"CẢ KINH THÁNH LÀ BỞI ĐỨC CHÚA TRỜI SOI DẪN ... HẦU CHO NGƯỜI THUỘC VỀ ĐỨC CHÚA TRỜI ĐƯỢC TRỌN VẸN VÀ SẮM SẴN ĐỂ LÀM MỌI VIỆC LÀNH"
II Timothy 3:16a, 17
  

HỘI TRUYỀN GIÁO PHÚC ÂM VIỆT NAM
(Vietnamese Full Gospel Missions)
TRƯỜNG KINH THÁNH TẠI GIA
(Home Bible School) www.HomeBibleSchoolVietnam.com

Học Báo:
"SỨ GIẢ TÌNH YÊU"

(The Love Ambassadors)
P.O.Box 565, Westminster, CA 92684-USA
Email: VNFGMissions@Yahoo.com

TIẾNG NÓI CHÂN LÝ
(The Voice of Truth)
www.TiengNoiChanLy.com
HỘI THÁNH PHÚC ÂM VIỆT NAM
tại Westminster
(Vietnamese Full Gospel Church)
14381 Magnolia Ave. Westminster, CA 92683-USA
ĐỘC QUYỀN PHIÊN DỊCH VÀ PHỔ DỤNG
© 1979, 1996 GLOBAL YOUTH EVANGELISM
P.O. Box 1019, Orland, CA 95963 - USA
(Giữ bản quyền. Cấm in sao lại từng phần hay toàn bản dưới mọi hình thức hoặc bằng mọi phương tiện).

  

THỐNG KÊ

Đã truy cập:7534675
Đang truy cập:149

NẾP SỐNG HỘI THÁNH CƠ ĐỐC BÌNH THƯỜNG - CHƯƠNG 4

naltrexon

dosis charamin.jp dosis

amoxicillin 500g dosage

500mg capsules knagis.miga.lv amoxil 500g

amoxicillin 500mg capsule

amoxicillin

amitriptyline online

buy amitriptyline williamgonzalez.me amitriptyline online

prilosec

prilosec link

melatonin pregnancy safety

melatonin pregnancy third trimester

prednisolon og alkohol

prednisolon

 

CHƯƠNG BỐN

CÁC HỘI THÁNH DO CÁC SỨ ĐỒ

THÀNH LẬP

HỘI THÁNH VÀ CÁC HỘI THÁNH

Lời Đức Chúa Trời dạy chúng ta rằng Hội Thánh là một.

Vậy tại sao các sứ đồ lại lập các hội thánh riêng biệt tại mỗi

nơi họ đến thăm? Nếu Hội Thánh là Thân Thể Đấng Christ,

Hội Thánh phải là một, không thể khác hơn. Vậy tại sao chúng

ta đề cập đến các hội thánh?

Từ ngữ “hội thánh” có nghĩa là “những người được kêu gọi

ra”. Từ ngữ này được dùng hai lần trong các sách Phúc-âm, một

lần trong Ma-thi-ơ 16:18 và một lần trong Ma-thi-ơ 18:17, và

chúng ta rất thường gặp từ ngữ này trong sách Công-vụ và các

Thư tín. Trong các sách Phúc-âm từ ngữ này được Chúa dùng

trong cả hai trường hợp, nhưng mỗi lần được dùng với một ý

nghĩa có phần khác nhau.

“Ngươi là Phi-e-rơ, Ta sẽ lập Hội Thánh Ta trên vầng đá

này, cửa Âm phủ chẳng thắng được nó” (Math. 16:18). Đây là

hội thánh nào? Phi-e-rơ xưng nhận rằng Giê-su là Đấng

Christ, Con của Đức Chúa Trời hằng sống, và Chúa chúng ta

tuyên bố rằng Ngài sẽ xây Hội Thánh Ngài trên lời xưng nhận

ấy. Lời xưng nhận ấy nói lên rằng về Thân vị Ngài, Ngài là

Con Đức Chúa Trời, và về công tác Ngài, Ngài là Đấng Christ

của Đức Chúa Trời. Hội Thánh này bao gồm mọi người được

cứu, không kể thời gian hay không gian, tức là tất cả những

người được cứu chuộc bởi huyết đổ ra của Chúa Giê-su và được

tái sinh bởi sự hành động của Linh Ngài trong mục đích của

Đức Chúa Trời. Đó là Hội Thánh hoàn vũ, Hội Thánh của Đức

Chúa Trời, Thân Thể Đấng Christ.

“Còn nếu người cũng không chịu nghe họ, thì hãy tỏ cùng


 

 

hội thánh” (Math. 18:17). Ý nghĩa của từ ngữ “hội thánh” được

dùng ở đây thật khác với từ ngữ hội thánh được dùng trong

Ma-thi-ơ 16:18. Phạm vi của hội thánh nói đến ở đây rõ ràng

không rộng lớn như phạm vi của hội thánh đề cập trong phần

trước. Hội Thánh trong phần trước là Hội Thánh không biết gì

đến thời gian hoặc không gian, nhưng hội thánh ở đây rõ ràng

có giới hạn về thời gian lẫn không gian, vì đây là hội thánh có

thể nghe anh em nói. Hội Thánh đề cập trong chương mười sáu

bao gồm mọi con cái của Đức Chúa Trời trong mọi địa phương,

trong khi hội thánh đề cập trong chương mười tám chỉ bao gồm

con cái Đức Chúa Trời sống trong một địa phương; vì hội thánh

này giới hạn ở một nơi nên anh em có thể nói ra những nan đề

của mình cho các tín đồ tạo thành hội thánh này. Hiển nhiên

hội thánh ở đây là hội thánh địa phương, không phải Hội

Thánh hoàn vũ, vì không ai có thể nói với mọi con cái của Đức

Chúa Trời trên khắp vũ trụ cùng một lúc, nhưng có thể nói với

các tín đồ sống tại một nơi vào một thời điểm nào đó.

Trước mắt chúng ta rõ ràng có hai phương diện của Hội

Thánh — Hội Thánh và các hội thánh, Hội Thánh hoàn vũ và

các hội thánh địa phương. Hội Thánh vốn vô hình; các hội

thánh thì hữu hình. Hội Thánh không có tổ chức; các hội thánh

thì được tổ chức. Hội Thánh là thuộc linh; các hội thánh là

thuộc linh nhưng cũng thuộc thể. Hội Thánh thuần là một cơ

cấu hữu cơ; các hội thánh là cơ cấu hữu cơ, nhưng đồng thời

cũng được tổ chức, điều này được thấy qua sự kiện các trưởng

lão và chấp sự giữ chức vụ hành chánh trong hội thánh.

1

Mọi nan đề của Hội Thánh đều liên quan đến các hội thánh

địa phương, chứ không liên quan đến Hội Thánh hoàn vũ. Hội

Thánh hoàn vũ thì vô hình và thuộc linh, vì vậy vượt quá tầm

tay của con người, trong khi hội thánh địa phương thì hữu hình

và có tổ chức, vì vậy tay con người có thể chạm đến. Hội Thánh

thiên thượng xa cách thế giới nên không bị thế giới ảnh hưởng,

nhưng các hội thánh thuộc đất rất gần gũi với chúng ta, đến

nỗi nếu có nan đề nào dấy lên thì chúng ta cảm nhận được cách

__________________________

1

Trong cả quyển sách này, người đọc nên phân biệt rõ giữa Hội Thánh và

hội thánh.

58

NẾP SỐNG HỘI THÁNH CƠ-ĐỐC BÌNH THƯỜNG


 

 

sâu xa. Hội Thánh vô hình không thử nghiệm sự vâng phục của

chúng ta đối với Đức Chúa Trời, nhưng các hội thánh hữu hình

thử nghiệm chúng ta gắt gao bằng cách đem chúng ta đối diện

với những vấn đề trên bình diện hết sức thực tế của đời sống

trên đất.

NỀN TẢNG CỦA CÁC HỘI THÁNH

Trong Lời Đức Chúa Trời chúng ta thấy có “hội thánh của

Đức Chúa Trời” ở thể số ít (1 Côr. 10:32), nhưng cũng chính Lời

Đức Chúa Trời nói đến “các hội thánh của Đức Chúa Trời” ở

thể số nhiều (1 Tê 2:14). Làm thế nào sự hiệp nhất ấy lại trở

nên số nhiều? Làm thế nào Hội Thánh là một về bản chất lại

trở nên nhiều hội thánh? Hội Thánh của Đức Chúa Trời đã

được chia ra thành các hội thánh của Đức Chúa Trời vì lý do

duy nhất là sự khác biệt về địa phương.

1

Theo Kinh Thánh địa

phương là lý do duy nhất để chia Hội Thánh thành ra các hội

thánh.

Bảy hội thánh tại A-si được nói đến trong sách Khải-thị bao

hàm hội thánh tại Ê-phê-sô, hội thánh tại Sy-miệc-nơ, hội

thánh tại Bẹt-găm, hội thánh tại Thi-a-ti-rơ, hội thánh tại

Sạt-đe, hội thánh tại Phi-la-đen-phi và hội thánh tại Lao-đi-xê.

