buy abortion pill online usa
abortion pill
read here purchase abortion pill online
where can i buy mirtazapine
buy mirtazapine
no prescription
CHƯƠNG BỐN
ĐẮC THẮNG SỰ CHẾT
Kinh nghiệm đắc thắng sự chết không hiếm giữa vòng các thánh đồ. Bởi huyết của chiên con, dân Israel được giải cứu khỏi tay của thiên sứ mà đã đánh con đầu lòng của dân Ai Cập. David được giải cứu khỏi móng vuốt của sư tử và gấu, cũng như được giải cứu khỏi tay Goliah. Elisha đã từng bỏ lột vào trong nồi để loại bỏ chất độc chết người (2 Vua 4:38-41). Shadrach, Meshach và Abednego không bị thương tổn gì trong lò lửa đang cháy (Đa 3:16-27) Daniel nhìn thấy Đức Chúa Trời bịt miệng sư tử khi ông bị quăng vào hang của chúng (6:21-23) Paul đã từng giũ con rắn rớt vào trong lửa mà không bị thương tổn (Công 28:3-5). Elijah đều được cất lên trời mà không nếm sự chết – một gương mẫu vượt trổi hơn về việc đắc thắng sự chết
Ý định của Đức Chúa Trời là dẫn con cái Ngài vào trong kinh nghiệm đắc thắng sự chết. Đắc thắng tội lỗi, bản ngã, thế giới và Satan là điều rất trọng yếu; nhưng sự chiến thắng của chúng ta vẫn không trọn vẹn nếu chúng ta thất bại trong việc đắc thắng sự chết. Nếu muốn có một chiến thắng trọn vẹn, chúng ta phải đắc thắng “sự chết, kẻ thù sau cùng” (1 Cor.15:26). Chúng ta còn chừa lại một kẻ thù chưa bị đánh bại nếu chúng ta không kinh nghiệm việc đắc thắng sự chết
Có sự chết trong thế giới tự nhiên, sự chết trong chúng ta và sự chết bắt nguồn từ Satan. Trái đất ở dưới sự rủa sả và mọi tạo vật đều ở dưới sự cai trị của sự rủa sả này. Nếu chúng ta muốn sống với chiến thắng liên tục trong thế giới này chúng ta phải đắc thắng sự chết trong thời gian này. Hơn nữa, sự chết ở trong thân thể chúng ta.
Vào ngày chúng ta sinh ra, sự chết đã vận hành trong chúng ta rồi. Và ai giữa vòng chúng ta hiện không đang tiến dần đến mồ mả kể từ khi sinh ra? Chúng ta đừng nghĩ sự chết chỉ là “cánh cổng”; chúng ta phải biết rằng sự chết là một diễn trình. Sự chết đã ở trong chúng ta rồi và nó đang dần dần và liên tục ăn nuốt chúng ta. Cuối cùng sự lìa khỏi thân thể vật lý chúng ta đơn giản là công tác của sự chết ở cực điểm của nó. Sự chết có thể tấn công linh chúng ta và làm cho linh thiếu hụt sự sống và quyền năng; nó có thể tấn công hồn chúng ta để khiến hồn bối rối và không có cảm nhận, suy nghĩ và ý kiến; hoặc nó có thể tấn công thân thể chúng ta để khiến thân thể yếu đuối và bệnh tật.
Rô-ma 5 nói rằng “sự chết đã trị vì” (c.17a). Đây không chỉ là sự chết; đây còn là sự trị vì của sự chết. Sự trị vì của sự chết này hiện hữu trong linh, hồn và thân thể. Mặc dù thân thể chúng ta chưa chết, nhưng sự chết đã trị vì trong thân thể rồi. Mặc dù quyền lực của sự chết chưa đạt đến cực điểm, nhưng nó đã trị vì và mở rộng lãnh địa của nó trong toàn thân thể. Các sự đau yếu khác nhau mà chúng ta nhận thấy trong thân thể mình bảy tỏ quyền lực sự chết trong chúng ta mạnh thế nào. Mọi điều này dẫn chúng ta đến sự cuối cùng của đời người.
Ngoài sự trị vì của sự chết này có sự trị vì của sự sống ( c.17b). Vị sứ đồ nói rằng hễ ai nhận được ân tứ của sự công nghĩa bởi Jesus Christ “sẽ trị vì trong sự sống”, một sự trị vì vượt xa quyền năng vận hành của sự chết. Vì các tín đồ ngày nay nhấn mạnh nhiều đến vấn đề tội lỗi, nên họ quên mất nan đề sự chết. Đắc thắng tội lỗi là điều trọng yếu, nhưng chúng ta đừng xao lãng việc đắc thắng sự chết – hai điều này bổ sung cho nhau. Rô-ma 5 đến 8 bàn đến vấn đề đắc thắng tội lỗi rõ nhất, nhưng đoạn này cũng chú ý đến vấn đề đắc thắng sự chết tương đương: “Tiền công của tội lỗi là sự chết “ ( 6:23). Vị sứ đồ không chỉ nhấn mạnh đến chính tội lỗi mà còn đến kết quả của tội lỗi. Ông không chỉ bày tỏ rằng sự công nghĩa đối kháng với tội lỗi mà còn cho thấy sự sống đối kháng sự chết. Nhiều tín đồ chỉ bận tâm đến việc đắc thắng các sự biểu lộ khác nhau của tội lỗi trong nếp sống hang ngày và tích cách của mình, nhưng họ xao lãng việc đắc thắng sự chết, là kết quả của tội lỗi. Nhưng trong các chương này, qua vị sứ đồ, Đức Chúa Trời không nói nhiều về các sự biểu lộ khác nhau của tội lỗi trong cách sống hằng ngày; đúng hơn, Ngài nhấn mạnh rất nhiều đến kết quả của tội lỗi – sự chết.
Chúng ta phải thấy rõ mối quan hệ giữa tội lỗi và sự chết. Đấng Christ đã chết để giải cứu chúng ta không chỉ khỏi tội lỗi mà còn khỏi sự chết. Đức Chúa Trời đang kêu gọi chúng ta đắc thắng cả hai. Là các tội nhân, từ ban đầu chúng ta vốn đã chết trong tội lỗi, và tội lỗi cùng với sự chết trị vì ( như các vua) trong chúng ta. Vì Chúa Jesus đã chết cho chúng ta, nên tội lỗi và sự chết của chúng ta đã bị nuốt mất bởi sự chết của Ngài. Sự chết ban đầu là vua trong chúng ta. Tuy nhiên, vì chúng ta đã được báp-têm vào trong sự chết của Ngài, nên chúng ta không chỉ chết đối với tội lỗi; chúng ta còn có thể nhận được sự sống và sống đối với Đức Chúa Trời (6:11). Chúng ta được kết hiệp với Đấng Christ; vì vậy, như “sự chết không còn chủ trị trên Ngài nữa” (c.9), nó cũng không thể cột trói chúng ta nữa (c.14). Sự cứu rỗi của Đấng Christ thay thế tội lỗi bằng sự công nghĩa và sự chết bằng sự sống. Nếu đọc đoạn kinh thánh này cách cẩn thận, chúng ta sẽ thấy rằng đây là những điểm chính của vị sứ đồ. Nếu chỉ nhận được phân nửa, chắc chắn chúng ta sẽ không trọn vẹn. Khi vị sứ đồ nói về sự cứu rỗi trọn vẹn của Chúa Jesus, ông nói: “Vì luật của Linh sự sống trong Đấng Christ Jesus đã giải thoát tôi khỏi luật của tội lỗi và sự chết”(8:2). Chúng ta có thể có nhiều kinh nghiệm về việc đắc thắng tội lỗi, nhưng chúng ta kinh nghiệm việc đắc thắng sự chết được bao nhiêu?
