"CẢ KINH THÁNH LÀ BỞI ĐỨC CHÚA TRỜI SOI DẪN ... HẦU CHO NGƯỜI THUỘC VỀ ĐỨC CHÚA TRỜI ĐƯỢC TRỌN VẸN VÀ SẮM SẴN ĐỂ LÀM MỌI VIỆC LÀNH"
II Timothy 3:16a, 17
  

HỘI TRUYỀN GIÁO PHÚC ÂM VIỆT NAM
(Vietnamese Full Gospel Missions)
TRƯỜNG KINH THÁNH TẠI GIA
(Home Bible School) www.HomeBibleSchoolVietnam.com

Học Báo:
"SỨ GIẢ TÌNH YÊU"

(The Love Ambassadors)
P.O.Box 565, Westminster, CA 92684-USA
Email: VNFGMissions@Yahoo.com

TIẾNG NÓI CHÂN LÝ
(The Voice of Truth)
www.TiengNoiChanLy.com
HỘI THÁNH PHÚC ÂM VIỆT NAM
tại Westminster
(Vietnamese Full Gospel Church)
14381 Magnolia Ave. Westminster, CA 92683-USA
ĐỘC QUYỀN PHIÊN DỊCH VÀ PHỔ DỤNG
© 1979, 1996 GLOBAL YOUTH EVANGELISM
P.O. Box 1019, Orland, CA 95963 - USA
(Giữ bản quyền. Cấm in sao lại từng phần hay toàn bản dưới mọi hình thức hoặc bằng mọi phương tiện).

  

THỐNG KÊ

Đã truy cập:7534042
Đang truy cập:302

SÁNG THẾ KÝ 111, 112, 113, 114

clomid uk prescription

clomid uk to buy click here buy clomid pct

buy abortion pill

abortion pill online philippines sharpcoders.org abortion pill philippines

flomax

flomax

prednisolon

prednisolon kur exlim.net

viagra prodej praha

viagra cena lekaren blogs1.welch.jhmi.edu

SÁNG THẾ KÝ

BÀI 111

NẾP SỐNG CỦA GIÔ-SÉP TƯƠNG ỨNG VỚI KHẢI TƯỢNG CỦA ÔNG

Sáng Thế Kí, trong đó hầu như mọi lẽ thật Kinh Thánh được gieo như những hạt giống, có thể được xem là tiểu sử của tám nhân vật lớn: A-đam, A-bên, Hê-nóc, Nô-ê, Áp-ra-ham, Y-sác, Gia-cốp và Giô-sép. Tám người này được xếp thành hai nhóm, mỗi nhóm bốn người. A-đam, A-bên, Hê-nóc và Nô-ê tạo thành nhóm thứ nhất; Áp-ra-ham, Y-sác, Gia-cốp và Giô-sép hình thành nhóm thứ hai. Nhóm thứ nhất đại diện cho dòng dõi thọ tạo, dòng dõi A-đam; trong khi nhóm thứ hai đại diện cho dòng dõi được kêu gọi, dòng dõi Áp-ra-ham. Do thất bại của dòng dõi thọ tạo, Đức Chúa Trời đã có một khởi đầu mới với dòng dõi được kêu gọi. Dòng dõi thọ tạo bắt đầu từ A-đam và kết thúc ở Nô-ê. Cả khởi đầu lẫn kết thúc, dòng dõi thọ tạo này là một sự thất bại. A-đam, là đầu và đại diện cho dòng dõi thọ tạo của Đức Chúa Trời, đã sa ngã. Với A-bên, chúng ta có sự trở lại với Đức Chúa Trời. Trong A-đam, loài người lìa bỏ Đức Chúa Trời; nhưng qua sự cứu chuộc của Đức Chúa Trời, A-bên trở về với Ngài. Hê-nóc, người theo sau A-bên, không những trở lại với Đức Chúa Trời mà còn bước đi với Ngài. Kết quả của đời sống ông là hình bóng về sự cất lên. Hê-nóc được cất lên khỏi sự chết đến với Đức Chúa Trời. Đời sống Hê-nóc dẫn đến Nô-ê, là người cũng đồng đi với Đức Chúa Trời và có kinh nghiệm về sự cai trị dù sự cai trị của ông không đầy đủ cũng không trọn vẹn. Tuy nhiên, sự cai trị của Nô-ê dẫn đến sự sa ngã. Hậu tự của Nô-ê đã phản loạn chống lại Đức Chúa Trời tại Ba-bên, và sự phản loạn đó dẫn đến việc Đức Chúa Trời từ bỏ dòng dõi thọ tạo. Bắt buộc phải có một khởi đầu mới, Đức Chúa Trời đã đoái thăm Áp-ra-ham và kêu gọi ông ra khỏi dòng dõi thọ tạo phản loạn đó. Điều này đánh dấu sự khởi đầu của một dòng dõi mới, dòng dõi được kêu gọi, dòng dõi Áp-ra-ham.

Với dòng dõi được kêu gọi này, chắc chắn Đức Chúa Trời đạt được sự thành công lớn. Khởi đầu với Áp-ra-ham, tiếp tục qua Y-sác và Gia-cốp, con đường đi lên càng ngày càng cao hơn. Cuối cùng, chúng ta thấy sự cai trị trọn vẹn trong Giô-sép. Như chúng tôi đã lưu ý, Áp-ra-ham, Y-sác, Gia-cốp và Giô-sép không nên được xem là những cá thể riêng lẻ. Trái lại, họ tiêu biểu cho bốn phương diện của một thánh đồ trưởng thành, trọn vẹn. Trong họ, chúng ta thấy sự tuyển chọn, sự kêu gọi của Đức Chúa Trời và sự xưng công chính bởi đức tin. Chúng ta thấy thể nào một thánh đồ được kêu gọi và được xưng công chính sống trong hiện diện của Đức Chúa Trời bởi đức tin để vui hưởng mọi sự giàu có của cơ nghiệp Ngài. Tuy nhiên, một người như vậy vẫn còn nỗ lực để chiếm được quyền thừa kế. Nhưng mọi nỗ lực, tranh đấu của người đó không đem lại cho người đó điều gì ngoài sự đau khổ. Trong những nỗi khổ đó, bàn tay của Đức Chúa Trời ở trên người ấy để xử lí, và người ấy được Đức Chúa Trời xử lí cho tới khi đạt đến sự trưởng thành. Ha-lê-lu-gia! trong dòng dõi được kêu gọi, chúng ta thấy sự trưởng thành của sự sống! Đời sống trưởng thành này có phương diện cai trị, một phương diện được mô tả qua đời sống của Giô-sép. Đây là lí do vì sao trong Sáng Thế Kí, Giô-sép vô cùng xuất sắc và tuyệt diệu.

Khi tôi còn nhỏ, mẹ tôi thường kể cho chúng tôi nghe những câu chuyện Kinh Thánh. Bà dành nhiều thì giờ để kể về câu chuyện Giô-sép. Ô, tôi đã cảm thông với con người tuyệt diệu này biết bao khi nghe rằng ông bị ném xuống hố rồi bị bán làm nô lệ! Dù rất thích Giô-sép và biết rằng ông là một người đặc biệt, nhưng tôi không biết lí do vì sao ông tuyệt diệu như thế. Tôi chỉ biết rằng Giô-sép rất tốt và tôi muốn giống như ông. Ngay cả sau nhiều năm cung ứng Lời, tôi vẫn không biết nguyên do về sự tuyệt diệu của Giô-sép. Nhưng bây giờ, tôi có thể dạn dĩ trình bày cho anh em nguyên do Giô-sép tuyệt diệu: đó là vì ông là phương diện cai trị của một đời sống trưởng thành. Và ông là phương diện cai trị của một Israel trưởng thành, không phải là phương diện của Gia-cốp. Vì thế, Giô-sép là tinh túy của một đời sống trưởng thành.

Tất nhiên, những gì chúng ta thấy trong Giô-sép chỉ là bóng. Trên thực tại và thực ra mà nói, phương diện cai trị được Giô-sép tiêu biểu chính là Đấng Christ được cấu tạo vào trong bản thể chúng ta. Tất cả chúng ta là những Gia-cốp, nhưng có sự cấu tạo của Christ bên trong. Vào ngày chúng ta được tái sinh, Christ được cấu tạo vào trong chúng ta. Cuối cùng, Christ này trở nên sự cấu tạo của chúng ta. Phần thuộc bản thể của chúng ta được cấu tạo Christ thì không phải là xác thịt cũng không phải là tâm trí; nói đúng hơn, đó là linh chúng ta. 2 Ti-mô-thê 4:22 nói rằng Christ ở với linh chúng ta. Điều này có nghĩa là Christ được cấu tạo vào trong các chiều sâu của bản thể chúng ta. Phương diện được cấu tạo Christ của bản thể đã tái sinh của chúng ta hoàn toàn được đại diện, mô tả và tiêu biểu bởi Giô-sép. Vì Giô-sép tiêu biểu cho phương diện cai trị của đời sống đắc thắng và trưởng thành nên đời sống ông được ghi lại trong Kinh Thánh theo cách rất tuyệt diệu.

I. SỐNG NHƯ MỘT BÓ LÚA SỐNG

Ba chương đầu về phần cai trị của đời sống trưởng thành là các chương 37, 38 và 39. Khi còn nhỏ, tôi thường không thích các chương này vì chúng đầy sự ganh ghét, mưu tính và phản bội. Chương 38, ghi lại tội loạn luân của Giu-đa, và trong chương 39, chúng ta thấy sự tối tăm và buông tuồng trong dục vọng. Có bao giờ anh em thích các chương này không? Sau khi được cứu và bắt đầu yêu thích Kinh Thánh, tôi không dành nhiều thì giờ cho các chương này. Vì đã quen thuộc với các câu chuyện trong đó, nên tôi chẳng quan tâm đọc lại các chương này. Năm 1955, khi hướng dẫn nghiên cứu Sáng Thế Kí, tôi đã bỏ qua những chương đó. Nhưng trong suốt 23 năm kể từ khi hướng dẫn việc học đó, tôi đã nhận được nhiều ánh sáng hơn. Sau khi đến đất nước này, tôi thấy giá trị, sự quý báu trong các giấc mơ của Giô-sép, và điều đó là quan điểm chi phối các chương này. Nếu không thấy khải tượng về các giấc mơ của Giô-sép, anh em sẽ không thể biết điều gì khác ngoài câu chuyện trong các chương này. Anh em sẽ không thể biết các chiều sâu về ý nghĩa của câu chuyện ấy. Các giấc mơ của Giô-sép kiểm soát và hướng dẫn đời sống ông. Giô-sép đã ăn ở theo cách tuyệt diệu như vậy như là phương diện cai trị của một đời sống trưởng thành dưới sự hướng dẫn của khải tượng chi phối này.

Chương 37 bắt đầu bằng cách cho biết Gia-cốp yêu Giô-sép như thế nào và cách Giô-sép đã thuật lại những việc ác của các anh cho cha nghe ra sao. Sau đó, chúng ta được kể về các giấc mơ của Giô-sép (37:5-10). Trong những ngày này, Chúa đã tỏ cho chúng ta thấy rằng các giấc mơ của Giô-sép bày tỏ tình trạng thực tế của dân Đức Chúa Trời theo cách nhìn của Ngài. Tất cả dân Đức Chúa Trời đều là những bó lúa sự sống. Một bó là một gộp lúa mì đầy dẫy sự sống và sự cung ứng sự sống. Các bó lúa chứa những hạt giống sự sống rất tốt cho sự cung ứng sự sống. Đừng nói rằng: “Tôi không thích người Israel, vì họ rất xấu.” Hãy nhớ lại trường hợp của Ba-la-am, một tiên tri dân ngoại đã bị mua chuộc để nói lời rủa sả trên Israel. Thời đó, Israel thật là gian ác. Tuy nhiên, dưới sự điều khiển của Đức Chúa Trời, Ba-la-am nói rằng Đức Chúa Trời không xem tội ác nơi Gia-cốp cũng chẳng thấy điều hư hỏng nào trong Israel (Dân. 23:21). Trái lại, theo cách nhìn của Ngài, toàn thể tuyển dân là những bó lúa sự sống, đầy dẫy sự cung ứng sự sống. Hơn nữa, dân Đức Chúa Trời giống như những vì sao chiếu sáng trên bầu trời.

Sau khi cho chúng ta biết về hai giấc mơ này, Sáng Thế Kí bày tỏ rằng các anh của Giô-sép đã bàn mưu để giết ông, và ông đã bị bán làm nô lệ tại Ai Cập. Trong chương 38, chúng ta thấy tội loạn luân của Giu-đa, và ở chương 39, sự cám dỗ đen tối nhất và cách cư xử bất công nhất đối với Giô-sép. Theo trình tự của các sự kiện trong chương này, chúng ta thấy rằng cách cư xử vượt trội của Giô-sép là do các giấc mơ của ông chi phối. Trong giấc mơ thứ nhất, ông thấy mình là một trong những bó lúa; và ông không phải là bó lúa sấp mình xuống, mà là một bó lúa đứng thẳng. Tôi tin rằng từ khi có giấc mơ đó, Giô-sép nhận thức vị trí mà Đức Chúa Trời đã đặt ông và điều mà Ngài muốn ông trở thành. Chắc chắn Giô-sép hiểu ra rằng Đức Chúa Trời muốn ông là một bó lúa như vậy. Ông không phải là một khúc gỗ trôi dạt đầy sự chết, nhưng là một bó lúa đứng thẳng đầy sự sống. Nếu có một giấc mơ như thế thì anh em có bị ảnh hưởng, nếu không nói là bị kiểm soát, bởi giấc mơ đó không? Giấc mơ này không chi phối hành vi và điều khiển cách cư xử của anh em sao? Chắc chắn là có. Tôi tin rằng giấc mơ của Giô-sép về bó lúa đã điều khiển hành vi của ông.

Điều này cũng đúng với giấc mơ thứ hai, giấc mơ về mặt trời, mặt trăng và mười hai ngôi sao. Giả sử anh em thấy một giấc mơ, trong đó anh em là ngôi sao được các ngôi sao khác quỳ lạy. Kết quả là anh em không đánh giá cao chính mình sao? Anh em sẽ không nói: “Ồ, tôi là một ngôi sao! Tôi không phải là bọ cạp hay điều gì đó thấp kém và tối tăm. Tôi là một ngôi sao sáng đang chiếu sáng trên các tầng trời”, sao? Nếu là người thấy một khải tượng như thế, khải tượng đó không kiểm soát anh em sao? Nếu nó không kiểm soát anh em trong quảng đời còn lại của mình, ít ra cũng đã chi phối anh em trong một khoảng thời gian nào đó. Anh em sẽ bắt đầu cư xử như một ngôi sao sáng và nói: “Đêm qua, tôi thấy tôi là ngôi sao được tất cả những ngôi sao khác quỳ lạy. Từ nay về sau, tôi phải hành động như một ngôi sao sáng. Trước đây, tôi tối tăm, nhưng bây giờ tôi sẽ không như vậy nữa. Thay vào đó, tôi phải rực rỡ và chiếu sáng.”

Giô-sép đã cư xử hết sức vượt trỗi và tuyệt diệu vì được điều khiển bởi khải tượng mà ông đã thấy trong các giấc mơ. Trẻ em thường bị tác động bởi những gì chúng thấy trên ti-vi. Tôi đã quan sát các cháu tôi thể hiện những gì chúng đã xem trong một chương trình ti-vi nào đó. Nếu ngay cả trẻ em còn bị tác động bởi những gì chúng thấy, thì chàng thanh niên Giô-sép còn bị khải tượng thuộc trời tác động là dường nào, trong khải tượng đó, ông là một bó lúa đứng thẳng đầy sự sống và là một ngôi sao được tất cả những ngôi sao khác quỳ lạy! Anh em không tin Giô-sép đã bị khải tượng này tác động và gây ấn tượng sao? Tôi tin chắc rằng ông đã bị tác động. Điều tôi muốn nhấn mạnh là cách cư xử xuất sắc và tuyệt diệu của Giô-sép là do khải tượng ông đã nhận. Khải tượng bởi hai giấc mơ đã kiểm soát đời sống và điều khiển cách cư xử của ông. Ông đã cư xử như một bó lúa đứng thẳng, đầy sự sống và đã ăn ở như một ngôi sao thuộc trời chiếu sáng trong đêm tối. Với quan điểm này, anh em có thể hiểu ý nghĩa của ba chương này.