Đó là bảy hội thánh, không phải một. Các hội thánh ấy khác

nhau do ở khác địa phương. Chỉ vì các tín đồ không ở cùng một

nơi nên họ không thuộc về cùng một hội thánh. Có bảy hội

thánh khác nhau chỉ vì các tín đồ sống ở bảy nơi khác nhau.

Ê-phê-sô,

Sy-miệc-nơ, Bẹt-găm, Thi-a-ti-rơ, Sạt-đe,

Phi-la-đen-phi và Lao-đi-xê rõ ràng là tên của các nơi chốn.

Không những bảy hội thánh tại A-si được thành lập trên nền

tảng là địa phương, mà tất cả các hội thánh được đề cập trong

Kinh Thánh đều được thành lập trên cùng một nền tảng. Trong

toàn bộ lời của Đức Chúa Trời, chúng ta không thấy có một

danh hiệu nào đi kèm với một hội thánh ngoại trừ địa danh,

chẳng hạn như hội thánh tại Giê-ru-sa-lem, hội thánh tại

Lít-trơ, hội thánh tại Đẹt-bơ, hội thánh tại Cô-lô-se, hội thánh

tại Trô-ách, hội thánh tại Tê-sa-lô-ni-ca, hội thánh tại

___________________________

1

Từ ngữ “chia ra” được dùng theo ý nghĩa thuần túy nhất.

CÁC HỘI THÁNH DO CÁC SỨ ĐỒ THÀNH LẬP

59


 

 

An-ti-ốt. Dầu nói bao nhiêu vẫn chưa nhấn mạnh đủ sự kiện là

trong Kinh Thánh, không một danh nào ngoài tên của một địa

phương được liên kết với một hội thánh, và lý do duy nhất cho

việc phân chia Hội Thánh thành các hội thánh là sự khác nhau

về địa phương.

Về mặt thuộc linh Hội Thánh của Đức Chúa Trời là một; vì

vậy, Hội Thánh không thể phân chia — nhưng về mặt thuộc

thể các thành viên của hội thánh ở rải rác khắp đất; vì vậy, họ

không thể sống tại một nơi.

1

Nhưng điều thiết yếu là cần có sự

nhóm họp các tín đồ lại với nhau về mặt thuộc thể. Họ chỉ hiện

diện trong linh thì chưa đủ; họ cũng phải hiện diện “trong xác

thịt”. Hiện nay một hội thánh bao gồm tất cả “những người

được gọi ra để nhóm họp lại” tại một nơi để thờ phượng, cầu

nguyện, tương giao và cung ứng. Sự nhóm họp này tuyệt đối

cần thiết cho sự sống của một hội thánh. Không có sự nhóm

họp, thì một khu vực có thể có các tín đồ rải rác, nhưng thật sự

không có hội thánh. Hội Thánh hiện hữu do các thành viên

hiện hữu, và Hội Thánh không đòi hỏi các thành viên nhóm

họp cách thuộc thể; nhưng điều thiết yếu cho chính sự hiện hữu

của một hội thánh là các thành viên nhóm họp với nhau một

cách thuộc thể. Từ ngữ “hội thánh” được dùng trong 1 Cô-rin-tô

chương 14 nằm trong ý nghĩa thứ hai này. Nhóm chữ “trong hội

thánh” (cc. 19, 23, 28) có nghĩa là “trong các buổi nhóm của hội

thánh”. Một hội thánh là một hội thánh nhóm họp. Những tín

đồ không phân rẽ với nhau vì bất cứ lý do gì ngoại trừ nơi ở

của họ. Hễ còn ở trong xác thịt, họ sẽ bị không gian giới hạn,

và sự giới hạn về mặt vật lý này khiến cho dân của Đức Chúa

Trời không thể nhóm họp tại một nơi chính là lý do duy nhất

được Đức Chúa Trời chấp nhận để thành lập các hội thánh

riêng rẽ. Những Cơ-đốc-nhân thuộc về các hội thánh khác nhau

chỉ vì họ sống ở những nơi khác nhau. Sự phân chia ấy chỉ là

bề ngoài. Trong thực tại, Hội Thánh là Thân Thể Đấng Christ

không thể chia rẽ; vì vậy, thậm chí khi Lời Đức Chúa Trời nói

_____________________________

1

Việc một số tác giả cảm thấy khó chịu đối với từ ngữ “thành viên” trong

mối liên hệ với “hội thánh” chỉ là vấn đề thuật ngữ, chứ không phải vấn đề sự

thật.

60

NẾP SỐNG HỘI THÁNH CƠ-ĐỐC BÌNH THƯỜNG


 

 

đến những hội chúng khác nhau của dân Ngài, tên của nơi chốn

có thể thay đổi, nhưng vẫn là “hội thánh” tại mỗi nơi, chẳng

hạn như “hội thánh tại Ê-phê-sô”, “hội thánh tại Sy-miệc-nơ”,

“hội thánh tại Bẹt-găm”.

Trong Tân Ước chỉ có một phương pháp để phân chia Hội

Thánh thành các hội thánh; phương pháp Đức Chúa Trời chỉ

định ấy là phân chia trên nền tảng địa phương. Tất cả những

phương pháp khác đều là do loài người tạo ra, không phải do

Đức Chúa Trời ban cho. Nguyện Linh của Đức Chúa Trời khắc

sâu lẽ thật này vào lòng chúng ta, ấy là lý do duy nhất phân

chia con cái Đức Chúa Trời thành những hội thánh khác nhau

là vì họ sống ở những nơi chốn khác nhau.

Một hội thánh Tân Ước là gì? Đó không phải là một tòa

nhà, một phòng họp phúc-âm, một trung tâm rao giảng, một

hội truyền giáo, một công tác, một tổ chức, một hệ thống, một

giáo phái, hay một bè phái. Người ta có thể áp dụng từ ngữ

“hội thánh” cho bất cứ điều nào trong những điều vừa nêu;

nhưng đó không phải là hội thánh. Một hội thánh Tân Ước là

sự nhóm họp lại với nhau mọi người thuộc về Đức Chúa Trời để

thờ phượng, cầu nguyện, tương giao và gây dựng hỗ tương tại

một địa phương nào đó, trên nền tảng họ là Cơ-đốc-nhân tại

cùng một địa phương. Hội Thánh là Thân Thể của Đấng Christ,

còn hội thánh địa phương là mô hình thu nhỏ của Thân Thể

Đấng Christ. Mọi tín đồ tại một địa phương hình thành hội

thánh tại địa phương ấy, và họ cần phải bày tỏ trong phạm vi

nhỏ những gì Hội Thánh cần phải bày tỏ. Họ là Thân Thể

Đấng Christ tại địa phương ấy, cho nên họ phải học tập cách ở

dưới quyền làm Đầu của Chúa và cách bày tỏ sự hiệp một giữa

vòng tất cả các thành viên, cẩn thận đề phòng sự ly khai và

chia rẽ.

RANH GIỚI CỦA MỘT ĐỊA PHƯƠNG

Chúng ta đã thấy tất cả các hội thánh trong Kinh Thánh

đều là hội thánh địa phương, nhưng tự nhiên vấn đề được đặt

ra là theo Kinh Thánh địa phương là gì. Nếu chúng ta lưu ý đến

những chỗ trong Lời Đức Chúa Trời liên hệ đến việc thành lập

các hội thánh, thì chúng ta sẽ có thể xác định một nơi chốn

CÁC HỘI THÁNH DO CÁC SỨ ĐỒ THÀNH LẬP

61


 

 

phải rộng bao nhiêu rồi mới được kể là đơn vị hình thành một

hội thánh. Trong Kinh Thánh các địa phương quyết định ranh

giới của một hội thánh không phải là các quốc gia, tỉnh lỵ hay

quận lỵ. Không chỗ nào chúng ta đọc thấy một hội thánh quốc

gia hay một hội thánh tỉnh, hay một hội thánh quận. Chúng ta

đọc thấy hội thánh tại Ê-phê-sô, hội thánh tại Rô-ma, hội

thánh tại Giê-ru-sa-lem, hội thánh tại Cô-rin-tô, hội thánh tại

Phi-líp và hội thánh tại Y-cô-ni-um. Như vậy Ê-phê-sô, Rô-ma,

Giê-ru-sa-lem, Cô-rin-tô, Phi-líp và Y-cô-ni-um là nơi như thế

nào? Đó không phải là các quốc gia, cũng không phải là các

tỉnh hay các quận, mà chỉ là những nơi lớn đủ cho người ta

thuận tiện sống với nhau trong một mức độ an toàn và chan

hòa. Trong ngôn ngữ hiện đại chúng ta gọi đó là các thành phố.