Vì sự sống bất thọ tạo của Đức Chúa Trời đã bước vào trong linh chúng ta khi chúng ta tin Chúa và được tái sanh nên chúng ta có chút kinh nghiệm về việc đắc thắng sự chết. Nhưng đây là kinh nghiệm duy nhất chúng ta có thể có sao? Sự sống có thể đắc thắng sự chết đến mức nào? Có một điều chắc chắn: hầu hết các tín đồ ngày nay đều chưa kinh nghiệm việc đắc thắng sự chết theo mức độ mà Đức Chúa Trời chủ định. Chúng ta phải thừa nhận rằng sự chết vận hành trong chúng ta cách mạnh mẽ hơn sự sống. Vì vậy, chúng ta phải chú ý đến cả tội lỗi lẫn sự chết cách đồng đều giống như Đức Chúa Trời. Chúng ta phải đắc thắng sự chết theo cùng một cách chúng ta đắc thắng tội lỗi.
Vì Đấng Christ đã đắc thắng sự chết nên các tín đồ không cần phải cảm thấy rằng họ phải chết, mặc dù họ vẫn có thể chết. Tương tự, vì Đấng Christ đã kết án tội lỗi trong xác thịt, nên các tín đồ không còn phải phạm tội lỗi nữa mặc dù họ vẫn có thể phạm tội lỗi. Vì mục đích của tín đồ là được tự do khỏi tội lỗi nên mục đích của người ấy cũng phải là được tự do khỏi sự chết. Một tín đồ phải hiểu rằng kết quả của sự chết và sự phục sinh của Đấng Christ có hiệu lực đối với sự chết cũng như đối với tội lỗi của người ấy. Người ấy đắc thắng những điều này hoàn toàn trong Đấng Christ; vì vậy Đức Chúa Trời hiện đang kêu gọi người ấy đắc thắng chúng trong kinh nghiệm của mình. Chúng ta nghĩ rằng vì Đấng Christ đã đắc thắng sự chết cho chúng ta nên chúng ta không phải làm gì nữa. Nhưng nếu là như vậy, chúng ta sẽ không thể làm chứng cho sự chiến thắng của Chúa trong kinh nghiệm. Nếu không có Golgotha, chúng ta sẽ không có lập trường cho chiến thắng. Nhưng chờ đợi cách thụ động để trôi theo tự nhiên cũng không phải là cách để đắc thắng. Chúng ta không đắc thắng tội lỗi theo cách này; chúng ta cũng không đắc thắng sự chết theo cách này. Đức Chúa Trời ao ước rằng chúng ta nhận lấy vấn đề đắc thắng sự chết như một thực tại; tức là, bởi sự chết của Đấng Christ, chúng ta đắc thắng sự chết trong mình cách thực tiễn. Chúng ta đã đắc thắng nhiều sự cám dỗ, xác thịt, thế giới và satan; bây giờ chúng ta phải chỗi dậy để đánh bại quyền lực của sự chết.
Vì phải kháng cự sự chết theo cùng một cách mà chúng ta kháng cự tội lỗi nên thái độ của chúng ta đối với sự chết phải hoàn toàn thay đổi.Vì sự chết là di sản chung của con người sa ngã nên tự nhiên chúng ta có xu hướng thuận phục nó. Các tín đồ không học tập kháng cự sự chết. Cả nhân loại đều xu hướng về mồ mả. Mặc dù chúng ta biết rằng sự đến lần thứ hai của Chúa rất gần và không phải ai cũng chết vì có sự cất lên, nhưng trong kinh nghiệm hằng ngày của mình, đa số chúng ta vẫn chờ đợi sự chết. Khi sự công nghĩa của Đức Chúa Trời vận hành trong chúng ta, chúng ta tự phát ghét tội lỗi; nhưng chúng ta không để cho sự sống của Đức Chúa Trời công tác trong chúng ta để chúng ta cũng ghét sự chết.
Để đắc thắng sự chết, một tín đồ phải thay đổi thái độ của mình từ một người thuận phục sang một người kháng cự. Nếu một tín đồ không tống khứ sự thụ động, người ấy sẽ không bao giờ đắc thắng sự chết nhưng thay vì vậy sẽ liên tục bị nó quấy rầy và kết thúc giữa vòng mồ mả của những người chết yểu. Hầu hết các tín đồ đều nhầm lẫn sự thụ động và đức tin. Họ nghĩ rằng họ đã giao thác mọi sự cho Đức Chúa Trời. Nếu họ không phải chết, chắc chắn Ngài sẽ giải cứu họ khỏi điều đó; nếu họ phải chết thì không điều gì có thể ngăn Đức Chúa Trời để cho họ chết. Họ đơn giản bằng long để cho ý muốn của Đức Chúa Trời được nên trong mọi sự. Một thái độ như vậy nghe có vẻ tốt, nhưng đây là đức tin sao? Đó đơn giản là một sự thụ động lười biếng. Khi chúng ta không biết ý muốn của Đức Chúa Trời, chúng ta phải nói như Chúa đã nói: “Không theo ý con, nhưng theo ý Cha” (Math. 26:39). Điều này không có nghĩa là chúng ta không phải kêu la với Đức Chúa Trời cách cụ thể, tỏ cho Ngài biết các lời thỉnh cầu của chúng ta. Chúng ta không nên đầu hàng sự chết cách thụ động; Đức Chúa Trời muốn chúng ta cùng công tác tích cực với ý muốn của Ngài. Nếu không biết chắc rằng Đức Chúa Trời muốn chúng ta chết, chúng ta không nên thụ động để cho sự chết đàn áp chúng ta. Đúng hơn, chúng ta phải chủ động cùng công tác với ý muốn của Đức Chúa Trời để kháng cự và từ chối nó.
Chúng ta không có một thái độ thụ động như vậy đối với tội lỗi, vậy tại sao chúng ta lại có thái độ như vậy đối với sự chết? Kinh thánh xem sự chết là kẻ thù của chúng ta ( 1 Cor. 15:26). Vì vậy, chúng ta phải quyết tâm chiến đấu và đắc thắng nó. Vì Chúa Jesus đã gặp và đắc thắng sự chết cho chúng ta nên Ngài muốn mỗi một người chúng ta đắc thắng nó trong đời sống hiện nay của mình. Chúng ta không nên xin Đức Chúa Trời ban cho mình sức lực để chịu đựng quyền lực của sự chết, thay vì vậy , chúng ta nên cầu xin sức lực để đắc thắng quyền bính của nó.
Vì sự chết đến từ tội lỗi nên sự giải cứu chúng ta khỏi sự chết dựa trên sự kiện Chúa Jesus đã chết vì chúng ta và cứu chúng ta khỏi tội lỗi. Sự cứu chuộc của Ngài liên hệ sâu sắc đến sự chết. Hebrews 2:14-15 nói: “Vậy, vì con cái có phần trong huyết và thịt, thì Ngài cũng có phần như vậy theo cùng một cách, để quan sự chết Ngài có thể hủy diệt kẻ có sức mạnh của sự chết, là ma quỷ, và có thể giải phóng những kẻ vì sơ sự chết mà suốt đời bị bắt làm nô lệ”. Thập tự giá là nền tảng cho việc đắc thắng sự chết.
Satan có quyền lực của sự chết, hắn nắm giữ quyền lực này vì hắn có tội lỗi làm nền tảng: ‘Vậy nên, cũng như qua một người, tội lỗi đã vào trong thế giới, và qua tội lỗi, có sự chết; và do đó sự chết trải qua mọi người, vì mọi người đã phạm tội lỗi” (Rô-ma 5:12). Nhưng chính Chúa Jesus đã bước vào trong lĩnh vực của sự chết và qua sự cứu chuộc Ngài hủy bỏ nọc của nó – tội lỗi – hầu cho Satan mất đi quyền lực của hắn. Qua sự chết của Đấng Christ, không chỉ tội lỗi mất hiệu lực mà sự chết cũng mất quyền lực. Vì vậy, bây giờ chúng ta phải xuyên phá quyền lực của sự chết bởi sự chết của Đấng Christ và đánh giá cao mọi điều được hoàn thành tại Golgotha hầu cho toàn bản thể chúng ta có thể được giải cứu khỏi sự vây hãm của sự chết.
