard Ver sion được đối chiếu với bộ Kinh-thánh Phù-dẫn của Young hoặc Strong. Những câu này cho thấy ước muốn, tức là một yếu tố của tình cảm, thuộc về lãnh vực của hồn.

Những câu trên là nền tảng chứng minh ba phần của hồn: tâm trí, ý chí và tình cảm. Trong Kinh-thánh người ta khó tìm được phần nào khác nữa của hồn, bởi vì ba phần này bao gồm tất cả những chức năng của hồn. Tâm trí là phần dẫn đầu, tiếp theo là ý chí và tình cảm. Những câu này bày tỏ rõ ràng nhất về ba phần của hồn.

BA PHẦN CỦA LINH: 
LƯƠNG TÂM, TƯƠNG GIAO, TRỰC GIÁC

Thật đáng chú ý khi nhận thấy rằng: có ba Thân-vị của Đức Chúa Trời Tam Nhất, có ba phần trong bản thể con người, có ba phần bên trong hồn và ba phần bên trong linh. Tất cả đều có ba phần. Kinh-thánh cũng bày tỏ ba phần trong đền tạm là nhà của Đức Chúa Trời. Số ba là con số căn bản. Ngay cả tàu của Nô-ê cũng có ba tầng. Số ba được dùng nhiều lần trong đền thờ. Chẳng hạn như chiều rộng của tấm ván là một cúp-bít rưỡi. Khi hai tấm ván nối lại thành một cặp, chiều rộng tổng cộng sẽ là ba cúp-bít. Điều này có nghĩa rằng số ba là một đơn vị trọn vẹn.

Vì thế, linh là một đơn vị hoàn hảo, bao gồm ba phần hay ba chức năng: lương tâm, tương giao và trực giác. Vùng tô đậm của hình vẽ phía dưới minh họa các phần của linh.

Lương tâm là một phần dễ hiểu. Chúng ta đều quen thuộc

với lương tâm. Nhận thức đúng sai là một chức năng của lương tâm. Buộc tội hay bào chữa là một chức năng khác của lương tâm. Sự tương giao cũng dễ hiểu. Sự tương giao là sự thông công giữa chúng ta với Chúa. Trong linh chúng ta, chức năng ấy làm cho chúng ta có thể tiếp xúc với Đức Chúa Trời. Nói một cách đơn giản, sự tương giao là sự “đụng chạm” Đức Chúa Trời. Nhưng muốn hiểu về trực giác thì không phải dễ. Trực giác nghĩa là cảm nhận hay nhận biết trực tiếp. Trong linh chúng ta có một cảm nhận trực tiếp mà không bị ảnh hưởng bởi lý luận, hoàn cảnh, hay bối cảnh. Đó là một cảm nhận ngoài lý luận, một cảm nhận không “hợp lý”. Đây là cảm nhận trực tiếp của Đức Chúa Trời và sự hiểu biết trực tiếp từ Chúa. Chức năng này là điều mà chúng ta gọi là trực giác của linh. Vì thế chúng ta biết được linh qua chức năng của lương tâm, sự tương giao, và trực giác.

Nhưng các phần ở trong linh con người phải được chứng minh bằng Kinh-thánh. Trước hết, lương tâm được tìm thấy trong Rô-ma 9:1: “lương tâm tôi cảm Thánh Linh làm chứng cho tôi rằng”. Bằng cách so sánh Rô-ma 9:1 với Rô-ma 8:16 chúng ta xác định được lương tâm ở trong nhân linh. Một mặt, Thánh Linh làm chứng với linh chúng ta. Mặt khác, lương tâm làm chứng với Thánh Linh. Điều này chứng tỏ rằng lương tâm phải là chức năng của linh chúng ta. Trong 1Côr. 5:3, sứ đồ Phao-lô nói rằng ông phán đoán một tội nhân trong linh mình. Phán xét có nghĩa là lên án hay bào chữa, là những hoạt động của lương tâm. Nhưng vị sứ đồ nói rằng, tôi phán xét trong linh của tôi. Điều này xác quyết rằng buộc tội hay bào chữa là chức năng trong linh, như thế lương tâm ở trong linh. Thi-thiên 51:10 nói về: “linh ngay thẳng ở trong tôi”, tức là một linh đúng đắn. Biết được những điều phải quấy có liên hệ đến lương tâm và vì vậy câu này cũng chứng minh lương tâm ở trong linh. Thi-thiên 34:18 đề cập đến “một linh thống hối”. Thống hối có nghĩa là chúng ta nhận biết được mình sai lầm. Nói một cách khác, chúng ta buộc tội và lên án chính mình, đây cũng là một chức năng của lương tâm. “Linh thống hối” cho thấy lương tâm có liên hệ đến linh. Phục-truyền Luật-lệ Ký 2:30 nói rằng: “làm cứng cỏi linh ông ta” có nghĩa là lương tâm bị chai lì. Linh bị cứng cỏi có nghĩa là một tình trạng không quan tâm đến lương tâm. Khi chúng ta gạt bỏ cảm giác trong lương tâm, chúng ta trở nên cứng cỏi trong linh. Những câu này cho chúng ta một nền tảng vững chắc nhất minh chứng sự kiện chức năng của lương tâm ở trong linh của con người.