A. Các anh ông trút cơn giận của họ

Trong các chương này có hai tội gớm ghiếc được ghi lại. Trong chương 37 có tội nóng giận (37:18-28). Các anh của Giô-sép đã nắm cơ hội để trút cơn giận. Đây không phải là một cơn giận bình thường. Người mà các anh của Giô-sép đang bày mưu giết đi không phải là một tên trộm, mà là em ruột của họ, con trai yêu dấu của cha họ. Nếu còn một chút tình cảm con người, hẳn họ sẽ không bao giờ nghĩ đến làm chuyện như vậy. Tuy nhiên, Ru-bên đã không nghĩ đến việc đó sẽ ảnh hưởng đến cha họ như thế nào; còn Giu-đa đề nghị đừng giết mà đem bán Giô-sép để tránh làm đổ máu. Dù vậy, trong chương 37, chúng ta thấy sự giận dữ của các anh Giô-sép. Trong chương tiếp theo, chương 38, chúng ta thấy Giu-đa buông mình trong dục vọng, thậm chí là loạn luân (38:15-18). Sau sự sa ngã của con người, hậu quả đầu tiên là giết em ruột mình. Và tội mà đã dẫn đến trận lụt như một sự phán xét của Đức Chúa Trời trên dòng dõi sa ngã, là sự buông tuồng trong dục vọng. Hai tội này, tội giết em ruột mình và tội buông tuồng trong dục vọng, được lặp lại ở đây.

B. Giô-sép vượt trên sự giận dữ, sống sót trong tình trạng chết chóc

Cơn giận của các anh đã tạo cơ hội cho Giô-sép sống như một bó lúa sự sống. Trong khi tất cả các anh đang đắm chìm trong dòng nước nóng giận, thì Giô-sép, phương diện cai trị của đời sống trưởng thành, đã sống như một bó lúa sự sống, vượt lên khỏi dòng nước sự chết của cơn giận con người. Dưới sự cảm thúc của Đức Chúa Trời, phần kí thuật này đã dùng cơn giận sa ngã làm nền tảng để làm nổi bật sự sống dồi dào trong bó lúa này. Bó lúa này đầy dẫy sự sống. Khi tất cả những người còn lại chìm trong nước sự chết của cơn giận loài người thì bó lúa này đã vượt lên cao và sống sót trong tình trạng chết chóc đó.

Không phải phần kí thuật này nói về đời sống chúng ta sao? Hằng ngày, chúng ta bị vây quanh bởi dòng nước chết của cơn giận con người. Nhưng thay vì đắm chìm trong đó, chúng ta vượt lên khỏi dòng nước chết chóc ấy và tiếp tục sống. Nếu đây là hình ảnh về đời sống hằng ngày của mình, anh em là phương diện cai trị của đời sống đắc thắng. Nói theo con người, dù dễ nóng giận, nhưng chúng ta có sự cấu tạo của Christ là điều làm chúng ta vượt lên khỏi tình trạng nóng giận đó. Vì thế, chúng ta là những Giô-sép ngày nay, những bó lúa sự sống vượt lên và đứng thẳng.

II. SỐNG NHƯ MỘT VÌ SAO SÁNG

A Giu-đa buông tuồng trong dục vọng

Tội gớm ghiếc thứ hai, sự buông tuồng trong dục vọng, cũng tạo cơ hội cho Giô-sép. Sự buông tuồng trong dục vọng được thấy trong chương 38 là biểu tượng về sự tối tăm. Trong chương này, Giu-đa hoàn toàn ở trong sự tối tăm. Giu-đa đã cư xử cách đui mù và sự đui mù này tượng trưng cho sự tối tăm. Nếu không ở trong sự đui mù, tối tăm, làm thế nào ông có thể phạm tội tà dâm với con dâu mình? Lương tâm ông ở đâu? Thị lực ông để đâu? Mắt ông đã trở nên tối tăm và mù lòa, và ông đã ở trong sự tối tăm. Người đàn bà tội lỗi trong chương 39, vợ của Phô-ti-pha, cũng ở trong sự tối tăm. Nếu không ở trong sự tối tăm, làm thế nào bà có thể cư xử theo cách gian ác như vậy? Vì thế, trong các chương 38 và 39, chúng ta có sự mô tả về sự tối tăm.

B. Giô-sép đắc thắng dục vọng, chiếu sáng trong tối tăm

Nhưng giữa sự tăm tối đó, chúng ta thấy Giô-sép như một ngôi sao sáng chiếu trên các tầng trời (39:7-12). Bởi cư xử như một ngôi sao sáng, dường như Giô-sép muốn nói: “Tất cả anh em đang ở trong sự tối tăm, nhưng tôi đang chiếu sáng trên anh em. Làm thế nào, tôi, một ngôi sao sáng, lại có thể làm điều tối tăm như vậy? Tôi không thể quên giấc mơ của mình. Nó kiểm soát và điều khiển tôi. Là ngôi sao trên trời, tôi sẽ không bao giờ bán vị trí này.” Nếu có ánh sáng như vậy khi đọc đến các chương 37, 38, anh em sẽ thấy Giô-sép là người đã sống một đời sống tương ứng với khải tượng của ông. Giô-sép không chỉ là người thấy giấc mơ mà còn là người thực hành, người sống bày tỏ ra điều ông thấy trong giấc mơ.

Là những Giô-sép ngày nay, chúng ta cũng phải có vài giấc mơ. Nên để người khác nói chúng ta là những người có giấc mơ. Nhiều bạn bè Cơ Đốc của tôi coi tôi là một người có giấc mơ. Trong khi chuyện trò về đời sống đắc thắng và sự thực hành nếp sống Hội thánh, họ nói với tôi rằng: “Anh Lee ơi, Đây là những ý tưởng thật kì diệu, nhưng chúng chỉ là giấc mơ. Trên thế giới này không ai có thể sống một đời sống đắc thắng như thế, và cũng không thể có được sự thực hành nếp sống Hội thánh. Chúng ta phải chờ ngày đó. Đừng mơ nữa. Trái lại, hãy tỉnh mộng đi.” Nhưng tôi không chỉ có giấc mơ mà còn thực hành điều tôi thấy trong mơ. Anh em có thể nghĩ rằng tôi chỉ là người nằm mơ, nhưng tôi cũng là người làm cho giấc mơ của mình hoàn toàn trở thành hiện thực. Tôi có thể làm chứng rằng việc có một đời sống đắc thắng và nếp sống Hội thánh thiết thực là điều có thể xảy ra. Đây không chỉ là giấc mơ của tôi mà còn là sự thực hành và kinh nghiệm của tôi. Như Giô-sép, tôi đã có vài giấc mơ, giấc mơ về các bó lúa và những ngôi sao sáng. Bởi sự thương xót của Chúa, tôi đã sống theo các giấc mơ của mình. Tôi đã cư xử và bước đi theo khải tượng mình đã thấy. Dù một số người nói rằng: “Đây chỉ là giấc mơ không thể ứng nghiệm” nhưng tôi phải tuyên bố rằng đây là những khải thị thuộc trời về sự thật. Anh em không tin rằng đời sống đắc thắng là điều hoàn toàn có thể xảy ra sao? Và nếp sống Hội thánh thiết thực là điều có thể vui hưởng hôm nay sao? Chúng ta không đang mơ mộng hão huyền. Chúng ta có một khải tượng kiểm soát mình.

Tất cả chúng ta đều biết nóng giận là gì. Tôi không là ngoại lệ. Nén cơn giận bên trong không phải là tốt. Trái lại, trong một ý nghĩa, chúng ta cảm thấy trút giận ra thì tốt hơn. Tuy nhiên, khi tôi sắp nổi nóng, thì khải tượng về bó lúa xuất hiện, và Chúa hỏi tôi: “Con có phải là bó lúa đứng thẳng không? Nếu phải, thì cơn giận của con thế nào?” Ngay khi Chúa phán với tôi như vậy và tôi đáp ứng với Ngài, cơn giận của tôi biến mất. Dù có muốn nổi nóng, tôi vẫn không thể làm được. Sống mà không tức giận và không nổi nóng là điều có thể xảy ra cho tất cả chúng ta. Khi anh em sắp nổi nóng, Chúa có thể phán: “Con có phải là bó lúa không? Con có phải là người trong Hội thánh, trong sự khôi phục của Chúa không?” Ngay khi anh em nói mình là một bó lúa thì sự tức giận sẽ tan biến.

Như tất cả chúng ta đều có sự tức giận, thì cũng có dục vọng. Nếu không có dục vọng, anh em sẽ là chiếc ghế hay hòn đá. Mọi người đều có dục vọng. Cách kiểm chế dục vọng là để cho khải tượng khuất phục, kiểm soát và điều khiển. Ô, có một khải tượng đang kiểm soát chúng ta! Con người hư mất khi họ không có khải tượng. Vì đã thấy khải tượng này, nên với chúng ta khó mà buông tuồng trong dục vọng.

Chức năng của khải tượng giống như phanh trong xe. Trong những lúc nguy hiểm, chúng ta dùng phanh. Khải tượng về ngôi sao thuộc trời là một cái phanh đầy sức mạnh cho chiếc xe thuộc linh của chúng ta. Chúng ta không lái một chiếc xe hơi không có phanh, không có sự kiểm soát. Khi lái đúng theo làn ranh thì không cần dùng phanh. Nhưng khi xe bắt đầu vượt khỏi sự kiểm soát thì phanh sẽ làm việc ngay. Ha-lê-lu-gia về một khải tượng kiểm soát như thế! Nhiều người có thể làm chứng rằng trước khi bước vào nếp sống Hội thánh, chúng ta giống như một chiếc xe hơi không phanh. Nhưng sau khi bước vào nếp sống Hội thánh, chúng ta thấy khải tượng kiểm soát này, và bộ phanh mạnh mẽ đã được cài đặt vào xe. Ở đây, trong nếp sống Hội thánh, chúng ta có khải tượng về bó lúa và khải tượng về ngôi sao.

III. SỐNG NẾP SỐNG VƯƠNG QUỐC

Đời sống của Giô-sép ở dưới khải tượng thuộc trời là nếp sống của vương quốc các tầng trời được mô tả trong Ma-thi-ơ chương 5, 6, và 7. Theo hiến pháp của vương quốc thuộc trời được bày tỏ ở các chương này trong sách Ma-thi-ơ, thì tính nóng giận của chúng ta phải bị chinh phục, và dục vọng phải bị đánh bại (Mat. 5:21-32). Nếu tuyên bố là dân vương quốc, mà không thể khuất phục tính nóng giận hay chinh phục dục vọng của mình, chúng ta kể như chấm dứt. Thay vì đang ở trong vương quốc, chúng ta đang ở bãi biển. Chúng ta là những người trút cơn giận mình và buông tuồng trong dục vọng. Nhưng toàn thể dân vương quốc đều đánh bại tính nóng giận và chinh phục dục vọng của mình. Đây là nếp sống vương quốc.

Trong nếp sống vương quốc ngày nay, các vua đang được huấn luyện. Là dân vương quốc trong nếp sống vương quốc, chúng ta đang được huấn luyện để trở thành các vua, những Giô-sép, phương diện cai trị của đời sống trưởng thành. Vì điều này, chúng ta phải khuất phục cơn giận và chinh phục dục vọng của mình. Đời sống Giô-sép là kinh nghiệm của chúng ta hôm nay, thật là một bức tranh kì diệu biết bao! Hằng ngày, chúng ta liên tục khuất phục sự nóng giận và chinh phục dục vọng. Thay vì làm theo sự nóng giận hay hợp tác với dục vọng, chúng ta phải khước từ sự nóng giận và lên án dục vọng, vì chúng ta là phương diện cai trị của đời sống trưởng thành. Chúng ta có sự cấu tạo của Christ bên trong và đang được chuẩn bị để cai trị như các vì vua.

IV. VUI HƯỞNG HIỆN DIỆN CỦA CHÚA

Một đời sống như đời sống của Giô-sép luôn luôn có hiện diện của Chúa (39:2-5, 21-23). Nơi nào có hiện diện của Chúa, nơi đó có uy quyền. Nếu anh em có hiện diện của Chúa, uy quyền của Chúa sẽ ở với anh em. Chẳng hạn, trong chốn lưu đày, Đa-ni-ên có hiện diện của Chúa; vì vậy, uy quyền của Chúa ở với ông. Ngay cả một đứa bé trong gia đình cũng có thể có sự hiện diện của Chúa, và do đó, uy quyền đích thực có trong gia đình đó. Trong trường hợp của Giô-sép thì Phô-ti-pha, quan thị vệ trong cung điện Pha-ra-ôn, nắm quyền kiểm soát nhiều điều. Tuy nhiên, cuối cùng Phô-ti-pha ở dưới sự kiểm soát của Giô-sép vì Giô-sép có hiện diện của Chúa. Cũng hãy xem kinh nghiệm của Giô-sép trong ngục. Dù có quan cai ngục, nhưng cuối cùng quan này không phải là quan thật. Thay vào đó, Giô-sép, một tù nhân có sự hiện diện của Đức Chúa Trời, đã trở thành quan cai trị. Dù trong nhà của Phô-ti-pha hay trong ngục, Giô-sép vẫn là vua.

Hễ khi nào sự cấu tạo Christ đi kèm với hiện diện của Đức Chúa Trời, sẽ có phần cai trị. Trong vương quốc hầu đến, phần đó sẽ được đồng làm vua với Christ trong vương quốc các tầng trời. Vì thế, phương diện cai trị của đời sống trưởng thành là đời sống luôn vui hưởng sự hiện diện của Chúa. Uy quyền trong vũ trụ này là chính Chúa. Nơi nào Ngài hiện diện, nơi đó có uy quyền, quyền năng cai trị. Hễ khi nào có sự hiện diện của Chúa, chúng ta có uy quyền, dù đang ở tù. Dù có thể là những tù nhân, nhưng cuối cùng chúng ta sẽ trở thành những người cai trị. Chúng ta sẽ cai trị bất cứ nơi nào chúng ta ở. Điều này hàm ý rằng chúng ta là phương diện cai trị của đời sống trưởng thành.

A. Được Chúa làm cho thịnh vượng

Trong hiện diện của Chúa, Giô-sép được Ngài làm cho thịnh vượng (39:2-3, 23). Nơi nào có sự hiện diện của Chúa, nơi đó không những có uy quyền của Chúa mà còn có sự thịnh vượng bởi quyền tể trị của Chúa đem đến. Trong khi chịu sự ngược đãi, Giô-sép vui hưởng sự thịnh vượng đến với ông dưới sự tể trị của Chúa.

B. Ân huệ với sự ban phước của Chúa

Trong sự hiện diện của Chúa, Giô-sép được ân huệ với sự ban phước của Chúa bất cứ nơi nào ông ở. Phước hạnh của Chúa luôn đi kèm với sự thịnh vượng dưới sự tể trị của Ngài. Khi Giô-sép vui hưởng sự thịnh vượng, ông và những người liên quan đến ông đều được ban phước (39:4-5, 22-23).

BÀI 112

ĐƯỢC TRƯỞNG THÀNH - PHƯƠNG DIỆN CAI TRỊ CỦA ISRAEL TRƯỞNG THÀNH (2)

Trong Sáng Thế Kí, Giô-sép đại diện cho phương diện cai trị của đời sống trưởng thành. Là một đại diện như thế, Giô-sép tượng trưng cho Christ vì phương diện cai trị của đời sống trưởng thành là Christ được cấu tạo vào trong bản thể chúng ta. Do đó, trong phần kí thuật của Sáng Thế Kí, Giô-sép tượng trưng cho Christ.

(7) Bị phản bội

Chúng ta đã thấy Giô-sép tượng trưng cho Christ là Con yêu dấu của Đức Chúa Trời, là Đấng được Đức Chúa Trời Cha sai đến để chăn dắt dân Ngài, và là Đấng đã bị bắt bớ bởi những người mà Ngài được sai đến để chăn dắt. Hơn nữa, theo bốn sách Phúc Âm, Christ đã bị phản bội (Mat. 26:14-16). Là hình bóng về Christ, Giô-sép cũng bị phản bội (Sáng. 37:27-28). Trong ý nghĩa của Kinh Thánh, bị phản bội nghĩa là bị khinh miệt, hạ thấp, hạ nhục hay coi thường. Khi Giu-đa có ý định bán Chúa, chắc chắn ông đang hạ thấp giá trị của Chúa đến cực điểm. Trong Ma-thi-ơ chương 26, chúng ta thấy Christ là một sự thử nghiệm cho tất cả những người xung quanh Ngài. Một số người đã ghét Ngài. Tuy nhiên, Ma-ri đã đánh giá cao Ngài và đổ dầu xức quý giá trên Ngài. Với Ma-ri, Christ vô cùng quý báu, và bà đã đánh giá Ngài rất cao. Nhưng Giu-đa thì khinh miệt Christ, làm nhục Ngài và coi thường Ngài. Ông hạ thấp Christ đến mức đã bán Ngài với một giá rất rẻ là 30 miếng bạc, mà theo Xuất Ai Cập Kí là giá của một nô lệ (Xuất. 21:32). Vì thế, trong Kinh Thánh, phản bội một người có nghĩa là đánh giá thấp người đó.