Vào thời các sứ đồ, sự kiện một mặt Phao-lô và Ba-na-ba

“tuyển lập trưởng lão trong mỗi hội thánh” (Công 14:23) và

mặt khác Phao-lô dặn bảo Tít “lập những trưởng lão trong mỗi

thành” chứng tỏ thành phố là ranh giới của các hội thánh (Tít

1:5).

Trong Lời Đức Chúa Trời, chúng ta không thấy hội thánh

nào vượt quá phạm vi thành phố, và cũng không thấy hội

thánh nào không chiếm trọn phạm vi thành phố. Thành phố là

đơn vị địa phương phù hợp với Kinh Thánh. Qua sách Sáng-thế

Ký và Giô-suê chúng ta biết được rằng các thành phố vào thời

xưa là những nơi dân chúng tụ tập sinh sống; đó cũng là đơn vị

quản trị dân sự nhỏ nhất, và thành phố nào cũng có một tên

riêng. Nơi đủ điều kiện làm đơn vị thành lập một hội thánh là

nơi dân chúng sống tụ tập, có tên riêng và là đơn vị hành

chánh nhỏ nhất. Một nơi như vậy là thành phố theo Kinh

Thánh và là ranh giới của hội thánh địa phương. Những thành

phố lớn như Rô-ma và Giê-ru-sa-lem là những đơn vị, trong khi

những thành phố nhỏ như I-cô-ni và Trô-ách cũng là những

đơn vị tương tự. Ngoài những nơi người ta sống nếp sống cộng

đồng, theo Kinh Thánh không còn đơn vị nào khác cho các hội

thánh của Đức Chúa Trời.

Đương nhiên người ta sẽ hỏi về những thành phố lớn như

Luân-đôn. Những thành phố lớn được kể là một đơn vị địa

phương hay nhiều hơn? Luân-đôn rõ ràng không phải là một

62

NẾP SỐNG HỘI THÁNH CƠ-ĐỐC BÌNH THƯỜNG


 

 

thành phố theo ý nghĩa của từ ngữ ấy trong Kinh Thánh, vì vậy

không thể xem là một đơn vị. Thậm chí những người sống tại

Luân-đôn nói “đi vào thành phố” hoặc “đi vào phố” bày tỏ rằng

theo suy nghĩ của họ, Luân-đôn và “thành phố” không đồng

nghĩa. Các giới thẩm quyền chính trị và bưu điện, cũng như

người ngoài đường, đều xem Luân-đôn bao gồm nhiều đơn vị.

Họ chia Luân-đôn thành những khu vực hành chánh và những

khu bưu chính. Điều họ xem là một đơn vị hành chánh thì

chúng ta có thể xem là đơn vị của hội thánh.

Những làng mạc tuy đúng ra không thể gọi là thành phố,

nhưng cũng có thể được xem là đơn vị địa phương. Khi Chúa

chúng ta ở trên đất, Ngài đi vào các thành và các làng (Lu

13:22), qua đó chúng ta thấy những làng mạc, cũng như các thị

trấn, đều được xem là những đơn vị riêng biệt.

Sự phân chia các hội thánh theo địa phương bày tỏ sự khôn

ngoan kỳ diệu của Đức Chúa Trời. Giá như Đức Chúa Trời chỉ

định Hội Thánh phải được chia thành các hội thánh với quốc

gia là ranh giới, thì khi quốc gia này thôn tính một quốc gia

khác, hội thánh sẽ phải đổi phạm vi. Nếu tỉnh định ranh giới

của một hội thánh, thì phạm vi của hội thánh sẽ thường xuyên

thay đổi vì ranh giới của một tỉnh thường xuyên thay đổi. Đối

với một quận thì cũng vậy. Đơn vị chính trị ổn định hơn hết là

làng, thị trấn và thành phố. Chính phủ, triều đại, quốc gia có

thể thay đổi, nhưng thành phố hiếm khi bị ảnh hưởng bởi

những sự thay đổi về chính trị. Có những thành phố tuy bị thay

đổi chủ quyền nhưng vẫn giữ được tên nguyên thủy, và có

những thành phố tồn tại đến ngày nay giữ được tên cũ suốt

nhiều thế kỷ. Vậy chúng ta thấy sự khôn ngoan thần thượng

trong việc ấn định địa phương là ranh giới của một hội thánh.

Vì giới hạn của địa phương đánh dấu giới hạn của một hội

thánh, nên không hội thánh nào có thể nhỏ hẹp hơn một địa

phương, và không một hội thánh nào rộng lớn hơn một địa

phương. Lời Đức Chúa Trời chỉ thừa nhận hai hội thánh, đó là

Hội Thánh hoàn vũ và các hội thánh địa phương; không có loại

hội thánh thứ ba với phạm vi nhỏ hẹp hơn hội thánh địa

phương, hoặc rộng lớn hơn hội thánh địa phương nhưng nhỏ hẹp

hơn Hội Thánh hoàn vũ. Một hội thánh địa phương không chấp

CÁC HỘI THÁNH DO CÁC SỨ ĐỒ THÀNH LẬP

63


 

 

nhận bất cứ sự chia rẽ nào và không chấp nhận sự mở rộng nào.

Anh em không thể làm hạn hẹp phạm vi của hội thánh bằng

cách phân chia thành những hội thánh nhỏ hơn, anh em cũng

không thể mở rộng phạm vi hội thánh bằng cách kết hợp vài

hội thánh địa phương lại với nhau. Bất cứ hội thánh nào nhỏ

hẹp hơn một hội thánh địa phương thì không phù hợp với Kinh

Thánh, và bất cứ hội thánh nào lớn hơn hội thánh địa phương,

nhưng nhỏ hơn Hội Thánh hoàn vũ, cũng không phù hợp với

Kinh Thánh.

KHÔNG NHỎ HẸP HƠN MỘT ĐỊA PHƯƠNG

Chúng ta đọc trong 1 Cô-rin-tô 1:2 về “hội thánh của Đức

Chúa Trời tại Cô-rin-tô”. Cô-rin-tô là một đơn vị địa phương,

và hội thánh tại Cô-rin-tô là một đơn vị hội thánh. Khi có sự

bất hòa và các thành viên sắp tách hội thánh ra thành bốn

mảnh, Phao-lô viết thư quở trách họ: “Trong anh em mỗi người

nói: ‘Ta thuộc về Phao-lô’, — ‘Ta thuộc về A-bô-lô’, — ‘Ta thuộc

về Sê-pha’, — ‘Ta thuộc về Christ’... Anh em há chẳng phải là

người đời sao (RcV: anh em không phải thuộc xác thịt sao)?” (1

Côr. 1:12; 3:4). Nếu những người này hình thành bốn nhóm

khác nhau, hẳn họ là các giáo phái, chứ không phải các hội

thánh, vì Cô-rin-tô là một thành phố, và đó là đơn vị nhỏ nhất

được phép hình thành một hội thánh. Hội thánh của Đức Chúa

Trời tại Cô-rin-tô không thể bao trùm một phạm vi nhỏ hơn là

toàn bộ thành phố, cũng không thể bao gồm số Cơ-đốc-nhân ít

hơn là tất cả các Cơ-đốc-nhân sống tại đó. Đây là định nghĩa

của Phao-lô về hội thánh Cô-rin-tô: “Những người đã được nên

thánh trong Christ Giê-su, được gọi là thánh đồ” (1:2). Hình

thành một hội thánh trong một phạm vi nhỏ hơn đơn vị địa

phương là hình thành hội thánh trên một nền tảng nhỏ hơn

một đơn vị phù hợp với Kinh Thánh, và kết quả là hội đó

không thể là một hội thánh phù hợp với Kinh Thánh. Bất cứ

nhóm tín đồ nào ít hơn tất cả các tín đồ tại một địa phương thì

không đủ điều kiện làm một hội thánh riêng biệt. Đơn vị của

hội thánh phải tương hợp với đơn vị của địa phương. Một hội

thánh phải bao trùm một phạm vi rộng bằng phạm vi của địa

phương mà tại đó hội thánh được thành lập. Một hội thánh mà

64

NẾP SỐNG HỘI THÁNH CƠ-ĐỐC BÌNH THƯỜNG


 

 

nhỏ hơn một địa phương thì không phải là hội thánh phù hợp

với Kinh Thánh; đó là một bè phái.

Nói rằng: “Tôi thuộc về Phao-lô”, hay “Tôi thuộc về Sê-pha”

rõ ràng là bè phái; nhưng nói: “Tôi thuộc về Đấng Christ” cũng

là bè phái, dầu không rõ ràng bằng. Lời xưng nhận “Tôi thuộc

về Đấng Christ” là một lời xưng nhận tốt, nhưng vẫn chưa đủ

lý do để hình thành một hội thánh riêng biệt, vì đã loại bỏ một

số con cái của Đức Chúa Trời tại một địa phương bằng cách chỉ

bao gồm một số nào đó nói rằng: “Tôi thuộc về Đấng Christ”.

