amoxicillin cost without insurance
amoxil without prescription
read here amoxicillin price without prescription
buy amoxicillin online
amoxicillin without insurance
read SỰ CHÍNH THỐNG CỦA HỘI THÁNH
MỤC LỤC
Lời Tựa
1. Lời Giới Thiệu
2. Hội-Thánh tại Ê-phê-sô
3. Hội-Thánh tại Si-miệc-nơ
4. Hội-Thánh tại Bẹt-găm
5. Hội-Thánh tại Thi-a-ti-rơ
6. Hội-Thánh tại Sạt-đe
7. Hội-Thánh tại Phi-la-đen-phi
8. Hội-Thánh tại Lao-đi-xê
9. Kết Luận
LỜI TỰA
Tôi chưa từng gặp một đầy tớ nào của Chúa quân bình như anh Watchman Nee (Nghê Thác Thanh). Anh có sự sống phong phú và cũng giàu tri thức. Anh hiểu biết Chúa và yêu Ngài cũng như hiểu biết và yêu mến Kinh Thánh. Anh biết Đấng Christ và cũng biết về hội-thánh. Anh [sống] vì Christ và vì hội-thánh. Vì thế, chức vụ của anh luôn luôn quân bình trong cả hai phương diện: thuộc linh và thực tiễn. Những tác phẩm như “Nếp Sống Cơ-đốc Bình Thường”, “Ngồi, Đi, Đứng”, “Người Này Sẽ Làm Gì?”, “Người Thuộc Linh”, “Sự Giải Phóng Linh”, “Nhã-Ca”, “Đừng Yêu Thế Gian”, “Đức Chúa Trời Của Áp-ra-ham, Y-sác Và Gia-cốp”, “Hội-Thánh Vinh Hiển”, và nhiều sách khác chưa được dịch sang tiếng Anh, bao gồm những sứ điệp do anh rao giảng về phương diện thuộc linh. Về phương diện thực tiễn thì có Đời Sống Nhóm Họp (những sứ điệp được giảng và xuất bản năm 1934), Nếp Sống Hội-Thánh Cơ-đốc Bình Thường (những sứ điệp được giảng năm 1937 và xuất bản năm 1938), Sự Chính Thống Của Hội-Thánh (được giảng và xuất bản năm 1945), Bàn Sâu Hơn Về Nếp Sống Hội-Thánh (những sứ điệp được giảng và xuất bản trong khoảng thời gian 1948-1951), Những Công Việc Của Hội-Thánh (sứ điệp được giảng năm 1948 và xuất bản năm 1949, 1950). Các sứ điệp về phương diện thuộc linh chủ yếu bàn đến những vấn đề thuộc về sự sống thuộc linh, trong khi các sứ điệp về phương diện thực tiễn hoàn toàn nói đến sự thực hành nếp sống hội-thánh; tức là đường lối để thực hành nếp sống hội-thánh. Tất nhiên sự sống thuộc linh rất quan trọng nhưng chúng ta cũng cần có sự thực hành nếp sống hội-thánh. Hầu hết các Cơ-đốc nhân đều chú ý nhiều về sự sống thuộc linh, nhưng lại bỏ qua sự thực hành của hội-thánh. Một số giáo sư Cơ-đốc rất chú trọng đến sự sống thuộc linh nhưng lại chống đối việc thực hành nếp sống hội-thánh. Tuy nhiên, anh Nee lại rất quân bình trong cả hai phương diện trên. Anh không chỉ nhận lãnh sứ mạng [rao giảng] về sự sống thuộc linh mà còn mang gánh nặng về sự thực hành nếp sống hội-thánh. Trong cả hai vấn đề, anh đều có khải tượng rõ ràng. Anh trung tín với Chúa [khi rao giảng] về sự sống thuộc linh cũng như chân thật với dân Ngài trong [khi rao giảng] về việc thực hành nếp sống hội-thánh. Anh nhận thức rằng cho dù chúng ta có sự sống thuộc linh phong phú đến đâu mà không có sự thực hành đúng đắn về nếp sống hội-thánh thì vẫn còn thiếu sót đối với mục đích của Đức Chúa Trời. Vì vậy, anh nhấn mạnh đến cả hai vấn đề này. Mong rằng chúng ta cũng có sự quân bình và lưu ý đúng mức đến cả hai phương diện trên.