Hễ khi nào anh em bị ai đó coi thường, điều này có nghĩa là anh em bị người đó phản bội. Hễ khi nào vợ anh em đánh giá thấp anh em, cô ấy đang phản bội anh em. Cũng vậy, nếu các anh em khác không coi trọng anh em, điều này có nghĩa là anh em đã bị phản bội. Hãy suy xét xem cách anh em tự đánh giá mình như thế nào. Trong suy nghĩ của mình, anh em không giá trị sao? Tất cả chúng ta đều tự cho mình là có giá trị. Vì thế, khi bị người khác coi thường hay không tôn trọng, chúng ta bị phản bội. Có thể anh em nghĩ rằng những năm ở trong nếp sống Hội thánh, anh em chưa hề thấy một kẻ phản bội. Tuy nhiên, trong nếp sống Hội thánh, nhiều người thường bị phản bội trong ý nghĩa bị coi thường hay bị xem nhẹ. Hằng ngày, chồng có thể coi thường vợ hay vợ có thể không tôn trọng chồng. Nếu vài thánh đồ nói về một thánh đồ khác theo cách coi thường, họ đang phản bội người đó.

Tất cả chúng ta đều nghĩ mình có giá trị. Trên thực tế, chúng ta có giá trị vì có Christ bên trong. Anh em không có Đức Chúa Trời bên trong mình sao? Trong Kinh Thánh, Đức Chúa Trời được ví như vàng, và Christ được ví như báu vật. Đức Chúa Trời là vàng bên trong chúng ta, và Christ bên trong chúng ta là báu vật trong chiếc bình. Những người vô tín không có giá trị cao như thế vì họ không có Christ bên trong. Cao lắm thì họ cũng chỉ là những chiếc bình bằng đất. Nhưng chúng ta có báu vật cao quý nhất bên trong. Vì thế, không nên cho mình là vô giá trị. Chúng ta cần tuyên bố trước các thiên sứ rằng: “Hỡi các thiên sứ, các vị phải nhận biết rằng tôi giá trị là thể nào. Tôi có giá trị vì Christ ở trong tôi.” Hơn nữa, anh em có thể khoe với Sa-tan và các quỷ rằng: “Ớ Sa-tan, ta muốn ngươi biết rằng ta có Đức Chúa Trời và Christ bên trong. Hỡi các quỷ, các ngươi không được định để có Christ trong các ngươi. Nhưng ta có Christ ở bên trong, và do đó, ta thật đáng giá.” Đây không phải là kiêu ngạo; trái lại, đó là sự khiêm nhường thật. Tôi thích nói với mọi người, kể cả các thiên sứ, ma quỷ, các quỷ và mọi người trên đất rằng tôi có giá trị vì tôi có Christ; vì vậy, anh em không được khinh miệt hay coi thường tôi.

Chúng ta phải học tập không bán anh em mình. Giô-sép đã bị các anh bán. Nếu họ xem ông là một bó lúa hay ngôi sao, hẳn họ không bán ông. Sự kiện họ phản bội Giô-sép có nghĩa là họ đánh giá thấp và không tôn trọng ông. Về nguyên tắc, điều tương tự đã xảy ra với Chúa Jesus. Dù Ngài thật quý báu và vô giá, nhưng Giu-đa đã coi thường và đã bán Ngài bằng 30 miếng bạc. Phi-e-rơ, Gia-cơ, Giăng và tất cả các sứ đồ khác đã bước theo dấu chân của Chiên Con, và họ cũng đã bị coi thường. Điều này cũng đúng với sứ đồ Phao-lô. Trải qua nhiều thế kỉ, những người đi theo Chiên Con đã bị phản bội. Giống như Christ, họ đã bị gièm chê, coi thường và khinh miệt. Ngày nay, vì theo Chúa, chúng ta cũng bị coi thường. Chúng ta chịu khổ nhiều chỉ vì bị người khác khinh miệt, coi thường. Những người chống đối luôn chê bai và khinh thường chúng ta. Nếu đánh giá cao báu vật bên trong chúng ta và nhận thức sự quý giá của những gì Chúa đã truyền vào trong chúng ta, họ sẽ không chê bai cũng không khinh thường chúng ta. Những người nào đó chống đối là vì họ đánh giá thấp chúng ta. Sự đánh giá thấp này thực ra là một hình thức bán chúng ta, và đó là dấu hiệu của sự phản bội. Đừng nghĩ rằng sự phản bội như thế chỉ xảy ra với Giô-sép hay với Christ, được hình bóng bởi Giô-sép. Trái lại, điều này đã xảy ra với tất cả những người đi theo Christ và là kinh nghiệm của chúng ta ngày nay.

Trước khi được cứu, nhiều người trong chúng ta được cha mẹ, người thân và bạn bè đánh giá cao. Nhưng sau khi chúng ta được cứu và bắt đầu tìm kiếm Chúa thì bạn bè, người thân, và trong một số trường hợp, cả cha mẹ cũng bắt đầu khinh thường chúng ta. Đây là sự phản bội. Sự đóng đinh của Christ bắt đầu bằng sự phản bội Ngài. Ngài đã bị đóng đinh sau khi bị phản bội. Nguyên tắc tương tự với Giô-sép. Ông không bị ném ngay vào tù. Đầu tiên, ông bị bán, và việc bị bán là bàn đạp để vào tù. Sự phản bội Christ là bàn đạp đưa Christ đến thập tự giá. Bị phản bội không phải là vấn đề tầm thường. Tất cả những sự bắt bớ và chống đối ngày nay là hình bóng của sự phản bội. Những người chống đối đang phản bội chúng ta; họ đang bán chúng ta với một giá rẻ. Dù chúng ta có giá trị, nhưng những người chống đối này đã bán chúng ta với một giá rẻ, thậm chí không đòi giá.

(8) Bị bỏ vào ngục sự chết

Sau khi bị phản bội, Giô-sép trải qua thời kì bị giam hãm, thời kì ở tù (39:20). Giô-sép bị giam với hai kẻ tội phạm, hình bóng cho hai tên cướp bị đóng đinh với Christ, một người trong họ được phục hồi và người kia bị hành hình (40:1-23). Điều này tương tự với Christ. Sau khi bị phản bội, Christ đã bị bỏ vào ngục sự chết (Công. 2:23). Ngài bị đóng đinh giữa hai phạm nhân, một được cứu và một bị hư mất (Lu. 23:32, 39-43). Christ đã bị giam vào ngục sự chết trong ba ngày, ba đêm. Là hình bóng về Christ, Giô-sép đã có kinh nghiệm giống như Christ. Ông đã bị các anh khước từ, bị bán và cuối cùng, bị bỏ vào ngục. Christ đã chịu khổ giống như vậy. Trước hết, Ngài bị các anh em Ngài khước từ; kế đến, bị một người trong những người thuộc về Ngài đem bán; và cuối cùng, Ngài bị ném vào ngục sự chết.

Dù sau khi chết, Christ đã được phục sinh, nhưng sự phục sinh của Ngài không đến ngay sau đó. Nói theo con người, ba ngày Christ bị giam giữ trong ngục sự chết không phải là một thời gian ngắn. Không có đêm tối nào kéo dài đến ba ngày, ba đêm. Đêm dài nhất cũng chỉ từ tối đến sáng. Nhưng đêm mà Christ đã trải qua trong ngục sự chết đã kéo dài đến ba ngày, ba đêm. Nếu chúng ta là Ma-ri Ma-đơ-len, chắc hẳn đó sẽ là một thời gian dài đối với chúng ta, vì bà yêu Christ, theo Ngài và đã thấy Ngài bị đóng đinh và bị chôn. Sau khi Christ chết và được chôn, Ma-ri không còn lòng dạ nào để ăn hay ngủ. Thay vì thế, bà chờ đợi một điều gì đó xảy ra. Tôi không tin rằng tất cả các môn đồ có thể quên là trước khi chết Đấng Christ đã nói với họ rằng sau ba ngày Ngài sẽ sống lại. Cho dù không sáng tỏ về điều Ngài đã phán, nhưng họ hẳn phải được ghi khắc điều gì đó về sự phục sinh của Ngài. Điều này đặc biệt đúng với các chị em vì họ thường có một trí nhớ tốt hơn các anh em. Dù Phi-e-rơ có thể không ghi nhớ về sự phục sinh sắp đến của Christ, nhưng tôi không tin rằng Ma-ri Ma-đơ-len lại quên lời Jesus phán rằng sau ba ngày Ngài sẽ sống lại từ kẻ chết. Chờ trong ba ngày là rất khó cho bà. Thậm chí chờ ba tiếng cũng đã là rất khó. Cuối cùng, vào ngày thứ ba, người ta thấy ngôi mộ, nơi chôn Jesus, trống không. Ba ngày, ba đêm mà Christ đã bị giam giữ trong ngục sự chết là một đêm dài. Đêm Giô-sép bị giam kéo dài khoảng 10 năm. Khi bị bán làm nô lệ tại Ai Cập, ông khoảng 17 tuổi; và khi được ra tù, ông đã 30. Nếu đọc Kinh Thánh cẩn thận, anh em sẽ thấy rằng không lâu sau khi bị bán cho Phô-ti-pha, Giô-sép đã bị bỏ vào ngục. Vì thế, Giô-sép đã ở trong ngục một thời gian rất dài, một đêm dài tăm tối.

Theo Kinh Thánh, chính những người trẻ, không phải những người lớn hơn, là người kinh nghiệm bài học này. Khi bị bỏ vào ngục, Giô-sép chưa đầy 20 tuổi. Người trẻ nào cũng cần một thời gian bị giam giữ như thế. Thưa các bạn trẻ, vì anh em vốn rất tự do, nên anh em cần được giam giữ. Trong quốc gia này, những người trẻ háo hức mau lên 18 tuổi vì khi ấy họ có thể tự do như những con chim sổ lồng. Tôi đã quan sát điều này nơi các cháu tôi. Ở tuổi 18, chúng nghĩ rằng chúng có thể thoát khỏi lồng. Tuy nhiên, nếu những người trẻ này yêu Chúa và là những Giô-sép ngày nay, họ sẽ được đem vào sự giam giữ của Chúa sau khi thoát khỏi lồng. Thưa các bạn trẻ, sự giam giữ của Chúa đang chờ các bạn đấy.

Chúng ta đã thấy Giô-sép đại diện cho phương diện cai trị của đời sống trưởng thành. Tuy nhiên, trước khi được đăng quang và nắm quyền lực, Giô-sép đã bị giam trong ngục. Điều này cho thấy rằng trước khi được đăng quang, cần có sự giam giữ. Trong các giấc mơ của Giô-sép, không có dấu hiệu nào cho thấy ông sẽ bị giam cầm. Các giấc mơ này có lẽ đã khiến Giô-sép rất vui mừng. Trong đó, ông thấy mình là một bó lúa đứng thẳng và là một ngôi sao sáng. Giô-sép thích thú về những giấc mơ này đến nỗi ông đã kể cho các anh em, mà không biết rằng những giấc mơ đó sẽ làm các anh bị xúc phạm. Sự đăng quang không đến liền ngay sau các giấc mơ. Thay vào đó, có sự phản bội dẫn đến việc bị giam vào ngục.

Sau khi nghe điều này, một số anh em có thể nói: “Các bài giảng trước về Giô-sép thật kì diệu và vinh hiển, nhưng lời này tôi không thể chấp nhận. Tôi bỏ cuộc.” Nhưng dù anh em bỏ cuộc, Đức Chúa Trời cũng không bỏ. Cần nhận thức rằng anh em là một con diều được cột vào dây, và sợi dây đó ở trong tay Chúa. Chúa sẽ phán: “Con định bỏ cuộc sao? Ta sẽ không để con thoát đâu.”

Nếu không có những giấc mơ đó, có lẽ Giô-sép sẽ không gặp rắc rối. Nhưng ông đã có hai giấc mơ, và trong sự phấn khởi, ông kể lại cho các anh em. Tuy nhiên, Giô-sép đã không được đăng quang ngay. Thay vào đó, ông đã bị đánh giá thấp và bị bỏ vào ngục. Một số người trẻ có thể nghĩ rằng nếu họ theo Jesus Christ và ở trong sự khôi phục của Chúa, mọi sự sẽ thật vinh hiển. Tuy nhiên, những người trẻ này cần trải qua thời kì bị giam giữ. Điều này hết sức quan trọng cho họ. Tôi cảm tạ Chúa biết bao về sự giam giữ mà Ngài đã giam cho tôi!

Nhà tù của anh em có thể là vợ mình. Nhiều người trẻ chưa lập gia đình khi bước vào nếp sống Hội thánh. Trong Hội thánh, anh em có cơ hội để thực hiện sự lựa chọn tốt nhất. Tuy nhiên, sau tuần trăng mật, anh em thấy người vợ yêu dấu đã trở thành sự giam giữ. Anh em có thể nói: “Điều gì đã xảy ra? Bây giờ, tôi đã lập gia đình và tôi không còn tự do nữa.” Điều này đúng. Chồng hay vợ là nhà tù của anh em. Mỗi cuộc hôn nhân và mỗi gia đình là một nhà tù. Cảm ơn Chúa về tất cả những nhà tù này. Như nhiều người trong chúng ta có thể làm chứng, sự giam giữ này kéo dài rất lâu. Tôi đã ở trong loại nhà tù này nhiều năm rồi, và vì vẫn cần đến sự giam giữ, nên tôi vẫn còn ở trong tù. Tôi vẫn còn một số bài để học.

Bây giờ, chúng ta đến với gánh nặng của tôi trong bài này: tôi muốn chia sẻ với anh em, như một lời mở ngoặc, bí quyết về cách dùng thì giờ trong thời gian ở tù. Bí quyết này là vui hưởng sự giam giữ. Không có bí quyết này, tôi không thể hiểu Sáng Thế Kí chương 40 cách đầy đủ. Bây giờ, tôi muốn trình bày cho anh em bí quyết về những gì chúng ta nên làm trong thời gian bị tù. Khi đến thời điểm bị tù, anh em sẽ hiểu điều tôi đang trình bày trong bài này hoàn toàn hiệu nghiệm.

I. GIÔ-SÉP ĐÃ BỊ THỬ NGHIỆM BỞI CÁC GIẤC MƠ CỦA ÔNG CHƯA ĐƯỢC ỨNG NGHIỆM

Giô-sép đã bị thử nghiệm bởi các giấc mơ của ông chưa được ứng nghiệm. Ngay sau khi thấy các giấc mơ, Giô-sép đã kể lại cho cha mẹ và các anh em. Sau đó không lâu, ông bị bán làm nô lệ, và kế đến, bị bỏ vào ngục, là nơi tôi tin rằng ông đã ở hơn 10 năm. Trong các giấc mơ của Giô-sép, không có dấu hiệu hay ngụ ý nào nói rằng ông sẽ đau khổ. Tuy nhiên, ngay sau khi có các giấc mơ, ông phải chịu đau khổ. Cũng vậy, tôi có thể làm chứng rằng ngai không đến ngay sau khải tượng về Đấng Christ, Hội thánh, thập tự giá hay sự sống bề trong. Tuy nhiên, có sự đau khổ, thử thách, phản bội và giam cầm. Theo quan niệm thiên nhiên, chúng ta nghĩ rằng ngay sau khi thấy khải tượng, một điều gì đó vinh hiển sẽ đến trong đời sống chúng ta. Nhưng không có chuyện đó. Sau khải tượng, thử thách sẽ đến. Thưa các bạn trẻ, đừng nghĩ rằng sau khi đã thấy khải tượng về Christ, Hội thánh, thập tự giá, sự sống bề trong hay Linh, anh em sẽ đến thời vinh hiển. Không, anh em sẽ đau khổ và bị tù.

Nếu là Giô-sép, hẳn tôi đã nghi ngờ về các giấc mơ của mình và tự nhủ: “Những giấc mơ này không có thật. Tôi đã mơ thấy mình là một bó lúa đứng thẳng, nhưng thực tế tôi đã bị hạ thấp. Tôi thấy mình là một ngôi sao đang chiếu sáng trên trời, nhưng thực tế đã bị bỏ vào ngục tối. Điều đang xảy ra trái ngược hoàn toàn với giấc mơ.” Chắc chắn, tôi sẽ nghi ngờ cách giải thích các giấc mơ của mình. Tôi sẽ coi chúng là hão huyền.

Những ai trong chúng ta đã ở nhiều năm trong nếp sống Hội thánh đều có kinh nghiệm này. Có lẽ, cách đây vài năm, anh em thấy một khải tượng kì diệu về Christ và nếp sống Hội thánh. Có lẽ thậm chí anh em đã hát về nếp sống Hội thánh vinh hiển. Nhưng những điều thực tế đã xảy ra trong nếp sống Hội thánh thì chẳng kì diệu và vinh hiể gì. Vì thế, chúng ta có thể nói: “Tôi nghĩ mình đã ở trong miền đất tươi tốt Ca-na-an; nhưng thật ra, tôi đang ở Ai Cập. Tôi mơ thấy mình được bao quanh bởi các bó lúa, nhưng thực ra, tôi đang bị vây quanh bởi ‘những bọ cạp xứ Ai Cập’. Theo khải tượng tôi thấy và theo bài giảng mà anh Lee đã giảng, tôi nghĩ mình đang ở trên tầng trời thứ ba. Nhưng bây giờ tôi lại đang trong ngục tối, trong hố sâu. Thay vì ở trong Giê-ru-sa-lem, thì tôi lại ở Ai Cập.” Nhiều người trong chúng ta có thể làm chứng về những kinh nghiệm như vậy. Sau khải tượng, không phải là sự đăng quang mà là tù ngục.