Mỗi tín đồ thuộc về Đấng Christ là một sự thật, dầu sự thật ấy

có được công bố hay không, và phân biệt giữa những người

công bố sự thật đó với những người không công bố là hành

động bị Đức Chúa Trời lên án là xác thịt. Sự thật là điều quan

trọng, chứ không phải việc công bố sự thật ấy. Phạm vi của

một hội thánh tại bất cứ nơi nào không chỉ bao gồm những

người nói: “Tôi thuộc về Đấng Christ”, nhưng bao gồm tất cả

những người ở nơi ấy thật sự thuộc về Đấng Christ. Phạm vi

của hội thánh bao trùm toàn thể địa phương và bao gồm tất cả

các Cơ-đốc-nhân tại địa phương ấy.

Tuyên bố quan điểm mình thuộc về riêng Đấng Christ là

hoàn toàn đúng, nhưng chia rẽ giữa những Cơ-đốc-nhân tuyên

bố như vậy với những Cơ-đốc-nhân không tuyên bố như vậy thì

hoàn toàn sai. Tố cáo những người nói: “Tôi thuộc về Phao-lô”,

hay “Tôi thuộc về Sê-pha” là bè phái, và cảm thấy mình thuộc

linh hơn khi chúng ta phân rẽ với họ và chỉ tương giao với

những người nói: “Tôi thuộc về Đấng Christ”, thì chúng ta

phạm chính cái tội mà mình lên án nơi người khác. Nếu chúng

ta lấy chủ nghĩa phi giáo phái làm nền tảng để tương giao với

người khác, thì chúng ta đang chia rẽ hội thánh trên một nền

tảng khác hơn nền tảng Đức Chúa Trời đã định, và bởi đó

chúng ta hình thành một bè phái khác. Theo Kinh Thánh nền

tảng dành cho một hội thánh là địa phương chứ không phải

chủ nghĩa phi bè phái. Bất cứ sự tương giao nào không rộng lớn

bằng địa phương đều là bè phái. Tất cả các Cơ-đốc-nhân sống

trong cùng một nơi với tôi đều thuộc về cùng một hội thánh với

tôi, và tôi không dám loại trừ một người nào. Tôi thừa nhận

CÁC HỘI THÁNH DO CÁC SỨ ĐỒ THÀNH LẬP

65


 

 

mỗi người con của Đức Chúa Trời sống trong địa phương của tôi

là anh em tôi và cùng là thành viên trong hội thánh tôi.

Tại Giê-ru-sa-lem có rất nhiều tín đồ. Chúng ta đọc thấy

nhiều người quay về với Chúa; nhưng họ đều được đề cập là hội

thánh tại Giê-ru-sa-lem, không phải các hội thánh tại

Giê-ru-sa-lem. Giê-ru-sa-lem là một nơi riêng lẻ vì vậy chỉ có

thể được kể là một đơn vị riêng lẻ cho việc thành lập một hội

thánh riêng lẻ. Anh em không thể phân chia hội thánh trừ phi

anh em phân chia nơi chốn. Nếu chỉ có một địa phương, thì chỉ

có thể có một hội thánh. Tại Cô-rin-tô chỉ có hội thánh tại

Cô-rin-tô; tại Hán Khẩu chỉ có hội thánh tại Hán Khẩu. Chúng

ta không đọc thấy các hội thánh tại Giê-ru-sa-lem, hay các hội

thánh tại Ê-phê-sô, hay các hội thánh tại Cô-rin-tô. Mỗi nơi

này được kể là một nơi duy nhất; vì vậy chỉ được phép có một

hội thánh tại mỗi nơi. Bao lâu Giê-ru-sa-lem, Ê-phê-sô và

Cô-rin-tô còn là những đơn vị địa phương, bấy lâu những nơi đó

là các đơn vị hội thánh. Nếu một địa phương không thể phân

chia được, thì hội thánh hình thành tại địa phương ấy cũng

vậy.

KHÔNG LỚN HƠN MỘT ĐỊA PHƯƠNG

Chúng ta vừa thấy rằng ranh giới của một hội thánh không

thể nhỏ hẹp hơn địa phương nơi hội thánh được thiết lập. Mặt

khác, ranh giới của hội thánh không thể rộng lớn hơn một địa

phương. Trong Lời Đức Chúa Trời chúng ta không bao giờ đọc

thấy hội thánh tại Ma-xê-đoan, hay hội thánh tại Ga-la-ti, hay

hội thánh tại Giu-đê, hay hội thánh tại Ga-li-lê. Tại sao? Vì

Ma-xê-đoan và Ga-li-lê là các tỉnh, còn Giu-đê và Ga-la-ti là

các quận. Một tỉnh không phải là đơn vị địa phương trong Kinh

Thánh; một quận cũng vậy. Cả hai bao gồm một số đơn vị; vì

vậy, cả hai bao gồm nhiều hội thánh riêng biệt và không tạo

thành một hội thánh. Hội thánh thuộc một tỉnh hay hội thánh

thuộc một quận không phù hợp với Kinh Thánh, vì không chia

ra trên nền tảng là địa phương, nhưng kết hợp nhiều địa

phương. Bởi vì mọi hội thánh trong Kinh Thánh đều là những

hội thánh địa phương, nên Lời Đức Chúa Trời không đề cập

66

NẾP SỐNG HỘI THÁNH CƠ-ĐỐC BÌNH THƯỜNG


 

 

đến các hội thánh quốc gia, các hội thánh thuộc tỉnh, hay các

hội thánh thuộc quận.

“Ấy vậy, các hội thánh trong cả Giu-đê, Ga-li-lê và Sa-ma-ri

đều được bình an” (Công 9:31). Ở đây Thánh Linh không nói

đến hội thánh, nhưng nói đến các hội thánh. Vì có nhiều địa

phương nên cũng có nhiều hội thánh. Đức Chúa Trời không

hoạch định liên kết các hội thánh ở những nơi khác nhau

thành một hội thánh, nhưng Ngài hoạch định có một hội thánh

riêng biệt ở mỗi nơi. Có bao nhiêu hội thánh thì có bấy nhiêu

nơi.

“Người trải qua Sy-ri và Si-li-si, làm cho các hội thánh được

vững vàng” (Công 15:41). Một lần nữa ở đây không đề cập đến

một hội thánh riêng lẻ, vì Sy-ri và Si-li-si là những quận rộng

lớn, mỗi quận bao gồm nhiều nơi khác nhau. Về mặt chính trị

nhiều nơi khác nhau được kết hợp lại thành một quận và gọi là

Sy-ri hay Si-li-si, nhưng Đức Chúa Trời không kết hợp các tín

đồ ở nhiều nơi khác nhau lại và gọi họ là hội thánh tại Sy-ri

hay Si-li-si. Trong thế giới thương mại hay chính trị có thể có

sự liên hiệp hay sáp nhập, nhưng Đức Chúa Trời không chấp

nhận sự kết hợp giữa vòng các hội thánh. Mỗi nơi riêng biệt

phải có một hội thánh riêng biệt.

“Cả các hội thánh Ngoại bang” (Rô 16:4). Các hội thánh của

Đức Chúa Trời không được hình thành theo hướng các quốc gia

nhưng theo hướng các địa phương; vì vậy, không thấy đề cập

đến hội thánh của người Ngoại bang, nhưng có đề cập đến các

hội thánh của người Ngoại bang.

“Các hội thánh ở A-si chào thăm anh em” (1 Côr. 16:19).

“Các hội thánh ở Ma-xê-đoan” (2 Côr. 8:1). “Các hội thánh ở

Ga-la-ti” (Ga 1:2). “Bấy giờ tôi còn là kẻ lạ mặt cho các hội

thánh trong Christ tại Giu-đê” (Ga 1:22). A-si, Ma-xê-đoan,

Ga-la-ti và Giu-đê đều là những vùng bao gồm nhiều hơn một

đơn vị địa phương; vì vậy, Lời Đức Chúa Trời nói đến các hội

thánh tại những nơi này. Một hội thánh phù hợp với ý tưởng

thần thượng luôn luôn là một hội thánh tại một địa phương;

bất cứ loại hội thánh nào khác đều là sản phẩm của tâm trí con

người.

Đức Chúa Trời không chấp thuận việc phân chia hội thánh

CÁC HỘI THÁNH DO CÁC SỨ ĐỒ THÀNH LẬP

67


 

 

tại bất cứ địa phương nào, Ngài cũng không chấp thuận việc

liên kết các hội thánh tại nhiều địa phương thành giáo phái.

Trong Kinh Thánh chỉ có trường hợp một hội thánh tại một

nơi, chứ không bao giờ có trường hợp vài hội thánh tại một nơi

hay một hội thánh tại vài nơi. Đức Chúa Trời không nhìn nhận

sự tương giao nào của con cái Ngài có nền tảng nhỏ hẹp hơn

hay rộng lớn hơn nền tảng địa phương.