Những sứ điệp trong sách này đã được rao giảng và xuất bản vào năm 1945 tại Trùng Khánh. Các sứ điệp ấy hết sức sáng tỏ và rõ ràng. Bên cạnh nhiều điểm khác, có hai vấn đề chính được đề cập: quay trở về với sự chính thống của hội-thánh và giữ lập trường (hay: chỗ đứng) địa phương, đây là chỗ đứng duy nhất của sự hiệp một đúng đắn.
Một số người cho rằng lập trường địa phương là một điều gì đó do sự dạy dỗ của Hội Anh Em mà ra, và chúng ta đã tiếp nhận sự dạy dỗ này từ Hội Anh Em. Thực ra, Hội Anh Em chưa từng thấy chỗ đứng địa phương và cũng chưa bao giờ dùng từ liệu lập trường của sự hiệp nhất. Trong chương bảy sách này, anh Nee nói:
Hội Anh Em đã không nhìn thấy chỗ đứng “địa phương” và ranh giới của hội-thánh... [Họ] đã không nhận ra sự hiệp nhất của mỗi một hội-thánh địa phương tại mỗi một địa phương như đã được chép trong Kinh Thánh. Và anh lại nói:
Hội Anh Em không chú ý đầy đủ đến một sự kiện là hội-thánh lấy địa phương làm ranh giới của mình... “Hội Anh Em độc quyền” (Exclusive Brethren) thì vượt quá ranh giới của địa phương còn “Hội Anh em cởi mở” (Open Brethren) thì lại nhỏ hơn ranh giới của địa phương. Họ quên rằng trong Kinh Thánh có một và chỉ một hội-thánh tại mỗi địa phương.
Anh nói thêm:
Điều khó khăn của Hội Anh Em... là họ chưa đủ sáng tỏ về sự dạy dỗ của Kinh Thánh về địa phương... Vì họ không nhận ra tầm quan trọng của các sự dạy dỗ trong Kinh Thánh về địa phương nên đã dẫn đến những sự chia rẽ.
Anh Nee còn nói nhiều hơn nữa về vấn đề này nhưng tôi không trích ra đây.
Lập trường địa phương đã không được chúng tôi khám phá mãi cho đến năm 1937; và sự khám phá đó là qua anh Nee. Ngay cả đến năm 1934, anh Nee cũng chỉ mới khám phá ra ranh giới của một hội-thánh địa phương, là ranh giới của địa phương mà tại đó có một hội-thánh. Do sự lộn xộn giữa vòng các Hội Anh Em (tức là, tại một thành phố có nhiều hội chúng “Anh Em”), là điều anh đã nhìn thấy vào năm 1933, nên anh đã tra cứu Tân Ước một lần nữa để tìm hiểu cho chắc chắn về ranh giới của một hội-thánh địa phương. Cuối cùng, anh khám phá ra rằng Tân Ước bày tỏ rõ ràng ranh giới của một hội-thánh địa phương là ranh giới của địa phương đó (tức thành phố), là nơi đang có hội-thánh địa phương. Ngay sau khám phá mới mẻ của mình, anh đã giảng một loạt sứ điệp về vấn đề này vào tháng Giêng năm 1934 tại Thượng Hải, và cũng trong năm ấy, các sứ điệp này đã được xuất bản, đó là quyển sách Đời Sống Nhóm Họp. Như vậy, kể từ thời điểm đó, trong các sứ điệp và ấn phẩm của mình, anh bắt đầu sử dụng nhóm chữ ranh giới địa phương, nhưng từ liệu lập trường địa phương vẫn chưa được dùng đến.
Sau đó, dựa trên ranh giới của địa phương, Anh Nee đã tiến đến chỗ nhìn thấy lập trường địa phương. Vì ranh giới của hội-thánh địa phương là ranh giới của địa phương mà tại đó có hội-thánh, nên chỗ đứng của hội-thánh phải là lập trường của địa phương mà trên đó một hội-thánh địa phương được xây dựng. Đây là lập trường duy nhất giữ sự hiệp nhất đúng đắn của hội-thánh. Bất cứ lập trường nào khác hơn lập trường ấy là chia rẽ. Sau khi nhận ra điều này, anh Nee đã triệu tập một hội đồng cho các công tác viên Cơ-đốc vào tháng Giêng năm 1937 tại Thượng Hải để truyền đạt cho các đồng công của mình khải tượng rõ ràng về lập trường hội-thánh đúng đắn này. Cũng loạt sứ điệp đó lại được chia sẻ cho các đồng công vào mùa thu năm ấy tại Hán Khẩu và năm 1938 được xuất bản thành sách với tựa đề là Nếp Sống Hội-Thánh Cơ-đốc Bình Thường. Như vậy, vào năm 1937, chỗ đứng địa phương đã được bày tỏ cho chúng tôi và từ liệu lập trường địa phương bắt đầu được dùng giữa vòng chúng tôi.