II. GIÔ-SÉP CÓ ĐỨC TIN VÀ SỰ DẠN DĨ ĐỂ GIẢI THÍCH GIẤC MƠ CỦA HAI BẠN TÙ

Tuy nhiên, trong lúc bị giam cầm, Giô-sép đã có đức tin và sự dạn dĩ để giải thích các giấc mơ của hai bạn tù dù các giấc mơ của ông chưa được ứng nghiệm (40:8-19). Điều này giống như Áp-ra-ham đã cầu thay để A-bi-mê-léc có con trong khi lời hứa của Đức Chúa Trời với ông về việc có con vẫn chưa được thực hiện (20:17-18). Điều này cũng giống với chúng ta trong nếp sống Hội thánh ngày nay. Một số anh chị em là những người mà chúng ta có thể gọi là những người nằm mơ thời xưa. Họ là những người đã có những giấc mơ cách đây khá lâu. Dù rất phấn khởi bởi các khải tượng đã thấy và các bài giảng tuyệt vời họ đã nghe, nhưng sau đó họ bị bán sang Ai Cập. Thay vì được các bó lúa vây quanh, họ thấy chính mình đã bị những “bọ cạp xứ Ai Cập” vây quanh; và thay vì ở trên tầng trời thứ ba, họ thấy mình đang trong tù ngục. Và những người đến sau đã ở tù chung với họ, giống như Giô-sép đã ở tù chung với quan tửu chánh và quan thượng thiện. Có thể Giô-sép đã ở tù được 9 hay 10 năm trước khi ở tù chung với họ. Những người đến sau này cũng có những giấc mơ nào đó. Họ không thể hiểu, nhưng Giô-sép có thể giải nghĩa. Dù các giấc mơ của Giô-sép chưa được ứng nghiệm, nhưng ông có đức tin và sự dạn dĩ để giải thích các giấc mơ của những bạn đồng tù. Nếu là Giô-sép, tôi sẽ nói: “Tôi đã giải thích các giấc mơ của tôi, nhưng những lời giải thích đó chưa được ứng nghiệm. Làm thế nào tôi có thể dạn dĩ giải thích giấc mơ của người khác? Thậm chí nếu biết ý nghĩa của các giấc mơ đó, tôi cũng không dám nói cách quả quyết vì không biết những giải thích của tôi có được ứng nghiệm không.” Tuy nhiên, dù sự giải thích các giấc mơ của chính ông chưa được ứng nghiệm, nhưng Giô-sép vẫn dạn dĩ nói với các bạn đồng tù rằng: “Việc giải thích giấc mơ chẳng do nơi Đức Chúa Trời sao? Xin hãy thuật lại giấc mơ của hai quan cho tôi nghe đi, tôi sẽ cầu nguyện cho” (40:8). Dường như Giô-sép đang nói: “Tôi đã có hai giấc mơ và Đức Chúa Trời đã ban cho tôi lời giải thích. Tôi luôn tin nơi lời giải thích này dù chưa được ứng nghiệm. Tôi có đức tin để giải thích các giấc mơ của hai quan.” Anh em có dạn dĩ để nói rằng nếp sống Hội thánh là kì diệu ngay cả khi anh em bị bao quanh bởi “những người Ai Cập” nào đó không? Ngay cả khi giấc mơ của anh em về nếp sống Hội thánh chưa được ứng nghiệm và nếp sống Hội thánh chẳng kì diệu gì đối với anh em thì anh em vẫn có thể nói như vậy không? Giô-sép đã tin không chỉ cho chính ông mà cũng cho người khác. Thật dễ để tin cho người khác khi giấc mơ của chính mình được ứng nghiệm. Nếu các giấc mơ của anh em đã được ứng nghiệm theo sự giải thích của mình, thì thật dễ để giải thích giấc mơ của người khác. Nhưng trong trường hợp của Giô-sép, ngay cả sau khoảng 10 năm, sự giải thích về các giấc mơ của ông vẫn chưa được ứng nghiệm. Thật khó để một người trong hoàn cảnh như vậy giải thích giấc mơ của người khác. Tuy nhiên, Giô-sép đã làm điều đó.

Tôi đã thực hiện chức vụ Lời trong nhiều năm. Trong những năm đầu, tôi thấy những khải tượng nào đó và đã giải thích điều mình thấy. Nhưng thực ra ngay cả nhiều năm sau đó, những điều tôi đã thấy và giải thích, vẫn chưa xảy ra. Khi một số người đến sau cần sự giúp đỡ của tôi, tôi không biết phải làm gì. Tôi tự hỏi mình có nên nói điều gì đó như vầy hay không: “Cách đây nhiều năm, tôi đã có một vài giấc mơ và tôi đã có lời giải thích. Nhưng ngay cả đến bây giờ, các giấc mơ của tôi vẫn chưa được ứng nghiệm. Vì thế, tôi không có lòng dạ nào, sự tin chắc hay sự dạn dĩ nào để giải thích giấc mơ của anh em. Anh em nên đi kể với người khác.” Giô-sép đã không làm vậy. Dù các giấc mơ của ông chưa được ứng nghiệm, nhưng ông vẫn dạn dĩ và có lòng tin chắc để giải thích giấc mơ cho người khác. Tôi có thể làm chứng rằng tôi đã làm như vậy. Tôi đã khích lệ người khác tiến tới theo khải tượng họ đã thấy, dù các khải tượng của tôi chưa được ứng nghiệm. Chắc chắn tôi đã đúng khi làm điều này. Tất cả những người nằm mơ thời xưa phải chịu khổ về điều gì đó vì lợi ích của những người đến sau.

Andrew Murray có lần đã nói như vầy: Người cung ứng lời tốt phải luôn luôn cung ứng nhiều hơn điều người ấy đã kinh nghiệm. Điều này có nghĩa là chúng ta nên nói theo khải tượng nhiều hơn là theo sự hoàn thành khải tượng đó. Cho dù khải tượng của mình chưa được ứng nghiệm, chúng ta vẫn nên nói về điều đó cho người khác. Sẽ đến lúc khải tượng của chúng ta trở thành hiện thực. Các giấc mơ của Giô-sép cuối cùng đã được ứng nghiệm qua việc ông giải thích giấc mơ của quan tửu chánh.

III. GIÔ-SÉP ĐƯỢC VỮNG LÒNG VÀ MẠNH MẼ VÌ GIẤC MƠ CỦA CÁC BẠN ĐỒNG TÙ ĐÃ ĐƯỢC ỨNG NGHIỆM

Các giấc mơ của quan tửu chánh và quan thượng thiện được ứng nghiệm chỉ còn là vấn đề thời gian. Khi giấc mơ của các bạn đồng tù của Giô-sép được ứng nghiệm, Giô-sép thật vững lòng và mạnh mẽ. Nếu là Giô-sép, chắc chắn tôi sẽ được khích lệ và nói: “Dù chưa thấy sự ứng nghiệm các giấc mơ của mình, nhưng tôi xác quyết rằng sự ứng nghiệm chắc chắn sẽ xảy ra. Tôi đã giải thích các giấc mơ của hai vị quan này và những lời giải thích đó đã ứng nghiệm. Điều này cũng sẽ xảy ra với các giấc mơ của tôi. Sự ứng nghiệm sẽ đến.”

IV GIÔ-SÉP BỊ THỬ THÁCH THÊM MỘT THỜI GIAN NỮA VÌ CÁC GIẤC MƠ CỦA ÔNG CHƯA ĐƯỢC ỨNG NGHIỆM

Sự ứng nghiệm các giấc mơ của các bạn đồng tù của Giô-sép đã xảy ra trong vài ngày. Nhưng Giô-sép đã bị thử thách thêm một thời gian nữa bởi sự kiện các giấc mơ của ông chưa được ứng nghiệm (40:14, 23). Sáng Thế Kí 41:1 hàm ý rằng đã có thêm 2 năm nữa trôi qua. Trong 2 năm cuối này, sự thử nghiệm là khó nhất. Trước khi quan tửu chánh ra khỏi ngục, Giô-sép đã nài xin quan nhớ đến ông, rằng: “Khi quan đã được phục chức, xin nhớ đến tôi, làm ơn tâu cùng Pha-ra-ôn về nỗi tôi, và đem tôi ra khỏi chốn này” (40:1). Dường như Giô-sép muốn nói với quan tửu chánh rằng: “Khi quan đã được phục chức rồi, xin nhớ đến tôi. Đừng chỉ nhớ chính mình. Khi mọi sự diễn biến tốt đẹp cho quan rồi, xin nhớ đến tôi.” Tuy nhiên, quan tửu chánh này đã quên Giô-sép (40:23). Các giấc mơ của Giô-sép đã được xác quyết, nhưng chúng vẫn chưa được ứng nghiệm.

Trước khi giấc mơ của Giô-sép được xác quyết, ông đã có đức tin; rồi sau khi có được sự xác quyết, ông càng có đức tin hơn. Càng có đức tin, chúng ta sẽ càng trải qua nhiều thử nghiệm. Giả sử anh em là Giô-sép đang ở trong chỗ giam cầm, anh em sẽ nói gì? Có thể Giô-sép đã nói: “Tôi có hai giấc mơ cách đây nhiều năm rồi mà vẫn chưa được ứng nghiệm. Nhưng hai vị quan này có một giấc mơ, và giấc mơ của họ đã được ứng nghiệm sau ba ngày. Phải mất bao lâu nữa giấc mơ của tôi mới được ứng nghiệm?” Do đó, hai năm trôi qua là giai đoạn gian khó nhất trong thời kì thử nghiệm Giô-sép.

Những gì chúng tôi mô tả trong bài này không chỉ là giáo lí. Khi bước theo khải tượng thuộc trời, chúng ta sẽ lặp lại dấu chân của Giô-sép. Đừng bao giờ nghĩ rằng Giô-sép được đăng quang ngay sau khi thấy khải tượng. Không, ông phải trải qua một giai đoạn thử thách và trắc nghiệm dài. Những khải tượng Giô-sép nhìn thấy không chỉ kiểm soát đời sống ông mà còn duy trì đức tin của ông. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là nếu đức tin của anh em mạnh hơn thì thời gian ứng nghiệm giấc mơ sẽ rút ngắn lại. Trái lại, đức tin của anh em càng mạnh, giai đoạn thử nghiệm sẽ càng dài. Thời kì thử nghiệm của Giô-sép dài hơn thời gian của các bạn đồng tù vì ông có giá trị hơn họ nhiều. Vì họ không đáng giá như thế, nên thời gian ứng nghiệm giấc mơ của họ quá nhanh. Thực ra, với hai người đến sau, hầu như không có sự thử nghiệm. Họ chỉ có giấc mơ và vài ngày sau, giấc mơ đó được ứng nghiệm. Vì Giô-sép quan trọng và đáng giá, nên thời gian thử nghiệm không thể bị rút ngắn.

Thưa các bạn trẻ, đừng nghĩ rằng chỉ trong 2 năm, anh em sẽ trở thành người khổng lồ. Không, như Giô-sép, anh em phải chờ cho đến 30 tuổi. Kinh Thánh luôn nhất quán. Chẳng hạn, các thầy tế lễ phải 30 tuổi trước khi có thể bước vào chức tế lễ trọn vẹn, và Chúa Jesus cũng bắt đầu chức vụ khi Ngài 30 tuổi. Do đó, trong vấn đề này, Giô-sép cũng tiêu biểu cho Đấng Christ. Khi 30 tuổi, ông hoàn toàn được đem vào chức vụ.

Một số anh em có thể nghĩ rằng việc chờ đến 30 tuổi để được đem vào chức vụ trọn vẹn là mâu thuẫn với những gì tôi đã nói ở chỗ khác về các trưởng lão của Hội thánh tại Giê-ru-sa-lem có lẽ dưới 30 tuổi. Đúng vậy, tôi có nói rằng Phi-e-rơ, Gia-cơ và Giăng có lẽ ở giữa độ tuổi 25 và 28 khi họ trở thành các trưởng lão. Tuy nhiên, chúng ta cần phải lưu ý đến nguyên tắc: không có con số theo nghĩa đen về tuổi vật lí. Có thể anh em có lòng tuyệt đối cho Chúa và có thể đã thấy một số khải tượng. Nhưng đừng nghĩ rằng anh em sẽ được đăng quang liền. Thay vào đó, anh em cần sẵn sàng bị coi thường và bị giam cầm. Tôi hãnh diện về các anh chị em trẻ mà nhiều người trong họ vẫn còn độ tuổi thiếu niên. Tôi hãnh diện về việc họ rất yêu Chúa và đã thấy những điều nào đó mà hầu hết các mục sư không thấy. Tuy nhiên, những bạn trẻ này cần sẵn sàng không phải để được tôn trọng mà để bị phản bội.

Đây là kinh nghiệm của anh Nee. Anh Nee là người rất thông minh. Anh say mê học tiếng Anh và tiếng Hoa đến nỗi cha mẹ phải mướn một giáo sư riêng để dạy anh các tác phẩm cổ điển tiếng Hoa. Ở tuổi 17, anh được cứu và bắt đầu yêu Chúa. Anh muốn theo học trường Kinh Thánh tại Thượng Hải, là trường do chị Dora Yu sáng lập để đào tạo người trẻ. Chị là nhà truyền giảng phúc âm nổi tiếng, là người đã đem anh đến với Chúa. Mẹ anh, cũng yêu Chúa, đồng ý để anh nên đi. Vì cả anh Nee lẫn mẹ đều đã được cứu qua sự rao giảng của chị Dora Yu, nên họ rất kính trọng chị. Dù anh Nee là một thanh niên thông minh, là người mà cuối cùng đã trở thành người ân tứ xuất sắc của thời đại này cho Hội thánh, nhưng anh đã bị chị Dora Yu khước từ, và sau một thời gian, anh bị trả về nhà. Anh Nee, người hết lòng tìm kiếm Chúa, đã bị chính người đem anh đến với Chúa phản bội. Thay vì đánh giá cao sự thông minh của anh, chị Dora Yu đã đánh giá thấp, hiểu lầm và khước từ anh. Lí do anh bị trả về nhà là một sự cố bất ngờ xảy ra cho việc đưa thư mà anh được giao. Thời gian để anh đem vài bức thư từ ngoại ô đến bưu điện ở khu trung tâm Thượng Hải lâu hơn thời gian chị Dora Yu mong đợi. Nghĩ rằng anh đã dùng thời gian đó để đi chơi, nên chị Dora Yu đã trả anh về nhà cho mẹ. Vì thế, Anh Nee đã bị khước từ và bị hiểu lầm, nghĩa là, anh đã bị phản bội. Tuy nhiên, anh Nee đã không nản lòng. Anh rời Thượng Hải, trở về nhà và vẫn yêu Chúa càng hơn. Anh nhận biết rằng kinh nghiệm này là việc Chúa xử lí anh. Nhiều lần, anh Nee đã bị phản bội.

Thưa các bạn trẻ, hãy chuẩn bị cho điều này. Sau khi anh em bắt đầu tìm kiếm Chúa, những điều nào đó sẽ xảy đến cho anh em dường như chẳng hợp lí chút nào. Đừng nghĩ rằng vì yêu Chúa và tìm kiếm Ngài nên mọi sự sẽ vinh hiển cho anh em. Không, đôi khi anh em sẽ bị hiểu lầm, thậm chí bởi các anh chị em và các trưởng lão. Trước hết, anh em sẽ bị phản bội; kế đến, sẽ trải qua thời kì bị giam giữ. Tất cả chúng ta đều cần sự giam giữ như vậy. Tuy nhiên, hãy tin chắc rằng dù anh em ở đâu, sự hiện diện của Đức Chúa Trời vẫn ở đó với anh em.

Dù ở đâu, anh em cũng sẽ đem đến hoặc sự sống hoặc sự chết. Với quan tửu chánh, Giô-sép đã đem đến sự sống. Trong giấc mơ của quan tửu chánh, chúng ta thấy một cây nho đầy sự sống. Nhưng với quan thượng thiện, Giô-sép đã đem đến sự chết, vì giỏ bánh bị chim ăn hết. Làm một Giô-sép không phải là vấn đề tầm thường, vì hễ nơi nào anh em đến, người khác sẽ nhận được hoặc sự sống hoặc sự chết. Hoặc họ sẽ đến với Christ được tượng trưng bởi cây nho đầy dẫy sự sống, hoặc họ sẽ bị Sa-tan, được đại diện bởi chim trên không, nuốt mất. Trong 2 Cô-rin-tô 2:14, sứ đồ Phao-lô nói: “Song tạ ơn Đức Chúa Trời, Ngài lãnh đạo chúng tôi cách khải hoàn trong Đấng Christ luôn luôn, và bởi chúng tôi mà rải mùi thơm về sự tri thức Ngài khắp chốn.” Trong câu 16, Phao-lô nói: “Cho kẻ này, mùi của sự chết làm cho chết; cho kẻ kia, mùi của sự sống làm cho sống.” Với quan tửu chánh, Giô-sép đã đem đến sự phục chức. Với quan thượng thiện, Giô-sép đã đem đến sự hành hình. Dù người đó là ai, nếu họ tiếp xúc anh em, sự tiếp xúc đó đối với họ sẽ là sự sống hoặc sự chết. Đây là vấn đề rất có ý nghĩa. Đây là kinh nghiệm của Giô-sép.