Có ba cách để các tín đồ đắc thắng sự chết: (1) bởi tin rằng họ sẽ không chết trước khi công tác của họ được hoàn thành; (2) bởi tin rằng nọc của sự chết đã được cất đi, để thậm chí nếu họ chết thì cũng không có gì phải sợ; và (3) bởi tin rằng họ hoàn toàn được giải cứu khỏi sự chết vì sự đến lần thứ hai của Chúa và sự cất lên. Bây giờ chúng ta hãy xem xét những điều này từng điểm một.
CHẾT SAU KHI HOÀN THÀNH CÔNG TÁC CỦA MÌNH
Nếu một tín đồ không sáng tỏ rằng công tác của mình đã hoàn tất và Chúa không cần người ấy ở lại trên đất nữa, thì người ấy không nên chết; tức là, người ấy phải luôn luôn kháng cự lại sự chết. Nếu các triệu chứng của sự chết dần dần diễn ra trong thân thể người ấy và người ấy biết rằng công tác của mình chưa hoàn thành, một tín đồ phải hoàn toàn phủ nhận các triệu chứng này và từ chối chết. Người ấy cũng phải tin rằng Chúa sẽ thực hiện qua sự kháng cự của người ấy vì Ngài vẫn có công tác cho người ấy làm. Vì vậy, nếu chúng ta chưa hoàn thành công tác được giao cho mình, chúng ta có thể điềm tĩnh và vẫn tin cậy cho dù thân thể chúng ta có thể bị nguy hiểm bao vây. Hễ chúng ta công tác và chiến đấu cùng với Chúa, Ngài chắc chắn sẽ công tác để nuốt mất sự chết của chúng ta bằng sự sống của Ngài.
Chúa Jesus chống lại sự chết. Khi dân chúng muốn quăng Ngài xuống đồi, “Ngài băng qua giữa họ, đi khỏi đó” (Luke 4:29 – 30). Vào lúc khác, ‘Jesus ở tại Galilee, vì Ngài không muốn ở tại Judea, bởi người Do Thái đang tìm cách giết Ngài” (John 7:1). Vào một lúc khác nữa, đám đông “lượm đá ném Ngài, nhưng Jesus ẩn mình và ra khỏi đền thờ” (8:59). Ngài kháng cự sự chết hết lần này đến lần khác vì thời điểm của Ngài chưa đến. Ngài biết rằng có một thời điểm xác định để Đấng Messiah bị kết liễu; Ngài không thể chết trước thời điểm Đức Chúa Trời chỉ định, và Ngài cũng không thể chết ở bất kỳ nơi nào khác hơn Golgotha. Chúng ta cũng không được chết trước thời điểm của mình.
Sứ đồ Paul cũng có nhiều kinh nghiệm về việc chống lại sự chết. Các quyền lực của sự tối tăm muốn ông chết trước kỳ, nhưng ông đã đắc thắng chúng hết lần này đến lần khác. Một lần hi bị cầm tù và ở trong tình huống hết sức hiểm nghèo, ông nói: “Nhưng nếu sống trong xác thịt mà kết quả cho công tác của tôi, thì tôi không biết sẽ chọn điều nào. Bởi tôi bị ép giữa hai bề, muốn lìa đời để ở với Đấng Christ thì tốt hơn; còn ở lại trong xác thịt thì cần thiết hơn vì anh em. Vì tin chắc điều này nên tôi biết là tôi sẽ còn ở lại và cứ ở” (Phil. 1:22 – 250. Ông không sợ sự chết; vì công tác chưa hoàn thành nên ông tin cậy Đức Chúa Trời, biết rằng ông sẽ không chết. Đây là việc ông đắc thắng sự chết. Sau đó, khi ông biết rằng mình “ đã đánh trận tốt lành… hoàn tất cuộc đua… giữ được đức tin”., ông mới kết luận “ Giờ ra đi của ta sắp đến” ( 2 Ti. 4:6-7). Khi chúng ta biết rằng mình chưa hoàn tất cuộc đua thì chúng ta không được chết.
Không chỉ có Paul mà Peter cũng vậy. Ông biết khi nào ông sẽ lìa trần “Vì biết rằng việc lột bỏ nhà trại của tôi sắp xảy đến, cũng như Chúa Jesus Đấng Christ của chúng ta đã tỏ cho tôi” (2 Pet 1:14). Thật sai lầm khi chúng ta nghĩ rằng sự chết của chúng ta sắp đến chỉ vì tình trạng môi trường hoặc sức khỏe của chúng ta, mà không có sự chỉ tỏ nào từ Chúa. Giống như chúng ta sống vì Chúa, thì chúng ta cũng chết vì Chúa. Vì vậy, chúng ta phải chống lại bất cứ sự kêu gọi nào của sự chết không phải đến từ Chúa.
Khi đọc Cựu ước, chúng ta thấy rằng tất cả các tổ phụ đều chết khi “đã trọn các ngày”. “Đã trọn các ngày” nghĩa là gì? Điều đó nghĩa là họ đã sống đầy đủ các ngày Đức Chúa Trời chỉ định cho họ. Đức Chúa Trời đã chia một số năm cụ thể (Joshuah. 21) cho mỗi một người chúng ta. Nếu không sống đến lúc ấy, chúng ta đã không đắc thắng sự chết. Nhưng làm thế nào chúng ta biết được Đức Chúa Trời đã chỉ định cho mình bao nhiêu năm? Kinh Thánh cho chúng ta một con số tổng quát: ‘Tuổi tác của chúng tôi đến được bảy mươi;/ còn nếu mạnh khỏe thì đến tám mươi” (Thi 90:10). Chúng ta không có ý nói rằng mỗi người phải thọ ít nhất bảy mươi tuổi; sự tế trị của Đức Chúa Trời không thể bị con người xâm phạm. Nhưng nếu chúng ta không nhận được sự tỏ nào về một thời gian ngắn hơn, thì chúng ta phải nhận lấy con số này làm tiêu chuẩn và kháng cự bất cứ sự chết nào đến sớm hơn. Bởi đứng trên Lời Đức Chúa Trời, chúng ta sẽ thấy chiến thắng là của chúng ta.
CHẾT MÀ KHÔNG SỢ HÃI
Dựa trên những gì chúng ta đã nói về việc đắc thắng sự chết, chúng ta không hẳn có ý nói rằng thân thể chúng ta sẽ không bao giờ chết. Mặc dù chúng ta tin rằng “Không phải tất cả chúng ta đều ngủ” (1 Cor 15:51), nhưng nói rằng chúng ta sẽ không chết thì quá mê tín. Vì Kinh Thánh dùng con số bảy mươi làm tiêu chuẩn chung cho đời người, nên chúng ta có thể hi vọng sống cho đến lúc đó nếu có đức tin. Nhưng chúng ta đừng bao giờ nghĩ rằng chúng ta bất tử vì Chúa Jesus như sự sống. Hơn nữa, chúng ta biết rằng Đức Chúa Trời thường cho phép các ngoại lệ; một số người chết trước bảy mươi. Đức tin của chúng ta chỉ có thể xin Đức Chúa Trời để chúng ta không qua đời trước khi công tác chúng ta chưa hoàn thành. Dù sống ngắn ngủi hay sống thọ, chúng ta cũng không như các tội nhân, chết trước khi qua hết phân nửa số ngày của chúng ta. Các ngày của chúng ta phải đủ dài để hoàn tất công tác của chúng ta trong đời sống này. Rồi khi đến giới hạn, chúng ta có thể lìa khỏi trái đất này trong sự bình an bởi ân điển của đức Chúa Trời, theo cách tự nhiên như quả dưa chín rụng xuống. Job mô tả loại sự chết này là “Như bó lúa được gặt đúng mùa (phải thì)” Job 5:26.