Tôi kể lại một vài điều về lịch sử để làm sáng tỏ rằng lập trường địa phương là một khám phá mới, đó là một yếu tố khác nữa trong sự khôi phục của Chúa vào những ngày sau rốt qua anh Nee, chứ không phải điều gì đó được khôi phục qua Hội Anh Em.
Chúng tôi không chỉ chú tâm đến giáo lý. Chúng tôi quan tâm đến sự khôi phục của Chúa và đường lối của Ngài. Nguyện ân điển của Chúa đưa chúng ta theo kịp sự khôi phục của Ngài! Ước mong chúng ta thấy được chỗ đứng đúng đắn của hội-thánh, là lập trường địa phương, lập trường duy nhất của sự hiệp một đích thực để có đường lối đúng đắn mà thực hành nếp sống hội-thánh. Nguyện chúng ta thấy khải tượng được bày tỏ trong bảy Thư Tín sau cùng của Chúa cho hội-thánh của Ngài và nghe được điều Linh phán cùng các hội-thánh để không gia nhập Thi-a-ti-rơ Công Giáo, hay ở trong Sạt-đe Cải Chánh hoặc rơi vào Lao-đi-xê Anh Em, nhưng cứ tuyệt đối ở lại trong Phi-la-đen-phi tình-thương-yêu-anh-em, là hội-thánh đã quay về với sự chính thống của hội-thánh thời các sứ đồ. Điều cấp thiết cho chúng ta hôm nay là trở về với sự chính thống ban đầu và đứng vững trên lập trường địa phương. Thời giờ ngắn ngủi! Chúa sắp đến! Nguyện chúng ta biết sửa soạn chính mình để gặp Ngài trong và qua nếp sống hội-thánh đúng đắn! A-men!
Witness Lee
Los Angeles, California, U.S.A
Ngày 5 tháng 11 năm 1969
CHƯƠNG MỘT
LỜI GIỚI THIỆU
Kinh Thánh: Khải. chương 1 – 3; 22:7, 18-19
Bất cứ điều gì sứ đồ Giăng viết, dù là Thư Tín hay sách Phúc Âm, đều luôn luôn nằm ở cuối. Dĩ nhiên, Khải-thị là sách cuối cùng của tất cả các sách được ghi lại trong Kinh Thánh. Trong khi các Phúc Âm Ma-thi-ơ, Mác, Lu-ca viết về cách sống của Chúa Giê-su trên đất, thì Phúc Âm Giăng lại nói đến “Đấng từ trời xuống, tức là Con Người vẫn ở trên trời” (3:13). Các Thư Tín của Giăng được viết vào thời mà những người theo Trí Huệ Giáo đang làm cho Lời Đức Chúa Trời trở nên lộn xộn, và những Thư Tín này cũng đem con người lên trời để nhìn thấy sự kiện đời đời của Đức Chúa Trời ở trên trời. Giăng đem chúng ta ra khỏi lĩnh vực của con người để hoàn toàn tiếp nhận Con của Đức Chúa Trời. Điểm đặc biệt của những điều Giăng viết là đem chúng ta trở về lúc ban đầu. Phúc Âm Giăng cho chúng ta biết rằng Đấng Christ có từ ban đầu; các Thư Tín của Giăng nói Lời sự sống có từ ban đầu; còn Khải-thị của Giăng đưa chúng ta đến cõi đời đời trong tương lai. Phúc Âm Giăng cho chúng ta thấy Con Đức Chúa Trời là Đấng ở trong xác thịt – Ngài ở giữa chúng ta, nhưng con người suy nghĩ sai lầm về Ngài, cho rằng Ngài chỉ là một người tên Giê-su ở Na-xa-rét; cho nên Giăng cho chúng ta thấy Giê-su đang ở trong xác thịt này là Đấng có từ ban đầu. Đây chính là sự thật phía sau hiện trường. Các Thư Tín của Giăng cũng vậy. Thân vị của Ngài là Con Đức Chúa Trời và chức vụ của Ngài là Đấng Christ. Nhưng con người đã không biết Con Đức Chúa Trời; họ cũng không biết Đấng Christ. Vì vậy, những Thư Tín của Giăng đặc biệt đề cập đến hai điểm này, đưa chúng ta trở về sự