Nhìn bên ngoài, khi Giô-sép bị giam cầm, ông đang chịu khổ. Tuy nhiên, trên thực tế, ông không đang đau khổ, ông đang học những bài học quý giá và kinh nghiệm những điều hết sức cần thiết cho sự đăng quang của mình. Không có những bài học trong lúc bị giam cầm, làm thế nào Giô-sép, một thanh niên, có thể được đăng quang tại Ai Cập để cai trị cả nước đó? Không thể có chuyện như vậy. Giô-sép đã được rèn luyện bởi ngục tù. Bị giam cầm thật ra là một sự rèn luyện cho ông. Thưa các bạn trẻ, bất cứ sự giam cầm nào anh em trải qua đều sẽ là một sự huấn luyện, rèn luyện và là thời gian học tập để chuẩn bị cho sự đăng quang của anh em. Để lên ngai, anh em cần trải qua các nỗi khổ của sự phản bội và bị giam cầm. Không ai có thể thoát được các nỗi khổ này. Không một chức vụ nào được Chúa dùng mà không trải qua sự phản bội và bị cầm tù. Chỉ bằng cách trải qua sự phản bội và bị cầm tù, chúng ta mới đủ điều kiện để lên ngai. Sau khi đã được rèn luyện qua sự giam cầm, anh em sẽ không còn là một người trẻ nữa; trái lại, sẽ là một người trưởng thành, có đủ phẩm chất dưới sự rèn luyện của Đức Chúa Trời

 

Đừng nghĩ rằng Giô-sép là một trường hợp ngoại lệ. Không, trường hợp của Giô-sép là bình thường. Anh em và tôi, tất cả sẽ giống như vậy. Ha-lê-lu-gia về khải tượng này! Ha-lê-lu-gia về sự phản bội, về sự giam cầm và tất cả những bài học! Ngợi khen Chúa vì chúng ta có con đường để tiến lên!

SÁNG THẾ KÍ

BÀI 113

ĐƯỢC TRƯỞNG THÀNH - PHƯƠNG DIỆN CAI TRỊ CỦA ISRAEL TRƯỞNG THÀNH (3)

Trong bài này, chúng ta đến với Sáng Thế Kí chương 41, là chương bày tỏ nhiều chi tiết hơn về đời sống Giô-sép. Như chúng tôi đã lưu ý, Giô-sép đại diện cho phương diện cai trị của đời sống trưởng thành. Là đại diện của một đời sống như vậy, ông là hình bóng kì diệu về Christ. Hiếm khi tìm thấy trong Cựu Ước một hình bóng đầy đủ và trọn vẹn như vậy về Christ. Do đó, một mặt, Giô-sép đại diện cho phương diện cai trị của đời sống trưởng thành; mặt khác, ông tiêu biểu cho Christ cách trọn vẹn. Suốt phần kí thuật về đời sống Giô-sép, có hai phương diện: một phương diện là hình bóng về Christ và một phương diện về bí quyết của đời sống cai trị. Trong bài này, chúng ta sẽ xem xét thêm phương diện Giô-sép là hình bóng về Christ; và trong bài tiếp theo, chúng ta sẽ xem xét phương diện bí quyết của đời sống cai trị. Trong các bài trước, chúng ta đã đề cập đến bảy phương diện của Giô-sép là hình bóng về Christ. Trong bài này, chúng ta sẽ đề cập thêm bảy phương diện nữa.

(9) Được phục sinh từ ngục tù sự chết

Giô-sép hình bóng về Christ là Đấng phục sinh từ ngục tù sự chết (41:14; Công. 2:24). Christ đã không bị bắt và bị ném vào ngục. Trái lại, Ngài sẵn sàng bước vào ngục, nghĩa là Ngài tự nguyện đi vào ngục sự chết. Dù Ngài sẵn sàng bước vào sự chết, nhưng các cổng Ha-đét, tức là quyền lực của sự chết, quyền bính của sự tối tăm lập tức dấy lên và tìm cách giữ Ngài ở đó mãi. Nhưng, như Công vụ các Sứ đồ 2:24 có chép, Ngài không thể bị sự chết cầm giữ. Christ đã ở trong ngục sự chết ba ngày. Trong những ngày đó, quyền lực của sự chết đã cố hết sức giam hãm Ngài. Nhưng Christ không thể bị sự chết cầm giữ vì Ngài là sự phục sinh (Gi. 11:25). Điều nào mạnh hơn – sự chết hay sự phục sinh? Rõ ràng, sự phục sinh mạnh hơn sự chết. Do đó, sự chết không thể cầm giữ Christ, Đấng không những là sự sống mà còn là sự phục sinh. Vì thế, Christ đã bước ra khỏi sự chết. Đối với Ngài, bước ra khỏi sự chết là sự phục sinh của Ngài. Như Giô-sép đã ra khỏi ngục tối thì Christ cũng đã ra khỏi ngục sự chết.

Tất cả Cơ Đốc nhân nên quen thuộc với ba điều này: sự nhục hóa của Christ, sự đóng đinh của Christ và sự phục sinh của Christ. Tôi tin rằng trong các Hội thánh, chúng ta đều biết ba vấn đề này.

(10) Được đăng quang trong uy quyền

Giô-sép cũng tiêu biểu cho Christ là Đấng được đăng quang trong uy quyền (41:40-44; Mat. 28:18; Công. 2:36; Khải. 3:21). Chính vào ngày được thả ra khỏi ngục tối, Giô-sép được đăng quang để là người cai trị thật sự toàn xứ Ai Cập. Cũng vậy, sau khi phục sinh, Christ được đăng quang trong uy quyền. Công vụ các Sứ đồ 2:36 nói rằng Đấng Christ đã bị đóng đinh và phục sinh, được lập làm Chúa và Christ. Vào ngày Ngũ tuần, sứ đồ Phi-e-rơ dường như muốn nói với người Israel đã khước từ Chúa rằng: “Đấng mà các ông đã khước từ, đóng đinh trên thập tự giá, và giết đi, thì Đức Chúa Trời đã khiến sống lại từ kẻ chết. Không chỉ thế, Đức Chúa Trời đã lập Ngài làm Chúa của tất cả.” Điều này chỉ về sự đăng quang của Christ. Đây là vấn đề vĩ đại biết bao!

(11) Nhận được vinh hiển

Khi Christ đăng quang, Ngài nhận được vinh hiển (Hê. 2:9). Giô-sép cũng tiêu biểu cho Christ về phương diện này, vì khi ra khỏi ngục, ông đã nhận được vinh hiển (41:42). Những kẻ chống đối Giô-sép không chỉ đã bán và khinh miệt ông mà còn ném ông vào ngục tối. Trong chương 41, nhà tù này được gọi là ngục tối. Tình trạng sống trong ngục tối thời Giô-sép tồi tệ hơn nhiều so với tình trạng của các nhà tù trong nước Mỹ hiện nay. Ngục tối mà Giô-sép bị ném vào là một cái hố. Những người đã bỏ ông vào đó đã làm như vậy với ý định làm cho ông bị khốn khổ nặng nề. Nhưng Đức Chúa Trời đã nhắc ông lên, Ngài không những đặt ông trên ngai mà còn ban cho ông sự vinh hiển. Anh em có thể tự hỏi làm thế nào chúng ta có thể chứng minh rằng Giô-sép đã nhận được vinh hiển. Bằng chứng là ông được ăn mặc sang trọng và được ngồi trên xe thứ hai của Pha-ra-ôn (41:42-43). Việc được mặc áo vải lanh mịn tương phản với việc ông bị các anh lột chiếc áo choàng nhiều màu sắc (37:23). Khi dân chúng thấy ông được trang phục sang trọng như vậy và ngồi xe của Pha-ra-ôn, họ hẳn nhận ra rằng ở đây có một người được vinh hiển.

(12) Nhận được các ân tứ

Khi được thả khỏi ngục tối và được nhắc lên ngai, Giô-sép nhận được các ân tứ (41:42). Đấng Christ cũng đã nhận được các ân tứ (Công. 2:33). Nhiều Cơ Đốc nhân biết rằng Đấng Christ đã phục sinh, thăng thiên và đã được đội vương miện bằng sự tôn trọng và vinh hiển, nhưng không nhiều người biết rằng sau sự thăng thiên, đăng quang và tôn vinh của Christ, Ngài cũng đã nhận được các ân tứ. Công vụ các Sứ đồ 2:33 nói rằng Christ đã nhận lãnh nơi Cha lời hứa về Thánh Linh mà Ngài đã đổ ra. Điều Đấng Christ đã nhận nơi Cha là một ân tứ. Thời xưa, nhiều thế kỉ trước Christ, điều tương tự đã xảy ra với Giô-sép. Giô-sép không những được tôn vinh mà còn nhận được các ân tứ.

Trong sự tôn vinh của ông, Giô-sép được ban cho ba điều: một nhẫn vàng, một số y phục và một dây chuyền vàng. Nhẫn được xỏ vào tay, dây chuyền được đeo vào cổ và y phục bao phủ cả người. Ba yếu tố này mô tả đầy đủ các ân tứ mà Christ đã nhận được trong sự thăng thiên của Ngài, tức là các ân tứ mà Christ đã chuyển giao cho Hội thánh. Khi trở về nhà, người con hoang đàng đã nhận được hai ân tứ đầu, nhẫn đeo vào tay và áo dài mặc trên người (Lu. 15:22). Vào lúc đó, người con hoang đàng không nhận được dây chuyền vàng, là điều sẽ được ban cho sau này.

Ê-phê-sô 1:13 nói rằng chúng ta đã được ấn chứng bằng Thánh Linh. Điều này cho thấy Linh của sự cứu rỗi được ví như con dấu. Chúng ta biết rằng mình được cứu vì đã được đóng ấn. Cách đây 50 năm, tôi đã mua một bản Kinh Thánh bọc da, có viền vàng. Sau khi mua, tôi đã đóng dấu ngay phía trước để cho biết nó thuộc về tôi. Nếu không, e rằng nó có thể bị mất và tôi sẽ không có cách gì để chứng tỏ cuốn Kinh Thánh đó là của mình. Tuy nhiên, sau khi quyển Kinh Thánh đã được đóng dấu, tôi có thể chứng minh nó thuộc về tôi. Cũng vậy, trước khi được cứu, chúng ta ở giữa mọi người. Nhưng vào ngày tiếp nhận Chúa Jesus, chúng ta đã được đóng dấu. Con dấu về sự cứu rỗi của chúng ta là Thánh Linh của Đức Chúa Trời. Từ đó, chúng ta đã có một con dấu trên mình. Giả sử Kinh Thánh của tôi có thể nói: “Tôi không thích anh Lee. Tôi muốn thuộc về một người khác.” Nhưng con dấu của tôi trên quyển Kinh Thánh sẽ giữ quyển sách này không thuộc về ai khác. Cũng vậy, chúng ta có thể cảm thấy mình không muốn thuộc về Chúa mà muốn bước đi với Sa-tan. Tuy nhiên, người đã được cứu và được đóng dấu không bao giờ có thể lìa xa Chúa. Cho dù có xuống địa ngục đi chăng nữa, anh em vẫn còn mang con dấu này.

Người Ai Cập thời xưa thường dùng nhẫn như một con dấu. Hễ điều gì mà họ lấy nhẫn đóng dấu thì điều đó là quan trọng đối với họ. Vì thế, chiếc nhẫn, cái ấn mà Giô-sép nhận được, tiêu biểu cho Thánh Linh mà Christ đã nhận. Vào thời điểm Christ thăng thiên và đăng quang, Christ đã nhận Thánh Linh từ Cha hầu Ngài có thể dùng để đóng dấu trên tất cả những người tin Ngài. Hễ khi nào có ai kêu cầu Ngài, Ngài đóng dấu này trên người đó.

Là người được cứu, anh em có một con dấu sống trên mình. Cho dù sắp đi đến sòng bài ở Las Vegas, anh em vẫn có dấu ấn này trên mình, và nó sẽ làm cho anh em cảm thấy rằng vì đã thuộc về Jesus, anh em không nên ở trong một nơi như thế. Là Giô-sép của chúng ta, Christ đã nhận được con dấu từ Cha, và với con dấu này, Ngài đã đóng dấu chúng ta. Bây giờ, con dấu này ở bên trong và bên trên chúng ta.

Ân tứ thứ hai Giô-sép đã nhận được là y phục. Là tín đồ, chúng ta cần có ít nhất hai chiếc áo: một cho sự cứu rỗi và một cho chiến thắng, cho phần thưởng. Người con trai hoang đàng trong Lu-ca chương 15 chỉ nhận được một chiếc áo vì anh chỉ là một người được cứu. Anh chưa trở thành người đắc thắng. Sau khi đã được cứu và nhận được chiếc áo công chính để được xưng công chính, chúng ta cần tiếp tục sống một đời sống đắc thắng. Nếu như vậy, ngoài chiếc áo cứu rỗi, chúng ta sẽ nhận được một chiếc áo nữa.

Tôi thường chỉ ra rằng hoàng hậu trong Thi Thiên 45 có hai chiếc áo (cc. 13-14); một tương ứng với sự công chính khách quan cho sự cứu rỗi, và một cho sự công chính chủ quan vì sự đắc thắng. Tân Ước bày tỏ rằng, là tín đồ, chúng ta nên có hai chiếc áo. Chiếc áo thứ nhất được thấy trong Lu-ca chương 15 và chiếc áo thứ hai được thấy trong Khải Thị chương 19. Để được xưng công chính trước mặt Cha thì chiếc áo cứu rỗi là tốt. Nhưng để dự tiệc cưới Chiên Con, chúng ta cần một chiếc áo khác nữa. Cả hai đều là Christ. Chiếc thứ nhất, chiếc áo cứu rỗi, là Christ khách quan. Đó là Christ được mặc trên chúng ta (Ga. 3:27), Christ được ban cho để là sự công chính của chúng ta (1 Cô. 1:30). Khi trở về nhà, người con trai hoang đàng không đủ tư cách để ngồi với người cha công chính của mình. Anh cần có một chiếc áo công chính để che phủ và làm cho đủ tư cách. Chiếc áo này là Christ khách quan như sự công chính của chúng ta, xưng công chính cho chúng ta trước mặt Đức Chúa Trời công chính. Nhưng sau khi đã được xưng công chính, chúng ta cần sống bày tỏ Christ ra. Khi Christ được sống bày tỏ ra từ chúng ta, Ngài trở nên sự công chính chủ quan của chúng ta, không chỉ là điều gì đó được mặc trên chúng ta, mà còn là điều gì đó được sống bày tỏ ra từ chúng ta. Đây là Christ chủ quan như chiếc áo thứ hai. Christ đã được ban cho chúng ta là hai chiếc áo này

Đấng Christ của chúng ta là sự công chính thật trước mặt Đức Chúa Trời. Ngoài Christ ra, trong vũ trụ này không có sự công chính. Trong vũ trụ này chỉ có một Đấng thỏa đáp mọi đòi hỏi công chính của Đức Chúa Trời, và Đấng này là Christ. Dù điều này nghe có vẻ không lô-gic, nhưng sự công chính đã được ban cho Christ. Có lẽ anh em tự hỏi làm thế nào Christ có thể là sự công chính, và sự công chính này lại được ban cho Ngài. Tuy nhiên, đây là cách nói của Kinh Thánh, và chúng ta cần học tập nói ngôn ngữ của Kinh Thánh. Sự công chính duy nhất trong vũ trụ này là Christ; tuy nhiên, sự công chính này đã được ban cho Christ để Ngài có thể mặc nó trên những người tin Ngài. Christ là sự công chính đã được mặc trên chúng ta cách khách quan vì sự xưng công chính cho chúng ta. Sự công chính này mà Cha đã ban cho Ngài đã được Ngài truyền vào chúng ta. Hơn nữa, Ngài đang liên tục ban chính Ngài để chúng ta có thể sống bày tỏ Ngài ra. Điều này hoàn toàn là vấn đề ân tứ.