Việc đắc thắng sự chết không hẳn có nghĩa là thoát khỏi sự chết, vì Đức Chúa Trời có thể muốn một số người đắc thắng điều đó trong sự phục sinh sống như Chúa Jesus đã đắc thắng. Nhưng cho dù một tín đồ trải qua sự chết, giống như Chúa Jesus, người ấy cũng không phải sợ sự chết. Một tín đồ đấu tranh để đắc thắng sự chết chỉ vì sợ hãi và ghê tởm sự chết thì người ấy đã bị đánh bại rồi. Làm sao người ấy có thể hi vọng đắc thắng? Chúa có thể quyết định hoàn toàn cứu chúng ta khỏi sự chết bằng cách cất chúng ta lên cõi thiên thượng đang khi còn sống; nhưng chúng ta không nên xin Chúa trở lại sớm vì sợ sự chết. Một sự sợ hãi như vậy là triệu chứng cho thấy chúng ta đã bị sự chết đánh bại rồi. Dù chúng ta chết, nhưng sự chết chỉ giống như bước từ phòng này qua phòng khác. Không cần phải đau khổ, lo lắng hay sợ hãi
Ban đầu, chúng ta là những người “vì sợ sự chết mà suốt đời bị bắt làm nô lệ” (Heb 2:15). Nhưng Chúa Jesus đã “giải phóng’ chúng ta để chúng ta không phải sợ nó nữa. Sự đau khổ, tối tăm và cô độc của sự chết không còn có thể làm chúng ta sợ hãi nữa. Một sứ đồ đã kinh nghiệm việc đắc thắng sự chết bảo chúng ta: “Đối với tôi…chết là lợi…muốn lìa đời để ở với Đấng Christ thì tốt hơn” (Phil 1:21,23) Đây là thái độ không thấy bất cứ dấu vết nào của sự sợ hãi. Đây là sự chiến thắng thật sự trên sự chết.
ĐƯỢC CẤT LÊN KHI CÒN SỐNG
Được cất lên khi còn sống là cách cuối cùng để đắc thắng sự chết. Khi Chúa Jesus trở lại, nhiều tín đồ sẽ được cất lên khi còn sống. Cả 1 Corinth 15:51-52 lần 1 Thessalonica 4:14-16 đều dạy dỗ điều này. Không có ngày xác định cho sự đến lần thứ hai của Chúa. Ngài có thể trở lại bất cứ lúc nào trong hai ngàn năm qua. Các tín đồ có hi vọng được cất lên khi còn sống vào bất kỳ lúc nào mà không phải trải qua sự chết. Thời điểm Chúa Jesus đến lần thứ hai hiện gần hơn trước. Vì vậy, các tín đồ ngày nay có nhiều hi vọng được cất lên khi còn sống hơn những người trong các thế hệ trước. Chúng ta không muốn nói nhiều ở đây, nhưng chúng ta có thể thận trọng nói một vài lời với sự tin chắc: nếu Chúa Jesus trở lại đang khi thế hệ chúng ta còn ở đây, chúng ta có được cất lên khi còn sống không? Nếu vậy, chúng ta phải đắc thắng sự chết, không cho phép mình chết trước kỳ để chúng ta có thể được cất lên khi còn sống. Theo lời tiên tri trong Kinh Thánh, cuối cùng sẽ có một nhóm tín đồ được cất lên mà không trải qua sự chết. Việc được cất lên khi còn sống của họ là một loại đắc thắng sự chết. Hễ còn sống trên đất, chúng ta không được nói rằng chúng ta có thể không phải là những người này. Vì vậy, không phải là chúng ta nên chuẩn bị mình đắc thắng hoàn toàn sao?
Tin rằng chúng ta sẽ không bao giờ chết về mặt vật lý thì không phải là một sự mê tín, vì Kinh thánh cho chúng ta hi vọng này. Chúng ta có thể chết, nhưng không bắt buộc là chúng ta phải chết. Chúa dạy chúng ta cách sáng tỏ: “Ai ăn thịt Ta và uống huyết Ta thì có sự sống đời đời, và Ta sẽ khiến người ấy sống lại vào ngày sau rốt” (John 6:54) Nhưng Ngài cũng nói: “Đây là bánh từ trời xuống, chẳng phải như các tổ phụ đã ăn rồi chết; ai ăn bánh này sẽ sống mãi mãi” (c.58). Ngài có ý nói rằng giữa vòng các tín đồ của Ngài, một số người sẽ chết và được phục sinh, trong khi những người khác sẽ không hề trải qua sự chết.
Chúa Jesus đã diễn đạt ý tưởng này cách rõ ràng hơn lúc Lazarus chết: “Ta là sự phục sinh và sự sống; ai tin vào trong Ta, cho dù người ấy phải chết, cũng sẽ sống; còn hễ ai sống mà tin vào trong Ta, sẽ mãi mãi không hề chết” (John 11:25-26). Chúa Jesus không chỉ là sự phục sinh mà còn là sự sống. Hầu hết chúng ta đều tin rằng Ngài là sự phục sinh nhưng quên rằng Ngài cũng là sự sống. Chúng ta chỉ biết rằng sau khi chúng ta chết, Ngài sẽ phục sinh chúng ta, nhưng chúng ta quên rằng đang khi chúng ta sống, Ngài muốn làm sự sống của chúng ta để cứu chúng ta khỏi chết. Chúa Jesus nói với chúng ta hai loại công tác này, nhưng chúng ta chỉ tin một. Ngài nói: “Ai tin vào trong Ta, cho dù người ấy phải chết, cũng sẽ sống” Đây là điều các tín đồ trong hai ngàn năm qua kinh nghiệm. Nhưng Ngài cũng nói rằng sẽ có một nhóm người “sống mà tin vào trong Ta”, sẽ “mãi mãi không hề chết”. Chúng ta không biết có bao nhiêu ngàn người đã tin vào Đức Chúa Trời và đã qua đời, nhưng lời Đức Chúa Trời nói rằng một số người “sẽ mãi không hề chết” không phải một số người sẽ được phục sinh, mà một số người “sẽ mãi mãi chẳng hề chết”. Chúng ta không có lý do gì để nói rằng chúng ta phải chết trước rồi mới phục sinh. Vì sự đến lần thứ hai của Chúa đã gần rồi, nên tại sao chúng ta phải chết trước rồi chờ được phục sinh? Tại sao không trông đợi Ngài cất chúng ta lên lúc Ngài đến lần thứ hai để chúng ta có thể hoàn toàn được giải cứu khỏi quyền lực của sự chết?
Chúa bảo chúng ta rằng Ngài không chỉ là sự phục sinh cho nhiều người, mà còn là sự sống cho một số người. Mặc dù được phục sinh từ kẻ chết như Lazarus thì thật lạ lùng, nhưng điều này không có nghĩa là không cách nào để đắc thắng sự chết ngoài sự phục sinh. Chúa nói có một cách khác để “mãi mãi không hề chết”. Ban đầu, chúng ta bị chỉ định là rơi vào trong thung lũng u ám của sự chết nhưng Đức Chúa Trời đã xây dựng một chiếc “cầu phao” để chúng ta lên thẳng cõi thiên thượng. Chiếc cầu phao này là sự cất lên.