thực phía sau hiện trường từ ban đầu. Vào lúc Giăng viết sách Khải-thị, thế giới đang trong tình hình hỗn loạn nghiêm trọng và Hoàng đế La-mã Sê-sa đang ở trong giai đoạn tồi tệ nhất của mình. Vì thế, ông đưa chúng ta vào những tình trạng phía sau hiện trường trong tương lai, cho chúng ta biết Đức Chúa Trời đang nhìn xem tình hình của thế giới này như thế nào. Nhưng trong Khải-thị, chúng ta không chỉ nhìn thấy tình hình của thế giới mà còn thấy tình trạng của hội-thánh. Hơn nữa, khi tình trạng bề ngoài của hội-thánh hết sức lộn xộn thì sách Khải-thị cũng cho chúng ta thấy điều gì thực sự làm Đức Chúa Trời hài lòng, điều gì Chúa kết án, và đường lối thật sự của Chúa cho hội-thánh là gì. Trong lịch sử, những biểu lộ bên ngoài của hội-thánh thì nhiều, nhưng đường lối nào, tình trạng nào là điều Chúa ao ước? Đây là niềm ao ước ẩn sau hiện trường mà Giăng đã nói ra.
Trong Kinh Thánh có hai nhóm bảy Thư Tín [gửi cho bảy hội-thánh]. Đức Chúa Trời dùng Phao-lô viết nhóm thứ nhất: La-mã, Cô-rin-tô thứ nhất và thứ hai, Ga-la-ti, Ê-phê-sô, Phi-líp, Cô-lô-se, Tê-sa-lô-ni-ca thứ nhất và thứ hai; và dùng Giăng viết nhóm thứ hai. Bảy Thư Tín đầu nói về hội-thánh trong thời kỳ bình thường; bảy Thư Tín sau đề cập đến các hội-thánh trong thời kỳ bất bình thường. Ba sách Phúc Âm: Ma-thi-ơ, Mác, Lu-ca là bình thường, giúp người ta nhận biết Đức Chúa Trời; nhưng Phúc Âm Giăng lại là phản ứng của Đức Chúa Trời đối với sự không rõ ràng của con người; đó là lý do tại sao Phúc Âm này thường đề cập đến lẽ-thật và ân-điển hơn. Các Thư Tín của Giăng cũng là phản ứng của Đức Chúa Trời đối với tình trạng bất thường; đây chính là lý do tại sao các Thư Tín này thường đề cập đến ánh sáng và tình yêu hơn. Khải-thị chương 2 và 3 là những cách giải quyết của Đức Chúa Trời đối với tình trạng bất thường của các hội-thánh. Bảy Thư Tín đầu của Phao-lô đề cập đến nếp sống bình thường của hội-thánh. Sau đó, hội-thánh không còn ở trong tình trạng bình thường nữa, nên Giăng đã viết bảy Thư Tín sau cùng trong sách Khải-thị. Bảy Thư Tín đầu hàm chứa các lẽ thật mà hội-thánh cần phải biết; bảy Thư Tín sau vạch ra cho hội-thánh đường lối để bước đi. Ngày nay, nếu một người thực sự muốn bước đi trong đường lối Chúa, người ấy cần phải đọc Khải-thị chương 2 và 3. Ngày nay, hội-thánh có nhiều nan đề; vì thế, sách Khải-thị cho chúng ta biết phải làm gì. Nếu không tìm kiếm đường lối ấy trong sách Khải-thị, tôi không biết làm thế nào anh em có thể làm một Cơ-đốc nhân.
Hơn nữa, bảy Thư Tín đầu được viết trước giờ cuối cùng, còn bảy Thư Tín sau được viết sau hoặc trong giờ cuối cùng. 1 Giăng 2:18 có nói đến một thời kỳ khác là giờ cuối cùng: “Hỡi các con bé mọn, đây là giờ cuối cùng: như các con đã nghe rằng Anti-Christ sẽ đến, ngay cả bây giờ cũng có nhiều Anti-Christ; bởi thế chúng ta biết đây là thời kỳ cuối cùng”. Nếu các Cơ-đốc nhân chỉ thấy ánh sáng trong các Thư Tín đầu thôi thì họ không biết được ý muốn của Đức Chúa Trời trong giờ cuối cùng.