Vấn đề Christ là sự công chính nhưng sự công chính lại được ban cho Ngài, có liên quan đến Đấng Tam Nhất. Nếu sự công chính này không bao giờ được Cha ban cho Con, thì sẽ không có hiệu quả pháp lí. Dù sự công chính duy nhất trong vũ trụ này là chính Đấng Christ, nhưng nếu sự công chính này không được Cha ban cho Con, thì ngay cả Con cũng không có quyền sử dụng. Do đó, Cha đã ban sự công chính cho Con để Con có thể truyền sự công chính đó cho những người tin Ngài, trước hết như sự công chính khách quan, kế đến như sự công chính chủ quan.

Tất cả chúng ta đều đã nhận được chiếc áo thứ nhất và không có nan đề về sự cứu rỗi của mình. Chúng ta được cứu và sẽ ở trong cõi đời đời với Chúa. Điều này còn chắc chắn hơn cả chính sách của một công ti bảo hiểm đáng tin cậy nhất. Nhưng còn chiếc áo thứ hai thì sao? Hiện giờ, chúng ta không thể chắc chắn về điều này như chắc chắn về chiếc áo thứ nhất vì chúng ta không thể trả phí bảo hiểm cần thiết cho chính sách thứ hai này. Chúng ta cần có chiếc áo thứ hai để có thể nhận được phần thưởng. Ngợi khen Chúa vì cả chiếc áo khách quan lẫn chủ quan đều là những sự ban cho (ân tứ)! Cả hai đã được Cha ban cho Con và Con đã ban cho chúng ta. Nếu anh em hỏi tôi đã có hai chiếc áo này chưa, tôi sẽ đáp: “Chắc chắn là tôi có chiếc áo thứ nhất rồi, chiếc thứ hai ở bên trong tôi và đang trong tiến trình lộ ra.” Anh em cũng đã nhận được chiếc áo thứ hai và đang có chiếc áo đó bên trong. Bây giờ anh em cần cầu nguyện: “Chúa Jesus ôi, chính Ngài hãy lộ ra từ trong con. Chúa Jesus ôi, hãy lộ ra từ con để là chiếc áo thứ hai của con.” Tất cả chúng ta đều cần chiếc áo này.

Dây chuyền vàng đeo quanh cổ Giô-sép, là vật thứ ba, có liên quan đến chiếc áo thứ hai. Trong Kinh Thánh, cổ đeo dây chuyền tượng trưng cho một ý chí bị khuất phục. Khi con cái Israel không vâng phục, Chúa gọi họ là một dân cứng cổ (Xuất. 32:9). Khi một người được đeo chuyền vàng mà cổ vẫn cứng đơ thì trông không thùy mị; nhưng đeo dây chuyền vàng cho người cúi thấp cổ xuống thì trông thật xinh đẹp. Cổ đeo dây chuyền tượng trưng cho ý chí đã bị đánh bại và chịu khuất phục để vâng theo điều răn của Đức Chúa Trời. Khi cổ anh em bị đánh bại và chịu khuất phục theo cách này, thì được đeo dây chuyền. Có bao giờ anh em thấy một phụ nữ nào đang tranh cãi với chồng mà được đeo chuỗi ngọc không? Tôi có thấy. Khi thấy điều này, tôi tự nhủ: “Chị nên cởi chuỗi ngọc đó đi. Vì cổ chị đang cứng, chị không nên đeo dây chuyền.” Ngay cả chiếc cà-vạt của người đàn ông cũng là một kiểu dây chuyền. Việc đeo loại dây chuyền này cũng có một ẩn ý tinh tế nào đó. Dây chuyền vàng trên cổ tượng trưng cho Linh về sự vâng phục. Công vụ các Sứ đồ 5:32 nói rằng Linh được ban cho những kẻ vâng phục Đức Chúa Trời. Do đó, Linh được ban cho không chỉ là một ân tứ về sự cứu rỗi mà cũng là về sự vâng phục.

Tôi cảm phục biết bao thứ tự sắp xếp của những điều trong Kinh Thánh. Nếu liệt kê các ân tứ được ban cho Giô-sép, tôi sẽ đề cập chiếc nhẫn trước, rồi dây chuyền, và sau cùng là trang phục. Khi còn trẻ, tôi bối rối bởi sự kiện trang phục được đề cập trước dây chuyền vàng. Nhưng thứ tự của ba ân tứ này trong câu 42 là theo thứ tự thuộc linh. Theo thứ tự thuộc linh, trước hết chúng ta nhận được Linh để được cứu rỗi. Đây là dấu ấn. Kế đến, chúng ta nhận được chiếc áo công chính và chúng ta bắt đầu sống bày tỏ Christ ra. Để sống bày tỏ Christ ra, chúng ta cần đeo dây chuyền trên cổ. Điều này có nghĩa là cổ chúng ta phải bị đánh bại, chịu khuất phục và được xích lại bởi Thánh Linh. Ô, Thánh Linh sẽ xích anh em lại! Dây xích đó sẽ xích chiếc cổ cứng cỏi của anh em, làm cho nó mềm mại và chịu khuất phục. Nhiều thánh đồ trong nếp sống Hội thánh đã để cho cổ mình được xích lại.

Điều này thậm chí đúng với một số bạn thiếu niên giữa vòng chúng ta. Khi ở tuổi thiếu niên, tôi có một cái cổ cứng đơ. Dù mẹ tôi rất yêu tôi, nhưng cổ tôi vẫn rất cứng. Nhiều em thiếu niên cũng giống như vậy. Tuy nhiên, khi kêu Chúa Jesus, tự nhiên các em được đeo dây chuyền, được xích lại. Chúa đặt dây xích Ngài trên cổ anh em, làm cho nó mềm mại và chịu khuất phục. Đôi khi tính khí làm cho anh em không vui vẻ với mẹ mình. Tuy nhiên, vì cổ đã được xích lại nên anh em không còn cứng cỏi như trước nữa. Khi cổ anh em cứng đơ thì không có dây xích trên đó. Nhưng ngày nay, anh em đã được Thánh Linh xích lại, được Linh xích lại để vâng phục. Vì thế, người khác có thể thấy trên cổ anh em vẻ đẹp của Thánh Linh về sự vâng phục được biểu lộ trong sự thuận phục của anh em. Anh em đã bị khuất phục và thuận phục cha mẹ. Có người nói: “Khi đến 18 tuổi, tôi sẽ được tự do.” Đây không phải là bằng chứng của một người được xích bằng chuyền vàng. Người nào có một dây xích trên cổ thì vâng phục cha mẹ và thầy cô. Khi cổ anh em được xích lại thì mang một kiểu vẻ đẹp nào đó, vẻ đẹp vàng của Linh về sự vâng phục.

Đây là những ân tứ mà Giô-sép của chúng ta đã nhận được và truyền lại cho chúng ta. Tôi có thể khoe rằng trên tay tôi có một chiếc nhẫn, tôi có chiếc áo dài phủ toàn bản thể mình, một áo dài khác đang lộ ra từ bên trong tôi cùng với dây chuyền vàng quanh cổ. Ha-lê-lu-gia! Christ đã nhận được các ân tứ và Ngài đã truyền mọi ân tứ này cho tôi! Bây giờ, tôi cũng đã nhận được các ân tứ trong Ngài. Toàn bộ điều này được tiêu biểu bởi Giô-sép.

(13) Trở nên Đấng Cứu rỗi của thế giới, Đấng duy trì sự sống (Đấng khải thị những điều bí ẩn)

Vì Christ đã được phục sinh, được đăng quang, được tôn vinh, và nhận được các ân tứ, nên Ngài là Đấng Cứu rỗi của thế giới. Là Đấng Cứu rỗi của thế giới, Ngài cũng là Đấng duy trì sự sống và là Đấng khải thị những điều bí ẩn (Công. 5:31; Gi. 6:50-51). Giô-sép làm hình bóng về Christ trong ba phương diện này, vì ba danh hiệu này đều được bao hàm trong một danh là Xa-phơ-nát Pha-nê-ách do Pha-ra-ôn ban cho Giô-sép (41:45). Danh này trước hết có nghĩa là Đấng Cứu rỗi của thế giới; thứ hai, Người duy trì sự sống; và thứ ba, Người khải thị các sự bí ẩn. Tất cả chúng ta đều biết Christ là Đấng Cứu rỗi của thế giới. Là Đấng Cứu rỗi của thế giới, Ngài là Đấng duy trì sự sống và là Đấng khải thị các sự bí ẩn. Tất cả các danh hiệu này được ban cho Giô-sép. Trước hết, Giô-sép là người khải thị các sự bí ẩn, kế đến, là người cứu rỗi thế giới. Ông trở thành người cứu rỗi vì ông đã duy trì sự sống của người dân.

Về việc Giô-sép là người duy trì sự sống, phần kí thuật của Kinh Thánh thật kì diệu. Pha-ra-ôn có hai giấc mơ: giấc mơ thứ nhất về những con bò, và thứ hai là về các gié lúa (41:1-7). Tại sao Pha-ra-ôn không mơ thấy bảy con rùa và bảy hòn đá màu đen? Bò và lúa đều tốt để làm thức ăn. Ngày nay, chúng ta đang thưởng thức món bò “beef steak” và bánh mì. Ở đây chúng ta có hai loại sự sống: sự sống động vật và sự sống thực vật. Chúng ta cần thưởng thức cả hai loại sự sống này. Theo ấn định trong Kinh Thánh, trước khi sa ngã, con người chỉ ăn rau quả (1:29). Tuy nhiên, sau khi sa ngã, con người được bảo phải ăn thịt vì cần phải có sự đổ huyết để cứu chuộc (9:3). Vì thế, sau sự sa ngã, con người phải nhận sự cung ứng của sự sống thực vật và động vật. Thực ra, sự sống động vật phải đến trước vì loài người sa ngã cần được cứu chuộc trước khi họ có thể vui hưởng sự sống. Tại bàn Chúa, chúng ta thấy bánh và chén. Huyết đổ ra từ sự sống động vật của Chúa để cứu chuộc, và bánh đến từ sự sống tái sinh của Ngài. Trong Phúc Âm Giăng, Chúa được ví như Chiên Con. Trong Giăng 1:29, Giăng Báp-tít nói: “Kìa, Chiên Con.” Đây là sự sống động vật cho sự cứu chuộc. Trong Giăng 12:24, Chúa ví Ngài với hạt lúa mì gieo xuống đất để tái sản sinh bằng sự tái sinh. Đây là sự sống thực vật để tái sinh. Cả hai loại sự sống này đều được đề cập trong Sáng Thế Kí chương 41.

Khi xem xét điều này, một lần nữa, chúng ta nhận thức rằng Kinh Thánh thật sự là một quyển sách thần thượng. Không một người nào có thể sáng tác được. Càng tra xét các chiều sâu của Kinh Thánh, tôi càng được thuyết phục rằng những nội dung của sách đều được khải thị cách thần thượng. Chắc chắn rằng đó là Lời Đức Chúa Trời. Ngoài Đức Chúa Trời ra, ai có thể viết một chương như Sáng Thế Kí chương 41? Ngày nay, sự cung ứng sự sống mà chúng ta nhận được từ Chúa Jesus là Đấng duy trì sự sống bao gồm cả sự sống động vật để cứu chuộc và sự sống thực vật để sản sinh. Ha-lê-lu-gia! Hằng ngày, chúng ta được nuôi dưỡng theo cách này! Christ vừa là Cứu Chúa của thế giới vừa là Đấng duy trì sự sống.

Ngài cũng là Đấng khải thị các sự bí ẩn, Đấng giải thích các giấc mơ. Anh em có bao giờ xem xét có bao nhiêu giấc mơ mà Chúa Jesus đã giải thích khi Ngài sống trên đất không? Tôi có ý nói giấc mơ là sự khải thị, tức là những sự bí ẩn mà Ngài đã khải thị cho chúng ta. Ngài đã giải thích ít nhất bảy giấc mơ trong Ma-thi-ơ chương 13 và nhiều giấc mơ khác trong Ma-thi-ơ chương 24 và 25. Thật vậy, Chúa là Đấng khải thị các sự bí ẩn.

(14) Nhận lấy Hội thánh

Trong 41:45, chúng ta thấy Giô-sép đã cưới Ách-nát, con gái Phô-ti-phê-ra, thầy tế lễ thành Ôn, làm vợ. Vợ Giô-sép là người Ai Cập, ngoại đạo. Giô-sép đã cưới bà trong thời gian ông bị các anh khước từ. Đây cũng là hình bóng mô tả Christ đã tiếp nhận dân ngoại làm Vợ trong thời gian Ngài bị dân Israel khước từ. Khi Ngài ở với dân Ngoại, Ngài đã có được một người Vợ giữa vòng họ

Trong Sáng Thế Kí, chúng ta có ba người vợ mô tả về Hội thánh: Ê-va, vợ của A-đam; Rê-bê-ca, vợ của Y-sác, và Ách-nát, vợ của Giô-sép. Là vợ của A-đam, Ê-va mô tả Hội thánh ra từ Christ và là một phần của Christ. Ê-va tiêu biểu cho Hội thánh có cùng sự sống và bản chất của Christ, và cuối cùng trở nên một Thân với Ngài. Vì thế, Ê-va tượng trưng cho Hội thánh là một phần của Christ, ra từ Christ, trở lại với Christ và là một với Christ. Rê-bê-ca mô tả Hội thánh là người được chọn và được kêu gọi, người ra từ một nguồn với Christ. Y-sác đến từ một nguồn đặc biệt, và đầy tớ của Áp-ra-ham được sai đến nguồn đó để chọn và tìm một người vợ cho Y-sác, đem bà đến với Y-sác. Người được chọn này là Rê-bê-ca. Ách-nát mô tả Hội thánh mà Christ đem ra từ thế giới dân Ngoại trong khi Ngài bị con cái Israel khước từ. Trong thời gian bị khước từ này, Christ cũng đã đến với thế giới dân ngoại, lưu lại đó và nhận được Hội thánh ra từ thế giới dân ngoại.

Từ Ách-nát, vợ mình, Giô-sép sinh được hai con trai là Ma-na-se và Ép-ra-im. Tên Ma-na-se có nghĩa là “làm cho quên đi.” Khi Ma-na-se ra đời, Giô-sép nói: “Đức Chúa Trời đã làm cho ta quên điều cực nhọc, và cả nhà cha ta” (41:51). Điều này cho thấy với sự ra đời của Ma-na-se, Giô-sép đã quên mọi hoạn nạn của ông. Khi Ma-na-se ra đời, dường như Giô-sép nói: “Ngợi khen Chúa! Ngài đã làm cho tôi quên đi mọi hoạn nạn của mình.” Điều này hàm ý rằng khi Hội thánh được sinh ra, Christ tuyên bố rằng Ngài đã quên những hoạn nạn của Ngài. Nếu trong các buổi nhóm rao giảng phúc âm của Hội thánh tại Anaheim sinh được một số bông trái, Christ sẽ tuyên bố trước cả vũ trụ rằng: “Hỡi Ma-na-se! Ta đã quên sự hoạn nạn của Ta rồi.”

Tên con trai thứ hai của Giô-sép là Ép-ra-im, có nghĩa là “kết quả” (41:52). Khi Ép-ra-im ra đời, Giô-sép nói: “Đức Chúa Trời đã làm cho ta được (kết quả) trong xứ mà ta bị khốn khổ.” Với Giô-sép, thay vì hoạn nạn thì có kết quả. Khi chúng ta rao giảng phúc âm và kết nhiều quả, Christ sẽ vui mừng và tuyên bố: “Không còn đau đớn nữa. Nhưng hãy nhìn xem tất cả những kết quả này!”

(15) Cung cấp lương thực cho người khác

Giô-sép đã cung cấp lương thực cho những người đói (41:56-57). Là một người cung cấp lương thực như thế, ông tiêu biểu cho Christ là Đấng cung ứng lương thực cho mọi người (Gi. 6:35). Ngày nay, Christ thật là Đấng cung ứng lương thực! Ngài cung ứng lương thực cho người đang đói.

 

Khi đọc câu chuyện Giô-sép, chúng ta thấy câu chuyện này thật phong phú, vô tận. Dù có thể đọc câu chuyện này nhiều lần, chúng ta vẫn không thể nắm hết những điều phong phú trong đó.

SÁNG THẾ KÍ

BÀI 114

BÍ QUYẾT VỀ VIỆC GIÔ-SÉP ĐƯỢC PHÓNG THÍCH VÀ ĐƯỢC TÔN CAO

Bài này là một phần mở ngoặc đề cập đến bí quyết về sự giải phóng và tôn cao Giô-sép.