Nếu một số người ao ước được cất lên và nếu thời điểm cất lên thật sự đến gần, Đức Chúa Trời sẽ ao ước rằng chúng ta học cách thắng sự chết và ở trong số người được cất lên khi còn sống. Trước sự cất lên, kẻ thù cuối cùng phải đắc thắng là sự chết. Trên thập tự giá, Chúa Jesus đã hoàn toàn đắc thắng sự chết, nhưng Đức Chúa Trời ao ước rằng hội thánh sẽ kinh nghiệm chiến thắng của Ngài. Tất cả chúng ta đều cảm thấy rằng chúng ta đang ở cuối thời đại và trước khi chúng ta được cất lên, Thánh Linh hiện đang dẫn dắt chúng ta đánh trận cuối chống lại sự chết.
Satan biết rằng hắn chỉ còn một thời gian ngắn. Hắn đang cố hết sức để ngăn trở các tín đồ cất lên. Kết quả là con cái Đức Chúa Trời ngày nay kinh nghiệm nhiều sự tấn công vật lý. Vì các sự tấn công về mặt vật lý thường xuyên như vậy, nên họ quen hít thở trong bầu không khí sự chết và mất hi vọng được cất lên khi còn sống. Các tín đồ không biết rằng ngăn trở họ được cất lên là một thách thức đối với kẻ thù. Khi một tín đồ thật sự nhận được sự kêu gọi cất lên, người ấy tự phát sẽ phát triển một linh chiến đấu chống lại sự chết; trong linh mình, người ấy sẽ cảm thấy sự chết là một sự ngăn trở cho sự cất lên của mình và phải được đắc thắng.
Từ đầu, ma quỉ đã là một kẻ sát nhân (John 8:44). Công việc của hắn là giết người. Mục đích của mọi điều Satan làm đối với các tín đồ là khiến họ chết. Trong thời đại cuối cùng, hắn đối xử với con cái Đức Chúa Trời cách đặc biệt: hắn làm cho họ kiệt sức (Dan 7:25). Nếu hắn có thể thêm một chút lo âu cho linh một tín đồ, đặt một chút sợ hãi và lo lắng trong tâm trí người ấy, khiến người ấy mất ngủ một đêm, ăn kém đi và làm việc quá sức vào những lúc khác thì hắn đã thành công trong việc đem đến sự xâm lược của sự chết. Mặc dù một giọt nước thì chẳng có quyền năng gì, nhưng nước cứ liên tiếp nhỏ giọt trong một thời gian thì sẽ có thể làm mòn cả đá. Vì biết như vậy nên Satan dùng một chút lo lắng, lo âu và xao lãng làm cho họ kiệt sức.
Vào những lúc khác, Satan trực tiếp tấn công các tín đồ và khiến họ chết. Thật ra, nhiều sự tấn công đã xảy ra nhưng các tín đồ không nhận thấy. Đôi khi, sự tấn công đến chỉ như một chút cảm lạnh, say nắng, mất ngủ, mệt mỏi, hoặc chán ăn. Đôi khi, đó có thể là một sự không tinh sạch, nóng giận, đố kỵ hoặc buông thả. Vì không biết ý nghĩa chết người đằng sau những điều này nên các tín đồ thiếu sự chiến thắng hoàn hảo. Nếu nhận thức được các sự tấn công gây chết chóc này và chống lại chúng giống như chống lại sự chết, họ sẽ đắc thắng. Vì các tín đồ không có đủ tri thức để hiểu được ý nghĩa thật của các kinh nghiệm này nên họ cho rằng đó là do tuổi tác hoặc các nhân tố khác, không nhân thức rằng kẻ thù đang dùng sự chết để tấn công họ vì sự cất lên gần đến.
Chúa Jesus sẽ sớm trở lại; vì vậy, chúng ta phải đánh một trận chiến toàn diện chống lại sự chết. Theo cùng một cách chúng ta chiến đấu với tội lỗi, thế giới, và satan, chúng ta cũng phải chiến đấu chống lại sự chết. Chúng ta không nên chỉ nổ lực đắc thắng; chúng ta cũng phải giữ chặt chiến thắng. Trong mọi phương diện, chúng ta phải nắm chắc công tác của Đấng Christ trong việc đắc thắng sự chết. Nếu nhìn lại kinh nghiệm quá khứ và xin Đức Chúa Trời chiếu sáng trên chúng ta, chúng ta sẽ thấy vô số lần chúng ta đã bị sự chết tấn công mà không biết. Chúng ta xem các sự tấn công này là một điều gì đó khác và bởi đó, không có quyền năng để xử lý chúng. Nếu chúng ta nhận ra những điều này là các sự tấn công của sự chết, Đức Chúa Trời sẽ cung ứng cho chúng ta quyền năng để đắc thắng chúng trong kinh nghiệm. Chúng ta luôn dường như phải đi qua những chiếc cầu gãy và những con đường hư; cứ như thể môi trường và mọi điều khác của chúng ta đều bảo chúng ta sắp chết, nhưng chúng ta không thể chết. Chúng ta thậm chí thường không có hy vọng sống, nhưng chúng ta không thể chết. Tại sao chúng ta phải chết bây giờ? Gần đầy con cái Đức Chúa Trời đã có nhiều kinh nghiệm chiến đấu cho sự sống của họ. Điều đó hết sức đau đớn nhưng họ cảm thấy họ không thể chết. Cứ như thể họ nói rằng họ không muốn chết. Điều này nghĩa là gì? Đây là các sự tấn công của sự chết để ngăn cản chúng ta được cất lên. Đức Chúa Trời đang dẫn dắt chúng ta tiến hành đánh trận cuối chống lại sự chết trước khi được cất lên.
Ngày nay chúng ta phải áp dụng chiến thắng của Đấng Christ để đóng cửa Âm Phủ. Chúng ta phải đứng lên và không cho phép sự chết có quyền lực trên chúng ta. Hãy từ chối mọi điều có yếu tố sự chết trong đó. Hãy áp dụng cách nhìn này cho mọi bệnh tật, yếu đuối và đau đớn. Đôi khi, thân thể có thể không cảm thấy gì nhưng sự chết đã thực hiện công tác của nó rồi. Mọi sự chọc tức trong linh và sự buồn rầu trong hồn đều dẫn đến sự chết. Đức Chúa Trời hiện đang kêu gọi chúng ta được cất lên; vì vậy, mọi sự ngăn trở sự cất lên này đều phải bị hủy diệt.
Đức Chúa Trời đang đặt con cái Ngài trong các môi trường khác nhau để tước bỏ sức lực và mọi điều họ nương dựa, khiến họ đặt cuộc đời của mình vào trong tay Ngài và nương cậy bởi sợi dây đức tin. Nếu không, họ sẽ không có hi vọng sống còn. Vào những lúc như vậy, dường như không có cách nào khác hơn là kêu la: “Chúa ơi, xin hãy giữ tôi sống”. Trận chiến ngày nay thật sự là một trận chiến sinh tử.
Các ác linh sát nhân ngày nay đang công tác mọi nơi. Nếu các tín đồ không đứng chống lại chúng và cầu nguyện, họ sẽ thất bại. Nếu vẫn thụ động như trước, chắc chắn anh em sẽ chết. Anh em có thể nói: “Chúa ơi, hãy khiến tôi đắc thắng sự chết”. Nhưng Chúa nói: “Nếu ngươi đứng chống lại sự chết, Ta sẽ khiến ngươi đắc thắng sự chết”. Chỉ cầu nguyện thôi thì vẫn chưa hiệu quả lắm nếu ý muốn không kháng cự sự chết. Anh em phải nói: “Chúa ơi, vì Ngài đã đắc thắng sự chết nên bây giờ tôi từ chối mọi sự tấn công của sự chết. Tôi quyết tâm đắc thắng ngay bây giờ. Chúa ơi, hãy ban cho tôi sự chiến thắng trên sự chết”. Chúa ao ước anh em đắc thắng sự chết. Hãy nắm chặt lời hứa mà Đức Chúa Trời ban cho anh em, cầu nguyện để được giải cứu khỏi sự chết và tin rằng không điều gì có thể làm tổn thương anh em. Đừng chấp nhận việc sự chết có thể chạm đến anh em. Thí dụ, nếu anh em ở trong một khu vực bị nhiễm bệnh, hãy từ chối bệnh tật và cấm chúng đến anh em. Đừng để sự chết tấn công anh em qua bệnh tật.