Trong Kinh Thánh, ba người có chức vụ nổi bật là Phi-e-rơ, Giăng và Phao-lô. Thư Phi-e-rơ thứ nhì là sách cuối cùng được Phi-e-rơ viết. Ở đây, Phi-e-rơ đưa ra vấn đề bội đạo. Thư thứ nhì gởi cho Ti-mô-thê là sách cuối cùng do Phao-lô viết, và chương 2 của sách này ghi: “Những điều con đã nghe nơi ta ở giữa nhiều người chứng kiến, hãy phó thác cho những người trung tín, cũng có tài dạy dỗ kẻ khác”. Ti-mô-thê thứ nhất cho chúng ta biết hội-thánh là nhà của Đức Chúa Trời, trụ và nền của lẽ thật (3:15), nhưng trong 2 Ti-mô-thê 2:20, Phao-lô nói: “Vả, trong một nhà lớn chẳng những có khí mạnh (bình) bằng vàng bằng bạc mà thôi, cũng có cái bằng gỗ bằng đất nữa”. Vấn đề là liệu một người có tự tẩy sạch khỏi các bình thấp hèn để hiệp với những người lấy lòng trong sạch kêu cầu Chúa mà đuổi theo sự công chính, đức tin, tình thương yêu, hòa bình không (2 Ti. 2:20-22). Các Thư Tín của Giăng là những sách ông viết cuối cùng. Trong đó, ông nói rằng những Anti-Christ đã đến rồi và chúng ta phải giữ Lời Đức Chúa Trời (1 Gi. 2:18, 24; 4:3). Tôi cảm thấy có gánh nặng phải làm cho vấn đề này được sáng tỏ. Nói cách tổng quát, hội-thánh từ ban đầu cho đến nay là một thời đại – tức thời đại hội-thánh. Nhưng vấn đề không đơn giản như vậy. Tình trạng bình thường và bất thường phải được phân định. Ngày nay, biểu hiện bên ngoài của hội-thánh trở nên hoang tàn, nếu chưa thấy sự thật này thì chúng ta không cần đọc sách Khải-thị. Bảy Thư Tín đầu (của Phao-lô) viết cho tình trạng bình thường. Nhưng bây giờ tình trạng là không bình thường. Thế thì chúng ta sẽ phải làm gì?
Thật ra, sự rối loạn trên đất này không ảnh hưởng gì đến thực tại thuộc linh; thực tại thuộc linh của Đức Chúa Trời vẫn còn đó. Nhưng biểu hiện bề ngoài của hội-thánh ít ra cũng đã bị xáo trộn. Giáo Hội Công Giáo La-mã tuyên bố rằng họ là Thân Thể Đấng Christ. Theo một cuộc điều tra vào năm 1914, ngoại trừ các nhóm rải rác, trong Cải Chánh Giáo có hơn 1500 hệ phái có tổ chức hẳn hoi, và mỗi hệ phái đều cho mình là Thân Thể của Đấng Christ. Trước khi Giăng, Phao-lô và Phi-e-rơ qua đời, tình trạng này đã bắt đầu phát sinh. Phao-lô viết cho Ti-mô-thê rằng: “Mọi người ở A-si đã xây bỏ ta” (2 Ti. 1:15). Cả Ê-phê-sô cũng vậy. Trong hoàn cảnh như thế, con cái Đức Chúa Trời phải tìm kiếm một điều: đó là tôi nên theo Chúa và phụng sự Ngài như thế nào? Tôi sẽ phải làm gì? Khi biểu hiện bề ngoài của hội-thánh hoang tàn, chúng ta cần phải hỏi: “Chúng ta cần phải làm gì đây?” Khải-thị chương 2 và 3 cho chúng ta một con đường để bước đi. Các chương này sẽ cho chúng ta biết phải làm gì nếu chúng ta thực sự tìm kiếm trước mặt Đức Chúa Trời.