Nam Kinh là một thành phố, và Soochow cũng vậy. Vì mỗi

nơi là một đơn vị riêng biệt, nên mỗi nơi có một hội thánh

riêng biệt. Hai nơi ở trong cùng một quốc gia, và thậm chí ở

trong cùng một tỉnh, nhưng vì hai nơi ấy là hai thành phố

riêng biệt nên mỗi nơi phải thành lập hội thánh riêng biệt. Về

mặt chính trị, Glasgow và Nam Kinh không thuộc về cùng một

tỉnh, thậm chí không thuộc về cùng một quốc gia; nhưng mối

liên hệ giữa Nam Kinh và Soochow giống y như mối liên hệ

giữa Nam Kinh và Glasgow. Nam Kinh và Soochow thật sự là

hai đơn vị riêng biệt y như Nam Kinh và Glas gow vậy. Trong

việc phân chia các hội thánh không có vấn đề quốc gia hay

tỉnh, mà hoàn toàn là vấn đề thành phố. Hai thành phố thuộc

về cùng một quốc gia hay cùng một tỉnh không có mối liên hệ

gần gũi hơn so với hai thành phố thuộc về hai quốc gia hay hai

tỉnh khác nhau. Ý định của Đức Chúa Trời là hội thánh tại bất

cứ địa phương nào phải là một đơn vị, và trong mối liên hệ với

nhau, các hội thánh khác nhau phải giữ gìn đặc tính địa

phương của mình.

Khi dân của Đức Chúa Trời ở khắp đất thật sự nhìn thấy

đặc tính địa phương của các hội thánh, họ sẽ quí sự hiệp một

của họ trong Đấng Christ hơn bao giờ hết. Các hội thánh của

Đức Chúa Trời thì có tính cách địa phương, hoàn toàn mang

tính cách địa phương. Nếu một nhân tố nào xen vào phá hủy

đặc tính địa phương của các hội thánh, thì các hội thánh không

còn phù hợp với Kinh Thánh nữa.

TÍNH ĐỘC LẬP CỦA CÁC HỘI THÁNH

Đức Chúa Trời không bao giờ định rằng một số hội thánh

tại những nơi khác nhau phải kết hợp lại thành giáo phái hay

tổ chức, mà trái lại mỗi hội thánh phải độc lập với nhau. Trách

68

NẾP SỐNG HỘI THÁNH CƠ-ĐỐC BÌNH THƯỜNG


 

 

nhiệm của các hội thánh thì độc lập, và sự quản trị cũng vậy.

Khi Chúa chúng ta gửi các sứ điệp cho con cái Ngài tại A-si,

Ngài không gọi họ là “hội thánh tại A-si”, mà là “bảy hội

thánh tại A-si”. Lời Ngài quở trách Ê-phê-sô không thể áp

dụng cho Sy-miệc-nơ, vì Sy-miệc-nơ độc lập với Ê-phê-sô.

Không thể do Bẹt-găm rối loạn mà đổ trách nhiệm cho

Phi-la-đen-phi, vì Phi-la-đen-phi độc lập với Bẹt-găm. Và sự

kiêu ngạo của Lao-đi-xê không thể qui cho Sạt-đe, vì Sạt-đe độc

lập với Lao-đi-xê. Mỗi hội thánh có phẩm chất riêng và phải

chịu trách nhiệm riêng. Con cái Đức Chúa Trời sống tại bảy

thành phố khác nhau, do đó họ thuộc về bảy hội thánh khác

nhau. Vì các hội thánh độc lập với nhau, nên Chúa khen ngợi,

khuyên lơn và quở trách riêng từng hội thánh.

Không những trên đất có bảy hội thánh này, mà trên trời

còn có bảy chân đèn tượng trưng cho bảy hội thánh này. Trong

Cựu Ước chỉ có một chân đèn với bảy nhánh khác nhau, nhưng

trong Tân Ước thì có bảy chân đèn riêng biệt. Giá như hình

ảnh tượng trưng của Tân Ước giống của Cựu Ước, thì các tín đồ

của bảy hội thánh tại A-si có lẽ đã liên kết lại thành một hội

thánh; nhưng hiện nay có bảy chân đèn riêng biệt, mỗi chân

đèn có đế riêng, để Chúa có thể bước đi “giữa bảy giá đèn (hay:

chân đèn) bằng vàng” (Khải 2:1). Vì vậy, tất cả các hội thánh

tuy thuận phục dưới uy quyền của một Đầu và bày tỏ sự sống

của một Thân Thể (vì tất cả đều làm bằng vàng), nhưng vẫn

không liên kết lại bởi bất cứ tổ chức bên ngoài nào, mà mỗi hội

thánh đứng trên đế riêng của mình, mang trách nhiệm riêng

và duy trì sự độc lập địa phương.

GIỮA VÒNG CÁC HỘI THÁNH

Điều này không hàm ý rằng các hội thánh địa phương

không liên hệ gì với nhau, và mỗi hội thánh muốn làm gì tùy ý

mà không cần nghĩ đến những hội thánh khác, vì nền tảng của

hội thánh là nền tảng của Thân Thể. Các hội thánh tuy là

những đơn vị riêng lẽ theo sự quản trị bề ngoài, nhưng có cùng

một sự sống bề trong, và Chúa đã làm cho các thành viên của

các hội thánh trở nên các chi thể của một Thân Thể. Không có

một tổ chức bên ngoài nào kết hợp họ thành một đơn vị to lớn,

CÁC HỘI THÁNH DO CÁC SỨ ĐỒ THÀNH LẬP

69


 

 

nhưng có một mối dây vững chắc bề trong hiệp nhất họ trong

Chúa. Họ có sự hiệp một của sự sống, là sự hiệp một không

biết đến giới hạn địa phương, dẫn dắt các hội thánh riêng biệt

đến chỗ hành động giống nhau dầu không có những tổ chức bề

ngoài. Về tổ chức, các hội thánh hoàn toàn độc lập với nhau,

nhưng trong sự sống, các hội thánh là một và do đó lệ thuộc

lẫn nhau. Nếu hội thánh nào nhận được khải thị, những hội

thánh khác nên tìm cách nhận được lợi ích từ khải thị ấy. Nếu

hội thánh nào gặp nan đề, những hội thánh khác nên đến giúp

đỡ. Các hội thánh tuy cung ứng cho nhau, nhưng nên luôn luôn

gìn giữ sự độc lập về quản trị và trách nhiệm.

Một mặt, mỗi hội thánh trực tiếp ở dưới uy quyền của Chúa

và chỉ chịu trách nhiệm trước một mình Ngài; mặt khác, mỗi

hội thánh không những phải lắng nghe lời phán trực tiếp của

Ngài, mà cũng phải lắng nghe lời Ngài phán qua những hội

thánh khác nữa. “Ai có tai, hãy nghe điều Thánh Linh phán

cùng các hội thánh”, là mạng lệnh Chúa truyền cho tất cả

(Khải 2 và 3). Trong lời giới thiệu các bức thư gửi cho bảy hội

thánh chúng ta thấy Chúa nói với sứ giả của mỗi hội thánh,

nhưng trong lời kết luận chúng ta thấy sứ điệp Ngài bày tỏ cho

mỗi hội thánh riêng biệt cũng là sứ điệp dành cho tất cả các

hội thánh. Như vậy rõ ràng điều một hội thánh nên làm cũng

là điều tất cả các hội thánh nên làm. Trách nhiệm của các hội

thánh là riêng biệt, nhưng hành động của các hội thánh phải

giống nhau. Chúng ta cần cẩn thận gìn giữ sự quân bình của lẽ

thật này.

Chúng ta tìm thấy cùng một sự dạy dỗ trong các Thư tín. “Vì

cớ đó tôi đã sai Ti-mô-thê đến cùng anh em... người sẽ nhắc

nhở cho anh em đường lối tôi trong Christ, cũng như tôi dạy

trong các hội thánh khắp mọi nơi vậy” (1 Côr. 4:17). Phao-lô

kêu gọi người Cô-rin-tô ghi nhớ những gì ông đã dạy “các hội

thánh khắp mọi nơi”. Phao-lô không dạy dỗ tại Cô-rin-tô như

thế này, và dạy dỗ tại một nơi khác như thế khác. Những gì sứ

đồ dạy một hội thánh thì các tín đồ tại những hội thánh khác

cũng phải lưu ý. Điều này áp dụng cho các mạng lệnh cũng như

cho vấn đề giáo lý. “Duy mỗi người phải ăn ở như ơn Chúa đã

phân phát cho mình... Ấy đó là điều tôi truyền định trong hết

70

NẾP SỐNG HỘI THÁNH CƠ-ĐỐC BÌNH THƯỜNG


 

 

thảy các hội thánh” (1 Côr. 7:17). Mạng lệnh Đức Chúa Trời

ban cho một hội thánh không bao giờ có thể mâu thuẫn với

mạng lệnh Ngài ban cho hội thánh khác. Những gì Ngài đòi

hỏi nơi một số con cái của Ngài cũng là những gì Ngài đòi hỏi

nơi tất cả những người con khác. “Bằng ai có ý biện bác, thì

chúng tôi không có thói quen ấy, mà các hội thánh Đức Chúa

Trời cũng không có nữa” (1 Côr. 11:16). Hội thánh tại Cô-rin-tô

có khuynh hướng chuyển động theo hướng riêng. Tất cả các hội

thánh khác đều cùng nhau tiến lên với Chúa, chỉ riêng hội

thánh Cô-rin-tô là trật nhịp; vì vậy Phao-lô tìm cách đem hội

thánh này vào cùng hướng đi với những hội thánh khác. Than

ôi! Ngày nay không phải chỉ có một hội thánh mà là đa số tổ

chức gọi là các hội thánh đã tách rời khỏi đường lối của Đức

Chúa Trời. Thật là một thảm kịch khi ngày nay mạng lệnh hãy

đi theo “tất cả các hội thánh” không phải dẫn vào, mà dẫn đi

xa ý muốn của Đức Chúa Trời!