Chúng ta không nên thụ động chờ đợi sự đến lần thứ hai của Chúa và cho rằng bằng cách nào đó chúng ta sẽ được cất lên. Chúng ta phải được chuẩn bị. Được cất lên, giống như bất cứ vấn đề nào khác, đòi hỏi hội thánh của Đức Chúa Trời phải hợp tác với Ngài. Đức tin không bao giờ để cho sự việc ra sao thì ra. Sự chết phải được kháng cự với quyết tâm. Cũng vậy, sự cất lên là một điều gì đó phải được nắm chặt với quyết tâm. Đức tin là điều không thể thiếu, nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta có thể thụ động chối bỏ trách nhiệm. Nếu về mặt lý thuyết chúng ta đồng tình với việc chúng ta có thể hoàn toàn được tự do khỏi sự chết, nhưng lại thụ động đầu hàng quyền lực của nó thì có ích gì?
MỘT TỘI LỖI DẪN ĐẾN SỰ CHẾT
Kính Thánh bảo chúng ta rằng có một loại tội lỗi gọi là “tội lỗi dẫn đến sự chết” (1 John 5:16), là điều các tín đồ có thể phạm phải. “Sự chết” được đề cập đến ở đây không phải là sự chết thuộc linh vì sự sống đời đời của Đức Chúa Trời sẽ không bao giờ chết. Đó cũng không phải là “sự chết thứ hai” vì chiên của Chúa sẽ không bao giờ hư mất “sự chết” này là sự chết vật lý.
Chúng ta cần đặc biệt xem xét “tội lỗi dẫn đến sự chết” này để chúng ta là những người chờ đợi sự cất lên lên sẽ biết cách cẩn thận, kẻo xác thịt chúng ta bị hư mất qua việc phạm một tội lỗi như vậy, và kẻo chúng ta đánh mất phước hạnh được cất lên khi còn sống. Nếu Chúa trì hoãn sự hiện đến của Ngài và chúng ta phải trải qua mồ mả, thì sự giải cứu chúng ta khỏi tội lỗi này sẽ giữ chúng ta sống cho đến khi chúng ta “trọn các ngày” của mình để chúng ta có thể công tác cho Chúa trước khi qua đời. Do lơ là, một số con cái Đức Chúa Trời có những ngày trên đất bị rút ngắn và mất mão miện của mình. Nhiều công nhân vẫn đang công tác cho Chúa ngày nay phải chú ý đến vấn đề này.
Kinh Thánh không nói rõ với chúng ta loại tội lỗi nào là tội lỗi dẫn đến sự chết, nhưng chắc chắn là có một tội lỗi như vậy tồn tại. Theo ký thuật trong Kinh Thánh về kinh nghiệm của các tín đồ, chúng ta biết rằng tội lỗi này đối với mỗi người mỗi khác. Đối với một số người, một tội lỗi nào đó có thể là tội lỗi dẫn đến sự chết, nhưng đối với những người khác thì có thể không phải, và ngược lại. Đây là vì các sự khác nhau của ân điển nhận được, ánh sáng có được và địa vị mà mỗi tín đồ nhận lấy.
Mặc dù Kinh Thánh không nói tội lỗi này là loại tội lỗi gì, nhưng chúng ta biết rằng bất cứ ai chết do phạm tội lỗi nghĩa là người ấy đã phạm “một tội lỗi dẫn đến sự chết”. Con cái Israel đã phạm một tội lỗi như vậy tại Kadesh (Dân.13:25-14:12). Mặc dù họ đã thử Chúa mười lần trước đó (14:22) nhưng Ngài đã dung chịu điều đó. Nhưng lần này, Ngài đã khiến thân thể họ ngã xuống trong đồng vắng, mặc dù Ngài đã tha thứ cho họ tội lỗi từ chối đi vào Canaan (c.32)
Vì phát ngôn cách khinh suất bằng môi miệng mình gần bên các dòng nước Meriah (Thi 106:33), nên Moses đã chết bên ngoài miền đất Canaan. Ông không được phép bước vào miền đất. Đây là “tội lỗi dẫn đến sự chết” của ông. Aaron phạm cùng một tội lỗi như Moses, và ông cũng không được vào miền đất thánh (Dân 20:24). Người của Đức Chúa Trời di hành từ Judah đến Bethel phạm một tội lỗi dẫn đến sự chết đơn giản vì không vâng phục lệnh truyền của Đức Chúa Trời về việc ăn (1 Vua 13:21-22). Trong Tân Ước Ananias và Sapphira bị hình phạt là sự chết, vì họ cũng phạm một tội lỗi dẫn đến sự chết; họ giữ lại một phần tiền bán đất và nói dối Thánh Linh (Công 5). Tín đồ tại Corinth lấy mẹ kế của mình cũng phạm một tội lỗi dẫn đến sự chết; vì vậy, vị sứ đồ nói rằng ông sẽ “giao nộp kẻ đó cho Satan hủy diệt phần xác thịt” (1 Cor 5:5). Lời nói rằng nhiều tín đồ Corinth đã ngủ vì họ “mắc tội lỗi với thân và huyết của Chúa” (11:27,30). Họ cũng phạm một tội lỗi dẫn đến sự chết.
Để đắc thắng sự chết, chúng ta phải liên tục đắc thắng tội lỗi vì sự chết đến từ tội lỗi. Nếu chúng ta muốn sống cho đến khi trọn các ngày hoặc cho đến khi Chúa đến, chúng ta phải cẩn thận để không phạm tội lỗi. Nhiều tín đồ không cẩn thận trong điều này đã đi đến mồ mả trước kỳ của họ. Điều này không có nghĩa là họ phạm một tội lỗi hết sức khủng khiếp; tội lỗi mà chúng ta nói đến ở đây đối với mỗi người thì không giống nhau. Sự gian dâm của người tín đồ Corinth được xem là tội lỗi dẫn đến sự chết, nhưng các lời nói khinh suất mà Moses đã phát ngôn cũng được xem là tội lỗi dẫn đến sự chết, dầu chúng ta được cho biết rằng Moses “rất nhu mì, hơn mọi người ở trên mặt đất” (Dân 12:3). Vì vậy, chúng ta không thể xem thường bất kỳ tội lỗi nào.
Ngày nay là thời đại của ân điển và Đức Chúa Trời đầy ân điển; vì vậy; chúng ta có thể bình an. Đừng để Satan kiện cáo anh em, gợi lên rằng vì anh em đã phạm loại tội lỗi này nên phải chết. Mặc dù Kinh Thánh không bảo chúng ta cầu nguyện cho những người phạm loại tội lỗi này, nhưng Đức Chúa Trời sẽ tha thứ cho chúng ta nếu chúng ta tự tra xét mình và ăn năn. Nhiều người tin rằng người được ký thuật trong 2 Corinth 2:6-7 là người đã lấy mẹ kế mình. 1 Corinth 11:30-32 cũng bảo chúng ta rằng mặc dù chúng ta có thể phạm một tội lỗi dẫn đến sự chết, nhưng chúng ta vẫn có thể được giải phóng nếu sẵn lòng tự xét đoán mình. Vì vậy, chúng ta đừng bao giờ dung thứ cho bất cứ tội lỗi nào kẻo nó trở nên tội lỗi dẫn đến sự chết của chúng ta đừng bao giờ đánh mất tấm lòng tự xét đoán mình. Chúng ta phải đoán tội lỗi của mình và đừng bao giờ dung thứ cho điều đó. Trong đời này thì không thể đạt đến sự hoàn hảo vô tội lỗi, nhưng sự xưng nhận thường xuyên và lệ thuộc ân điển của Đức Chúa Trời là điều không thể thiếu. Đức Chúa Trời vẫn tha thứ cho chúng ta. Những người muốn đắc thắng sự chết phải chú ý hơn đến điều này. “Thì Ngài chỉ cho họ công việc của họ / và sự quá phạm mà họ đã vượt quá / Ngài cũng mở tai họ cho sự kỷ luật / và truyền lệnh cho họ xoay khỏi điều tội lỗi / Nếu họ vâng phục và phục vụ Ngài / họ sẽ trải qua các ngày của mình trong sự thịnh vượng / và các năm của mình trong sự vui thích / nhưng nếu không vâng phục, họ sẽ bị diệt vong bởi gươm / và họ sẽ chết mà không hề hay biết / nhưng những sự giả hình trong lòng dồn chứa sự thịnh nộ / họ chẳng kêu la khi Ngài cột trói họ / Họ chết đương buổi thanh xuân/ và cuộc đời họ ở giữa vòng những kẻ không tinh sạch” (Job 36:9-14).