Điều đầu tiên mọi người phải biết khi đọc Khải-thị là sách này thuộc loại nào. Ai cũng biết rằng đây là sách tiên tri, nhưng nếu hỏi bảy hội-thánh trong sách này có mang tính chất tiên tri hay không thì họ không dám nói. Từ chương 1 đến chương 22 cho thấy đặc điểm của Khải-thị là mang tính chất của một sách tiên tri. Không chỉ bảy ấn, bảy kèn và bảy bát có tính chất tiên tri, mà ngay cả bảy Thư Tín cũng mang tính chất tiên tri. Sách này là một sách tiên tri; ấy là lý do tại sao không ai dám thêm điều gì vào hay được phép bớt điều gì trong sách này. Vì đây là sách tiên tri nên chúng ta phải xem xét sách này như lời tiên tri và khám phá sự ứng nghiệm trong đó.Trước hết, tính chất của sách Khải-thị mà chúng ta cần lưu ý là lời tiên tri; thứ hai, vì đây là sách tiên tri nên phải có sự ứng nghiệm. Vào thời điểm đó, ở A-si có hơn bảy hội-thánh. Thế thì tại sao Giăng chỉ đề cập đến bảy hội-thánh? Khi ở đảo Bát-mô, ông chỉ thấy bảy hội-thánh vì bảy hội-thánh này đại diện cho tất cả các hội-thánh khác. Đức Chúa Trời đã chọn bảy hội-thánh có những đặc điểm chung nhất và đặt lời tiên tri trên đó.
Có bảy hội-thánh trên đất và cũng chỉ có bảy chân đèn trên trời. Vấn đề là hễ khi nào trên đất có một hội-thánh thì trên trời có một chân đèn. Điều lạ lùng là Giăng chỉ thấy có bảy chân đèn trên trời. Phải chăng chỉ có bảy hội-thánh trên đất? Như vậy thì hội-thánh tại Trùng Khánh và Nam Kinh đều bị dứt bỏ sao? Chúng ta phải làm gì?Đó là lý do tại sao chúng ta cần phải nhớ: đây là lời tiên tri. Vì là lời tiên tri nên chỉ có bảy hội-thánh được chọn. Bảy hội-thánh này đại diện cho tất cả các hội-thánh khác, không có con số tám làm đại diện. Trên đất, có hơn bảy hội-thánh nhưng bảy hội-thánh này được chọn làm đại diện. Trên trời, chỉ có bảy chân đèn bởi vì lịch sử của bảy hội-thánh này tạo nên toàn bộ lịch sử hội-thánh.
Chúng ta phải đặc biệt chú ý đến lời chép trong chương 1: “Phước cho kẻ đọc cùng kẻ nghe lời tiên tri này và giữ những điều đã chép ở trong đó” (câu 3). Lại một lần nữa, trong chương 22: “Phước cho kẻ giữ lời tiên tri trong sách này!” (câu 7). Vì vậy, có thể nói rằng lời tiên tri này là những mạng lịnh của Đức Chúa Trời. Mặc dù bên ngoài, sách này được bọc bằng lời tiên tri nhưng bên trong là mạng lịnh của Đức Chúa Trời. Đây là sách để thực hành, không phải để nghiên cứu. Lời tiên tri ở đây không giống những lời tiên tri khác; lời tiên tri này là để con người tuân giữ. Giữa chúng ta và Giăng có một nguyên tắc chung, đó là, chúng ta phải tuân giữ lời tiên tri này từ đầu chí cuối. Những người không muốn tuân giữ lời tiên tri này làm sao có thể hiểu được sách Khải-thị? Làm thế nào họ có thể hiểu được bảy hội-thánh?
Khi đọc sách Khải-thị chương 2 và 3, chúng ta không những phải thấy rằng đây là lời tiên tri để tuân giữ, mà còn phải thấy Chúa là Chúa của sự phán xét. Nửa đầu chương 1 sách Khải-thị là lời nói đầu cho cả sách; còn nửa sau là lời nói đầu của các chương 2 và 3. Hai chương này khởi đầu bằng sự mặc khải về Chúa Giê-su. Ở đây, chúng ta thấy Chúa “mặc áo dài đến chân”. Các thầy tế lễ đều mặc áo dài; ở đây, Chúa là Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm. Chân đèn ở trong Nơi Thánh, ánh sáng đèn chẳng bao giờ tắt. Ánh sáng này sẽ phải chiếu sáng cả ngày lẫn đêm; vì vậy, thầy tế lễ trong Nơi Thánh phải liên tục cắt tim đèn và châm thêm dầu cho đèn. Chúa Giê-su là Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm bước đi giữa các hội-thánh để nhìn xem chân đèn nào đang chiếu sáng và chân đèn nào không. Việc cắt tim đèn là sự phán xét, vì sự phán xét bắt đầu từ nhà Đức Chúa Trời. Đấng Christ đi giữa các hội-thánh để thi hành công tác phán xét và sự phán xét hôm nay được nhìn thấy từ cõi đời đời.