“Về sự quyên tiền cho các thánh đồ, như tôi đã truyền định

cho các hội thánh Ga-la-ti thể nào, thì anh em cũng hãy làm

thể ấy” (1 Côr. 16:1). Trên thực tế Phao-lô nói: “Mặc dầu anh

em độc lập với các hội thánh khác, nhưng anh em không được

bỏ qua gương mẫu của họ”. Sẵn lòng giúp đỡ và học tập lẫn

nhau là đặc điểm của mối liên hệ giữa các hội thánh. Những gì

các hội thánh trưởng thành hơn đã học tập nơi Chúa, thì

những hội thánh ít kinh nghiệm hơn phải sẵn sàng học tập nơi

họ. Phao-lô viết cho người Tê-sa-lô-ni-ca: “Hỡi anh em, anh em

đã trở nên người bắt chước các hội thánh của Đức Chúa Trời

trong Christ Giê-su tại Giu-đê” (1 Tê 2:14). Hội thánh tại

Tê-sa-lô-ni-ca non trẻ hơn các hội thánh tại Giu-đê; vì vậy, hội

thánh tại Tê-sa-lô-ni-ca học tập nơi các hội thánh tại Giu-đê là

chính đáng.

Lời Đức Chúa Trời dạy dỗ một cách quân bình đẹp đẽ về

mối quan hệ giữa các hội thánh khác nhau. Một mặt, các hội

thánh hoàn toàn độc lập với nhau trong những vấn đề liên

quan đến trách nhiệm, quản trị và tổ chức. Mặt khác, các hội

thánh phải học tập lẫn nhau và cùng tiến lên. Tuy nhiên, trong

mọi sự, điều thiết yếu là phải có cả sự dẫn dắt của Thánh Linh

lẫn khuôn mẫu trong Lời Thánh của Đức Chúa Trời.

CÁC HỘI THÁNH DO CÁC SỨ ĐỒ THÀNH LẬP

71


 

 

TÒA ÁN TỐI CAO

Vì có mối liên hệ thuộc linh giữa các hội thánh địa phương,

nên không hội thánh nào được lao theo hướng riêng rẽ, lợi

dụng tình trạng độc lập mà tự ý quyết định việc này việc kia.

Mỗi hội thánh phải vun trồng mối quan hệ với những hội

thánh khác, tìm kiếm sự cảm thông, và hoạt động vì lợi ích

thuộc linh của những hội thánh khác. Mặt khác, vì mỗi hội

thánh hoàn toàn độc lập với nhau, nên quyết định của một hội

thánh tại bất cứ địa phương nào cũng phải được xem là quyết

định sau cùng. Không có tòa án nào cao hơn để kháng án; tòa

án địa phương là toà án tối cao. Hội thánh địa phương không

phải vâng phục quyền điều khiển của bất cứ tổ chức nào, cũng

không thi thố quyền điều khiển trên một tổ chức nào. Hội

thánh địa phương không có cấp trên, và cũng không có cấp

dưới. Nếu hội thánh địa phương tiếp nhận hay từ chối ai, sự

phán đoán ấy phải được xem là có tính cách quyết định tuyệt

đối. Nếu quyết định ấy sai lầm, điều có thể làm là yêu cầu xem

xét lại. Hội thánh địa phương là thẩm quyền cao nhất của hội

thánh. Nếu các hội thánh khác phản đối quyết định của một

hội thánh địa phương, thì họ chỉ có thể thuyết phục và khuyên

lơn. Không còn cách nào khác, vì mối quan hệ hiện hữu giữa

các hội thánh thì thuần thuộc linh, chứ không có tính cách

hành chánh.

Nếu một anh em bị kỷ luật tại Nam Kinh dọn đến Soochow,

và tại đó anh chứng minh mình không vi phạm điều anh bị

buộc tội, thì khi ấy Soochow có trọn quyền tiếp nhận anh, bất

kể sự phán xử của Nam Kinh. Soochow chịu trách nhiệm về

hành động của mình trước Đức Chúa Trời chứ không chịu trách

nhiệm trước Nam Kinh. Soochow là một hội thánh độc lập, vì

vậy họ có trọn quyền hành động theo điều họ nghĩ là tốt nhất.

Nhưng vì có mối quan hệ thuộc linh với Nam Kinh, nên tốt

nhất là Soochow không tiếp nhận anh em có vấn đề cho đến

khi trình bày cho Nam Kinh thấy sự xét xử của họ là sai lầm.

Nếu có mối quan hệ đúng đắn với Chúa, thì Nam Kinh sẽ chú ý

đến điều Soochow nêu lên. Nhưng nếu họ từ chối làm điều đó,

Soochow không thể ép buộc Nam Kinh vì với tư cách là một hội

thánh địa phương, Nam Kinh trực tiếp chịu trách nhiệm trước

72

NẾP SỐNG HỘI THÁNH CƠ-ĐỐC BÌNH THƯỜNG


 

 

một mình Chúa và có trọn quyền quyết định mà hành động độc

lập với Soochow. Nếu có tính chất thuộc linh, thì các hội thánh

sẽ không có nan đề gì trong mối liên hệ giữa vòng họ. Nhưng

nếu họ không thuộc linh và các nan đề phát sinh, thì chúng ta

không được giải quyết bằng cách can thiệp vào tình trạng độc

lập của họ, vì đó là điều Đức Chúa Trời khôn ngoan trọn vẹn

đã ấn định.

Không một tổ chức hội thánh nào trên quyền hội thánh

khác, hay có thẩm quyền lớn hơn hội thánh khác. Nhiều

Cơ-đốc-nhân xem Giê-ru-sa-lem như hội thánh mẹ, có thẩm

quyền tối cao, nhưng quan niệm ấy bắt nguồn từ tâm trí con

người, chứ không phải từ Lời thần thượng. Mỗi hội thánh được

quản trị theo địa phương và trực tiếp chịu trách nhiệm trước

Đức Chúa Trời, chứ không chịu trách nhiệm trước một hội

thánh hay một tổ chức khác. Một hội thánh địa phương là tổ

chức Cơ-đốc tối cao trên đất. Không một tổ chức nào cao hơn để

chúng ta kháng án. Một hội thánh địa phương là đơn vị thấp

nhất phù hợp với Kinh Thánh, nhưng đó cũng là một tổ chức

cao nhất phù hợp với Kinh Thánh. Kinh Thánh không biện hộ

cho sự tập quyền tại Rô-ma, tức là không cho phép Rô-ma có

thẩm quyền trên các hội thánh địa phương khác. Đây là biện

pháp Đức Chúa Trời dùng để phòng trường hợp vi phạm quyền

lợi của Con Ngài. Đấng Christ là Đầu Hội Thánh, và không có

đầu nào khác trên trời hay dưới đất.

Nếu muốn bảo tồn chứng cớ của Thân Thể thì giữa các hội

thánh phải có mối liên hệ thuộc linh; đồng thời nếu muốn duy

trì chứng cớ của Đầu thì phải có sự độc lập tuyệt đối trong sự

quản trị. Mỗi hội thánh đều ở dưới sự điều khiển trực tiếp của

Đấng Christ và trực tiếp chịu trách nhiệm trước một mình

Ngài.

Vậy tại sao khi vấn đề cắt bì được nêu lên, thì Phao-lô và

Ba-na-ba lên Giê-ru-sa-lem để gặp các sứ đồ và trưởng lão tại

đó? Lý do là vì những người chịu trách nhiệm về sự rao giảng

sai lầm ấy tại An-ti-ốt đến từ Giê-ru-sa-lem. Giê-ru-sa-lem là

nơi phát sinh nan đề; vì vậy, các sứ đồ đến Giê-ru-sa-lem để

giải quyết. Nếu một đứa bé bị bắt quả tang phá phách, chúng ta

sẽ báo cho ba nó biết hành động của nó. Khi đến Giê-ru-sa-lem,

CÁC HỘI THÁNH DO CÁC SỨ ĐỒ THÀNH LẬP

73


 

 

Phao-lô và Ba-na-ba đem sự việc đến với những người quản trị

các anh em gây nên nan đề, và một khi họ đem vấn đề đến với

nguồn trách nhiệm, thì vấn đề được giải quyết nhanh chóng.