I. GIÔ-SÉP TRỞ NÊN ĐỦ ĐIỀU KIỆN VỀ TUỔI TÁC SAU KHI CHỊU KHỔ THÊM HAI NĂM

Khi đọc chương 40, có thể một số người muốn thay mặt Giô-sép để hỏi Chúa lí do vì sao Ngài giữ Giô-sép trong ngục một thời gian lâu như vậy. Khi bị bỏ vào ngục, Giô-sép khoảng 17 hay 18 tuổi và khi giải thích giấc mơ cho hai bạn đồng tù, ông khoảng 28 tuổi. Dù ở trong ngục tối ít nhất là 10 năm trước khi các bạn đồng tù của ông được thả, nhưng giấc mơ của ông vẫn chưa được ứng nghiệm. Có lẽ anh em sẽ nói: “Chúa ôi, như vậy là quá nhiều. Ngài đã thử nghiệm Giô-sép 10 năm rồi. Sao Ngài không giải thoát Giô-sép trong khi lại giải thoát hai bạn tù của ông? Sau khi Giô-sép đã giải thích giấc mơ của quan tửu chánh, ông đã xin vị quan này nhớ đến mình. Nhưng quan tửu chánh đã quên Giô-sép, và chẳng có gì xảy ra. Chúa ôi, con người thì dễ quên, nhưng Ngài là Đức Chúa Trời, và Ngài không thể quên. Sao Ngài giữ Giô-sép trong tù thêm hai năm nữa?” Một ngày nọ, tôi được soi sáng để thấy rằng Giô-sép phải tiếp tục ở tù trọn hai năm nữa (41:1) vì điều đó là cần thiết để ông đạt đến tuổi 30 (41:46).

Ngày nay, nhiều người trẻ mong được sổ lồng khi tròn 18 tuổi. Nhưng theo Kinh Thánh, chúng ta cần đến một độ tuổi, không phải là 18 hay 28, mà là 30. Những người phụng sự Đức Chúa Trời như những thầy tế lễ đã bắt đầu phụng sự Chúa trọn vẹn lúc 30 tuổi (Dân. 4:3). Những ai dưới 30 chỉ là những người tập sự, không phải là những thầy tế lễ thi hành chức năng đầy đủ (Dân. 8:24). Khi Chúa Jesus bắt đầu thi hành chức vụ, Ngài cũng ở tuổi 30 (Lu. 3:23). Vì thế, nếu Giô-sép lên ngai ở tuổi 28, ông sẽ không làm hình bóng về Đấng Christ trong vấn đề này. Ông phải 30 tuổi. Sau khi thấy điều này, tôi được thuyết phục rằng việc thêm 2 năm nữa là điều cần thiết để Giô-sép có đủ điều kiện. Nếu không ở lại đó thêm 2 năm nữa, ông sẽ không đủ tuổi.

Thưa các bạn trẻ, dù sự thử thách của anh em lâu đến đâu cũng đừng thất vọng. Cần biết rằng sự thử thách của anh em đến từ Đức Chúa Trời. Không ai có thể được đăng quang mà không trải qua rèn luyện và thử nghiệm. Dù chúng ta muốn đăng quang ngay, nhưng Đức Chúa Trời sẽ phán: “Chưa đến lúc. Đừng nói với Ta về việc đăng quang. Con cần bị giam trong ngục.” Nếu anh em tìm kiếm Chúa, Ngài sẽ bỏ anh em vào ngục tối. Có lẽ mọi người chung quanh – vợ, con, các trưởng lão, các anh chị em – đều có ý tôn trọng anh em; tuy nhiên, bất cứ điều gì họ làm chỉ là để bỏ anh em vào ngục. Chúng ta không có gì để nói về điều này. Không có ngục tối, chúng ta không thể lên ngai. Đừng vượt ngục; hãy cứ ở trong đó cho đến khi tốt nghiệp và nhận được vương miện. Anh em cần 2 năm cuối nữa.

Dù tôi không có ý định bỏ anh em vào ngục tối và dù anh em không có ý định giam tôi trong ngục, nhưng thực ra, những gì xảy đến là chúng ta đã bỏ tù lẫn nhau. Khi lập gia đình, anh em có ý định giam vợ mình trong ngục tối không? Chắc chắn là không. Nhưng đây chính là điều anh em đã làm. Chúng ta đã giam người khác vào ngục cách vô ý và vô thức. Các con tôi đã làm điều này cho tôi. Đôi khi chúng nói với tôi rằng chúng rất yêu tôi, nhưng bên trong tôi thầm nói: “Tình yêu của các con giam cha vào ngục.” Tuy nhiên, chúng ta cần nói: “Ha-lê-lu-gia về ngục tối! Dù đã ở đây 10 năm rồi, nhưng tôi vẫn cần ở thêm 2 năm nữa.” Tôi xin nhắc lại, đừng vượt ngục. Hãy ở lại đó và cứ ở đó cách vinh hiển với những lời ngợi khen Chúa, đừng với sự nghiến răng.

Madame Guyon là người đã có thể ngợi khen Chúa khi ở trong ngục. Thậm chí bà đã sáng tác một bài thơ, trong đó, bà ví mình như chim trong lồng. Dưới đây là khổ thơ thứ nhất:

Tôi là một con chim nhỏ,

Bị nhốt để không ở trên những cánh đồng lộng gió,

Nhưng trong lồng, tôi vẫn ngồi và hót

Cho Ngài, Đấng đã đặt tôi vào đó;

Làm một kẻ tù thật vui thỏa thay,

Vì như thế là làm vui lòng Đức Chúa Trời tôi.

Madame Guyon đã thật sự yêu thích cái lồng, là ngục tối của bà.

Nếu không ở lại trong ngục hai năm nữa, hẳn Giô-sép sẽ không đủ điều kiện để cai trị xứ Ai Cập; vì như vậy ông mới đến tuổi 30. Hai năm trong ngục đã hoàn thành nhiều điều cho ông, không phải qua sự giáo dục khách quan, nhưng qua đau khổ và kỉ luật chủ quan. Hãy kiên nhẫn; cuối cùng anh em sẽ có đủ phẩm chất để cai trị. Nhưng để có đủ phẩm chất, anh em cần ở lại trong ngục một thời gian nữa.

II. GIÔ-SÉP ĐƯỢC RA KHỎI NGỤC CÁCH GIÁN TIẾP QUA SỰ GIẢI THÍCH GIẤC MƠ CHO QUAN TỬU CHÁNH

Bây giờ, chúng ta đến với gánh nặng của tôi trong bài này. Gánh nặng của tôi là chỉ ra rằng Giô-sép được ra khỏi ngục qua sự phát ngôn bởi đức tin. Giô-sép đã mơ thấy ông là một bó lúa đứng thẳng và các anh đang quỳ xuống trước ông. Mười năm đã trôi qua, nhưng giấc mơ ấy vẫn chưa ứng nghiệm. Nếu điều này xảy ra với chúng ta, hẳn chúng ta sẽ tuyệt vọng đến cùng cực và nói: “Hãy quên giấc mơ đó đi. Tôi không còn là người nằm mơ và không muốn nghe về giấc mơ nữa.” Nếu làm như vậy, có lẽ Giô-sép sẽ không bao giờ được ra khỏi ngục. Ông đã được giải thoát khỏi ngục tối bởi phát ngôn. Tuy nhiên, Giô-sép đã không được giải thoát vào lúc giải thích các giấc mơ của hai bạn đồng tù. Ông giải thích giấc mơ của họ bằng cách nói trong đức tin. Nếu phải giải thích giấc mơ cho người khác, tôi e rằng họ sẽ hỏi về các giấc mơ của tôi, vì tôi đã có khải tượng mà chưa có kinh nghiệm hay sự ứng nghiệm của khải tượng đó. Vì thế, tôi không dám nói bất cứ điều gì vì sợ rằng ai đó có thể hỏi: “Anh đang nói điều gì vậy? Đừng nói về giấc mơ cho đến khi chính giấc mơ của anh được ứng nghiệm. Tôi không tin anh đâu.” Nhưng bất kể giấc mơ của mình có được ứng nghiệm hay không, Giô-sép vẫn cứ dạn dĩ nói bởi đức tin. Nếu được hỏi, có lẽ ông nói: “Đúng vậy, tôi có hai giấc mơ. Dù chúng chưa ứng nghiệm, nhưng tôi vẫn tin. Có lẽ, ngày mai chúng sẽ ứng nghiệm.” Cuối cùng, bởi lời nói mà Giô-sép đã được ra khỏi ngục. Nếu ông không nói với quan tửu chánh, hẳn sẽ không ai nói với Pha-ra-ôn về Giô-sép. Chính quan tửu chánh là người đã báo cho Pha-ra-ôn biết rằng có một người trong ngục có khả năng giải giấc mơ (41:9-13). Do đó, Giô-sép được ra khỏi ngục gián tiếp qua việc giải giấc mơ của quan tửu chánh.

Bản thân tôi đã kinh nghiệm điều này. Năm 1957, tôi hơi bối rối bởi một nan đề nổi lên trong các Hội thánh tại Đài Loan. Nhưng một ngày nọ, Chúa tỏ cho tôi rằng tôi nên quên nan đề đó và bắt đầu nói về vương quốc và Giê-ru-sa-lem Mới, nói với mọi người rằng nếp sống Hội thánh ngày nay là mô hình thu nhỏ của Giê-ru-sa-lem Mới. Vì thế, tôi bắt đầu nói cách dạn dĩ, trước hết tại Đài Bắc và sau đó tại Ma-ni-la. Một giáo sĩ lớn tuổi người Anh tham dự các buổi nhóm tại Ma-ni-la và nghe các bài giảng của tôi. Sau một buổi nhóm nọ, ông đến gặp tôi và nói: “Anh Lee, anh nói những điều này là cho hôm nay hay cho tương lai?” Khi tôi nói rằng tôi muốn nói đến cả hai thì ông đáp: “Chắc chắn rằng Giê-ru-sa-lem Mới sẽ là điều trong tương lai, nhưng tôi không thể thấy nó ở đây hôm nay. Làm thế nào anh có thể nói rằng điều đó vừa là hiện nay vừa là tương lai?” Tuy nhiên, tôi tiếp tục nói rằng điều đó là cả hai. Ông không tin, nhưng tôi tin. Cuối cùng, ông đã rời bỏ nếp sống Hội thánh. Điều này cho thấy càng nói không với khải tượng, anh em sẽ càng ở ngoài. Anh em có thể nói: “Không có chuyện có nếp sống Hội thánh như thế; đó chỉ là giấc mơ của anh Lee mà thôi. Chúng ta hãy quên điều đó đi.” Nhưng càng nói như vậy, anh em sẽ càng ra khỏi nếp sống Hội thánh ngày nay. Chúng ta cần nói: “Ha-lê-lu-gia! Ngợi khen Chúa! Tôi tin nếp sống Hội thánh đang ở đây hôm nay.” Càng nói như vậy, anh em sẽ càng ở trong đó. Đây là khải tượng của người nằm mơ.

Tất cả chúng ta cần nói như những người nằm mơ. Đừng chờ đến khi anh em có kinh nghiệm rồi mới nói. Trước hết, hãy nói. Hãy nói ngay khi thấy khải tượng, sau đó anh em sẽ có kinh nghiệm. Andrew Murray có lần nói rằng một người cung ứng tốt luôn luôn nói nhiều hơn điều người ấy đã kinh nghiệm. Trong một ý nghĩa, người cung ứng tốt phải là một người nói quá lời. Suốt những năm ở quốc gia này, tôi đã dạn dĩ nói về nếp sống Hội thánh đến nỗi một số người có thể cho rằng tôi đang khoác lác. Về nếp sống Hội thánh, một số người đã hỏi tôi: “Anh Lee à, điều này có công hiệu không?” Tôi trả lời: “Sao lại không?” Với những người nói rằng không thể có nếp sống Hội thánh, thì điều đó sẽ không thể với họ. Năm 1962, chúng tôi có hội đồng đầu tiên tại Mĩ. Ngay sau hội đồng đó, tôi được mời đến nhà một anh em tại Whittier. Ngày nọ, người chủ nhà ấy hỏi tôi: “Anh Lee à, anh có cho rằng những gì anh đang cung ứng thật sự có công hiệu không?” Tôi đáp: “Tôi quả quyết là có. Thậm chí tôi sẽ kí giấy bảo đảm cho công hiệu này.” Khải tượng có công hiệu hay không tùy thuộc vào môi miệng anh em. Nếu nói: “Không”, điều đó sẽ không công hiệu đối với anh em. Nhưng nếu nói: “Có”, điều đó sẽ có công hiệu đối với anh em, dù nó có thể không công hiệu với người khác. Điều đó hoàn toàn tùy thuộc vào việc anh em nói có hay nói không. Nếu nói không, nó sẽ không; và nếu nói có, nó sẽ có. Về giấc mơ, khải tượng, việc nói có hay không có ý nghĩa rất lớn, vì việc nói có hoặc không đó sẽ đúng như lời chúng ta đã nói.

III. GIÔ-SÉP ĐƯỢC BAN CHO UY QUYỀN NGAY LẬP TỨC QUA VIỆC GIẢI THÍCH CÁC GIẤC MƠ CỦA PHA-RA-ÔN

Sự phát ngôn của Giô-sép không chỉ giải thoát ông khỏi ngục mà còn đưa ông lên ngai. Giô-sép đã nói cho đến khi ông được lên ngai. Ông đã được ban cho uy quyền ngay lập tức qua việc giải thích các giấc mơ của Pha-ra-ôn (41:25-44). Nếu là người giải thích các giấc mơ cho Pha-ra-ôn, hẳn tôi phải rất thận trọng, e rằng Pha-ra-ôn sẽ hỏi về những giấc mơ của tôi. Tôi sợ Pha-ra-ôn có thể nói: “Ngươi không có kinh nghiệm nào cả, làm thế nào ta có thể nghe lời giải thích của ngươi? Giấc mơ của ngươi chưa ứng nghiệm, làm thế nào giấc mơ của ta có thể được ứng nghiệm? Hãy lui đi.” Tuy nhiên, Giô-sép đầy dạn dĩ để nói, để giải thích các giấc mơ của Pha-ra-ôn, và qua sự phát ngôn của ông, ông được ban cho uy quyền. Anh em có muốn được phóng thích không? Anh em có muốn nhận lãnh uy quyền không? Nếu muốn, anh em cần phải nói. Càng nói, anh em càng được phóng thích. Đừng nói rằng anh em không đủ tư cách để nói, vì càng nói anh em không đủ tư cách và đang ở trong ngục thì anh em sẽ càng ở trong ngục lâu hơn. Nhưng càng nói, anh em sẽ càng được phóng thích. Sự phóng thích sẽ đến qua sự phát ngôn. Trong kinh nghiệm, chúng ta thấy rằng càng nói, chúng ta càng được phóng thích. Tôi không thể nói hết với anh em, tôi đã được phóng thích là thể nào qua việc phát ngôn. Trở về nhà sau khi đã phát ngôn trong buổi nhóm, tôi rất vui mừng và tươi mới. Sự phát ngôn của tôi phóng thích tôi khỏi mọi loại giam cầm. Tôi không quan tâm đến quá nhiều điều vì tôi chỉ muốn nói về cách tôi ra khỏi ngục. Hãy học tập nói để chính anh em ra khỏi tù ngục của mình. Cách tốt nhất để được phóng thích là nói.

Nếu muốn có uy quyền, anh em cần nói. Nói là điều đã làm cho Giô-sép có uy quyền. Sự phát ngôn của ông không những đã đặt ông trên ngai mà còn bảo đảm cho ông nắm được uy quyền trên khắp xứ. Càng nói, anh em sẽ càng có uy quyền. Cả sự phóng thích lẫn uy quyền đều có được bởi phát ngôn. Dù ở nhà, ở trường hay nơi làm việc, anh em cần phải nói. Mỗi khi đến buổi nhóm, anh em nên nói. Lúc nào chúng ta cũng nên nói. Càng nói, chúng ta sẽ càng vui hưởng sự phóng thích và sẽ càng nhận được uy quyền.

IV. GIÔ-SÉP CUNG ỨNG LƯƠNG THỰC CHO NGƯỜI KHÁC QUA VIỆC GIẢI THÍCH CÁC GIẤC MƠ

Qua việc phát ngôn, Giô-sép cũng đã trở thành một người cung ứng lương thực. Ông cung ứng lương thực cho người khác qua việc giải thích các giấc mơ. Có thể anh em nói mình nghèo nàn. Anh em nghèo vì đã im lặng. Tại sao ở trường, ở hàng xóm hay trong các buổi nhóm, anh em im lặng như thế? Sao anh em không nói? Có thể anh em nói: “Ôi, tôi không có đủ kinh nghiệm để nói gì. Tôi đã ở trong nếp sống Hội thánh nhiều năm rồi. Lúc đầu, tôi nghe rằng nếp sống Hội thánh sẽ vinh hiển. Nhưng bây giờ tôi không cảm thấy vinh hiển chút nào. Vì thế, tôi không có sự tin chắc để nói bất cứ điều gì về nếp sống Hội thánh vinh hiển.” Tuy nhiên, càng ít nói về nếp sống Hội thánh vinh hiển, anh em sẽ càng ít ở trong nếp sống Hội thánh như thế. Anh em cần nói ngược lại với cảm xúc của mình. Hãy nói điều gì đó không theo cảm xúc mà theo khải tượng. Khi tuyên bố rằng nếp sống Hội thánh là vinh hiển, anh em sẽ ở trong nếp sống Hội thánh vinh hiển vì điều anh em nói sẽ thành hiện thực. Nếu nói: “Tôi không có nếp sống đó”, anh em sẽ không có. Nhưng nếu nói “Tôi có nếp sống đó”, anh em sẽ cung ứng lương thực cho người khác. Bởi sự phát ngôn của mình, anh em sẽ có sự phóng thích, uy quyền và lương thực. Ha-lê-lu-gia! Có được tất cả những điều này đều qua sự phát ngôn!