Giăng là người gần gũi với Chúa nhất, vì ông đã dựa trên ngực Ngài (Gi. 21:20, 24). Con ở trong lòng Cha và Giăng đã ở trong lòng Con. Nhưng, vào ngày thấy Chúa, ông đã té xuống dưới chân Ngài như chết, vì Ngài là Đấng Phán Xét. Trước đây, chúng ta thấy Ngài là Chúa của ân điển; bây giờ, chúng ta thấy Ngài là Chúa của sự phán xét. Nhưng sự phán xét ở đây là sự phán xét của một thầy tế lễ, vì nó liên hệ đến việc cắt tim đèn. Còn vào ngày đó, sẽ có một sự phán xét toàn diện. Một ngày kia, mọi con cái của Đức Chúa Trời sẽ phải đối diện với sự kinh khiếp và sự thánh khiết của Chúa, khi ấy họ sẽ không còn lý luận nữa. Ánh sáng dứt bỏ mọi lý luận – ánh sáng không chỉ soi sáng mà còn giết chết. Sự soi sáng trong từng phần của Kinh Thánh giết chết sự sống thiên nhiên của con người. Con người có thể có nhiều lý luận, nhưng ở trước mặt Chúa, tất cả những lý luận đó đều tiêu biến; mọi người đều té xuống như chết, giống như Giăng. Người càng ở xa Chúa thì càng tự tin nhưng họ lại không thể chịu nổi ánh sáng của Đức Chúa Trời. Chúng ta cần phải được Đức Chúa Trời xử lý, ít nhất là một lần.
Phần đầu mỗi bức thư bày tỏ cho chúng ta biết Chúa là ai, và lời tiếp theo sau dựa trên mặc khải này về Chúa. Người không biết Chúa thì không thể nhìn thấy hội-thánh. Hội-thánh là sự tiếp nối của thập tự giá; không thể có sự nhận biết thập tự giá mà lại không biết về sự tiếp nối của thập tự giá.
Bảy bức thư này bắt đầu với Chúa và kết thúc với lời kêu gọi những người đắc thắng. Những người đắc thắng là ai? Những người đắc thắng là người như thế nào?Phải chăng họ là những người đặc biệt, trên cả mức bình thường? Trong Kinh Thánh, những người đắc thắng có nghĩa là những người bình thường. Những ai không sống bất thường trong thời kỳ bất thường là những người đắc thắng. Hiện nay, hầu hết mọi người đều ở dưới mức bình thường. Những người đắc thắng không ở trên mức bình thường nhưng ở ngay tại mức ấy. Ngày nay, Đức Chúa Trời kêu gọi những người đắc thắng chỗi dậy và bước đi theo khuôn mẫu bình thường từ ban đầu. Ý chỉ của Đức Chúa Trời không bao giờ thay đổi; ý chỉ ấy giống như một đường thẳng. Ngày nay, con người sa ngã, thất bại và liên tục “xuống dốc”; nhưng những người đắc thắng được phục hồi cách tươi mới vào trong ý chỉ của Đức Chúa Trời.
Ở đây, chúng ta thấy được hai vấn đề nữa: thứ nhất, hội-thánh là chân đèn bằng vàng, và Chúa đang đi giữa các chân đèn ấy; thứ hai, tay hữu Chúa cầm bảy ngôi sao là các thiên sứ của bảy hội-thánh.
Mỗi loại kim khí được đề cập trong Kinh Thánh đều có ý nghĩa của nó: sắt chỉ về quyền lực chính trị, đồng chỉ về sự phán xét, bạc chỉ về sự cứu chuộc, và vàng chỉ về vinh quang của Đức Chúa Trời. Vinh quang của Đức Chúa Trời là một điều mà không ai biết hay hiểu thấu được. Mặc dù rất khó thấu hiểu sự thánh khiết của Đức Chúa Trời, nhưng chúng ta vẫn có thể hiểu được. Cũng có thể hiểu được sự công chính của Đức Chúa Trời, nhưng chúng ta chưa từng biết đến vinh quang của Ngài, vì đây là đặc tính duy nhất hoàn toàn thuộc về Đức Chúa Trời. Hội-thánh được tạo nên bằng vàng. Người trong hội-thánh được sanh bởi Đức Chúa Trời, không phải bởi khí huyết, bởi ý muốn của xác thịt, hay bởi ý người. Hội-thánh tuyệt đối không có gì liên quan đến con người. Một số người hỏi rằng công việc của gỗ, cỏ khô và rơm rạ là gì. Gỗ, cỏ khô, rơm rạ là công việc của xác thịt. Công việc của “vàng, bạc và đá quý” là những điều hoàn toàn ra từ Đức Chúa Trời.