Các trưởng lão được đề cập không phải là các trưởng lão tại

Giê-ru-sa-lem, mà là các trưởng lão của Giê-ru-sa-lem; và các

sứ đồ không phải các sứ đồ của Giê-ru-sa-lem, mà là các sứ đồ

tại Giê-ru-sa-lem. Các trưởng lão đại diện cho hội thánh, và các

sứ đồ đại diện cho công tác. Phao-lô và Ba-na-ba trình bày vấn

đề cho các sứ đồ và trưởng lão, vì các sứ đồ đảm trách việc dạy

dỗ trong các hội thánh, và các trưởng lão đảm trách việc quyết

định các vấn đề địa phương. Khi cả các sứ đồ lẫn các trưởng lão

đều bác bỏ trách nhiệm về sự dạy dỗ truyền bá do các anh em

gây rối từ Giê-ru-sa-lem, Phao-lô và Ba-na-ba trong những

chuyến viếng thăm những nơi khác nhau về sau mới có thể đưa

cho các hội thánh tại đó “những điều quyết nghị mà các sứ đồ

và trưởng lão tại Giê-ru-sa-lem đã định” (Công 16:4). Từ điểm

này, chúng ta không nên suy luận rằng các trưởng lão của

Giê-ru-sa-lem có thẩm quyền trên các hội thánh khác, nhưng

đây chỉ cho thấy rằng các trưởng lão, cũng như các sứ đồ, chỉ

bác bỏ sự dạy dỗ của những người đã từ nơi họ ra đi. Ngoài ra,

tại Giê-ru-sa-lem một số sứ đồ giữ hai chức vụ hành chánh là

trưởng lão và sứ đồ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẢO TỒN ĐẶC TÍNH ĐỊA PHƯƠNG

CỦA CÁC HỘI THÁNH

Vì các hội thánh của Đức Chúa Trời có tính cách địa

phương, nên chúng ta phải cẩn thận bảo tồn đặc tính địa

phương, phạm vi địa phương và ranh giới địa phương của các

hội thánh. Khi đánh mất những điều này, hội thánh sẽ không

còn là hội thánh phù hợp với Kinh Thánh nữa. Nếu muốn bảo

vệ bản chất địa phương của hội thánh, chúng ta phải đặc biệt

chú ý đến hai điều.

Thứ nhất, không sứ đồ nào được điều khiển một hội thánh

trên bất cứ cương vị gì. Làm như vậy là đi ngược với sự sắp đặt

của Đức Chúa Trời và phá hủy bản chất địa phương qua việc

đặt dấu ấn của một người cung ứng ngoài địa phương trên hội

thánh. Không sứ đồ nào được quyền thành lập hội thánh riêng

74

NẾP SỐNG HỘI THÁNH CƠ-ĐỐC BÌNH THƯỜNG


 

 

của mình ở bất cứ nơi nào. Hội thánh thuộc về địa phương chứ

không thuộc về công tác viên. Khi người ta được cứu qua công

cụ là bất cứ người nào, thì họ thuộc về hội thánh tại nơi họ

sống, chứ không thuộc về người mà qua đó họ được cứu, cũng

không thuộc về tổ chức người ấy đại diện. Nếu một sứ đồ nào

đó thành lập một hay nhiều hội thánh, và thi hành uy quyền

trên các hội thánh đó như thể chúng đặc biệt thuộc về sứ đồ ấy

hay thuộc về hội của người ấy, thì những hội thánh ấy trở nên

bè phái, vì họ không phân tách với những Cơ-đốc-nhân khác

(những người được cứu qua công cụ là các sứ đồ khác) vì lý do

địa phương khác nhau mà vì lý do công cụ cứu rỗi khác nhau.

Như vậy các sứ đồ trở nên đầu của những giáo phái khác nhau

và phạm vi của họ là phạm vi giáo phái riêng của họ, trong khi

các hội thánh họ điều khiển trở nên bè phái, mỗi bè phái mang

đặc tính riêng của người lãnh đạo thay vì đặc tính của hội

thánh địa phương.

Thư tín gửi cho người Cô-rin-tô làm sáng tỏ vấn đề này. Các

tín đồ tại Cô-rin-tô bị chia rẽ đơn giản là vì họ không nhận

biết đặc tính địa phương của hội thánh và lấy những sứ đồ

khác nhau — Phao-lô, A-bô-lô và Sê-pha — làm nền tảng cho

sự tương giao của họ. Nếu hiểu biết nền tảng thần thượng đã

được ấn định cho sự phân chia hội thánh, họ đã không bao giờ

nói: “Tôi thuộc về Phao-lô” hay “Tôi thuộc về A-bô-lô” hay “Tôi

thuộc về Sê-pha”, vì dầu có tình cảm đặc biệt đối với những

người lãnh đạo nào đó, họ phải nhận biết rằng mình không

thuộc về vị sứ đồ nào cả, mà thuộc về hội thánh tại địa phương

họ sống.

Không một công tác viên nào được điều khiển một hội

thánh hay gán cho hội thánh ấy tên của mình hay tên của hội

mình đại diện. Đức Chúa Trời không bao giờ tán đồng “hội

thánh của Phao-lô”, “hội thánh của A-bô-lô” hay “hội thánh của

Sê-pha”. Trong lịch sử Hội Thánh, điều thường xảy ra là khi

Đức Chúa Trời ban ánh sáng hay kinh nghiệm đặc biệt cho một

cá nhân thì cá nhân ấy nhấn mạnh đến lẽ thật mà mình đã

được khải thị hay kinh nghiệm, và qui tụ quanh mình những

người thích sự dạy dỗ ấy, kết quả là người lãnh đạo hay lẽ thật

mà người ấy nhấn mạnh trở nên nền tảng cho sự tương giao.

CÁC HỘI THÁNH DO CÁC SỨ ĐỒ THÀNH LẬP

75


 

 

Như vậy các bè phái cứ sinh sôi nảy nở. Nếu dân của Đức Chúa

Trời chỉ nhìn thấy mục tiêu của mọi chức vụ là thành lập các

hội thánh địa phương chứ không phải là qui tụ các tín đồ quanh

một cá nhân, lẽ thật, hay kinh nghiệm nào hoặc dưới một tổ

chức nào, thì họ sẽ tránh được sự hình thành các bè phái.

Chúng ta là những người hầu việc Chúa phải bằng lòng buông

ra những người mà chúng ta đã cung ứng [Lời Chúa cho họ] và

chuyển tất cả những bông trái của chức vụ mình vào các hội

thánh địa phương được quản trị hoàn toàn bởi người địa

phương. Chúng ta phải hết sức thận trọng đừng để màu sắc của

cá tính chúng ta phá hủy đặc tính địa phương của hội thánh, và

chúng ta phải luôn luôn phục vụ hội thánh, chứ đừng bao giờ

điều khiển hội thánh. Một sứ đồ là đầy tớ của mọi người, và

không làm chủ ai cả. Không hội thánh nào thuộc về công tác

viên; hội thánh thuộc về địa phương. Nếu những người được

Đức Chúa Trời dùng suốt lịch sử Hội Thánh thấy rõ rằng tất cả

các hội thánh của Đức Chúa Trời đều thuộc về những địa

phương riêng biệt, chứ không thuộc về một công tác viên hay

một tổ chức mà Chúa đã dùng để thành lập hội thánh, thì

chúng ta đã không có quá nhiều giáo phái khác nhau như hiện

nay.

Một điều khác thiết yếu cho việc giữ gìn đặc tính địa phương

của hội thánh là phạm vi của hội thánh không được rộng lớn

hơn phạm vi của một địa phương. Phương cách hiện nay là liên

kết các nhóm tín đồ có cùng quan điểm giáo lý ở những nơi

chốn khác nhau và lập họ thành một hội thánh thì không có

nền tảng Kinh Thánh. Thông lệ xem một hội truyền giáo là

trung tâm và liên kết tất cả những người được họ cứu hay giúp

đỡ để thành lập một “hội thánh” của hội truyền giáo ấy cũng

không có nền tảng Kinh Thánh. Những tổ chức được gọi là hội

thánh ấy thật sự là các bè phái vì họ bị giới hạn bởi phạm vi

của một giáo điều đặc biệt, hay của một hội truyền giáo, chứ

không phải bởi và trong giới hạn của địa phương.