Chúng ta hãy tiếp tục tìm kiếm nền tảng Kinh-thánh về sự tương giao. Trước hết, Giăng 4:24 dạy chúng ta phải thờ phượng Đức Chúa Trời trong linh mình. Sự thờ phượng Đức Chúa Trời đòi hỏi chúng ta phải thờ phượng trong linh mình. Thờ phượng Đức Chúa Trời là tiếp xúc với Đức Chúa Trời và tương giao với Ngài. Câu này chứng tỏ chức năng của sự thờ phượng và tương giao là những chức năng trong linh chúng ta. Trong Rô-ma 1:9 sứ đồ Phao-lô nói: “Đức Chúa Trời là Đấng tôi lấy linh tôi mà hầu việc”. Hầu việc Đức Chúa Trời là một hình thức tương giao với Ngài. Vì thế điều này chứng tỏ rằng cơ quan để tương giao cũng ở trong linh chúng ta. Chúng ta cũng nên thêm vào Rô-ma

7:6: “chúng tôi hầu việc trong sự tươi mới của linh”. Nói một cách khác, hầu việc là sự tương giao thiết yếu với Chúa trong linh chúng ta.

Chúng ta cũng hãy xem xét Ê-phê-sô 6:18. Bản song ngữ Hy-Anh dịch câu này là: “cầu nguyện luôn trong linh”. Không có mạo từ trước chữ “linh” và chữ “linh” này không được viết hoa nên không có nghĩa là Thánh Linh, mà là nhân linh của chúng ta. Cầu nguyện có nghĩa là tương giao với Đức Chúa Trời. Thế thì cầu nguyện trong linh bày tỏ rằng tương giao với Đức Chúa Trời là vấn đề trong linh chúng ta. Lu-ca 1:47 nói rằng: “linh tôi được hớn hở trong Đức Chúa Trời”. Điều nầy chứng tỏ linh con người đã tiếp xúc Chúa. Một lần nữa sự tương giao với Đức Chúa Trời là một chức năng của linh. Kế đến Rô-ma 8:16 nói rằng: “Thánh Linh làm chứng với linh chúng ta”. Câu này rất sáng tỏ vì nêu lên rằng sự tương giao với Đức Chúa Trời là điều diễn ra trong linh chúng ta và trong Linh của Đức Chúa Trời. 1 Cô-rin-tô 6:17 nói: “Còn ai liên hiệp với Chúa thì đồng một linh với Ngài”. Sự tương giao thực sự có nghĩa là chúng ta trở nên một linh với Chúa. Sự tương giao này ở trong linh. Tất cả những câu này đủ chứng minh rằng chức năng của sự tương giao là ở trong nhân linh của chúng ta.

Còn về trực giác thì sao? Mặc dầu khó tìm được nền tảng Kinh-thánh cho chức năng này nhưng chúng ta vẫn có vài câu Kinh-thánh. 1 Cô-rin-tô 2:11 nói rằng linh con người có thể biết những điều mà hồn không thể biết. Linh chúng ta có thể phân biệt điều mà hồn không thể phân biệt. Điều này chứng tỏ rằng linh chúng ta có một điều gì đó mà hồn không có. Hồn chúng ta chỉ biết được sự việc qua lý luận và kinh nghiệm trong hoàn cảnh thực tế, nhưng nhân linh có thể nhận biết các sự việc mà không cần đến những điều này. Cảm nhận trực tiếp ấy chứng tỏ trực giác ở trong linh của chúng ta. Kế đến Mác 2:8 nói rằng: “trong linh Giê-su biết rõ rằng”. Mác 8:12 nói rằng: “Ngài than dài, trong linh”, Giăng 11:33: “than thở trong linh”. Nhận biết, thở dài, than thở, đến từ một cảm nhận trực tiếp của sự suy xét, không phụ thuộc vào lý trí. Chúng ta gọi phần này là trực giác, chức năng thứ ba của linh.