Bảy bức thư này được viết cho các thiên sứ của bảy hội-thánh, cho nên khác với bảy Thư Tín đầu do Phao-lô viết. Phao-lô viết cho các hội-thánh; dầu vậy, đặc biệt là trong sách Phi-líp, chúng ta thấy có các thánh đồ, các giám mục và các chấp sự. Ở đây, các bức thư được viết cho các thiên sứ của bảy hội-thánh, không viết trực tiếp cho các hội-thánh; nhưng các bức thư này là những lời Thánh Linh phán với các hội-thánh. Bảy ngôi sao là các thiên sứ của bảy hội-thánh. Chữ thiên sứ trong tiếng Hi-lạp là angelos. Chữ này chỉ về sứ giả. Có nhiều người, sau khi đọc Khải-thị chương 2 và 3, đã thử tìm ra những điểm tương đồng giữa bảy bức thư sau với bảy Thư Tín đầu, và đã đưa ra nhiều cách giải thích sai lầm về những sứ giả. Sứ giả này là ai? Sứ giả được nói đến ở đây ở thể số ít; mỗi bức thư được viết cho một sứ giả ở thể số ít.
Tuy nhiên, thể số ít này lại có tính chất tập thể; đó là lý do tại sao ở cuối mỗi bức thư, sự kêu gọi là dành cho những người đắc thắng ở thể số nhiều. Sứ giả này là sứ giả tập thể, là người đại diện cho một thiểu số trong toàn bộ hội-thánh. Đến đây, đường lối của Đức Chúa Trời có khác. Lúc trước, hội-thánh đứng trước mặt Chúa. Bây giờ, sứ giả đứng trước mặt Chúa. Ánh sáng đèn thì yếu hơn ánh sáng của ngôi sao. Chúa đã chọn ánh sáng không thể tắt của ngôi sao và nói rằng đây là sứ giả của Ngài. Ngôi sao này nằm trong tay Chúa. Ngày nay trong mắt Chúa, có một nhóm người là sứ giả; như vậy, bản chất của hội-thánh được giao cho họ. Khi hội-thánh có mộtnan đề bên ngoài trước mặt Chúa thì Ngài nhìn thấy một nhóm người – một sứ giả – người có thể đại diện cho hội-thánh. Trước đây, đại diện của hội-thánh là các trưởng lão với địa vị và chức vụ; nhưng ngày nay, nhiệm vụ đại diện hội-thánh được ban cho sứ giả thuộc linh. Sứ giả này không nhất thiết là các trưởng lão hay chấp sự. Ngày nay, Đức Chúa Trời đặt trách nhiệm cho bất cứ người nào có thể đại diện cho hội-thánh. Những người có thể đại diện hội-thánh được Đức Chúa Trời giao phó trách nhiệm cho. Ngày nay, vấn đề không phải là địa vị và chức vụ mà là thực sự có uy quyền thuộc linh trước mặt Đức Chúa Trời – Đức Chúa Trời chuyển giao trách nhiệm cho những người như vậy.
Sách Khải-thị được viết cho “những nô lệ” của Đức Chúa Trời. Vì thế, nếu không phải là nô lệ, anh em sẽ không thể hiểu được sách ấy. Người nào không được mua bởi huyết và được thôi thúc bởi tình yêu để trở nên nô lệ thì không thể hiểu được sách Khải-thị.
Giăng viết sách Khải-thị vào năm 95 hoặc 96 S.C (sau Chúa), lúc đó Domitian là Sê-sa của La-mã. Trong mười hai sứ đồ, Giăng là người chết sau cùng; nên hội-thánh thời các sứ đồ kết thúc vào thời điểm của Giăng. Lúc Giăng viết, bảy bức thư này là lời tiên tri. Ngày nay, khi đọc các bức thư này, chúng ta cũng phải xem chúng như lời tiên tri; tuy nhiên, khi chúng ta suy xét các bức thư này thì chúng đã trở nên lịch sử rồi. Giăng nhìn về phía trước còn chúng ta nhìn lại phía sau.
Bây giờ, chúng ta sẽ lần lượt xem xét bảy hội-thánh trong bảy bức thư này.