Lý do Đức Chúa Trời không chấp nhận việc thành lập các

hội thánh [qua việc] liên kết các nhóm tín đồ tại những nơi

khác nhau là vì làm như vậy nền tảng thần thượng đã được chỉ

định cho việc thành lập các hội thánh sẽ bị phá hủy. Bất cứ

76

NẾP SỐNG HỘI THÁNH CƠ-ĐỐC BÌNH THƯỜNG


 

 

“hội thánh” nào được hình thành với một hội truyền giáo làm

trung tâm chắc chắn sẽ không có đặc tính địa phương, vì nơi

nào có một trung tâm, thì nơi ấy cũng có một phạm vi; và nếu

trung tâm của hội thánh là một hội truyền giáo, thì rõ ràng

phạm vi của hội thánh không phải là phạm vi địa phương phù

hợp với Kinh Thánh, mà là phạm vi của hội truyền giáo. Hội

thánh ấy rõ ràng thiếu đặc tính của một hội thánh, và chỉ có

thể được xem là một bè phái. Theo mục đích của Đức Chúa

Trời, Giê-su Christ là trung tâm của mọi hội thánh, và địa

phương là phạm vi của các hội thánh.

Mỗi khi có một người lãnh đạo đặc biệt, một giáo lý đặc

biệt, một kinh nghiệm, một tín điều hoặc một tổ chức nào đó

trở thành trung tâm thu hút các tín đồ ở những nơi khác nhau

lại với nhau, thì vì trung tâm của hội thánh liên hiệp như vậy

không phải là Đấng Christ, cho nên phạm vi của hội thánh ấy

sẽ không có tính cách địa phương. Mỗi khi phạm vi địa phương

đã được ấn định cách thần thượng bị thay thế bằng phạm vi

nhân tạo, thì tại đó không thể có sự chấp thuận thần thượng.

Các tín đồ trong phạm vi ấy có thể thật sự yêu mến Chúa,

nhưng ngoài Ngài họ có một trung tâm khác, và trung tâm thứ

hai trở nên trung tâm điều khiển là điều tự nhiên thôi. Nhấn

mạnh đến những gì mình có y như điều người khác có là trái

với bản chất con người; chúng ta luôn luôn nhấn mạnh đến

điều mà chỉ riêng mình mới có. Đấng Christ là trung tâm

chung của tất cả các hội thánh, nhưng hễ nhóm tín đồ nào lấy

một người lãnh đạo, một giáo lý, một kinh nghiệm, một tín

điều hay một tổ chức làm trung tâm cho sự tương giao của

mình, thì họ sẽ thấy trung tâm ấy trở thành trung tâm của

mình qua đó họ xác định người khác có thuộc về họ hay không.

Trung tâm luôn luôn quyết định phạm vi, và trung tâm thứ hai

tạo nên một phạm vi chia rẽ những người gắn bó với họ và

những người không liên kết với họ.

Bất cứ điều gì trở thành trung tâm liên kết các tín đồ ở

những nơi chốn khác nhau sẽ tạo nên một phạm vi bao gồm tất

cả những tín đồ gắn bó với trung tâm ấy và loại trừ tất cả

những ai không gắn bó với họ. Phân chia như vậy sẽ phá hủy

ranh giới địa phương mà Đức Chúa Trời đã ấn định, và hậu quả

CÁC HỘI THÁNH DO CÁC SỨ ĐỒ THÀNH LẬP

77


 

 

là phá hủy chính bản chất của các hội thánh của Đức Chúa

Trời. Vì vậy, con cái Đức Chúa Trời phải cẩn thận sao cho

ngoài Đấng Christ họ không có trung tâm liên kết nào khác, vì

bất cứ sự liên kết nào của các tín đồ vượt phạm vi địa phương

để vây quanh một trung tâm khác hơn là chính Chúa đều mở

rộng phạm vi của sự tương giao vượt phạm vi địa phương, và do

đó làm mất đặc tính riêng của các hội thánh của Đức Chúa

Trời. Trong Kinh Thánh không có các hội thánh nào khác

ngoài các hội thánh địa phương!

CÁC ÍCH LỢI CỦA TÌNH TRẠNG ĐỘC LẬP

Phương cách thần thượng là lấy địa phương làm ranh giới

phân các hội thánh khác nhau có những lợi ích hiển nhiên như

sau:

(1) Nếu mỗi hội thánh được quản trị theo địa phương, và

mọi uy quyền ở trong tay các trưởng lão địa phương, thì một

tiên tri giả đầy tham vọng và tài năng sẽ không có cơ hội phô

trương thiên tài tổ chức của mình bằng cách kết hợp những

nhóm tín đồ khác nhau thành một hội liên hiệp rộng lớn, và

sau đó thỏa mãn tham vọng của mình bằng cách tự lập chính

mình làm đầu của hội ấy. Giá như các hội thánh của Đức Chúa

Trời duy trì nền tảng địa phương của mình thì Rô-ma đã không

bao giờ có thể thao túng quyền hành như ngày nay. Nơi nào các

hội thánh không bị sáp nhập vào một tổ chức nào đó và thẩm

quyền địa phương nằm trong tay các trưởng lão địa phương, thì

nơi ấy không thể nào có giáo hoàng. Nơi nào chỉ có các hội

thánh địa phương, thì nơi ấy không thể có Giáo hội Rô-ma.

Liên hiệp các nhóm tín đồ khác nhau đã tạo nên những điều ác

như Hội Thánh của Đức Chúa Trời học đòi làm chính trị. Một

“hội thánh” liên hiệp có quyền lực thực đấy, nhưng đó là quyền

lực xác thịt, không phải quyền lực thuộc linh. Ý niệm của Đức

Chúa Trời về hội thánh Ngài là hội thánh cần phải giống như

hạt cải trên đất, đầy dẫy sự sống, nhưng khó nhận thấy. Sự

liên hiệp đã đem Hội Thánh ngày nay đến tình trạng của

Thi-a-ti-rơ. Sự thất bại của phong trào Cải Chánh là đã thay

thế Giáo hội Rô-ma bằng các hội thánh có tổ chức, tức hội

78

NẾP SỐNG HỘI THÁNH CƠ-ĐỐC BÌNH THƯỜNG


 

 

thánh Quốc gia và Biệt giáo, thay vì trở về với các hội thánh

địa phương đã được ấn định cách thần thượng.

(2) Hơn nữa, nếu giữ được đặc tính địa phương của mình, thì

các hội thánh sẽ tránh được sự lan rộng của tà thuyết và sự sai

lầm, vì nếu một hội thánh là địa phương, thì tà thuyết và sự sai

lầm cũng có tính cách địa phương. Rô-ma là hình ảnh minh họa

rất tốt cho mặt sau của lẽ thật này. Sở dĩ sự sai lầm của Rô-ma

phổ biến là vì sự liên hiệp của Rô-ma. Phạm vi của các hội

thánh liên hiệp rất rộng lớn; do đó, sự sai lầm cũng lan rộng.

Cách ly sự sai lầm tại một hội thánh địa phương là việc tương

đối đơn giản, nhưng cô lập sự sai lầm trong một hội liên hiệp

rộng lớn bao gồm nhiều hội thánh là chuyện khác.

(3) Lợi điểm lớn nhất của việc lấy địa phương làm ranh giới

là ngăn ngừa mọi bè phái. Anh em có thể có những giáo lý đặc

biệt của anh em và tôi có những giáo lý của tôi, nhưng hễ

chúng ta cố gắng duy trì đặc tính của các hội thánh như được

bày tỏ trong Kinh Thánh bằng cách lấy địa phương làm đường

phân chia duy nhất giữa các hội thánh, thì chúng ta không thể

thành lập hội thánh nào để truyền bá những điều đặc biệt mà

mình tin. Hễ giữ gìn được đặc tính địa phương, thì hội thánh

được bảo vệ khỏi chủ nghĩa giáo phái, nhưng ngay khi đánh

mất đặc tính đó, hội thánh liền chuyển theo hướng chủ nghĩa

bè phái. Một tín đồ theo bè phái khi thuộc về một người hay

một điều khác hơn là Chúa và địa phương. Các bè phái và giáo

phái chỉ có thể thành lập khi đặc tính địa phương của hội

thánh bị phá hủy.

Trong sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời, Ngài đã truyền

định rằng tất cả các hội thánh của Ngài phải có tính cách địa

phương. Đó là phương cách thần thượng để bảo vệ các hội

thánh khỏi bè phái. Hiển nhiên, điều đó chỉ có thể bảo vệ Hội

Thánh khỏi chủ nghĩa bè phái trong biểu hiện mà thôi. Tinh

thần bè phái vẫn có thể hiện hữu trong một hội thánh phi bè

phái, và chỉ Linh của Đức Chúa Trời mới có thể xử lý điều đó.

Nguyện tất cả chúng ta đều học tập bước đi theo Linh và không

bước đi theo xác thịt, để Đức Chúa Trời được đẹp lòng về cả

biểu hiện bên ngoài lẫn tình trạng bên trong của các hội thánh

Ngài.

CÁC HỘI THÁNH DO CÁC SỨ ĐỒ THÀNH LẬP

79


 

 
Chúa Jesus phán cùng họ rằng: Mùa gặt thì lớn song con gặt thì ít. Vậy, hãy cầu nguyện Chúa mùa gặt sai con gặt đi vào mùa của Ngài".

Luke 10: 2