CÁC SỰ DẠY DỖ TRONG CHÂM NGÔN
Châm ngôn là sách bàn đến bước đi hằng ngày của các tín đồ. Sách đó dạy nhiều về cách họ bảo tồn mạng sống mình. Chúng ta hãy xem xét kỹ hơn để biết được phương cách đắc thắng sự chết.
“Hỡi con, chớ quên luật pháp ta; / nhưng lòng con hãy giữ các mạng lệnh ta ; / vì chúng sẽ thêm cho con các ngày kéo dài, sống thọ và bình an” (3:1-2).
“Đó sẽ là sức khỏe mạnh cho rốn con / và tủy cho xương con” (3;8)
“Lòng con khá ghi nhớ lời ta; / hãy giữ các mạng lệnh ta, và sống” (4:4).
“Ô con ta, hãy nghe, và tiếp nhận lời ta; / và các năm của cuộc đời con sẽ nhiều thêm” (4:10).
“Hãy nắm chặc lời chỉ dẫn; / chớ buông ra; / khá gìn giữ nó; vì đó là sự sống con” (4:13).
“Vì chúng (các lời ta) là sự sống cho những ai tìm được, / và sức khỏe cho cả xác thịt họ” (4:22).
“Hãy hết sức chuyên cần gìn giữ tấm lòng con; / vì các nguồn sự sống ra từ đó” (4: 23)
“ Những kẻ nào phạm tội lỗi ngoại tình với người đàn bà, ắt hẳn thiếu sự hiểu biết; / người làm điều đó đã tự hủy diệt hồn mình” (6:32).
“Vì ai tìm thấy Ta (sự khôn ngoan) là tìm thấy sự sống / và sẽ có được đặc ân của Chúa” (8:35).
“Vì bởi Ta (sự khôn ngoan) mà các ngày của con sẽ được nhận thêm, / và các năm của đời con sẽ được gia tăng” (9:11).
“Nhưng sự công nghĩa giải cứu khỏi sự chết” (10:2).
“Sự kính sợ Chúa kéo dài các ngày; / còn các năm của kẻ ác sẽ bị rút ngắn lại” (10:27).
“Trong con đường của sự công nghĩa có sự sống; và / trong lối mòn của nó không có sự chết” (12:28).
“Sự kính sợ Chúa là suối sự sống, / để lìa khỏi các lưới bẫy của sự chết” (14:27).
“Một tấm lòng lành mạnh là sự sống cho xác thịt; / còn sự đố kỵ là sự mục nát của xương” (14:30)
“Con đường sự sống ở trên người khôn ngoan, / để người ấy có thể lìa khỏi âm phủ bên dưới” (15:24).
“Ai từ chối sự chỉ dẫn là xem thường hồn mình’ (15:32).
“Trong ánh sáng của sự hài lòng của vua có sự sống” (16:15).
“Ai gìn giữ đường lối mình là bảo tồn hồn mình” (16:17).
“Ai gìn giữ mạng lệnh là gìn giữ hồn mình; / còn ai xem thường đường lối mình thì sẽ chết” (19:16).
“Sự kính sợ Chúa dẫn đến sự sống” (19:23).
“Lấy của báu bằng lưỡi nói dối / là sự hư không bấp bênh của những kẻ tìm kiếm sự chết” (21:6).
“Người lang thang ra khỏi con đường của sự hiểu biết / sẽ lưu lại trong cộng đoàn của kẻ chết” (21:16).
“Ai bước theo sự công nghĩa và thương xót / thì tìm được sự sống” (21:21).
Khi Kinh Thánh của Đức Chúa Trời dẫn dắt chúng ta đắc thắng sự chết, chúng ta sẽ tìm thấy ý nghĩa mới của các câu này. Chúng ta đã quen nghĩ rằng sự sống chỉ đơn thuần là một thuật ngữ. Nhưng sau khi chúng ta nhận được sự soi sáng, sự sống của thân thể vật lý chúng ta chắc chắn sẽ được kéo dài nếu chúng ta thật sự thỏa đáp các điều kiện của Đức Chúa Trời. Vì vậy, chúng ta phải chú ý kỹ đến các câu trên. Nếu không bước theo các lời giáo huấn của chúng, chúng ta sẽ thấy sự sống của mình dần dần bị thất thoát. Thí dụ, Đức Chúa Trời hứa: “hãy hiếu kính cha mẹ ngươi…hầu cho ngươi được phước và sống lâu trên đất” (Eph 6:2-3). Nếu không vâng theo điều này, chúng ta sẽ thấy các ngày của mình bị rút ngắn lại bởi tội lỗi lỗi. Đức Chúa Trời muốn chúng ta vâng phục lời Ngài, tiếp nhận sự khôn ngoan, theo đuổi sự công nghĩa, và bảo tồn tấm lòng của mình (Tâm trí của lòng có liên hệ rất nhiều đến sự sống). Theo cách này, chúng ta sẽ không mất sự sống. Nếu muốn có được sự sống, chúng ta phải vâng phục.
QUYỀN NĂNG CỦA THỜI ĐẠI SẮP ĐẾN
Trong vương quốc sắp đến, Chúa Jesus sẽ sớm là Mặt Trời công nghĩa chữa lành trong đôi cánh của Ngài (Mal 4:2). Vào lúc đó, không một cư dân nào nói: “Tôi bị bệnh” (Esai 33:24). Các tín đồ sẽ thấy “thể hư loại này mặc lấy sự bất hoại và thể chết chóc này mặc lấy tính bất tử”. Và khi đó “lời đã chép sẽ diễn ra như đã định: Sự chết đã bị nuốt mất để dẫn đến sự chiến thắng” (1 Cor 15:54). Các đặc tính của thời đại vương quốc đối với các tín đồ là sự tự do khỏi sự yếu đuối, bệnh tật và sự chết, sự cứu chuộc của thân thể, và Satan ở dưới chân chúng ta.
Tuy nhiên, Kinh Thánh bảo chúng ta rằng bây giờ chúng ta có thể nếm tiền vị về “quyền năng của thời đại sắp đến” (Heb 6:5). Mặc dù thân thể chúng ta chưa được cứu chuộc, nhưng bởi đức tin chúng ta có thể nếm quyền năng của thời đại sắp đến trong việc không có sự yếu đuối, bệnh tật hay sự chết. Đây là kinh nghiệm rất sâu nhiệm, nhưng nếu một tín đồ thỏa đáp các điều kiện của Đức Chúa Trời và hết lòng tin lời Đức Chúa Trời, người ấy sẽ thấy rằng loại kinh nghiệm này là khả thi. Đức tin vượt trên thời gian, đức tin có thể thu đoạt cả điều Đức Chúa Trời đã hoàn thành cho chúng ta trong quá khứ lẫn điều Ngài hoàn thành cho chúng ta trong tương lai.