Trải nhiều năm, những người nào đó có thể nói: “Anh Lee ơi, làm thế nào anh có nhiều sự sống như vậy? Mỗi lần gặp anh, anh thật tươi mới và đầy sự sống.” Tôi trả lời rằng tôi được tươi mới và nhận lãnh sự sống bằng cách nói. Nếu sắp đến một nơi nào đó mà không nói thì tôi sắp bị chôn. Tuy nhiên, khi nói, tôi được giải phóng, tôi nhận được uy quyền và có lương thực để cung ứng cho người khác. Tôi có thể làm chứng với mọi người rằng vì tôi nói nhiều nên tôi được giải phóng nhiều, tôi có uy quyền nhiều và tôi có lương thực nhiều. Ô, tất cả chúng ta phải học tập nói! Đừng nói theo kinh nghiệm, hãy nói theo khải tượng.

V. ĐỜI SỐNG CỦA GIÔ-SÉP LÀ ĐỜI SỐNG CỦA NHỮNG GIẤC MƠ

Giô-sép thực sự là người nằm mơ và đời sống của ông là đời sống của những giấc mơ. Một Cơ Đốc nhân đắc thắng, vượt lên trên sẽ luôn là người nằm mơ. Anh em cần có những giấc mơ và cần giải thích giấc mơ của người khác. Hằng ngày, chúng ta hãy nói theo khải tượng, theo giấc mơ của mình. Hơn nữa, chúng ta cần giải thích những khải tượng của người khác và phải sống theo khải tượng của mình. Chúng ta không nên nói theo cảm xúc, nhưng theo khải tượng. Chúng ta là những người thấy khải tượng. Vì là người thấy khải tượng nên chúng ta làm mọi sự theo khải tượng. Dù điều nào đó chưa xảy đến, nhưng chúng ta vẫn nói theo điều mình đã thấy và sẽ thấy rằng những khải tượng đó đang được ứng nghiệm.

Khi so sánh Giô-sép với những người nổi bật khác trong Sáng Thế Kí, chúng ta thấy ông thật độc đáo trong các giấc mơ và trong sự chịu khổ. Không ai trong bảy nhân vật vĩ đại này có nhiều giấc mơ như Giô-sép; Giô-sép luôn gắn liền với các giấc mơ. Đời sống ông cũng thật độc đáo về phương diện chịu khổ.

Các giấc mơ cần có sự giải thích, và sự giải thích là vấn đề nói. Vì thế, Giô-sép đã thường xuyên nói. Qua việc nói của Giô-sép, tất cả các giấc mơ đã được ứng nghiệm. Đầu tiên, Giô-sép đã nói cho mình nên gặp rắc rối. Nếu không nói về các giấc mơ, hẳn ông sẽ không gặp rắc rối. Các anh đã ghét và bán ông làm nô lệ chỉ vì ông đã nói về các giấc mơ của mình. Nếu sau khi đã có các giấc mơ này mà Giô-sép vẫn im lặng thì sẽ không có nan đề gì. Các nỗi khổ đã đến bởi ông nói.

Sau Cuộc Phản loạn của bọn Quyền phỉ, nhiều thánh đồ tại Anh Quốc đã cầu nguyện khẩn thiết cho đất nước Trung Quốc rộng lớn. Chúa đã đáp lời cầu nguyện của họ bằng cách đến và làm một công việc kì diệu tại các trường đại học trên khắp đất nước này. Hàng ngàn sinh viên trong đó có rất nhiều người tài giỏi đã được Chúa bắt lấy, và nhiều người trong họ đã nhìn thấy khải tượng. Tôi là một trong các sinh viên đó, và tôi rất tường tận tình trạng đó. Anh Nee không phải là người duy nhất thấy điều gì đó về Hội thánh. Nhiều người khác cũng đã thấy. Tuy nhiên, họ sợ nói ra giấc mơ của họ về Hội thánh. Các sinh viên này sợ các giáo sĩ mà mục tiêu của các giáo sĩ là đẩy mạnh công tác truyền giáo, hội truyền giáo của họ. Họ ngại rằng nếu nói điều gì đó khác với điều mà các giáo sĩ đang thực hiện, họ sẽ gặp rắc rối. Do dạn dĩ nói, anh Nee đã bị phản bội. Vào giữa thập niên 1920, anh đã xuất bản 20 số báo có tựa là Cơ Đốc nhân. Trong những bài báo này, anh Nee đã nói theo giấc mơ của mình. Kết quả là, nhiều người đã nhạo cười và anh đã gặp rắc rối. Các giáo sĩ, giáo sư và các nhà thần học, mà tất cả đều lớn tuổi hơn anh, đã coi thường và chống đối anh. Anh Nee đã thấy khải tượng về các Hội thánh địa phương tại mỗi thành phố trên khắp Trung Quốc. Một phần tư thế kỉ sau, giấc mơ của anh đã được ứng nghiệm. Vào năm 1948, có khoảng 500 Hội thánh địa phương tại các tỉnh ở Trung Quốc.

Tuy nhiên, trước khi giấc mơ được ứng nghiệm, anh Nee đã chịu khổ rất nhiều, không chỉ từ những người bên ngoài mà ngay cả từ sự lộn xộn do những người bên trong dấy lên. Do sự lộn xộn này, chức vụ anh đã bị gạt bỏ nhiều năm. Có lần, anh Nee nói với một anh em rằng chức vụ của anh không thể phục hồi. Đây là dấu hiệu cho thấy sự khắc nghiệt về các nỗi khổ của anh Nee. Anh đã chịu khổ nặng nề đến nỗi anh cảm thấy rằng chức vụ của anh không thể nào được phục hồi. Nhưng vượt quá sự kinh ngạc của anh, Chúa đã làm một điều gì đó vào năm 1948 để phục hồi chức vụ của anh. Trong cuốn tiểu sử sắp xuất bản về anh Nee hiện đang được chuẩn bị, tất cả những điều này sẽ được làm sáng tỏ. Kết quả sự phục hồi chức vụ của anh Nee là hàng trăm Hội thánh đã được dấy lên tại các thành phố của Trung Quốc. Điều này là do sự phát ngôn của anh Nee, do tiếng kèn anh đã thổi và do tiếng kèn của một số bạn đồng công, những người trung tín với anh.

Tôi xin làm chứng về kinh nghiệm của chúng tôi tại Đài Loan. Lúc đầu, khi đến Đài Loan, chúng tôi thấy đó là một hòn đảo sơ khai, lạc hậu. Tuy nhiên, chúng tôi đã bắt đầu nói theo khải tượng của mình. Ở đó có nhiều giáo sĩ, đặc biệt những người đến từ giáo phái Báp-tít Miền Nam. Vì Hoa Lục đã mất nên họ đã đầu tư rất nhiều tiền của vào công tác trên đảo Đài Loan. Dù nhỏ bé về số lượng, nhưng chúng tôi vẫn nói theo khải tượng của mình. Việc nói khải tượng như vậy tạo nên rắc rối vì đã làm dấy lên sự chống đối. Một số người nói: “Chỉ các anh mới là Hội thánh sao? Các anh ngụ ý gì khi nói rằng các anh có nếp sống Hội thánh còn chúng tôi thì không?” Sự phát ngôn của chúng tôi thật mạnh mẽ. Chúng tôi đã xuất bản nhiều sách và một tạp chí nhỏ có tựa Chức vụ Lời, với hơn 300 số báo. Ngày nay, qua tạp chí này, chúng tôi vẫn đang thổi lên tiếng kèn. Suốt 28 năm qua, chúng tôi đã phát ngôn rất nhiều. Sự phát ngôn của chúng tôi đã tạo nên rắc rối và kết quả là chúng tôi đã chịu đựng nhiều sự chống đối.

Tuy nhiên, dù các giáo sĩ đó có đồng ý với chúng tôi hay không, cuối cùng họ cũng đã bị bắt phục và phải thừa nhận rằng công tác của chúng tôi là công tác tốt nhất tại Đài Loan. Chỉ riêng Hội thánh tại Đài Bắc đã có hơn 23.000 thánh đồ. Trước khi giấc mơ của chúng tôi được ứng nghiệm tại Đài Loan, chúng tôi đã chịu khổ rất nhiều. Dù bị chỉ trích, phỉ báng, nhưng chúng tôi không bao giờ ngưng nói. Người khác càng cố ngăn cản, chúng tôi càng nói nhiều hơn. Chúng tôi cứ tiếp tục nói dù gặp rắc rối

Như đã thấy, trước hết Giô-sép đã nói để rồi gặp rắc rối. Nhưng về sau, ông đã nói để thoát khỏi rắc rối và bước vào sự ứng nghiệm của các giấc mơ. Tất cả điều này đã xảy ra qua sự phát ngôn của ông. Cả sự rắc rối lẫn sự ứng nghiệm đều do nói mà ra. Điều này tương tự với chúng ta hôm nay. Khi nói về nếp sống Hội thánh vinh hiển, một số người có thể lắc đầu không tin và tự hỏi liệu điều này có thể tiến hành tại Mĩ không. Thậm chí một số người nói rằng điều này không thể xảy ra. Nhưng điều đó đã xảy ra. Trong 15 năm qua tại Mĩ, giấc mơ này đã được ứng nghiệm.

Tôi đã thấy khải tượng này lần đầu tiên cách đây 50 năm, và hễ đến nơi nào – Trung Quốc, Đài Loan hay Mĩ – tôi đều nói theo khải tượng đó. Bất cứ ai nói “Không” với khải tượng này, thì khải tượng này không ứng nghiệm với người đó. Nhưng với những người nói: “Có, điều này là có thể” thì khải tượng sẽ ứng nghiệm với họ. Chúng ta càng nói Hội thánh là vinh hiển, Hội thánh càng vinh hiển. Tôi mạnh mẽ tin rằng Hội thánh tại Anaheim sẽ vinh hiển vì chúng ta sẽ nói để chính mình bước vào vinh hiển. Hãy sẵn sàng nói, trước hết để chính mình bị rắc rối; sau đó, nói để chính mình ra khỏi rắc rối và bước vào sự ứng nghiệm các giấc mơ. Ba điều này sẽ xảy ra cho tất cả chúng ta.

Một số người trong anh em có lẽ quen thuộc với cuốn sách vu khống có tựa đề Những Thần–nhân. Lời tựa của sách này do một người tên là David Adeney viết; anh là người tôi đã gặp cách đây hơn 20 năm khi anh tham gia công tác sinh viên ở Viễn Đông. Anh đã đánh giá cao các buổi nhóm của chúng tôi, và đôi khi tham dự buổi nhóm bàn Chúa tại Hồng Kông. Có lần, anh đã đến Đài Loan để thực hiện công tác sinh viên. Anh đã nhận ra rằng công tác của chúng tôi ở Đại học quốc gia Đài Loan tốt hơn công tác của người khác. Vì việc rao giảng phúc âm của chúng tôi thắng thế như vậy nên anh hết sức khâm phục. Ngày nọ, anh đến gặp tôi và nói rằng công tác sinh viên của chúng tôi rất tốt và anh hỏi có thể cùng làm việc với nhau được không. Tôi nói tôi tôn trọng công tác phúc âm của anh, và về phúc âm, chúng ta có thể cùng làm việc với nhau. Tuy nhiên, tôi lưu ý rằng mục tiêu của anh khác với mục tiêu của chúng tôi. Mục tiêu rao giảng phúc âm của chúng tôi là xây dựng Hội thánh địa phương, nhưng sự rao giảng phúc âm của anh cuối cùng sẽ giúp cho các giáo phái. Trong cuộc trò chuyện, tôi rất thẳng thắn với anh. Tôi nói: “Anh cần thấy rõ chúng tôi ở đâu và các anh ở đâu. Chúng ta có hai mục tiêu khác nhau. Mục tiêu của chúng tôi là xây dựng Hội thánh địa phương như sự khôi phục của Chúa, còn công tác của các anh cuối cùng sẽ giúp ích cho các giáo phái.” Trong cuộc trò chuyện đó, theo những gì anh kể cho tôi, thì tôi nói rằng anh đã ra khỏi Ba-by-lôn, nhưng chỉ mới đi nửa đường đến Giê-ru-sa-lem. Anh chưa ở trong Giê-ru-sa-lem. Gần đây, tôi nhận được một bức thư ngắn của một anh em trẻ nói rằng anh Adeney nói với anh ấy rằng tại Đài Bắc, tôi đã có lần nói với anh rằng anh đã ra khỏi Ba-by-lôn nhưng chưa ở Giê-ru-sa-lem. Tôi vui khi nghe rằng anh vẫn nhớ lời này.

Tôi khó mà tin rằng một anh em như thế, người đã bày tỏ chính mình với tôi cách rất tử tế như thế, lại có thể viết lời tựa cho cuốn sách vu khống tựa đề Những Thần–nhân. Nếu có thể nói với anh mặt đối mặt, tôi sẽ nói: “Anh Adeney, anh không tin chúng ta là những Thần–nhân sao? Làm thế nào anh có thể viết lời tựa cho một cuốn sách vu khống chúng tôi về vấn đề này?” Trong lời tựa đó, anh đã cho nhiều người một ấn tượng mơ hồ, khó hiểu và tiêu cực về tôi. Tôi cảm thấy rất tiếc về anh ấy vì anh đã dính díu đến việc phỉ báng đó.

Tất cả sự rắc rối này đều xuất phát từ sự phát ngôn của tôi. Sự chống đối từ Melodyland và cuốn The Bible Answer Man (Người trả lời Kinh Thánh) là hậu quả từ sự phát ngôn của tôi. Ngày nay, tôi vẫn đang nói để rồi bị rắc rối. Càng có sự chống đối, tôi càng nói. Tôi vẫn đang nói, và thậm chí tôi có ý định nói nhiều hơn nữa. Tôi có thể nói để rồi bị rắc rối, nhưng những người chống đối lời nói này sẽ chịu mất mát do sự chống đối của họ.

Giả sử khi quan tửu chánh và quan thượng thiện thuật các giấc mơ của họ cho Giô-sép mà Giô-sép không có đức tin hay sự dạn dĩ để giải thích, thì ông có thể nói: “Bạn ơi, bạn biết rằng cách đây hơn 12 năm, tôi đã có hai giấc mơ, tôi đã giải thích, nhưng cho đến nay, tôi vẫn chưa thấy ứng nghiệm. Bây giờ tôi không biết những giấc mơ này có thật hay không. Tôi không dám nói.” Nhiều người thấy khải tượng về Hội thánh trong 50 năm qua đã có thái độ giống như vậy. Một số người nói: “Anh Lee ơi, chúng tôi không dám nói điều các anh đang làm là sai. Chúng tôi cũng đã thấy điều gì đó giống như vậy, nhưng không chắc chắn về điều đó. Thời gian sẽ trả lời.” Nếu Giô-sép thể hiện một thái độ như vậy với các bạn đồng tù thì sẽ không có điều gì xảy ra.

Anh em thử nghĩ điều gì sẽ xảy ra nếu Giô-sép không có sự chắc chắn khi tiếp kiến Pha-ra-ôn? Giả sử Giô-sép nói: “Tâu bệ hạ, tôi đã có vài giấc mơ nhưng vẫn chưa ứng nghiệm. Sự giải thích của tôi về giấc mơ của quan tửu chánh đã ứng nghiệm, nhưng tôi không biết các giấc mơ của mình có ứng nghiệm hay không. Tuy nhiên, nếu bệ hạ muốn, tôi sẽ giải thích các giấc mơ cho ngài.” Nếu thái độ của Giô-sép như vậy, Pha-ra-ôn chắc sẽ ra lệnh giam ông vào ngục trở lại. Pha-ra-ôn sẽ không phí thì giờ với Giô-sép. Nhưng, dù các giấc mơ của Giô-sép chưa ứng nghiệm, ông vẫn dạn dĩ tâu với Pha-ra-ôn rằng Đức Chúa Trời sẽ ban cho bệ hạ câu trả lời bình an (41:16). Tất cả chúng ta phải học tập làm như vậy. Vì khải tượng, tôi không thể im lặng mãi. Khi tôi nói, tôi được yên nghỉ, hân hoan và vui mừng. Càng nói, tôi càng được giải phóng.







 

 
Chúa Jesus phán cùng họ rằng: Mùa gặt thì lớn song con gặt thì ít. Vậy, hãy cầu nguyện Chúa mùa gặt sai con gặt đi vào mùa của Ngài".

Luke 10: 2