Bây giờ chúng ta đã có nền tảng Kinh-thánh cho sáu phần này: ba phần thuộc hồn và ba phần thuộc linh.

 

BỐN PHẦN CỦA TẤM LÒNG: 
TÂM TRÍ, Ý CHÍ, TÌNH CẢM, LƯƠNG TÂM

Như vậy thì tấm lòng là gì? Tấm lòng không phải là một phần riêng biệt để phụ thêm vào phần hồn hay linh nhưng là sự kết hợp của tất cả các phần của hồn và phần đầu tiên của linh. Vậy, tấm lòng bao gồm tâm trí, ý chí, tình cảm và cộng thêm một phần của linh là lương tâm. Vùng tô đậm trong hình vẽ dưới đây minh họa các phần cấu tạo tấm lòng.

Con người không có hơn ba phần chính trong cả bản thể mình. Là một con người chúng ta có thân, hồn và linh. Chúng ta không có phần thứ tư và riêng rẽ nào gọi là tấm lòng.

Bây giờ chúng ta cần phải xác định rằng tâm trí, phần đầu tiên của hồn, là một phần của tấm lòng. Ma-thi-ơ 9:4 nói rằng: “Suy nghĩ... trong lòng các ngươi?” Vì thế, người ta có thể suy nghĩ trong lòng. Sự suy nghĩ diễn ra trong tâm trí, điều ấy chứng tỏ tâm trí là một phần của tấm lòng. Sáng-thế Ký 6:5 chép: “ý tưởng của lòng họ”. Các tư tưởng thuộc về tâm trí nhưng Sáng-thế Ký

6:5 nói về tư tưởng của tấm lòng. Điều ấy cũng được tìm thấy trong Hê-bơ-rơ 4:12 “tư tưởng... của lòng”. Ba khúc Kinh-thánh này là bằng cớ hùng hồn chứng tỏ tâm trí, một cơ quan của hồn, là một phần của tấm lòng.

Ý chí được tìm thấy trong Công-vụ 11:23: “ý định trong lòng” hay là “mục đích trong tấm lòng”. Mục đích hay ý định là chức năng của ý chí nhưng trong sách Công-vụ lại là một điều thuộc về tấm lòng. Hêb. 4:12 nói về “ý định của lòng”. Ý định tương ứng với mục đích là những điều thuộc về ý chí. Một lần nữa, điều này chứng tỏ ý chí là một phần của tấm lòng. Còn có những câu Kinh-thánh khác nữa nhưng hai câu này là đủ rồi. Tiêu chuẩn Kinh-thánh chỉ đòi hỏi hai chứng cớ.

Tình cảm được tìm thấy trong Giăng 16:22: “lòng các ngươi sẽ vui mừng”. Vui mừng là một tình cảm nhưng ở đây Chúa nói về một tấm lòng mừng rỡ. Vì thế điều này xác quyết tình cảm cũng là một phần của tấm lòng. Trong chính đoạn này Chúa nói: “lòng các ngươi đầy lo buồn” (câu 6). Sự buồn rầu cũng là một loại tình cảm. Vì thế hai câu Kinh-thánh này chứng tỏ tình cảm là một phần của tấm lòng.

Về lương tâm, Hê-bơ-rơ 10:22 nói rằng: “lòng được rảy khỏi lương tâm xấu”. Vì thế, chúng ta thấy lương tâm liên quan rất nhiều đến tấm lòng. Nếu chúng ta muốn có tấm lòng tinh khiết, chúng ta phải có một lương tâm không bị buộc tội. Lương tâm chúng ta phải được rưới sạch để có được tấm lòng tinh khiết. Vì thế, không nghi ngờ gì nữa, lương tâm là một phần của tấm lòng. 1Giăng 3:20 nói rằng “lòng chúng ta cáo trách”. Cáo trách hay lên án là một chức năng của lương tâm. Vì thế hai câu này chứng tỏ lương tâm cũng là một phần của tấm lòng.

Nền tảng Kinh-thánh đã chứng minh tấm lòng gồm tất cả các phần của hồn và phần đầu tiên của linh kết hợp lại với nhau. Bốn phần ấy là tâm trí, ý chí, tình cảm và lương tâm.

 

Witness Lee

 

 

 
Chúa Jesus phán cùng họ rằng: Mùa gặt thì lớn song con gặt thì ít. Vậy, hãy cầu nguyện Chúa mùa gặt sai con gặt đi vào mùa của Ngài".

Luke 10: 2