Trong 2 Corinth 5 vị sứ đồ nói về sự biến hóa thân thể trong tương lai: “Vì chúng ta là người than thở trong nhà trại này, cũng bị đè nặng, trong đó chúng ta không ao ước được lột bỏ, mà được mặc lấy, để điều chết chóc có thể bị sự sống nuốt mất. Bởi Đấng đã tạo tác chúng ta cho chính việc đó là Đức Chúa Trời, mà đã ban Linh cho chúng ta làm của đặt cọc” (cc.4-5). Từ “của đặt cọc” nghĩa là “tiền trả trước”, tức là trả trước một phần để đảm bảo cho sự chi trả đầy đủ trong tương lai. Thánh Linh trong chúng ta là của đặt cọc của Đức Chúa Trời “để điều chết chóc có thể bị sự sống nuốt mất”. Mặc dù chúng ta chưa kinh nghiệm điều này hoàn toàn, nhưng chúng ta có thể kinh nghiệm một phần vì chúng ta có tiền trả trước là Thánh Linh. Sự đảm bảo của Thánh Linh là để chúng ta nếm trước sự chiến thắng sắp đến của sự sống.
Vị sứ đồ nó rõ trong 2 Timothy 1: “Cứu Chúa chúng ta là Christ Jesus, Đấng đã bãi bỏ sự chết và đem lại sự sống và sự bất hủ để chiếu sáng qua phúc âm” (c.10). Sự sống và sự bất tử là tài sản chung của mọi người tiếp nhận phúc âm. Bây giờ câu hỏi đặt ra là: Thánh Linh dẫn dắt các tín đồ kinh nghiệm tài sản này được bao nhiêu? Sự chết đã bị bãi bỏ; các tín đồ đã kinh nghiệm điều này đến một mức độ nào đó. Nhưng bây giờ thời đại này sắp kết thúc, và với hi vọng về sự cất lên sắp tới, Thánh linh đang thúc giục các tín đồ kinh nghiệm hơn nữa di sản mà họ đã nhận được từ phúc âm.
Có thể có sự nếm trước quyền năng của thời đại sắp đến. Khi vị sứ đồ nói: “Những cảm tạ Đức Chúa Trời là Đấng ban cho chúng ta sự chiến thắng qua Chúa Jesus Christ chúng ta” (1 Cor 15:57), ông có ý nói đến hiện tại và đặc biệt ám chỉ đến nan đề sự chết. Ông nói về việc đắc thắng sự chết trong tương lai. Tuy nhiên, ông không nghĩ rằng kinh nghiệm đắc thắng sự chết hoàn toàn là dành cho tương lai. Ông nói rằng ngay bây giờ chúng ta có thể đắc thắng qua Chúa Jesus.
Đức Chúa Trời có một nguyên tắc:bất cứ điều gì Ngài dự định làm trong thời đại này, Ngài thực hiện trước điều đó trong một nhóm người. Điều mà mọi người kinh nghiệm thiên hi niên, các chi thể của Đấng Christ phải kinh nghiệm trước trên đất ngày nay. Trong các thời đại qua, luôn luôn có một số người nếm được quyền năng của thời đại sắp đến; vì vậy, hội thánh ngày nay phải có nhiều kinh nghiệm về chiến thắng của Đấng Christ trên sự chết hơn nữa. Đức Chúa Trời muốn chúng ta xuyên phá lĩnh vực âm phủ ngay hôm nay. Chúa muốn chúng ta đắc thắng sự chết, thì cuộc chiến của chúng ta chưa hoàn tất.
Mỗi một chúng ta phải biết tìm kiếm tâm trí của Đấng Christ về tương lai của mình ngay từ bây giờ. (Chúng ta không mê tín tin rằng chúng ta sẽ không chết). Nhưng nếu đây là thời kỳ kết thúc và sự đến lần thứ hai của Đấng Christ sẽ không bị trì hoãn thêm nữa, diễn ra ngay khi chúng ta vẫn đang sống, chúng ta phải nắm chặt lấy lời Đức Chúa Trời bởi đức tin và tin rằng chúng ta sẽ không chết nhưng còn sống để gặp mặt Chúa. Vì cớ một hi vọng như vậy nên chúng ta phải làm thuần khiết chính mình như Ngài là thuần khiết. Chúng ta phải sống cho Ngài từng giây phút và áp dụng sự sống phục sinh của Ngài cho các nhu cầu của ác linh, hồn và thân thể chúng ta.
“Bởi đức tin, Enoch đã được dời đi đến nỗi ông không nhìn thấy sự chết” (Heb 11:5). Nguyện chúng ta cũng có đức tin để tin rằng chúng ta sẽ không chết. Nguyện chúng ta tin rằng chiến thắng trên sự chết là một thực tại, sự cất lên là chắc chắn, và thời gian sẽ không còn bao lâu nữa. “Vì trước khi được dời đi ông đã có được chứng cớ là làm đẹp lòng Đức Chúa Trời”. Còn chúng ta thì sao?
Ô, vinh hiển sắp đến thật vượt trổi biết bao! Ô, sự cứu rỗi Đức Chúa Trời ban cho chúng ta thật trọn vẹn biết bao! Bây giờ là lúc chúng ta chỗi dậy và đi lên. Ô, nguyện trời” thấm nhuần chúng ta đến nỗi xác thịt không còn lập trường và thế giới không còn gây xao lãng nữa. Ô, nguyện tình yêu Cha nhiều thêm trong chúng ta đến nỗi chúng ta không còn liên hệ gì đến kẻ thù của Ngài nữa! Ô, nguyện Chúa Jesus làm thỏa mãn lòng chúng ta đến nỗi chúng ta không ao ước gì ngoài Ngài nữa! Ô, nguyện Thánh Linh tạo nên trong mỗi tín đồ một lời cầu nguyện: “Chúa Jesus ơi, hãy đến mau!”
Anh em sẽ không chết, nhưng được cất lên gặp Chúa!
Đây là lối mòn Cha mới bày tỏ
Thánh Linh đã dạy dỗ điều này cách rõ ràng
Là chúng ta có thể xoay khỏi thế giới đến ngai
Anh em sẽ không chết, nhưng được cất lên gặp Chúa!
Ông thật vinh hiển, chúng ta sẽ trở lại nơi chốn thiên thượng của mình!
Trong chớp mắt, chúng ta sẽ hoàn toàn thay đổi,
Và sẽ được cất lên để gặp Ngài mặt đối mặt!
Anh em sẽ không chết, nhưng được cất lên gặp Chúa!
Lời hứa đó là thật và thật sự thành tín
Dù chúng ta không biết ngày hay giờ,
Nhưng chúng ta cảm thấy thời gian đã gần đến.
Anh em sẽ không chết, vì vậy hãy được thánh hóa,
Hãy cắt đứt mọi mối dây liên hệ với mọi tội lỗi lỗi
Thế giới sớm qua đi, và vinh hiển của trời sẽ hiện ra
Nguyện chúng ta trải qua các ngày trong sự tin kính.
Anh em sẽ được cất lên gặp Chúa trong không trung
Vì vậy hãy giữ linh mình khỏi mọi điều ô uế thuộc đất
Chúng ta không chờ đợi để chết ở đây
Nhưng đang từng phút giây trông đợi được cất lên khỏi thế giới này.
Anh em sẽ không chết, nhưng được cất lên gặp Chúa
Vì vậy hãy tiến tới cho đến khi rạng đông
Hãy giữ chặt, để không ai cướp mất mão miện mình
Vì Chúa sẽ sớm thưởng ngai cho anh em.
Anh em sẽ không chết, nhưng được cất lên gặp Chúa!
Con cái Đức Chúa Trời, đây thật là một chiến thắng!
Linh anh em phải nói: “Chúa ơi, hãy đến!
Hãy đến mau chóng, và ở với chúng tôi mãi mãi”./.
Watchman Nee